UBND
TỈNH TÂY NINH |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1612/KH-BCĐ |
Tây Ninh, ngày 26 tháng 5 năm 2021 |
Thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19; Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19; Chỉ thị số 07/CT-BCT ngày 12 tháng 5 năm 2021 của Bộ Công Thương về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường; chống các hành vi đầu cơ, găm hàng và vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại trong tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh của tỉnh xây dựng Kế hoạch đảm bảo cung ứng các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân theo từng cấp độ, diễn biến của dịch bệnh ở các địa bàn bị phong tỏa, giãn cách, như sau:
- Đại dịch COVID-19 đã và đang hoành hành trên thế giới, đặc biệt là đang gây hậu quả khá nặng nề cho nhiều quốc gia, nhất là một số nước láng giềng trong khu vực. Sau nhiều nỗ lực của cả hệ thống chính trị, trong một thời gian khá lâu nước ta không có ca lây nhiễm trong cộng đồng. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, dịch đã xuất hiện trở lại tại một số địa phương với một số diễn biến nhanh và phức tạp, đe dọa sự nỗ lực của cả cộng đồng nếu không kiểm soát tốt... Dự báo tình hình dịch bệnh sẽ tiếp tục phức tạp và lâu dài, chưa thể khẳng định thời điểm kết thúc mặc dù đã có một số loại vắc xin được đưa vào sử dụng. Vì thế, việc phải tiếp tục sẵn sàng đối phó với dịch bệnh ở mức cao nhất, cần bảo đảm đảm bảo cung ứng các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân theo từng cấp độ, diễn biến của dịch bệnh ở các địa bàn bị phong tỏa, giãn cách.
- Dịch có thể bùng phát thành “ổ dịch” trên địa bàn tỉnh từ các nguồn lây nhiễm: Nhập cảnh từ Campuchia, từ các địa phương có dịch về địa bàn tỉnh không khai báo; việc tổ chức cách ly người có nguy cơ lây nhiễm tại các điểm cách ly tập trung không đúng hướng dẫn và các quy định của Bộ Y tế về phòng, chống dịch bệnh COVID-19, dẫn đến lây nhiễm chéo trong khu cách ly và ra ngoài cộng đồng.
- Hiện tại trên địa bàn tỉnh đang duy trì 15 điểm tiếp nhận cách ly khả năng tiếp nhận 2.424 người. Khi tình hình nhập cảnh và từ các địa phương có dịch về địa bàn với số lượng lớn thì không thể đáp ứng nhu cầu cách ly tập trung phòng, chống dịch bệnh theo đúng quy định.
1. Mục đích
- Chủ động, kịp thời phát hiện ứng phó, phòng chống có hiệu quả các trường hợp lây nhiễm viêm phổi cấp do chủng mới của COVID-19 gây ra, không để dịch lây lan, trên diện rộng, hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ mắc và tử vong.
- Đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định giá cả các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn tỉnh, kể cả khi dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 lan rộng trên cả nước và trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu
- Đề ra các giải pháp phòng, chống phù hợp với từng tình huống và cấp độ dịch bệnh, trong quá trình triển khai thực hiện cần theo dõi sát diễn biến tình hình dịch cúm COVID-19 trong nước và thế giới, bám sát chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh để chủ động có phương án, giải pháp xử lý kịp thời với hiệu quả cao nhất.
- Phải có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất, đồng bộ trong chỉ đạo, điều hành các biện pháp, giải pháp xử lý các tình huống có thể xảy ra; kịp thời nắm bắt tình hình diễn biến báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh để xin ý kiến chỉ đạo, đảm bảo triển khai các giải pháp ứng phó tối ưu, hiệu quả nhất, giảm thiểu tác động tiêu cực có thể xảy ra của dịch bệnh, góp phần đảm bảo thực hiện các mục tiêu chung của cả nước và của tỉnh trong công tác ứng phó với dịch bệnh và phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.
- Chủ động nắm bắt tình hình diễn biến của dịch bệnh và thị trường để xây dựng phương án tổ chức sản xuất, vận chuyển, dự trữ, cung ứng hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu cho tiêu dùng và sản xuất; có phương án kiểm tra, giám sát việc đảm bảo triển khai đầy đủ, nghiêm túc các giải pháp bình ổn thị trường của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.
