ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 153/KH-UBND |
Thừa Thiên Huế, ngày 14 tháng 8 năm 2018 |
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 76/NQ-CP NGÀY 18/6/2018 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai; Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết 76/NQ-CP trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế như sau:
1. Mục đích:
a) Công tác phòng, chống thiên tai phải được xem là nhiệm vụ chiến lược, vừa cấp thiết vừa lâu dài; phải được thường xuyên quan tâm thực hiện có hiệu quả; phòng, chống thiên tai là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, là trách nhiệm của người đứng đầu địa phương và của toàn dân, toàn xã hội. Đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của cấp ủy đảng, sự quản lý của chính quyền các cấp; phát huy vai trò, trách nhiệm của Mặt trận và các đoàn thể.
b) Phòng, chống thiên tai thực hiện theo hướng quản lý rủi ro tổng hợp theo lưu vực, liên vùng, liên ngành; xây dựng các quy hoạch, kế hoạch, dự án đầu tư xây dựng công trình phải đánh giá đầy đủ các tác động làm gia tăng rủi ro thiên tai.
c) Phòng, chống thiên tai phải lấy phòng ngừa là chính, thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ” gắn với xây dựng cộng đồng an toàn, nông thôn mới.
d) Kết hợp giải pháp công trình và phi công trình, theo hướng đa mục tiêu; khôi phục, tái thiết sau thiên tai đảm bảo tính bền vững và yêu cầu xây dựng lại tốt hơn; tăng cường ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ kết hợp với kế thừa những kinh nghiệm truyền thống.
đ) Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào lĩnh vực phòng, chống thiên tai.
e) Bảo đảm thực thi các cam kết quốc tế về phòng, chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai mà Việt Nam tham gia.
2. Yêu cầu:
a) Quán triệt sâu sắc và tuyên truyền rộng rãi trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Nghị quyết số 76/NQ-CP. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể; nêu cao trách nhiệm, tinh thần tự giác của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và mỗi người dân trong việc thực hiện phòng, chống thiên tai. Việc tổ chức nghiên cứu, quán triệt phải nghiêm túc, thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức.
b) Cụ thể hóa để thực hiện đầy đủ, toàn diện và đồng bộ các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Nghị quyết số 76/NQ-CP .
c) Các cơ quan phụ trách phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn từ tỉnh đến cơ sở chủ động tham mưu với cấp ủy đảng, chính quyền các cấp xây dựng, cụ thể hóa thành kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết 76/NQ-CP .
1. Mục tiêu:
Nâng cao năng lực, chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm tổn thất về người và tài sản của nhà nước và của nhân dân; tạo điều kiện phát triển bền vững, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và từng bước xây dựng cộng đồng, xã hội an toàn trước thiên tai.
2. Các chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2025:
- Giảm 30% thiệt hại về người đối với các loại hình thiên tai có cường độ, quy mô tương đương đã xảy ra trong giai đoạn 2015-2020.
- 100% chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức và hộ gia đình trên toàn tỉnh được tiếp nhận đầy đủ thông tin về thiên tai.
- 100% lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai được đào tạo, tập huấn, phổ biến kỹ năng về phòng, chống thiên tai, đặc biệt là với các loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra trên địa bàn.
- Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai.
- Nâng cao khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng, công trình phòng chống thiên tai, nhất là đê điều, hồ đập, khu neo đậu tránh trú bão, đảm bảo an toàn với tần suất thiết kế và thích ứng với các tác động mới của thiên tai.
- Chủ động trong dự báo, cảnh báo, phòng, chống lũ quét, sạt lở đất tại những khu vực dân cư tập trung và trọng điểm về kinh tế xã hội; 100% các khu vực ngầm tràn thường xuyên bị ngập sâu được lắp đặt các thiết bị cảnh báo.
- 100% số hộ dân thuộc khu vực đông dân cư thường xuyên xảy ra thiên tai có nơi ở đảm bảo an toàn.
a) Thể chế, chính sách:
- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo đồng bộ, đáp ứng, yêu cầu thực tiễn và phù hợp thông lệ quốc tế; có chế tài để thực thi hiệu quả các quy định pháp luật trong phòng, chống thiên tai, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước.
