ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 163/KH-UBND |
Kiên Giang, ngày 23 tháng 10 năm 2020 |
Thực hiện Quyết định số 893/QĐ-TTg ngày 25 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước (viết tắt là Đề án) và Quyết định số 612/QĐ-BNV ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Kế hoạch triển khai Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án như sau:
1. Mục đích:
- Bảo đảm thống nhất về quản lý cán bộ, công chức, viên chức và tổ chức bộ máy, biên chế; thông tin cơ bản về cán bộ, công chức, viên chức và tổ chức bộ máy, biên chế của các cơ quan, đơn vị được quản lý tập trung, thống nhất trong cơ sở dữ liệu; cơ quan, đơn vị được cấp quyền khai thác để phục vụ công tác quản lý cán bộ.
- Kế thừa kết quả đã triển khai, thông qua các giải pháp chuẩn hóa, chuyển đổi, tích hợp để tạo lập, kết nối, chia sẻ với các cơ sở dữ liệu quốc gia khác; tận dụng các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để đẩy nhanh tiến độ xây dựng và đưa vào quản lý vận hành, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức.
2. Yêu cầu:
- Việc xây dựng và phát triển cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh phải phù hợp với chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức phải phù hợp, thống nhất, đồng bộ với quá trình xây dựng Chính quyền điện tử; ngoài việc phục vụ công tác thống kê, báo cáo, hoạch định chính sách, còn phải gắn với công tác quản lý điều hành, giảm thiểu các quy trình, thủ tục liên quan đến công tác cán bộ như: Kê khai, bổ sung sơ yếu lý lịch và tài sản, thu nhập, thẩm tra, xác minh,... góp phần đổi mới quan trọng công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong thời gian tới.
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức phải được từng cán bộ, công chức, viên chức, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quan tâm, chung tay xây dựng và cập nhật thường xuyên, liên tục, quản lý theo quy định, liên thông trong toàn hệ thống chính trị. Việc phân công, phân cấp khi thực hiện quản lý, khai thác, duy trì, sử dụng phải tuân theo quy định thống nhất từ Trung ương đến địa phương.
- Gắn việc thực hiện mục tiêu của Kế hoạch với nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, nhất là cải cách hành chính, cải cách công vụ, để đạt được các mục tiêu cụ thể đã đề ra.
- Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện theo lộ trình, tiến độ Kế hoạch.
1. Năm 2020:
Triển khai, hướng dẫn danh mục chuẩn thông tin, biểu mẫu kê khai hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức; lưu trữ điện tử; hệ thống các chuẩn thông tin, chỉ dẫn kỹ thuật, chuẩn kết nối, chia sẻ và bảo mật dữ liệu liên quan để phục vụ việc chuẩn hóa, chuyển đổi, cập nhật và khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức viên chức.
2. Năm 2021:
- Tiếp nhận hạ tầng kỹ thuật cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức; phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức do Bộ Nội vụ chuyển giao.
- Thực hiện chuyển đổi, chuẩn hóa và cập nhật bổ sung dữ liệu về cán bộ, công chức, viên chức và tổ chức bộ máy, biên chế vào cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức của địa phương; tích hợp về cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức.
3. Năm 2022 và các năm tiếp theo:
- Đưa cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức vào quản lý và khai thác sử dụng. Gắn việc khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức với công tác quản lý nhà nước, công tác chỉ đạo, điều hành, cải cách hành chính liên quan đến công tác quản lý cán bộ của cơ quan, đơn vị, địa phương.
- Đến năm 2023 sử dụng sơ yếu lý lịch điện tử thay thế sơ yếu lý lịch giấy, giảm thiểu việc kê khai hồ sơ, sơ yếu lý lịch cho cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện quy trình tuyển dụng, nâng ngạch, chuyển ngạch, điều động, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác, quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm, giới thiệu bầu cử,.... Từng bước số hóa thông tin dữ liệu để thay thế hồ sơ giấy truyền thống; thực hiện việc giao biên chế công chức, số người làm việc và hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ trong các cơ quan, đơn vị qua hệ thống phần mềm, cơ sở dữ liệu.
- Kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin, cổng dịch vụ công, cơ sở dữ liệu quốc gia khác và cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức của các bộ, ngành và địa phương theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI THỰC HIỆN
1. Đối tượng:
- Cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, đơn vị được điều chỉnh trong Luật Cán bộ, công chức năm 2008, Luật Viên chức năm 2010, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019.
- Cán bộ, công chức đang công tác được điều động, luân chuyển giữ các chức danh chủ chốt trong các hội và tổ chức phi chính phủ.
- Người được ký hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ.
Những đối tượng nêu trên viết tắt là cán bộ, công chức, viên chức.
