ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1750/KH-UBND |
Hà Nam, ngày 30 tháng 6 năm 2017 |
ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN NĂM 2017
Thực hiện Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hà Nam đến năm 2020" giai đoạn 2016 - 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh (UBND) ban hành Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2017 như sau:
1. Mục đích
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hà Nam đến năm 2020”, đáp ứng nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và yêu cầu của thị trường lao động.
- Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; nhằm thực hiện có hiệu quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp, sản xuất công nghệ cao và an sinh xã hội nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
2. Yêu cầu
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
- Đào tạo theo nhu cầu học nghề của người lao động, yêu cầu của thị trường lao động; gắn đào tạo nghề với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động và nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; đảm bảo đào tạo nghề đúng đối tượng, thực hiện đúng chế độ chính sách quy định.
- Cơ sở tham gia đào tạo nghề phải có đủ điều kiện, được hoạt động giáo dục nghề nghiệp; không tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn khi chưa dự báo được nơi làm việc và mức thu nhập của người lao động sau khi học nghề.
Đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng cho khoảng 3.500 lao động nông thôn, trong đó: Lao động là người khuyết tật: 350 người; Lao động nữ chiếm ít nhất 50%; Tỷ lệ có việc làm sau đào tạo đạt tối thiểu 80%.
Đối tượng học nghề là lao động nông thôn, trong độ tuổi lao động, có nhu cầu học nghề, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học; Ưu tiên dạy nghề cho các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đặc biệt là người khuyết tật.
Nghề, thời gian đào tạo theo quy định của UBND tỉnh tại Quyết định số 451/QĐ-UBND ngày 06/5/2015 về việc ban hành danh mục nghề đào tạo ngắn hạn cho lao động nông thôn giai đoạn 2015-2020 và Quyết định số 20/2016/QĐ-UBND ngày 11/7/2016 của UBND tỉnh quy định mức chi phí đào tạo và mức hỗ trợ chi phí đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
4. Kinh phí thực hiện: Từ chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2017: 4.700 triệu đồng[1] phân bổ như sau:
TT |
Đơn vị thực hiện |
Kinh phí (triệu đồng) |
Ghi chú |
1 |
UBND thành phố Phủ Lý |
600 |
|
2 |
UBND huyện Duy Tiên |
500 |
|
3 |
UBND huyện Thanh Liêm |
600 |
|
4 |
UBND huyện Lý Nhân |
700 |
|
5 |
UBND huyện Kim Bảng |
700 |
|
6 |
UBND huyện Bình Lục |
500 |
|
7 |
Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nam |
1.100 |
|
|
Tổng cộng |
4.700 |
|
(Bằng chữ: Bốn tỷ, bảy trăm triệu đồng chẵn) |
Ngoài kinh phí hỗ trợ của ngân sách trung ương thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trích ngân sách địa phương và các nguồn lực khác để đảm bảo kinh phí thực hiện Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2017 trên địa bàn.
5. Chính sách đối với người học nghề
- Lao động nông thôn học nghề được hỗ trợ chi phí học nghề theo quy định tại Quyết định số 20/2016/QĐ-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định mức chi phí đào tạo và mức hỗ trợ chi phí đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
- Ngoài việc được hỗ trợ chi phí học nghề, lao động nông thôn thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm được hỗ trợ tiền ăn với mức 30.000 đồng/người/ngày thực học; hỗ trợ tiền đi lại 200.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15 km trở lên. Riêng đối với người khuyết tật, mức hỗ trợ tiền đi lại 300.000đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo xa nơi cư trú từ 05 km trở lên.
Mỗi người chỉ được hỗ trợ đào tạo một lần theo chính sách hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước, những người đã được hỗ trợ đào tạo theo các chính sách hiện hành khác của Nhà nước thì không được tiếp tục hỗ trợ đào tạo theo chính sách quy định tại Kế hoạch này. Trường hợp người đã được hỗ trợ đào tạo nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan thì Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định tiếp tục hỗ trợ đào tạo để chuyển đổi việc làm theo chính sách quy định tại Kế hoạch này nhưng tối đa không quá 03 lần/người.
- Trường hợp người học đăng ký học tại các cơ sở đào tạo là đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước đủ điều kiện hoạt động giáo dục nghề nghiệp:
+ Hỗ trợ thông qua hình thức giao nhiệm vụ giữa UBND các huyện, thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ sở đào tạo công lập trực thuộc.
+ Hỗ trợ thông qua hình thức đặt hàng giữa UBND các huyện, thành phố Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ sở đào tạo công lập không phải là đơn vị trực thuộc theo quy định về đặt hàng đào tạo.
- Trường hợp người học đăng ký học tại các cơ sở đào tạo ngoài công lập đủ điều kiện hoạt động giáo dục nghề nghiệp: hỗ trợ thông qua hình thức đặt hàng giữa UBND các huyện, thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ sở đào tạo ngoài công lập theo quy định về đặt hàng đào tạo.
Riêng đối với trường hợp người học là người khuyết tật, UBND các huyện thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký hợp đồng đào tạo với các cơ sở đào tạo hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh có Đề án tổ chức dạy nghề gắn với việc làm cho người khuyết tật.
- Cơ sở đào tạo hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh căn cứ kinh phí thực hiện nhiệm vụ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng có trách nhiệm thanh toán tiền ăn, đi lại cho người học theo quy định.
Trường hợp người lao động tự ý nghỉ học, bỏ học hoặc buộc thôi học, cơ sở đào tạo hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh quyết toán kinh phí hỗ trợ học nghề theo số lượng học viên và thời gian thực tế tham gia học nghề.
