ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1531/KH-UBND |
Tây Ninh, ngày 21 tháng 5 năm 2021 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN “NÂNG CAO NĂNG LỰC, HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ GIÁM SÁT, KIỂM TRA, THANH TRA NHẰM PHÒNG NGỪA, PHÁT HIỆN, XỬ LÝ HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT, TIÊU CỰC, THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC”
Thực hiện Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 10/5/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án “Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả giám sát, kiểm tra, thanh tra nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong doanh nghiệp nhà nước” (sau gọi tắt là Đề án 695), UBND tỉnh Tây Ninh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án 695 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Phát huy vai trò, trách nhiệm của UBND tỉnh, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và vai trò giám sát của xã hội trong hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp do UBND tỉnh nắm 100% vốn điều lệ (sau đây gọi tắt là DNNN), bao gồm Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Tây Ninh và Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi Tây Ninh.
2. Tiếp tục nghiên cứu, kiến nghị hoàn thiện thể chế, cơ sở pháp lý đồng bộ cho hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước; bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào quản lý và sử dụng vốn, tài sản của nhà nước tại DNNN, xử lý hành vi vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong DNNN; bảo đảm phương thức giám sát, kiểm tra, thanh tra phù hợp, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước đối với DNNN trong giai đoạn hiện nay.
3. Bảo đảm sự phối hợp có hiệu quả trong hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra và đồng bộ với các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong doanh nghiệp nhà nước.
4. Tăng cường trách nhiệm, kịp thời xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền trong hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước; xử lý nghiêm hành vi vi phạm trong thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định từ hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước.
5. Chú trọng tổng kết thực tiễn, kế thừa và phát huy kinh nghiệm tốt trong giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước.
II. MỤC TIÊU, PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG
1. Mục tiêu tổng quát
Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả giám sát, kiểm tra, thanh tra nhằm phòng ngừa phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong doanh nghiệp nhà nước; bảo đảm việc quản lý, sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của nhà nước tại doanh nghiệp, góp phần nâng cao vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm, phạm vi, nội dung giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước.
b) Đổi mới phương thức giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước tạo lập cơ chế phối hợp đồng bộ, thống nhất, bảo đảm 100% các cuộc thanh tra theo kế hoạch của các cơ quan có chức năng thanh tra không bị trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra.
c) Kiện toàn tổ chức, nâng cao ý thức trách nhiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tính chuyên nghiệp của các chủ thể có thẩm quyền trong hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước; được đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về quản trị doanh nghiệp, chính sách pháp luật có liên quan.
c) Tăng cường công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình và kịp thời phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền trong giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước; bảo đảm 100% báo cáo giám sát, kết luận kiểm tra, kết luận thanh tra được công khai trừ những nội dung thuộc bí mật nhà nước.
d) Nâng cao tính chính xác, khách quan, kịp thời, khả thi của các kết luận, kiến nghị quyết định từ hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước; bảo đảm mọi kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý được thực hiện nghiêm túc.
3. Phạm vi, đối tượng của Đề án
a) Phạm vi của Đề án: Hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với DNNN thuộc thẩm quyền quản lý của UBND tỉnh và việc chấp hành kết luận qua giám sát, kiểm tra, thanh tra của DNNN trong thời gian 05 năm, tính từ ngày 01/01/2021 đến ngày 31/12/2025.
b) Đối tượng của Đề án: Các cơ quan có thẩm quyền giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với DNNN; trách nhiệm thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định từ hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra của DNNN và các chủ thể có liên quan.
III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật
Trong quá trình giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với DNNN cần lưu ý nghiên cứu, kiến nghị làm rõ một số nội dung theo định hướng của Đề án, làm cơ sở cho Bộ, ngành Trung ương tiếp tục tổng hợp, xây dựng hoặc điều chỉnh Nghị định số 49/2014/NĐ-CP ngày 20/5/2014 của Chính phủ và các văn bản pháp luật liên qua trong thời gian tới; tập trung một số nội dung như sau:
- Thẩm quyền, trách nhiệm giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước theo hướng phân định rõ thẩm quyền giám sát, kiểm tra, thanh tra DNNN.
