ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 165/KH-UBND |
Hậu Giang, ngày 10 tháng 9 năm 2021 |
Căn cứ Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Quyết định số 24/2021/QĐ-TTg ngày 16 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm và quy trình xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2022 - 2025;
Căn cứ Thông tư số 07/2021/TT-BLĐTBXH ngày 18 tháng 7 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn phương pháp rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo; xác định thu nhập của hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2022 - 2025 và mẫu biểu báo cáo;
Căn cứ Công văn số 2499/LĐTBXH-VPQGGN ngày 02 tháng 8 năm 2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp có mức sống trung bình,
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch Tổng rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo; xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình (viết tắt là hộ có mức sống trung bình) theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, cụ thể như sau:
1. Mục đích
a) Rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn Tỉnh theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ, nhằm đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo năm 2021.
b) Tổng rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo; xác định hộ có mức sống trung bình trên địa bàn Tỉnh theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025 quy định tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP , nhằm làm cơ sở xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội trong giai đoạn 2022 - 2025.
2. Yêu cầu
a) Việc rà soát, xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo; hộ có mức sống trung bình phải thực hiện từ ấp, khu vực, trực tiếp đến từng hộ gia đình để thu thập thông tin. Trường hợp phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định, chủ động triển khai thu thập thông tin bằng hình thức phù hợp.
b) Công tác tổ chức thu thập thông tin, phân loại hộ gia đình, tổng hợp kết quả phải thực hiện nghiêm túc, theo đúng quy trình, đảm bảo chính xác, dân chủ, công khai, công bằng và có sự tham gia của người dân.
c) Kết quả rà soát, xác định phải phản ánh đúng thực trạng đời sống người dân tại địa phương, tránh tình trạng chạy theo chỉ tiêu, thành tích, phản ánh sai lệch thực tế về tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo.
c) Tổ chức lực lượng rà soát viên có hiểu biết tình hình dân cư tại địa bàn, được cử tham gia tập huấn nghiệp vụ và trực tiếp phỏng vấn, thực hiện các phiếu rà soát theo quy định.
d) Việc rà soát phải đảm bảo đúng tiến độ thời gian theo quy định. Kết thúc cuộc rà soát, từng đơn vị ấp, khu vực; xã, phường, thị trấn; huyện, thị xã, thành phố phải xác định được số hộ và tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ gia đình có mức sống trung bình.
II. TIÊU CHÍ VÀ PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG RÀ SOÁT
a) Hộ nghèo
- Hộ nghèo khu vực nông thôn: Là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống hoặc hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
- Hộ nghèo khu vực thành thị: Là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống hoặc hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
b) Hộ cận nghèo
- Hộ cận nghèo khu vực nông thôn là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
- Hộ cận nghèo khu vực thành thị là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội.
c) Hộ thoát nghèo: Là hộ nghèo thuộc danh sách địa phương quản lý nhưng qua điều tra, rà soát được xác định không thuộc nhóm đối tượng hộ nghèo theo tiêu chí về xác định hộ nghèo và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận là hộ thoát nghèo. Hộ thoát nghèo bao gồm:
- Hộ thoát nghèo và trở thành hộ cận nghèo.
- Hộ thoát nghèo vượt qua mức chuẩn hộ cận nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ mức sống trung bình trở lên (Khu vực nông thôn: trên 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng; Khu vực thành thị: trên 1.300.000 đồng đến 1.950.000 đồng).
d) Hộ thoát cận nghèo
Là hộ cận nghèo thuộc danh sách địa phương đang quản lý nhưng qua điều tra, rà soát có mức thu nhập bình quân đầu người/tháng từ mức sống trung bình trở lên và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận là hộ thoát cận nghèo.
a) Hộ nghèo
- Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
- Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
b) Hộ cận nghèo
- Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.
- Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.
c) Hộ có mức sống trung bình
- Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.500.000 đồng đến 2.250.000 đồng;
- Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
a) Công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo; xác định hộ có mức sống trung bình được thực hiện trên phạm vi toàn Tỉnh.
b) Đối tượng rà soát: Hộ gia đình
- Hộ gia đình thuộc danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý tại thời điểm rà soát.
- Hộ gia đình có giấy đề nghị rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình
- Quy ước về hộ gia đình và thành viên hộ gia đình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và hộ có mức sống trung bình thực hiện theo quy định tại khoản 2, Điều 37 Luật Cư trú.
III. PHƯƠNG PHÁP, QUY TRÌNH RÀ SOÁT
a) Phương pháp rà soát đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020
Thực hiện rà soát thông qua các phương pháp đánh giá, chấm điểm tài sản, thu thập thông tin đặc điểm, điều kiện sống của hộ gia đình để ước lượng thu nhập và xác định mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo, hộ cận nghèo.
(Quy đổi từ mức thu nhập bình quân đầu người trên tháng sang các mức điểm số tương ứng khi thực hiện rà soát và đánh giá tài sản, cụ thể: 700.000 đồng tương đương 120 điểm; 900.000 đồng tương đương 140 điểm; 1.000.000 đồng tương đương 150 điểm; 1.300.000 đồng tương đương 175 điểm).
b) Phương pháp rà soát, phân loại đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025
Khảo sát thu thập thông tin của hộ gia đình, tính điểm, tổng hợp điểm theo mẫu quy định để ước lượng thu nhập và xác định mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo, hộ cận nghèo.
+ Về mức thu nhập bình quân đầu người (gọi là điểm A của Phiếu B1): ở khu vực nông thôn, 140 điểm tương đương với mức thu nhập bình quân đầu người 1.500.000 đồng/người/tháng; ở khu vực thành thị, 175 điểm tương đương với mức thu nhập bình quân đầu người 2.000.000 đồng/người/tháng.
+ Về mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (gọi là điểm B của Phiếu B2): 10 điểm tương đương với 01 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.
c) Phương pháp xác định hộ có mức sống trung bình là phương pháp xác định thu nhập của hộ gia đình trong vòng 12 tháng trước thời điểm rà soát, không tính khoản trợ cấp hoặc trợ giúp xã hội từ ngân sách nhà nước vào thu nhập của hộ gia đình.
2. Quy trình thực hiện rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo
a) Bước 1. Lập danh sách các hộ cần rà soát
Ban Chỉ đạo rà soát cấp xã chủ trì, phối hợp với ấp/khu vực và rà soát viên lập danh sách hộ gia đình cần rà soát theo địa bàn, gồm:
- Danh sách hộ gia đình rà soát, xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020: Hộ gia đình thuộc danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã đang quản lý tại thời điểm rà soát (Phụ lục 1 - Danh sách 01).
- Danh sách hộ gia đình rà soát, xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025: (Phụ lục 2 - Danh sách 02).
+ Hộ gia đình thuộc danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã đang quản lý tại thời điểm rà soát.
+ Hộ gia đình có Giấy đề nghị rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo Phụ lục 3 - Mẫu số 01, sau khi nhận dạng nhanh đặc điểm hộ gia đình theo Phụ lục 4 - Phiếu A, trường hợp có dưới 04 chỉ tiêu từ cột 01 đến cột 09.
b) Bước 2. Tổ chức rà soát, lập danh sách phân loại hộ gia đình
- Sử dụng Phụ lục 5 - Phiếu B để thực hiện rà soát đối với những hộ gia đình đã lập danh sách các hộ cần rà soát tại Phụ lục 1 - Danh sách 01.
- Sử dụng Phụ lục 6 - Phiếu B để thu thập thông tin hộ gia đình, tính điểm đối với những hộ đã lập danh sách cần rà soát tại Phụ lục 2 - Danh sách 02.
- Tổng hợp, phân loại hộ gia đình dựa trên kết quả rà soát.