7. Thời gian thực hiện: Năm 2017
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Kiểm tra điều kiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định; Hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng, phê duyệt chương trình, giáo trình dạy nghề phi nông nghiệp trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng theo quy định;
- Thông báo công khai kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2017 trên địa bàn tỉnh;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện các chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn; tuyên truyền về đào tạo nghề, tạo việc làm đối với lao động nông thôn;
- Tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh;
- Tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tình hình thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chỉ đạo và chịu trách nhiệm về việc đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn các cơ sở đào tạo xây dựng, phê duyệt các chương trình, giáo trình đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng theo quy định;
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quy định;
3. Sở Công Thương
- Chủ trì, phối hợp với cơ quan thông tin, truyền thông để cung cấp thông tin thị trường hàng hóa, hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp;
- Phối hợp với các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quy định.
4. Sở Tài chính
- Hướng dẫn các đơn vị sử dụng kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đúng quy định hiện hành.
- Phối hợp với các Sở, ngành liên quan kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quy định.
5. Các Cơ quan thông tấn báo chí tuyên truyền (Đài PTTH tỉnh, Báo Hà Nam, Cổng Thông tin điện tử của tỉnh...): Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, các nghề đào tạo, các mô hình đào tạo nghề gắn với việc làm hiệu quả tại địa phương; Đài Phát thanh cấp huyện và Truyền thanh cơ sở thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền thường xuyên, sâu rộng về các chính sách và tình hình thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn;
Tăng cường thông tin về các nội dung liên quan đến đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên Cổng Thông tin điện tử của tỉnh.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của huyện, thành phố, Ủy ban nhân dân cấp xã triển khai thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế -xã hội của địa phương; Bảo đảm người khuyết tật chiếm ít nhất 10%, lao động nữ chiếm ít nhất 50% chỉ tiêu hỗ trợ đào tạo nghề của địa phương; số lao động có việc làm sau khi đào tạo nghề từ 80% trở lên;
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quy định; Giao nhiệm vụ thực hiện đào tạo nghề cho cơ sở đào tạo công lập trực thuộc hoặc thực hiện ký hợp đồng đặt hàng đào tạo nghề với các cơ sở đào tạo theo quy định;
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn;
- Thực hiện quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quy định;
- Đảm bảo các điều kiện về biên chế cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề, cơ sở vật chất cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trực thuộc để thực hiện đào tạo nghề theo kế hoạch;
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đủ điều kiện tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn.
7. Ủy ban nhân dân cấp xã
- Phổ biến các chính sách, quy định về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; cung cấp các thông tin về quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, các thông tin về nghề đào tạo, điều kiện của nghề học, địa chỉ nơi làm việc sau khi học; cơ sở tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn để người lao động biết, tự lựa chọn nghề học phù hợp;
- Phối hợp với các cơ sở đào tạo tuyển sinh lao động nông thôn học nghề;
- Thống kê số lao động nông thôn có nhu cầu thực tế cần học nghề trên địa bàn; nhu cầu tuyển dụng lao động qua đào tạo nghề của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn; tuyên truyền, tư vấn cho lao động nông thôn lựa chọn nghề học phù hợp;
- Xác nhận vào đơn xin học nghề của người lao động nông thôn trong xã về đối tượng theo quy định; Tạo điều kiện cho người học nghề tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng tại địa phương theo quy định; giúp người lao động tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc giải quyết việc làm sau học nghề;
- Tổ chức kiểm tra, giám sát việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn;
Theo dõi, thống kê số người đã học nghề, số người có việc làm sau khi học nghề theo từng hình thức, số hộ thoát nghèo, số hộ trở thành hộ khá, số người chuyển sang làm công nghiệp, dịch vụ sau khi học nghề trên địa bàn.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức đoàn thể tham gia vào việc tuyên truyền, tư vấn học nghề cho lao động nông thôn và giám sát các lớp đào tạo nghề tại địa phương;
- Định kỳ 6 tháng, hằng năm báo cáo UBND huyện, thành phố kết quả thực hiện.
8. Các cơ sở tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn
- Cơ Sở thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Kế hoạch, phải có đủ các điều kiện đảm bảo hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định và được UBND các huyện, thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng đào tạo. Trong đó:
+ Cơ sở đào tạo trình độ sơ cấp phải được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp đối với nghề đào tạo.
+ Cơ sở đào tạo dưới 3 tháng phải được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra các điều kiện đảm bảo hoạt động đào tạo dưới 03 tháng theo quy định, thông báo bằng văn bản về nghề đào tạo, quy mô đào tạo đối với từng nghề.
- Tổ chức tuyển sinh, đào tạo, thi, cấp chứng chỉ, sử dụng hệ thống sổ sách, biểu mẫu theo đúng quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 quy định về đào tạo trình độ sơ cấp và Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 quy định về đào tạo thường xuyên.
- Sử dụng, quản lý kinh phí đào tạo, chi trả hỗ trợ tiền ăn, đi lại cho người học thuộc đối tượng quy định, thanh quyết toán kinh phí theo đúng quy định hiện hành; báo cáo tình hình, kết quả tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quy định;
- Chi tổ chức đào tạo nghề cho người lao động khi xác định được nơi làm việc và mức thu nhập với việc làm có được sau học nghề;
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân xã theo dõi, thống kê tình trạng việc làm, thu nhập của lao động nông thôn do cơ sở đào tạo sau học nghề;
- Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo theo quy định.
Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức có liên quan chỉ đạo, triển khai thực hiện. Định kỳ 6 tháng, hằng năm báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội)./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
[1] theo Quyết định số 898/QĐ-UBND ngày 19/6/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phân bổ chi tiết vốn sự nghiệp Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2017.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.