ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 163/KH-UBND |
Đồng Tháp, ngày 12 tháng 6 năm 2017 |
Thực hiện Quyết định số 2545/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2017 - 2020 như sau:
1. Mục tiêu chung.
a) Tạo sự chuyển biến tích cực về thanh toán không dùng tiền mặt, thay đổi dần tập quán sử dụng tiền mặt trong hoạt động thanh toán đối với tổ chức, cá nhân nhằm giảm chi phí liên quan đến tiền mặt, giảm tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông trên địa bàn.
b) Nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước, minh bạch hóa các hoạt động thanh toán trong nền kinh tế và thu nhập cá nhân trong xã hội, góp phần vào công tác phòng, chống tham nhũng và tội phạm kinh tế trên địa bàn.
c) Thúc đẩy thanh toán điện tử, giảm sử dụng tiền mặt trong các giao dịch thanh toán trong khu vực dịch vụ hành chính công, giữa doanh nghiệp, cá nhân và các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn.
d) Đảm bảo an ninh, an toàn và hiệu quả hoạt động của các hệ thống thanh toán, các dịch vụ, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt; thực hiện hiệu quả cơ chế bảo vệ người tiêu dùng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.
2. Mục tiêu cụ thể.
a) Đến cuối năm 2020, có 75% số đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước thực hiện trả lương qua tài khoản.
b) Phát triển thanh toán thẻ qua thiết bị chấp nhận thẻ POS, phấn đấu từ nay đến năm 2020, bình quân mỗi năm các ngân hàng thương mại trên địa bàn lắp đặt thêm 45 máy POS; đến cuối năm 2020, lắp đặt và đưa vào sử dụng 600 máy POS, nâng số lượng giao dịch qua POS đạt khoảng 150.000 giao dịch/năm.
c) Thúc đẩy thanh toán điện tử trong thương mại điện tử, phấn đấu đến cuối năm 2020, 100% các siêu thị, trung tâm mua sắm và cơ sở phân phối hiện đại trên địa bàn có thiết bị chấp nhận thẻ và cho phép người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt khi mua hàng; có ít nhất 70% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông chấp nhận thanh toán hóa đơn của các cá nhân, hộ gia đình qua các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.
d) Áp dụng các hình thức thanh toán hiện đại, phù hợp với điều kiện và đặc điểm của các địa phương vùng sâu; tăng mạnh số người dân được tiếp cận các dịch vụ thanh toán, nâng tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên tại trung tâm thành phố, thị xã có tài khoản tại ngân hàng ở mức 75% trở lên vào cuối năm 2020; tổng số tài khoản thẻ trên địa bàn đạt ở mức 780.000 tài khoản vào cuối năm 2020.
a) Triển khai áp dụng cơ chế, chính sách khuyến khích thanh toán điện tử trong việc: thu, nộp thuế; giao dịch thương mại điện tử; thu phí, lệ phí, thủ tục hành chính; thanh toán tiền đối với các dịch vụ như điện, nước, điện thoại, Internet, truyền hình cáp.
b) Các cơ chế, chính sách về phí dịch vụ thanh toán để khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt; quy định mức phí thanh toán chuyển khoản và mức phí nộp, rút tiền mặt tại các tổ chức tín dụng theo hướng tăng mức phí giao dịch tiền mặt và giảm phí thanh toán không dùng tiền mặt; giảm mức phí áp dụng cho các giao dịch thanh toán liên ngân hàng; quy định về cách thức tính phí, cơ cấu phân bổ phí của các tổ chức vận hành các hệ thống thanh toán, đảm bảo mức phí hợp lý, tạo lập thị trường cạnh tranh bình đẳng, tránh độc quyền.
c) Cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt kết hợp với việc tăng cường kiểm soát thanh toán, phát hành hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ, chống thất thu thuế; các quy định về hướng dẫn sử dụng, lưu trữ chứng từ điện tử.