Rà soát viên cập nhật kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo vào 02 danh sách đã lập theo Phụ lục 1, Phụ lục 2 và thực hiện phân loại hộ gia đình theo các tiêu chí của từng nhóm đối tượng như sau:
* Xác định, phân loại hộ gia đình theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 (Phụ lục 1 - Danh sách 01)
- Hộ nghèo
+ Hộ nghèo khu vực nông thôn là hộ có tổng điểm B1 từ 120 điểm trở xuống hoặc hộ có tổng điểm B1 trên 120 điểm đến 150 điểm và có tổng điểm B2 từ 30 điểm trở lên.
+ Hộ nghèo khu vực thành thị là hộ có tổng điểm B1 từ 140 điểm trở xuống hoặc hộ có tổng điểm B1 trên 140 điểm đến 175 điểm và có tổng điểm B2 từ 30 điểm trở lên.
- Hộ cận nghèo
+ Hộ cận nghèo khu vực nông thôn là hộ có tổng điểm B1 trên 120 điểm đến 150 điểm và có tổng điểm B2 dưới 30 điểm.
+ Hộ cận nghèo khu vực thành thị là hộ có tổng điểm B1 trên 140 điểm đến 175 điểm và có tổng điểm B2 dưới 30 điểm.
- Hộ thoát nghèo
+ Hộ thoát nghèo khu vực nông thôn: Hộ thoát nghèo vượt qua chuẩn cận nghèo là hộ có tổng điểm B1 trên 150 điểm. Hộ thoát nghèo, nhưng vẫn là hộ cận nghèo là hộ có tổng điểm B1 trên 120 điểm đến 150 điểm và có tổng điểm B2 dưới 30 điểm.
+ Hộ thoát nghèo khu vực thành thị: Hộ thoát nghèo vượt qua chuẩn cận nghèo là hộ có tổng điểm B1 trên 175 điểm. Hộ thoát nghèo, nhưng vẫn còn là hộ cận nghèo là hộ có tổng điểm B1 trên 140 điểm đến 175 điểm và có tổng điểm B2 dưới 30 điểm.
- Hộ thoát cận nghèo
+ Hộ thoát cận nghèo khu vực nông thôn là hộ có tổng điểm B1 trên 150 điểm.
+ Hộ thoát cận nghèo khu vực thành thị là hộ có tổng điểm B1 trên 175 điểm.
* Xác định, phân loại hộ gia đình theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025 (Phụ lục 2 - Danh sách 02)
- Hộ nghèo
+ Hộ nghèo ở khu vực nông thôn có điểm B1 ≤ 140 điểm và điểm B2 ≥ 30 điểm.
+ Hộ nghèo ở khu vực thành thị có điểm B1 ≤ 175 điểm và điểm B2 ≥ 30 điểm.
- Hộ cận nghèo
+ Hộ cận nghèo ở khu vực nông thôn có điểm B1 ≤ 140 điểm và điểm B2 < 30 điểm.
+ Hộ cận nghèo ở khu vực thành thị có điểm B1 ≤ 175 điểm và điểm B2 < 30 điểm.
c) Bước 3. Tổng hợp, báo cáo sơ bộ kết quả rà soát
Trên cơ sở kết quả phân loại hộ gia đình trên địa bàn, Ban Chỉ đạo rà soát cấp xã tổng hợp, báo cáo sơ bộ kết quả rà soát gửi về Ban Chỉ đạo rà soát cấp huyện (qua Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội) để tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo Ban Chỉ đạo rà soát cấp tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội).
d) Bước 4. Tổ chức họp dân để thống nhất kết quả rà soát
Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo tổ chức họp dân để thống nhất kết quả rà soát trên địa bàn:
- Thành phần cuộc họp
Ban Chỉ đạo rà soát cấp xã, công chức được giao nhiệm vụ làm công tác giảm nghèo cấp xã, Trưởng ấp/khu vực (chủ trì họp), Bí thư Chi bộ ấp/khu vực, đoàn thể, Rà soát viên và một số đại diện hộ gia đình qua rà soát, hộ gia đình khác; mời đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã giám sát.