- Phạm vi, nội dung, phương thức giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với DNNN.
- Hoàn thiện các quy định về xử lý vi phạm của các chủ thể có thẩm quyền quản lý và giám sát, kiểm tra, thanh tra DNNN.
- Hoàn thiện các quy định về công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong tổ chức, hoạt động của DNNN và trong hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra DNNN.
- Sửa đổi, bổ sung quy định về việc tiếp nhận, xử lý thông tin, phản ánh khiếu nại, tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong DNNN.
2. Tăng cường trách nhiệm và sự phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong giám sát, kiểm tra, thanh tra DNNN
a) UBND tỉnh thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các cơ quan khác có liên quan thực hiện việc giám sát chặt chẽ, thường xuyên kiểm tra hoạt động của 02 DNNN thuộc thẩm quyền quản lý, đặc biệt là giám sát, kiểm tra giai đoạn chuẩn bị phê duyệt, thực hiện dự án đầu tư có nguồn vốn của nhà nước; định kỳ đánh giá việc thực hiện các dự án đầu tư này của doanh nghiệp và chịu trách nhiệm liên đới nếu thực hiện không đầy đủ trách nhiệm theo chức năng, nhiệm vụ được giao khi xảy ra vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.
b) Các Sở, ban, ngành tỉnh theo chức năng khi ban hành kế hoạch kiểm tra, thanh tra phải xác định rõ DNNN là đối tượng kiểm tra, thanh tra; đồng thời xác định phạm vi, nội dung kiểm tra, thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào nội dung thiếu sót, hạn chế của DNNN phát hiện trong quá trình giám sát.
Thanh tra các Sở, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra đối với 02 DNNN do UBND tỉnh là đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm gửi dự thảo kế hoạch kiểm tra, thanh tra hàng năm về Thanh tra tỉnh để rà soát, xử lý chồng chéo, trùng lặp. Trường hợp phát hiện có chồng chéo, trùng lặp thì Thanh tra tỉnh tổ chức thống nhất với các cơ quan để quyết định cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp thực hiện kiểm tra, thanh tra.
Trường hợp phát hiện có chồng chéo, trùng lặp giữa các cơ quan có thẩm quyền của tỉnh và cơ quan Trung ương, Chánh Thanh tra tỉnh có văn bản đề nghị phối hợp với Chánh Thanh tra Bộ quản lý ngành, lĩnh vực phát sinh chồng chéo, trùng lặp để xử lý. Trường hợp không thống nhất, Chánh Thanh tra tỉnh báo cáo Thanh tra Chính phủ để xử lý.
c) Bên cạnh công tác thanh tra, Thanh tra Sở và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thực hiện việc kiểm tra thường xuyên, định kỳ đối với DNNN về việc tuân thủ pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
d) UBND tỉnh thông qua chế độ báo cáo của các cơ quan thực hiện thường xuyên việc giám sát DNNN, nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm cần kiểm tra, thanh tra đột xuất thì chỉ đạo thành lập đoàn kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. Trường hợp nội dung kiểm tra, thanh tra liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực thì thành lập đoàn kiểm tra, thanh tra liên ngành. Các cơ quan được yêu cầu cử người tham gia phải đảm bảo chất lượng của người được cử và tạo điều kiện cho người được cử tham gia đoàn liên ngành hoạt động xuyên suốt, hiệu quả.
đ) Trong quá trình kiểm tra, thanh tra nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì người ra quyết định kiểm tra, thanh tra có trách nhiệm chuyển hồ sơ vụ việc sang Cơ quan điều tra theo quy định của pháp luật và phối hợp trong điều tra, xử lý vụ việc.
e) Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra chịu trách nhiệm về nội dung kết luận kiểm tra, thanh tra đối với DNNN; việc lấy ý kiến đối với dự thảo kết luận kiểm tra thanh tra chỉ thực hiện khi cần thiết; kết luận kiểm tra, thanh tra phải chỉ rõ tập thể, cá nhân vi phạm, mức độ trách nhiệm và biện pháp xử lý cụ thể.
g) UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan thanh tra và các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định từ hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra DNNN; kịp thời thông tin về tình hình triển khai thực hiện, những vướng mắc và biện pháp tháo gỡ.