- Tổ chức tốt phương án huy động các nguồn cung ứng, dự trữ hàng hóa từ các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nhằm chủ động chuẩn bị kịp thời, đầy đủ theo nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và công tác phòng chống dịch bệnh; đồng thời, đảm bảo tăng số lượng hàng hóa dự trữ hợp lý với giá cả ổn định, phù hợp, tổ chức tốt phương án vận chuyển, cung ứng các loại hàng hóa thiết yếu nhằm đáp ứng tốt việc thực hiện phương châm 4 tại chỗ trong công tác phòng chống dịch bệnh tại địa phương.
III. DỰ BÁO TÌNH HUỐNG, PHÂN LOẠI CẤP ĐỘ DỊCH BỆNH
Trên cơ sở đánh giá số dân, nhu cầu tiêu dùng và đặc điểm hệ thống trên địa bàn tỉnh, có thể đánh giá tình hình thị trường, cung ứng hàng hóa theo 5 cấp độ của dịch bệnh COVID-19, cụ thể:
1. Cấp độ 1, 2: Duy trì 15 điểm cách ly/2.424 người như hiện nay trong 21 ngày;
2. Cấp độ 3: Tổ chức 27 điểm cách ly/5.000 người trong 21 ngày;
3. Cấp độ 4: Tổ chức 46 điểm cách ly/10.000 người trong 21 ngày;
4. Cấp độ 5: Tổ chức 59 điểm cách ly/15.000 người trong 21 ngày.
1. Hàng hóa thiết yếu phục vụ ứng phó dịch bệnh COVID-19
- Căn cứ mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh, để đảm bảo nhu cầu tiêu dùng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu của người dân ứng phó khi dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus COVID-19 gây ra bao gồm: lương thực (gạo, nếp,...); thực phẩm chế biến (muối, dầu ăn, mì gói, thủy sản đông lạnh,...); thực phẩm tươi sống (thịt lợn, thịt gà, trứng gia cầm, rau củ,...); nước đóng chai, khẩu trang kháng khuẩn, nước sát khuẩn, giấy vệ sinh,...
- Dự kiến trị giá hàng hóa để phục vụ 01 người dân trong khu cách ly là 120.000 đồng/người/ngày, với định mức:
+ Tiền ăn theo mức 80.000 đồng/người/ngày, gồm các mặt hàng thực phẩm thiết yếu: gạo, thịt heo, thịt gà, thịt bò, thủy hải sản, trứng, rau củ quả các loại, mỳ gói, muối ăn, dầu ăn, nước chấm, đường, ……….
+ Các chi phí phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong những ngày cách ly y tế tập trung (nước uống, khăn mặt, khẩu trang, dung dịch rửa tay, dung dịch sát khuẩn miệng, bàn chải đánh răng, xà phòng và các vật dụng thiết yếu, các chi phí khác) với tổng chi phí là 40.000 đồng/người/ngày.
(Theo Nghị quyết 16/NQ-CP ngày 08/02/2021 của Chính phủ về chi phí cách ly y tế, khám, chữa bệnh và một số chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch COVID-19).
- Dự kiến hàng hóa để phục vụ người dân trong khu cách ly, với định mức 01 người trong 21 ngày như sau: 6,3 kg gạo, 1,5 kg thịt heo, 1,2 kg thịt gà, 0,8 kg thịt bò, 1,2 kg thủy hải sản, 12 quả trứng, 7 kg rau củ quả các loại, 12 gói mỳ gói, 105g muối ăn, 0,6 lít dầu ăn, 1,5 lít nước chấm, 0,7 kg đường...
- Dự kiến tổng trị giá hàng hóa để phục vụ 01 người dân trong khu cách ly trong 21 ngày là 2.520.000 đồng.
2. Kịch bản ứng phó khi xảy ra dịch bệnh
a) Công tác triển khai thường xuyên
- Nắm bắt tình hình dịch bệnh và thị trường, cung cầu các mặt hàng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ người dân khi xảy ra dịch bệnh và diễn biến tình hình của dịch bệnh trên địa bàn.
- Yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại, hệ thống cửa hàng tiện lợi trên địa bàn tỉnh có phương án đảm bảo nguồn cung, dự trữ hàng hóa, đặc biệt đối với các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu. Tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng, và địa phương đảm bảo nguồn hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường công tác phối hợp với các sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể, địa phương đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về tình hình dịch bệnh và chủ động tham gia thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh do COVID-19 trên địa bàn; phối hợp tổ chức triển khai có hiệu quả các hoạt động phòng, chống nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của dịch bệnh vào tỉnh.
- Phối hợp các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương theo dõi, kiểm soát chặt chẽ diễn biến thị trường, nhất là các mặt hàng phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh, vật tư y tế, các mặt hàng thiết yếu cho tiêu dùng và sản xuất; chủ động tổ chức kiểm tra, thanh tra nhằm phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm khắc các hành vi vi phạm về chất lượng hàng hóa, đầu cơ, găm hàng, tăng giá hàng hóa bất hợp lý nhằm trục lợi.
- Tích cực phối hợp với các ngành chức năng, chính quyền địa phương trong và ngoài tỉnh nhằm có giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong tỉnh tháo gỡ khó khăn, tìm nguồn cung ứng hàng hóa, nguyên vật liệu phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các hiệp hội ngành hàng, các địa phương và đơn vị liên quan rà soát thị trường nhằm đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại đối với các thị trường tiềm năng.
- Tăng cường các hoạt động kết nối cung cầu, trao đổi hàng hóa giữa các địa phương, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, doanh nghiệp có nhu cầu tiêu thụ lớn với các vùng sản xuất nông sản, hàng hóa, đảm bảo các hệ thống phân phối ổn định ở mức tốt nhất, đáp ứng nhu cầu tăng cao của người dân, nhất là đối với các khu vực vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác quản lý, giám sát an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh để hạn chế nguy cơ mất an toàn thực phẩm và lây truyền dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.
- Theo dõi, nắm bắt và cập nhật các diễn biến thị trường, giá cả hàng hóa, đặc biệt đối với các mặt hàng có nhu cầu thay đổi đột biến để có biện pháp xử lý kịp thời nhằm điều tiết việc dự trữ, vận chuyển và cung ứng hàng hóa thiết yếu cho nhu cầu của công tác phòng, chống dịch bệnh và bình ổn thị trường. Chủ động giám sát, kiểm tra, cập nhật thông tin thị trường nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi đầu cơ, tăng giá bất hợp lý, cạnh tranh thiếu lành mạnh hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác gây bất ổn thị trường, ảnh hưởng tới quyền lợi của người tiêu dùng.
b) Kịch bản ứng phó cụ thể đối với từng cấp độ dịch bệnh
Dự kiến trong trường hợp trên địa bàn tỉnh phát sinh khu vực phải tiến hành cách ly để thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19; dựa trên tình hình thực tế, điều kiện của địa phương. Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh của tỉnh xây dựng phương án cung ứng hàng hóa thiết yếu theo từng cấp độ ứng phó với dịch bệnh Covid-19 với một số nội dung cụ thể sau:
- Phương án cấp độ 1, 2: Lượng hàng hóa cần thiết cung ứng cho khu vực bị cách ly với tổng số người cách ly dự kiến là 2.424 người trong 21 ngày như hiện nay. Tổng giá trị dự trữ hàng hóa là 6.108.480.000 đồng.
- Phương án cấp độ 3: Lượng hàng hóa cần thiết cung ứng cho các khu vực bị cách ly với tổng số người cách ly dự kiến là 5.000 người trong 21 ngày. Tổng giá trị dự trữ hàng hóa là 12,6 tỷ đồng.
- Phương án và cấp độ 4: Lượng hàng hóa cần thiết cung ứng cho các khu vực bị cách ly với tổng số người cách ly dự kiến là 10.000 người trong 21 ngày, tổng giá trị dự trữ hàng hóa là 25,2 tỷ đồng.