- Nội dung cuộc họp
+ Đối với kết quả rà soát và phân loại hộ gia đình theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020: Thống nhất ý kiến về kết quả chấm điểm, phân loại hộ gia đình theo Phụ lục 5 - Phiếu B để làm cơ sở đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo năm 2021 trên địa bàn. Kết quả cuộc họp được lập thành 02 biên bản (Phụ lục 7), có chữ ký của chủ trì, thư ký cuộc họp và đại diện của các hộ dân (01 bản lưu ở ấp/khu vực, 01 bản gửi báo cáo Ban Chỉ đạo rà soát cấp xã để tổng hợp).
+ Đối với kết quả rà soát và phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025: Lấy ý kiến thống nhất của ít nhất 50% tổng số người tham dự cuộc họp về kết quả đánh giá, tính điểm đối với các hộ gia đình qua rà soát hộ gia đình theo Phụ lục 6 - Phiếu B (chủ yếu tập trung vào các hộ nghèo, hộ cận nghèo mới phát sinh). Trường hợp ý kiến thống nhất dưới 50% thì thực hiện rà soát lại theo quy trình như trên. Kết quả cuộc họp được lập thành 02 biên bản (Phụ lục 8), có chữ ký của chủ trì, thư ký cuộc họp và đại diện của các hộ dân (01 bản lưu ở ấp/khu vực, 01 bản gửi Ban Chỉ đạo rà soát cấp xã).
d) Bước 5. Niêm yết và thông báo công khai danh sách và tổ chức kiểm tra, phúc tra lại kết quả rà soát.
- Niêm yết công khai kết quả rà soát tại nhà văn hóa ấp/khu vực và trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã; thông báo qua đài truyền thanh cấp xã (nếu có) trong thời gian 03 ngày làm việc.
+ Trong thời gian niêm yết, thông báo công khai, trường hợp có khiếu nại của người dân, Ban Chỉ đạo rà soát cấp xã tổ chức phúc tra kết quả rà soát theo đúng quy trình rà soát trong thời gian không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại; niêm yết công khai kết quả phúc tra tại nhà văn hóa ấp/khu vực và trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 03 ngày làm việc.
+ Hết thời hạn niêm yết công khai và phúc tra (nếu có), Ban Chỉ đạo rà soát cấp xã tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về các danh sách (sau khi rà soát), gồm:
+ Danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo (Phụ lục 9) và danh sách hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo (Phụ lục 10) theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020.
+ Danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025 (Phụ lục 11).
- Căn cứ kết quả rà soát trên địa bàn các xã, phường, thị trấn, Ban Chỉ đạo rà soát cấp huyện, Ban Chỉ đạo rà soát cấp tỉnh tổ chức kiểm tra, phúc tra đối với các trường hợp có ý kiến phản ánh, khiếu nại hoặc kiểm tra, phúc tra lại toàn diện, xác suất đối với kết quả rà soát của cấp xã khi xét thấy kết quả rà soát chưa phù hợp, chưa phản ánh đúng với tình hình thực tế của địa phương.
e) Bước 6. Báo cáo, xin ý kiến của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo bằng văn bản, gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.
- Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có ý kiến trả lời bằng văn bản.
g) Bước 7. Công nhận danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo trên địa bàn.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp thu ý kiến của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để ban hành các quyết định, gồm:
- Quyết định công nhận danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo và danh sách hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 theo Phụ lục 12 - Mẫu số 02.
- Quyết định công nhận danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025 theo Phụ lục 13 - Mẫu số 03 và cấp Giấy chứng nhận cho hộ nghèo, hộ cận nghèo theo theo Phụ lục 14 - Mẫu số 04.
h) Bước 8. Tổng hợp, báo cáo chính thức kết quả rà soát ở các cấp theo Phụ lục 15 - Mẫu số 15.1 đến Mẫu số 15.7 (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020) và Phụ lục 16 - Mẫu số 16.1 đến Mẫu số 16.14 (theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025).