3. Kiện toàn tổ chức; nâng cao đạo đức công vụ, năng lực chuyên môn và trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền giám sát, kiểm tra, thanh tra DNNN
a) Tiếp tục rà soát, kiện toàn cơ cấu tổ chức cơ quan thanh tra; bố trí đội ngũ công chức tham mưu giám sát, thanh tra, kiểm tra đối với DNNN có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, có chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực quản lý tài chính ngân sách, vốn, đầu tư, doanh nghiệp; áp dụng vào công tác tuyển dụng, bố trí điều động và công khai rộng rãi điều kiện tiêu chuẩn, vị trí chức danh và có chế độ đãi ngộ của công chức thực hiện nhiệm vụ giám sát trực tiếp DNNN.
b) Tăng cường tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ về quản lý sử dụng vốn, tài sản trong DNNN và công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra cho cán bộ công chức trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giám sát, kiểm tra, thanh tra và người giữ chức danh lãnh đạo, quản lý trong DNNN.
c) Tăng cường đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các chủ thể có thẩm quyền quản lý DNNN và giám sát, kiểm tra, thanh tra DNNN.
4. Thực hiện minh bạch, trách nhiệm giải trình và ứng dụng công nghệ thông tin trong giám sát, kiểm tra, thanh tra DNNN
a) Thực hiện minh bạch hoạt động của DNNN và hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra DNNN.
b) DNNN thực hiện nghiêm túc việc công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật PCTN và các quy định pháp luật chuyên ngành khác; bảo đảm kịp thời, đầy đủ, chính xác và chịu trách nhiệm về nội dung thông tin được công khai.
c) UBND tỉnh công khai, minh bạch kịp thời, đầy đủ thông tin về hoạt động giám sát kiểm tra, thanh tra đối với DNNN theo quy định pháp luật; ưu tiên công khai trên Cổng thông tin điện tử, trừ các nội dung thuộc bí mật nhà nước. Các nội dung công khai bao gồm: Báo cáo tự giám sát của DNNN; kết quả giám sát đầu tư và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các dự án đầu tư của DNNN; kết quả giám sát, kiểm tra, thanh tra tài chính đối với DNNN; kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định từ hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra DNNN.
Các Sở, ban, ngành tỉnh được giao thực hiện hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với DNNN phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh tham mưu UBND tỉnh thực hiện việc công khai những nội dung trên theo quy định pháp luật; đồng thời công khai nội dung được giao giám sát, kiểm tra, thanh tra DNNN trên Trang thông tin điện tử của cơ quan mình.
d) Trong trường hợp cần thiết, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành tỉnh được giao thực hiện việc giám sát, kiểm tra, thanh tra DNNN có trách nhiệm giải trình trước UBND tỉnh về việc xây dựng kế hoạch; quá trình tiến hành giám sát, kiểm tra, thanh tra; việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định từ hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra theo quy định của pháp luật.
đ) Thủ trưởng các Sở, ban, ngành tỉnh được giao thực hiện việc giám sát, kiểm tra, thanh tra DNNN có trách nhiệm giải trình về kết luận, kiến nghị, quyết định, hành vi của mình khi có yêu cầu của DNNN và các chủ thể có liên quan bị tác động bởi kết luận, kiến nghị, quyết định, hành vi đó theo quy định về trách nhiệm giải trình trong Luật PCTN.
e) Ứng dụng CNTT trong việc công khai thông tin về hoạt động của DNNN và hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra DNNN.
5. Phát huy vai trò của xã hội trong hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước
a) UBND tỉnh và các Sở, ban, ngành tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ phân công cho đầu mối tiếp nhận các thông tin, phản ánh, khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong DNNN; kịp thời xử lý các thông tin và xử lý theo quy định pháp luật.