- Phương án cấp độ 5: Lượng hàng hóa cần thiết cung ứng cho các khu vực bị cách ly với tổng số người cách ly dự kiến là 15.000 người trong 21 ngày. Tổng giá trị dự trữ hàng hóa là 37,8 tỷ đồng.
(Đính kèm Phụ lục 1).
Đảm bảo an sinh xã hội trong vùng cách ly, phong tỏa, cung cấp kịp thời, đầy đủ nhu yếu phẩm, lương thực, thực phẩm, xăng dầu cho người dân; UBND các huyện, thị xã, thành phố bám sát diễn biến thị trường, sẵn sàng phối hợp, điều phối các đơn vị, doanh nghiệp đặt trên địa bàn tỉnh, các doanh nghiệp bình ổn thị trường, hệ thống phân phối đảm bảo cung ứng hàng hóa kịp thời, đầy đủ, liên tục như: Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thương mại - Công nghệ - Dịch vụ Hùng Duy; Công ty Cổ phần Doanh nhân Tây Ninh; Hệ thống Siêu thị Co.opMart; Chi nhánh Công ty Cổ phần Thương mại Bách Hóa Xanh Tây Ninh - Cửa hàng Bách Hóa Xanh Tây Ninh; Chi nhánh Tây Ninh - Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại Tổng hợp Vincommerce; các doanh nghiệp, hộ kinh doanh nhu yếu phẩm, lương thực, thực phẩm trên địa bàn tỉnh; Công ty Xăng dầu Tây Ninh, Công ty Cổ phần Xăng dầu Dầu khí Tây Ninh, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, khí hóa lỏng trên địa bàn tỉnh.
- Là cơ quan thường trực, trực tiếp tham mưu chỉ đạo việc triển khai công tác huy động và cung ứng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu cho các địa phương, khu cách ly và người dân, bình ổn thị trường trên địa bàn tỉnh. Chủ động theo dõi, nắm bắt tình hình cung cầu, giá cả hàng hóa phục vụ nhân dân trong thời gian ứng phó với dịch COVID-19.
- Huy động và yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cung ứng hàng hóa tích cực, chủ động xây dựng kế hoạch dự trữ hàng hóa thiết yếu, tham gia vào hệ thống cung ứng, phân phối, vận chuyển cung ứng hàng hóa cho các khu vực cách ly và nhu cầu của nhân dân trên địa bàn tỉnh đảm bảo kịp thời, đầy đủ, chất lượng với giá cả hợp lý.
- Phối hợp với Sở Y tế, UBND các huyện, thị xã, thành phố nắm bắt nhu cầu sử dụng đối với từng loại hàng hóa tiêu dùng thiết yếu theo diễn biến của dịch bệnh trên địa bàn tỉnh, từng khu vực cách ly hoặc phong tỏa và yêu cầu phòng chống dịch bệnh để kịp thời triển khai phương án đảm bảo cung ứng hàng hóa.
- Chủ động phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố nắm bắt, thông tin kịp thời tình hình diễn biến dịch bệnh, đề xuất Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh của tỉnh phong tỏa khu vực có dịch, khu vực bố trí cách ly để thông tin kịp thời đến Sở Công Thương để phối hợp các đơn vị triển khai cung ứng hàng hóa.
- Chủ trì phối hợp các cơ quan, lực lượng liên quan tổ chức khử trùng, diệt khuẩn.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Hướng dẫn các địa phương sản xuất, nuôi trồng các loại nông lâm thủy sản phù hợp với nhu cầu và khả năng tiêu thụ trong bối cảnh dịch bệnh để hạn chế tối đa việc tồn ứ nông lâm thủy sản; giới thiệu các đơn vị chăn nuôi, sản xuất sản phẩm nông nghiệp an toàn và có nguồn hàng ổn định (ưu tiên các sản phẩm đạt chuẩn Viet GAP, Global GAP, HACCP ...) tham gia phân phối hoặc cung ứng hàng hóa để kết nối tiêu thụ tại thị trường trong nước và xuất khẩu.
- Tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí để thực hiện tốt kế hoạch đảm bảo kịp thời công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 theo quy định.