3. Quy trình xác định hộ có mức sống trung bình
a) Hộ gia đình quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Cư trú làm việc trong các lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp có Giấy đề nghị xác định hộ có mức sống trung bình theo mẫu quy định nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã (Phụ lục 3 - Mẫu số 01).
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo Ban Chỉ đạo rà soát cấp xã tổ chức xác định thu nhập của hộ gia đình theo mẫu quy định (Phụ lục 17).
c) Niêm yết, thông báo công khai kết quả tại trụ sở xã trong thời gian 05 ngày làm việc. Trường hợp có khiếu nại, tổ chức phúc tra trong thời gian 03 ngày làm việc.
d) Quyết định công nhận hộ có mức sống trung bình theo mẫu quy định trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày bắt đầu rà soát (Phụ lục 13 - Mẫu số 03).
đ) Thời gian xác định hộ có mức sống trung bình thực hiện từ ngày 15 hàng tháng. Trường hợp không đủ điều kiện theo quy định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Tổ chức hội nghị triển khai, quán triệt chủ trương tổng rà soát ở các cấp; tổ chức tuyên truyền về ý nghĩa, mục đích, yêu cầu của việc rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo; xác định hộ có mức sống trung bình trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là cấp cơ sở để người dân biết, tham gia thực hiện.
2. Thành lập Ban Chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo; xác định hộ có mức sống trung bình các cấp (viết tắt là Ban Chỉ đạo) nhằm tăng cường chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo; xác định hộ có mức sống trung bình trên địa bàn.
3. Hoàn thiện các mẫu biểu rà soát, phân loại và tổng hợp kết quả rà soát trên địa bàn Tỉnh trên cơ sở thực hiện theo quy định của Quyết định số 24/2021/QĐ-TTg và Thông tư số 07/2021/TT-BLĐTBXH. Trường hợp do yêu cầu phục vụ công tác phân tích dữ liệu và quản lý của địa phương, cần phải biên tập lại mẫu biểu, phải đảm bảo nguyên tắc không giảm bớt chỉ tiêu đã được quy định.
4. Xây dựng và phê duyệt kế hoạch triển khai và chuẩn bị kinh phí tổ chức thực hiện rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo ở các cấp.
5. Tổ chức lực lượng rà soát viên thực hiện rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn Tỉnh đáp ứng yêu cầu công tác rà soát; tổ chức triển khai, tập huấn và hướng dẫn quy trình, phương pháp và bộ công cụ rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cho Ban Chỉ đạo rà soát các cấp và các rà soát viên theo hình thức phù hợp, hiệu quả; đảm bảo các yêu cầu của công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn Tỉnh.
6. Ban Chỉ đạo các cấp thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát nhằm phát hiện và giải quyết tại chỗ, kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình rà soát. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề vướng mắc (như có đơn thư khiếu nại, phản ánh của người dân, kết quả rà soát chưa phản ánh đúng thực tế,...) Ban Chỉ đạo cấp trên cần tổ chức phúc tra lại kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo ở những nơi cần thiết, công khai rộng rãi để người dân biết, trước khi UBND cấp xã làm thủ tục công nhận danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo và danh sách hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo.
7. Căn cứ quy định về quy trình, phương pháp rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo; xác định hộ có mức sống trung bình và các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn Tỉnh, dự kiến các phương án triển khai thực hiện như sau:
a) Phương án 1: Trong điều kiện toàn Tỉnh được công nhận “vùng xanh”, tiến hành triển khai đồng loạt thực hiện rà soát hộ nghèo, cận nghèo; xác định hộ có mức sống trung bình đảm bảo đầy đủ theo trình tự 08 bước nêu trên.
b) Phương án 2: Trong điều kiện một số khu vực được công nhận “vùng xanh”, một số khu vực đang thiết lập, một số khu vực có nguy cơ/nguy cơ cao/nguy cơ rất cao thì triển khai thực hiện theo địa bàn ưu tiên.
c) Phương án 3: Trong điều kiện thực hiện giãn cách xã hội toàn Tỉnh, triển khai biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin, đồng thời áp dụng hình thức phỏng vấn gián tiếp phù hợp để thu thập thông tin, phân loại hộ gia đình và hoàn thiện đầy đủ hồ sơ sau khi tình hình trở lại bình thường. Trường hợp không triển khai được sẽ xin ý kiến của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc kéo dài thời gian rà soát.