2. Phát triển các hệ thống dịch vụ thanh toán bán lẻ.
a) Hệ thống ngân hàng trên địa bàn tiếp tục thực hiện nâng cấp, mở rộng hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (IBPS) và hệ thanh toán bù trừ điện tử tự động cho các giao dịch bán lẻ (ACH) theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và ngân hàng cấp trên nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
b) Phát triển số lượng đi đôi với việc nâng cao chất lượng, hiệu quả của mạng lưới POS dùng chung, thanh toán POS trên thiết bị di động (mPOS); tăng cường chấp nhận thanh toán thẻ trong các giao dịch thanh toán trực tuyến tại các cơ sở y tế, giáo dục.
c) Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trên địa bàn thường xuyên duy trì và nâng cao chất lượng dịch vụ ATM, tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn, bảo mật trong giao dịch ATM, làm tốt công tác chăm sóc, bảo vệ lợi ích của khách hàng; đầu tư và mở rộng mạng lưới ATM đến khu vực có đủ điều kiện; nghiên cứu ứng dụng một số loại máy mới tương tự như ATM nhằm tạo thuận lợi cho người dân với chi phí đầu tư hợp lý.
d) Đẩy mạnh phát triển các phương tiện và mô hình thanh toán/chuyển tiền hiện đại, dễ sử dụng và phù hợp với điều kiện ở nông thôn (thanh toán qua điện thoại di động, thiết bị kỹ thuật số) nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt ở những khu vực nông thôn, vùng sâu kể cả những đối tượng chưa có tài khoản ngân hàng trên cơ sở sử dụng mạng lưới sẵn có của các tổ chức tín dụng, mạng lưới bưu điện, mạng lưới các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, một số tổ chức không phải ngân hàng khác.
3. Đẩy mạnh thanh toán điện tử t rong khu vực dịch vụ hành chính công.
a) Tăng cường kết nối xử lý giải pháp trao đổi thông tin dữ liệu giữa Kho bạc Nhà nước Tỉnh, Cục thuế Tỉnh với hệ thống ngân hàng để đáp ứng tốt hơn yêu cầu phối hợp thu ngân sách nhà nước bằng phương thức điện tử; nhất là thu, nộp thuế điện tử để hỗ trợ công tác quản lý, thu thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân thực hiện đa dạng, linh hoạt các dịch vụ thanh toán điện tử trong việc thu, nộp thuế điện tử.
b) Triển khai lắp đặt thiết bị POS, mPOS, ứng dụng phương thức thanh toán điện tử tiên tiến đối với các đơn vị hành chính, sự nghiệp công để thực hiện việc thu phí, lệ phí đối với thủ tục hành chính, dịch vụ công, y tế, giáo dục, giao thông và các dịch vụ công khác.
c) Phát triển và ứng dụng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán điện tử phục vụ chi tiêu công vụ của các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước.
d) Tăng tỷ lệ chi trả trợ cấp xã hội, lương hưu thông qua các phương tiện thanh toán điện tử, tài khoản thanh toán cho các đối tượng thụ hưởng, kết hợp với mở rộng các điểm tiếp cận tiền mặt (bưu điện, đại lý) và các hình thức thanh toán mới, hiện đại, tiện lợi, có chi phí hợp lý; mở rộng phạm vi triển khai thực hiện trả lương, thu nhập qua tài khoản.
a) Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức về thanh toán không dùng tiền mặt đến người dân, doanh nghiệp bằng các hình thức phù hợp, thiết thực, hiệu quả.
b) Đào tạo cho cán bộ, nhân viên của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán nhằm nâng cao kỹ năng hướng dẫn khách hàng hiểu và sử dụng các dịch vụ, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt.
c) Áp dụng các hình thức thi đua, khen thưởng, vinh danh, xếp hạng, đánh giá doanh nghiệp bán lẻ nhằm khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt; vận động các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán, các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ có các hình thức khuyến khích như miễn, giảm phí, tăng khuyến mãi, tích điểm, quay xổ số, bốc thăm trúng thưởng đối với người tiêu dùng.
1. Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Tỉnh.