- Chủ trì phối hợp các sở, ngành chức năng, các huyện, thị xã, thành phố kịp thời điều chỉnh giá theo các biến động của thị trường theo quy định hoặc theo những kiến nghị phù hợp của các doanh nghiệp, đảm bảo đúng quy định của Chương trình.
- Theo dõi sát diễn biến, tổng hợp, báo cáo tình hình giá cả thị trường. Trường hợp biến động giá có tác động tiêu cực đến đời sống của nhân dân, đề xuất UBND tỉnh thành lập đoàn kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về giá đối với các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Sở Công Thương cập nhật thông tin về nhu cầu của thị trường và tình hình dự trữ, vận chuyển, phân phối các loại hàng hóa thiết yếu để có phương án thông tin, tuyên truyền rộng rãi đến dư luận và người tiêu dùng nhằm góp phần ổn định tình hình tại địa phương. Mặt khác, thường xuyên cập nhật thông tin về diễn biến của dịch bệnh và các quy định, khuyến cáo về phòng chống dịch bệnh của các cơ quan chức năng để người dân biết, hiểu và tự giác chấp hành.
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương, Sở Y tế để tổ chức hướng dẫn các thủ tục liên quan đến việc cấp phép đối với các phương tiện vận tải của doanh nghiệp vận chuyển, phân phối hàng hóa khi có nhu cầu lưu thông vào khu vực phải phong tỏa, cách ly nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia vào quá trình vận chuyển, dự trữ và phân phối hàng hóa theo các quy định về công tác bình ổn thị trường, phòng chống dịch bệnh.
- Phối hợp với Sở Công Thương và chính quyền địa phương hỗ trợ các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa trong quá trình vận chuyển, phân phối hàng hóa thiết yếu vào các khu vực, địa điểm có yêu cầu cách ly hoặc vùng dịch; bảo đảm các phương tiện vận chuyển hàng hóa nhu yếu phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân được lưu thông thông suốt, kịp thời.
- Xây dựng phương án bảo đảm giao thông vận tải, triển khai thực hiện tốt các khuyến cáo phòng, chống dịch cho các phương tiện vận tải.
Phối hợp các lực lượng tổ chức chốt phong tỏa khu vực cách ly, khử trùng, diệt khuẩn, tham gia tiếp nhận và cung cấp hàng hóa cho nhân dân, tham gia giữ gìn an ninh chính trị, trật tự ở khu vực cách ly.
Chủ trì các lực lượng liên quan tiến hành kiểm soát, phân luồng giao thông, phong tỏa, cách ly và bảo đảm an ninh trật tự khu vực có dịch, cách ly, phong tỏa.
9. Cục Quản lý thị trường tỉnh
- Tăng cường phối hợp kiểm tra, giám sát thị trường hàng hóa trên địa bàn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm đối với các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý; công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trên địa bàn tỉnh. Tập trung xử lý kịp thời các hành vi lợi dụng tình hình dịch bệnh để đầu cơ, găm hàng đối với các mặt hàng thiết yếu.
- Phối hợp cung cấp thông tin về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa các mặt hàng thiết yếu để Sở Công Thương tổng hợp dự báo cung cầu, kịp thời tham mưu, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Công Thương chỉ đạo.
10. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở việc niêm yết giá bán và bán đúng giá niêm yết; kiểm tra, giám sát thị trường hàng hóa trên địa bàn, xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm về giá, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ và các hành vi vi phạm pháp luật khác; kịp thời thông tin về Sở Công Thương khi xảy ra tình trạng khan hàng, sốt giá.
- Chỉ đạo thực hiện tốt các giải pháp đảm bảo đời sống nhân dân, an ninh trật tự, tránh tình trạng hỗn loạn, phát sinh các tệ nạn xã hội. Yêu cầu các doanh nghiệp, hộ kinh doanh khắc phục khó khăn, tiếp tục sản xuất kinh doanh, bảo đảm an toàn cho người lao động. Huy động phương tiện chở hàng hóa, nhu yếu phẩm phục vụ nhân dân.