V. THỜI GIAN THỰC HIỆN, CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
Công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn Tỉnh được triển khai từ ngày 01 tháng 9 đến hết ngày 30 tháng 11 năm 2021. Tùy theo điều kiện thực tế địa phương và tình hình của công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn Tỉnh, thời gian thực hiện rà soát có thể kéo dài, nhưng hoàn thành chậm nhất đến ngày 20/12/2021.
2. Tiến độ chung và chế độ thông tin báo cáo
a) Báo cáo tiến độ: Trước 15 giờ 00 phút ngày thứ Sáu hàng tuần, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thị xã, thành phố tổng hợp tiến độ rà soát trên địa bàn, gửi báo cáo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (qua đơn vị giúp việc cho Ban Chỉ đạo rà soát cấp tỉnh).
b) Báo cáo kết quả sơ bộ: Trước ngày 20/10/2021, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố gửi báo cáo sơ bộ kết quả rà soát trên địa bàn về Ban Chỉ đạo rà soát cấp tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
c) Báo cáo kết quả chính thức: Chậm nhất ngày 25/11/2021, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố gửi báo cáo chính thức kết quả rà soát trên địa bàn theo hệ thống biểu, mẫu quy định và kèm theo báo cáo tổng kết công tác rà soát về Ban Chỉ đạo rà soát cấp tỉnh (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) để tổng hợp. Chậm nhất ngày 30/11/2021, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kết quả rà soát trên địa bàn Tỉnh và tổng hợp báo cáo kết quả chính thức về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định.
d) Báo cáo Danh sách quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo đầu năm 2022: Chậm nhất ngày 20/12/2021, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố tổng hợp các Quyết định, danh sách quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo đầu năm 2022 (theo dạng file dữ liệu pdf và excel) của từng xã, phường, thị trấn trên địa bàn gửi Ban Chỉ đạo rà soát cấp tỉnh (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) để quản lý, theo dõi, trích xuất dữ liệu khi cần thiết và cung cấp cho các cơ quan liên quan để thực hiện các chính sách hỗ trợ theo quy định.
1. Kinh phí thực hiện rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo; xác định hộ có mức sống trung bình do ngân sách nhà nước đảm bảo theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí được thực hiện theo Nghị quyết số 23/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang quy định nội dung, mức chi kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê trên địa bàn tỉnh Hậu Giang; Thông tư số 109/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra, thống kê, tổng điều tra thống kê quốc gia và các văn bản có liên quan.
a) Ban Chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận cận nghèo; xác định hộ có mức sống trung bình cấp tỉnh (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan Thường trực)
- Chỉ đạo, tổ chức rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo; xác định hộ có mức sống trung bình trên địa bàn toàn Tỉnh; theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc địa phương thực hiện công tác rà soát trên địa bàn Tỉnh theo đúng quy trình và đúng thời hạn quy định.
- Kiểm tra và tổ chức phúc tra kết quả rà soát của cấp huyện trong trường hợp xét thấy kết quả rà soát chưa phù hợp với tình hình thực tế của địa phương hoặc có đơn thư khiếu nại.
- Triển khai, tổ chức tập huấn quy trình và bộ công cụ rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo; xác định hộ có mức sống trung bình trên địa bàn Tỉnh cho Ban Chỉ đạo rà soát các cấp, lực lượng tham gia công tác rà soát, đảm bảo hướng dẫn chi tiết, thống nhất về quy trình, phương pháp, mẫu biểu áp dụng trên địa bàn Tỉnh.