2. Phạm vi:
- Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp; cơ quan của Hội đồng nhân dân; các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh.
1. Kinh phí thực hiện: Trên cơ sở Kế hoạch này, yêu cầu các cơ quan, đơn vị lập dự toán kinh phí thực hiện và phân định rõ nguồn kinh phí (chi đầu tư, chi thường xuyên) theo quy định tại Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng vốn ngân sách nhà nước; tổng hợp trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của cơ quan, đơn vị trình cấp có thẩm quyền theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
2. Nguồn thực hiện: Từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định và các nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có).
1. Sở Nội vụ:
- Triển khai, hướng dẫn danh mục chuẩn thông tin, biểu mẫu kê khai hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức và phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức (thực hiện khi có văn bản hướng dẫn của Bộ Nội vụ).
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện việc tạo lập dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, đơn vị vào phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức (thực hiện từ năm 2021).
- Tổ chức rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định, thủ tục về quản lý, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, thi đua, khen thưởng, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức để đảm bảo khai thác có hiệu quả dữ liệu từ cơ sở dữ liệu về cán bộ, công chức, viên chức (thực hiện từ năm 2021).
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức chuyển đổi, chuẩn hóa, kỹ thuật chia sẻ, tích hợp, khai thác và đồng bộ cơ sở dữ liệu của cán bộ, công chức, viên chức về cơ sở dữ liệu quốc gia tại Bộ Nội vụ (thực hiện từ năm 2021).
- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tiếp nhận hạ tầng kỹ thuật cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức, phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu và phần mềm cập nhật, khai thác cơ sở dữ liệu về cán bộ, công chức, viên chức khi Bộ Nội vụ chuyển giao (thực hiện từ năm 2021).
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch triển khai kết nối cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị với các cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin khác, bảo đảm liên thông và chia sẻ dữ liệu (thực hiện từ năm 2022 theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ).
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế quản lý, vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trên cơ sở Quy chế do Bộ Nội vụ ban hành; tổ chức tập huấn quy chế quản lý, vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức sau khi quy chế được ban hành (thực hiện từ năm 2022).
- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức kết nối cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị với cơ sở dữ liệu khác trong phạm vi thẩm quyền quản lý; tổ chức tập huấn, hướng dẫn khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức (thực hiện từ năm 2022).
- Tổ chức quản lý, vận hành, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức, gắn với công tác cải cách hành chính liên quan đến công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức (thực hiện từ năm 2022).
- Theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn việc triển khai thực hiện Kế hoạch này.
2. Sở Thông tin và Truyền thông:
- Hướng dẫn, cập nhật về mã định danh cán bộ, công chức, viên chức; sơ yếu lý lịch điện tử, lưu trữ điện tử đối với hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức; thẻ cán bộ, công chức, viên chức điện tử (thực hiện khi có văn bản hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông).
- Thực hiện các giải pháp an ninh, an toàn bảo mật thông tin cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình chuyển đổi, liên thông, tích hợp, đồng bộ cơ sở dữ liệu (thực hiện từ năm 2021).
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ tổ chức hướng dẫn chuyển đổi, chuẩn hóa, kỹ thuật chia sẻ, tích hợp, khai thác và đồng bộ cơ sở dữ liệu của cán bộ, công chức, viên chức về cơ sở dữ liệu quốc gia tại Bộ Nội vụ (thực hiện từ năm 2021).
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính và các cơ quan có liên quan bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị, hạ tầng công nghệ thông tin thiết yếu, đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn để vận hành ổn định hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức tại Bộ Nội vụ khi Bộ Nội vụ chuyển giao (thực hiện từ năm 2021).
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ quản trị, vận hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật và phần mềm cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức (thực hiện từ năm 2022).
3. Sở Tài chính:
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thường xuyên thực hiện Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
4. Các sở, ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
- Tạo lập dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức; cập nhật thường xuyên thông tin cán bộ, công chức, viên chức khi có thay đổi thông tin; không yêu cầu kê khai thông tin lý lịch cán bộ, công chức, viên chức đã có trong cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức (thực hiện từ năm 2021).
- Thực hiện việc chuyển đổi, chuẩn hóa, tích hợp, khai thác và đồng bộ cơ sở dữ liệu của cán bộ, công chức, viên chức về cơ sở dữ liệu quốc gia tại Bộ Nội vụ (thực hiện từ năm 2021).
- Quản lý, vận hành, duy trì cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý; thường xuyên cập nhật dữ liệu, đồng bộ về cơ sở dữ liệu quốc gia tại Bộ Nội vụ.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương phản ánh về UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) để được hướng dẫn, giải quyết./.
|
CHỦ
TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.