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ thanh toán hiện đại với chi phí hợp lý, tốc độ thanh toán nhanh, đơn giản, tiện dụng và chất lượng cao; đảm bảo hoạt động thanh toán thông suốt, ổn định, an toàn và hiệu quả; lựa chọn mô hình phù hợp, từng bước cân đối phát triển cơ sở hạ tầng thanh toán qua ngân hàng giữa thành thị và nông thôn, tạo nền tảng vững chắc để xã hội hóa giao dịch, thanh toán và thương mại điện tử; tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn về thanh toán không dùng tiền mặt đến người dân, doanh nghiệp bằng các hình thức thiết thực, hiệu quả.
b) Báo cáo Ủy ban nhân dân Tỉnh và cơ quan cấp trên theo định kỳ, đột xuất về tình hình triển khai thực hiện các nội dung trong Kế hoạch này; đồng thời tổ chức tổng kết quá trình thực vào cuối năm 2020.
2. Kho bạc Nhà nước Tỉnh.
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan mở rộng phạm vi triển khai thực hiện trả lương cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước qua tài khoản ngân hàng.
3. Cục thuế Tỉnh.
a) Tăng cường kết nối xử lý giải pháp trao đổi thông tin dữ liệu với Kho bạc Nhà nước Tỉnh, hệ thống ngân hàng trên địa bàn để đáp ứng tốt yêu cầu phối hợp thu ngân sách nhà nước bằng phương thức điện tử nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, doanh nghiệp và người dân thực hiện đa dạng, linh hoạt các dịch vụ thanh toán điện tử trong việc thu, nộp thuế điện tử.
b) Đẩy mạnh công tác trao đổi thông tin, cơ sở dữ liệu, cập nhật đầy đủ thông tin về chế độ, chính sách, hệ thống ứng dụng tin học hỗ trợ người nộp thuế.
c) Áp dụng mô hình hoá đơn điện tử; đồng thời tăng cường kiểm soát thanh toán, phát hành hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ, chống thất thu thuế.
4. Sở Công Thương.
a) Vận động các đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ, các cơ sở bán lẻ trên địa bàn chấp nhận và sử dụng phương tiện thanh toán điện tử, thanh toán trực tuyến.
b) Chủ trì, phối hợp với ngành ngân hàng rà soát các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh phải mở tài khoản thanh toán tại các tổ chức cung ứng dịch vụ để thực hiện các giao dịch thanh toán theo quy định.
5. Sở Y tế.
Chủ trì, phối hợp với ngành ngân hàng thực hiện thanh toán thẻ trong các giao dịch thu phí, lệ phí tại các bệnh viện, trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố; tuyên truyền, hướng dẫn cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt.
6. Sở Giáo dục và Đào tạo.
Chủ trì, phối hợp với ngành ngân hàng tăng cường áp dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt (POS; mPOS; Internet Banking) trong thu, nộp học phí tại các trường học; tuyên truyền, hướng dẫn cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt.
7. Công an Tỉnh.
Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với ngành ngân hàng và các sở, ban, ngành liên quan trong công tác đảm bảo an ninh, an toàn, phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thanh toán điện tử.
8. Sở Thông tin và Truyền thông.
Chủ trì, phối hợp với ngành ngân hàng và các sở, ban, ngành liên quan thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn về kiến thức thanh toán không dùng tiền mặt, các tiện ích, tiện lợi của thanh toán không dùng tiền mặt.
9. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý đẩy mạnh thanh toán, quyết toán các dịch vụ công bằng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt; tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn về thanh toán không dùng tiền mặt.
10. Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Đẩy mạnh cung ứng các loại hình dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn theo chỉ đạo, hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và ngân hàng cấp trên; đảm bảo hiệu quả, chất lượng, đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng; phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông địa phương tuyên truyền, vận động người dân thanh toán không dùng tiền mặt.
Căn cứ nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này, các đơn vị chủ động triển khai thực hiện; đồng thời báo cáo kết quả thực hiện, gửi Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Tỉnh trước ngày 05 tháng 12 hàng năm để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Tỉnh./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.