- Tổng hợp, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn Tỉnh và báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đúng thời gian quy định.
- Chỉ đạo tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức rà soát và quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phân công, chỉ đạo phòng chuyên môn giúp việc cho Ban Chỉ đạo rà soát cấp tỉnh thường xuyên hỗ trợ, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát địa phương trong suốt quá trình tổ chức công tác rà soát từ khâu tổ chức tập huấn đến khi kết thúc đợt rà soát. Trường hợp cần thiết, thoả thuận với Thủ trưởng đơn vị để trưng dụng công chức, viên chức chuyên môn, có kinh nghiệm đang công tác tại các cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo rà soát cấp tỉnh để phân công phụ trách địa bàn thực hiện hướng dẫn, hỗ trợ địa phương trong quá trình triển khai thực hiện công tác rà soát.
b) Sở Tài chính
Căn cứ chức năng nhiệm vụ, chủ trì, phối hợp với cơ quan Thường trực tham mưu cho UBND tỉnh cân đối, bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch theo quy định.
c) Cục Thống kê tỉnh
Căn cứ chức năng nhiệm vụ, chỉ đạo cung cấp mã đơn vị hành chính và số liệu hộ dân cư chính thức trên địa bàn (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) đảm bảo kịp thời, chính xác, thống nhất giữa các cấp, làm cơ sở xác định tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo trong toàn Tỉnh.
d) Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Hậu Giang, Đài Phát thanh và Truyền hình Hậu Giang.
Thường xuyên chỉ đạo thực hiện thông tin, tuyên truyền rộng rãi về chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025 và công tác rà soát, xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn Tỉnh.
đ) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên
Chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức thành viên tăng cường các hoạt động giám sát đối với công tác rà soát, xác định hộ nghèo, cận nghèo; xác định hộ có mức sống trung bình trên địa bàn Tỉnh, góp phần cho công tác rà soát thực hiện công khai, minh bạch, đúng đối tượng và đảm bảo tiến độ đề ra.
Đề nghị các tổ chức đoàn thể tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn các cấp hội cơ sở thường xuyên phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy mạnh tuyên truyền trong Nhân dân, nhất là đoàn viên, hội viên về mục đích, ý nghĩa của công tác rà soát hộ nghèo, cận nghèo; xác định hộ có mức sống trung bình trên địa bàn, tích cực tham gia hoạt động rà soát ở cơ sở; kịp thời giải thích, vận động để các hộ gia đình, cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin của hộ gia đình; chủ động phát hiện các trường hợp gặp khó khăn, biến cố rủi ro để không bỏ sót hộ gia đình thuộc diện rà soát; kết thúc rà soát căn cứ kết quả công nhận tiến hành phân loại hộ nghèo, cận nghèo do đoàn thể mình quản lý.
e) Các Sở, ban ngành tỉnh
- Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị về mục đích, ý nghĩa, yêu cầu và nội dung kế hoạch rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo; xác định hộ có mức sống trung bình trên địa bàn Tỉnh.
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ do ngành phụ trách, tích cực tham gia theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc để địa phương tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đề ra.
- Sở Y tế chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, căn cứ hướng dẫn của Bộ chuyên ngành chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương trong việc tổng hợp, báo cáo về hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình theo quy định tại Quyết định số 24/2021/QĐ-TTg .
2. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố
a) Thành lập Ban Chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo; xác định hộ có mức sống trung bình trên địa bàn huyện (Ban Chỉ đạo cấp huyện), phân công, giao trách nhiệm cụ thể cho cơ quan chuyên môn và từng thành viên Ban Chỉ đạo, giúp Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo; xác định hộ có mức sống trung bình trên địa bàn theo đúng mục đích, yêu cầu, nội dung kế hoạch đề ra.