- Chủ động xây dựng kế hoạch tiếp nhận, dự trữ, cung ứng hàng hóa cho các khu vực cách ly, phong tỏa phù hợp theo từng cấp độ tại địa phương; Xây dựng phương án tổ chức một số điểm bán hàng lưu động, đảm bảo các yêu cầu phòng chống dịch và nhu cầu của người dân khi có yêu cầu cách ly tập trung hoặc phong tỏa. Trường hợp vượt quá khả năng của địa phương cần khẩn trương và kịp thời báo cáo với cấp trên và thông tin với Sở Công Thương để có kế hoạch làm việc với các đơn vị cung ứng, phân phối hàng hóa theo yêu cầu.
- Xây dựng kế hoạch, phương án sản xuất kinh doanh, cung ứng, dự trữ, vận chuyển hàng hóa của đơn vị (kể cả khi doanh nghiệp, địa điểm sản xuất kinh doanh buộc phải phong tỏa, giãn cách theo yêu cầu của các cơ quan chức năng); đảm bảo cung ứng đủ lượng hàng hóa ra thị trường. Đồng thời tăng cường các kênh bán hàng online, kênh phân phối thương mại điện tử: Điện thoại, Zalo, Facebook.... để phục vụ người dân.
- Tăng cường tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên vật liệu, hàng hóa ổn định nhằm duy trì hoạt động sản xuất, cung ứng hàng hóa liên tục, không bị gián đoạn; kịp thời cung cấp hàng hóa ra thị trường. Đồng thời, đảm bảo đội ngũ nhân sự ổn định cho sản xuất, vận chuyển và phân phối hàng hóa nhằm phục vụ thiết thực các diễn biến của tình hình dịch bệnh và nhu cầu đột xuất khác.
- Thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trong quá trình sản xuất, kinh doanh, vận chuyển hàng hóa[1]; Chủ động chuẩn bị phương tiện vận chuyển, nguồn hàng thiết yếu dự trữ cần thiết để kịp thời thực hiện cung ứng, phân phối phù hợp về số lượng và chủng loại đến các địa điểm, khu vực có nhu cầu theo yêu cầu của cơ quan chức năng.
- Khi tình hình dịch bệnh diễn biến ở cấp độ 5 nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp: Giới hạn số lượng hàng hóa mua vào với mỗi khách hàng cá nhân, không để thu gom, tích trữ tại các điểm bán hàng. Chuẩn bị nguồn cung hàng hóa vượt 50 - 100% so với ngày thường. Dự trữ nguồn hàng, nguyên vật liệu tại chỗ, nhân lực ổn định; bảo đảm hoạt động sản xuất, cung ứng hàng hóa liên tục, không gián đoạn.
- Kịp thời báo cáo tình hình cung ứng hàng hóa, dự trữ hàng hóa về Sở Công Thương; phản ánh khó khăn, đề xuất chính sách hỗ trợ của nhà nước để đảm bảo dự trữ nguồn hàng, nguyên vật liệu tại chỗ.
- Trên cơ sở hướng dẫn của Sở Tài chính, xác nhận theo dõi điều chuyển hàng hóa của Sở Công Thương và địa phương, lập thủ tục gửi Sở Tài chính để được hỗ trợ thanh toán theo quy định.
* Các đơn vị báo cáo gửi về qua địa chỉ email: dungltm@tayninh.gov.vn, liên hệ bà Lê Thị Mỹ Dung, phòng Quản lý thương mại, Sở Công Thương, số điện thoại 02763.826455, 0838671471.
Trên đây là Kế hoạch đảm bảo cung ứng các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân theo từng cấp độ, diễn biến của dịch bệnh ở các địa bàn bị phong tỏa, giãn cách; Kế hoạch này sẽ được cập nhật và điều chỉnh thường xuyên, kịp thời để phù hợp với diễn biến của tình hình dịch cũng như quá trình triển khai công tác phòng chống dịch trên thực tế./.
|
TM.