b) Tăng cường đối thoại, chia sẻ thông tin giữa UBND tỉnh với các tổ chức chính trị - xã hội, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, cơ quan báo chí về những nội dung liên quan đến hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra DNNN theo quy định pháp luật. Các Sở ban, ngành tỉnh được giao thực hiện việc giám sát, kiểm tra, thanh tra DNNN phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh tham mưu UBND tỉnh thực hiện nội dung này theo quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin theo quy định pháp luật.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1) Các Sở, ban, ngành tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình tổ chức thực hiện một số nội dung như sau:
a) Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện kế hoạch này phù hợp với điều kiện thực tiễn bảo đảm trọng tâm, trọng điểm; lồng ghép thực hiện kế hoạch với các kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương và kế hoạch sản xuất - kinh doanh của DNNN.
b) Tăng cường phối hợp có hiệu quả giữa hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra DNNN từ bên ngoài với hoạt động kiểm soát nội bộ DNNN nhằm phòng ngừa, phát hiện xử lý hành vi vi phạm pháp luật, tham nhũng, tiêu cực trong doanh nghiệp nhà nước.
c) Chủ động cân đối, bố trí kinh phí bảo đảm thực hiện kế hoạch trong dự toán chi thường xuyên được giao hàng năm và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
d) Lồng ghép kết quả thực hiện Đề án vào báo cáo kết quả công tác thanh tra (kết quả giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với DNNN), giải quyết khiếu nại tố cáo (kết quả tiếp nhận, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong DNNN thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh) và công tác PCTN (kết quả thực hiện quy định về công khai, minh bạch hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra DNNN) định kỳ về Thanh tra tỉnh để tổng hợp.
đ) Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu UBND tỉnh thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát hoạt động đối với 02 DNNN thuộc tỉnh; bảo đảm bám sát quá trình, kết quả chấp hành chính sách pháp luật của DNNN kịp thời phát hiện dấu hiệu bất thường trong DNNN để kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo kiểm tra, thanh tra theo quy định.
2) Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Tây Ninh và Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi Tây Ninh tổ chức thực hiện một số nội dung như sau:
a) Chấp hành nghiêm túc quy định pháp luật chuyên ngành trong sản xuất kinh doanh, quy định pháp luật giải quyết khiếu nại tố cáo và PCTN; thực hiện tốt công tác công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của Công ty theo quy định pháp luật.
b) Tiến hành rà soát, sửa đổi hoặc ban hành mới quy chế tiếp nhận, giải quyết khiếu nại tố cáo thuộc thẩm quyền của Công ty theo quy định pháp luật; gửi Thanh tra tỉnh xem xét, kiến nghị điều chỉnh những nội dung chưa phù hợp (nếu có).
c) Thủ trưởng Công ty tổ chức giám sát, kiểm tra nội bộ thường xuyên; bảo đảm hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty đạt ổn định, chấp hành nghiêm túc quy định pháp luật chuyên ngành trong quá trình hoạt động; chủ động phát hiện sai sót, hạn chế để chấn chỉnh, khắc phục; chuyển hồ sơ sang Cơ quan điều tra nếu có dấu hiệu tội phạm và chịu trách nhiệm khi để phát sinh sai phạm, trừ trường hợp được miễn, giảm trách nhiệm theo quy định pháp luật.
d) Phối hợp với cơ quan được giao nhiệm vụ giám sát, kiểm tra, thanh tra; không cản trở, gây khó khăn với cơ quan thẩm quyền trong quá trình thực hiện việc giám sát, kiểm tra, thanh tra.
3) Thanh tra tỉnh chủ trì theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn và tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch này; phối hợp Thanh tra Chính phủ thực hiện một số nội dung khi có chỉ đạo, yêu cầu; thực hiện chức năng thanh tra đối với DNNN, nhất là khi có dấu hiệu sai phạm theo thẩm quyền; trực tiếp hướng dẫn Thanh tra các Sở, cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra đối với DNNN theo Nghị định số 49/2014/NĐ-CP ngày 20/5/2014 của Chính phủ và Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
4) Đề nghị Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội quán triệt với hội viên, đoàn viên của mình trong việc thực hiện chức năng phản biện xã hội, giúp cơ quan Nhà nước phát hiện những dấu hiệu bất thường trong hoạt động của DNNN thuộc tỉnh, làm cơ sở chấn chỉnh, xử lý theo quy định pháp luật.
Đề nghị Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và DNNN căn cứ nội dung Kế hoạch này để triển khai thực hiện./.
|
KT.
CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.