b) Ban hành kế hoạch rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo; xác định hộ có mức sống trung bình theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn. Trong đó, cân đối bố trí bổ sung, sử dụng nguồn kinh phí thuộc ngân sách cấp huyện để đảm bảo việc thực hiện; quy định cụ thể về khung thời gian thực hiện ở các bước trong quy trình rà soát tại địa phương.
c) Tổ chức phổ biến, tuyên truyền rộng rãi về mục đích, ý nghĩa, yêu cầu và nội dung Kế hoạch rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo; xác định hộ có mức sống trung bình trên địa bàn thông qua các phương tiện truyền thông để người dân biết, tham gia thực hiện.
d) Tăng cường công tác phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, Hội, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội cùng cấp trong tuyên truyền, giám sát hoạt động rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn và phân loại hộ theo thành viên thuộc đoàn thể quản lý.
đ) Chỉ đạo Ban Chỉ đạo cấp huyện, phòng chuyên môn có liên quan và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
- Tổ chức lực lượng rà soát viên thực hiện rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn gồm: cán bộ, công chức, người hoạt động bán chuyên trách cấp xã; người công tác ở ấp/khu vực có kinh nghiệm phỏng vấn, khai thác thông tin, có tinh thần trách nhiệm cao, trung thực, nhiệt tình, biết làm công tác quần chúng, am hiểu đặc điểm của địa phương. Tùy theo điều kiện thực tế của từng địa phương, bố trí ít nhất 02 rà soát viên/ấp, khu vực, ưu tiên chọn người công tác ở cấp xã; không phân công Trưởng ấp/khu vực làm rà soát viên, vì Trưởng ấp/khu vực là người chủ trì cuộc họp dân để lấy ý kiến thống nhất kết quả rà soát trên địa bàn của ấp/khu vực.
- Phối hợp với cơ quan Thường trực tỉnh, bộ phận giúp việc của Ban Chỉ đạo tỉnh tổ chức các lớp tập huấn quy trình và mẫu biểu rà soát cho rà soát viên bằng hình thức phù hợp điều kiện thực tế của địa phương.
- Thực hiện theo dõi, kiểm tra, thường xuyên và kịp thời hướng dẫn, đôn đốc thực hiện công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn theo đúng quy định.
- Theo dõi, tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố báo cáo tiến độ thực hiện hàng tuần, báo cáo kết quả sơ bộ và phê duyệt, báo cáo kết quả chính thức về Ban Chỉ đạo rà soát tỉnh đúng thời gian, mẫu biểu quy định.
3. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (Ủy ban nhân dân cấp xã)
a) Thành lập Ban Chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo; xác định hộ có mức sống trung bình xã, phường, thị trấn (Ban Chỉ đạo cấp xã), phân công cụ thể từng thành viên, tổ chức hội nghị quán triệt, phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo; xác định hộ có mức sống trung bình trên địa bàn trên địa bàn.
b) Chỉ đạo Ban Chỉ đạo cấp xã xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo; xác định hộ có mức sống trung bình trên địa bàn; tổ chức lực lượng tham gia công tác rà soát đủ về số lượng và chất lượng, thực hiện đầy đủ các loại mẫu biểu, thu thập chính xác về thông tin của hộ và có kế hoạch tổ chức họp dân để thống nhất kết quả rà soát tại ấp/khu vực đảm bảo đúng, đủ thành phần tham dự và lập hồ sơ cuộc họp theo quy định; tổ chức lưu trữ toàn bộ hồ sơ về rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, xác định hộ có mức sống trung bình trên địa theo quy định.
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp, báo cáo bằng văn bản, gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn; quyết định công nhận danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, thoát cận nghèo, hộ có mức sống trung bình và cấp Giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo theo đúng quy định, để phục vụ công tác quản lý đối tượng và làm cơ sở thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo, an sinh xã hội của Nhà nước.
Trên đây là Kế hoạch Tổng rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo; xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Đề nghị các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan và địa phương chủ động phối hợp triển khai thực hiện đúng quy định và đạt tiến độ đề ra. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền, các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo./.
(Đính kèm các Phụ lục)
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.