BAN CHỈ ĐẠO |
BẢNG TỔNG HỢP HÀNG HÓA DỰ TRỮ ỨNG PHÓ VỚI
CÁC CẤP ĐỘ DỊCH COVID-19
(Kèm theo Kế hoạch số 1612/KH-BCĐ ngày 26/5/2021 của
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh của tỉnh)
STT |
Nhóm hàng |
ĐVT |
Lượng hàng hóa 1 người/ 21 ngày |
Giá (ngàn đồng) |
Thành tiền (ngàn đồng) |
CẤP ĐỘ 1, 2 (2.424 người) |
CẤP ĐỘ 3 (5.000 người) |
CẤP ĐỘ 4 (10.000 người) |
CẤP ĐỘ 5 (15.000 người) |
||||
Lượng hàng hóa |
Thành tiền (ngàn đồng) |
Lượng hàng hóa |
Thành tiền (ngàn đồng) |
Lượng hàng hóa |
Thành tiền (ngàn đồng) |
Lượng hàng hóa |
Thành tiền (ngàn đồng) |
||||||
I |
Các mặt hàng thực phẩm thiết yếu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Gạo |
kg |
6.3 |
17 |
107.1 |
15,271 |
259,610 |
31,500 |
535,500 |
63,000 |
1.071,000 |
94,500 |
1,606,500 |
2 |
Thịt heo |
kg |
1.5 |
160 |
240 |
3,636 |
581,760 |
7,500 |
1,200,000 |
15,000 |
2,400,000 |
22,500 |
3,600,000 |
3 |
Thịt gà |
kg |
1.2 |
110 |
132 |
2,909 |
319,968 |
6,000 |
660,000 |
12,000 |
1,320,000 |
18,000 |
1,980,000 |
4 |
Thịt bò |
kg |
0.8 |
230 |
184 |
1,939 |
446,016 |
4,000 |
920,000 |
8,000 |
1,840,000 |
12,000 |
2,760,000 |
5 |
Thủy hải sản |
kg |
1.2 |
100 |
120 |
2,909 |
290,880 |
6,000 |
600,000 |
12,000 |
1,200,000 |
18,000 |
1,800,000 |
6 |
Trứng |
quả |
12 |
3 |
36 |
29,088 |
87,264 |
60,000 |
180,000 |
120,000 |
360,000 |
180,000 |
540,000 |
7 |
Rau củ quả |
kg |
7 |
25 |
175 |
16,968 |
424,200 |
35,000 |
875,000 |
70,000 |
1,750,000 |
105,000 |
2,625,000 |
8 |
Mỳ gói |
gói |
12 |
5 |
60 |
29,088 |
145,440 |
60,000 |
300,000 |
120,000 |
600,000 |
180,000 |
900,000 |
9 |
Muối ăn |
kg |
0.105 |
6 |
0.63 |
255 |
1,527 |
525 |
3,150 |
1,050 |
6,300 |
1,575 |
9,450 |
10 |
Dầu ăn |
lít |
0.6 |
30 |
18 |
1,454 |
43,632 |
3,000 |
90,000 |
6,000 |
180,000 |
9,000 |
270,000 |
11 |
Nước chấm |
lít |
1.5 |
20 |
30 |
3,636 |
72,720 |
7,500 |
150,000 |
15,000 |
300,000 |
22,500 |
450,000 |
12 |
Đường |
kg |
0.7 |
22 |
15,4 |
1,697 |
37,330 |
3,500 |
77,000 |
7,000 |
154,000 |
10,500 |
231,000 |
13 |
Các thực phẩm, chi phí khác: trái cây... |
|
|
|
561.87 |
|
1,361,973 |
|
2,809,350 |
|
5,618,700 |
|
8,428,050 |
Tổng |
1,680 |
|
4,072,320 |
|
8,400,000 |
|
16,800,000 |
|
25,200,000 |
||||
II |
Các vật dụng thiết yếu khác (40.000 đồng/người/ngày): nước uống, khăn mặt, khẩu trang... |
ngày |
21 |
40 |
840 |
|
2,036,160 |
|
4,200,000 |
|
8,400,000 |
|
12,600,000 |
Tổng cộng: I + II |
2,520 |
|
6,108,480 |
|
12.600,000 |
|
25,200,000 |
|
37,800,000 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.