- Ban hành chính sách cụ thể thúc đẩy xã hội hóa khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia phòng chống thiên tai, nhất là trong nghiên cứu ứng dụng, khoa học, đầu tư xây dựng công trình, cung cấp dịch vụ công và bảo hiểm rủi ro thiên tai.
- Áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định đầu tư xây dựng công trình hạ tầng đảm bảo an toàn trước thiên tai.
b) Tổ chức, bộ máy:
- Kiện toàn, nâng tầm hoạt động của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp, tăng cường trách nhiệm cá nhân của thành viên của Ban Chỉ huy trong thực hiện nhiệm vụ được phân công.
- Kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về phòng, chống thiên tai các cấp theo hướng đồng bộ, thống nhất, chuyên nghiệp, trên cơ sở sắp xếp lại các tổ chức hiện có, đảm bảo tinh gọn, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phòng, chống thiên tai trong tình hình mới trên nguyên tắc không tăng thêm đầu mối và biên chế.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống thiên tai các cấp từ tỉnh đến cơ sở theo hướng chuyên nghiệp, thường xuyên được đào tạo, tập huấn để nâng cao kỹ năng nghiệp vụ.
c) Cơ sở hạ tầng:
- Đầu tư, nâng cao năng lực, khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng, củng cố, nâng cấp hệ thống kè chống sạt lỡ bờ sông, đê phá, đê biển, hồ chứa nước, khu neo đậu tàu thuyền trú tránh bão; kịp thời sửa chữa, khắc phục sự cố đê điều, hồ đập, các công trình phòng chống thiên tai; nâng cao khả năng tiêu thoát nước, quản lý chặt chẽ, hạn chế việc san lấp ao, hồ, triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án chống ngập úng đô thị tại thành phố Huế, dự án thuộc Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh,...
- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm tiếp nhận, xử lý thông tin kịp thời, hỗ trợ ra quyết định phục vụ công tác chỉ đạo, chỉ huy ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, trước hết là trung tâm chỉ đạo, điều hành cấp cấp tỉnh, cấp huyện, từng bước hiện đại hóa.
- Đầu tư hiện đại hóa, tự động hóa hệ thống quan trắc, cơ sở hạ tầng nhằm nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai; đẩy mạnh xã hội hóa một số hoạt động khí tượng thủy văn, xây dựng hệ thống quan trắc chuyên dùng phòng, chống thiên tai.
d) Thông tin, truyền thông, đào tạo:
- Đầu tư trang thiết bị phù hợp với từng khu vực, nhất là tại cơ sở, đảm bảo thông tin dự báo, cảnh báo, chỉ đạo điều hành ứng phó thiên tai của cơ quan chỉ đạo phòng chống thiên tai các cấp chính quyền đến được với người dân, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Phổ biến kiến thức về phòng, chống thiên tai trong nhà trường, nhất là cấp tiểu học và trung học cơ sở. Tổ chức tập huấn, truyền thông, đào tạo nâng cao nhận thức, hướng dẫn kỹ năng ứng phó các tình huống thiên tai phù hợp với đặc thù các vùng, miền.
đ) Nguồn lực tài chính:
- Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính cho công tác phòng, chống thiên tai để chủ động trong xây dựng kế hoạch hàng năm và xử lý khi có tình huống bất thường, nhất là xử lý khẩn cấp sự cố công trình sau thiên tai; đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích, tạo thuận lợi cho khu vực tư nhân tham gia vào cung cấp dịch vụ liên quan đến hoạt động khí tượng thủy văn và phòng, chống thiên tai.
- Sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư, dự phòng ngân sách cho phòng chống thiên tai; nghiên cứu hoàn thiện các quy định liên quan đến quỹ phòng, chống thiên tai và bảo hiểm rủi ro thiên tai, quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam để sử dụng linh hoạt, hiệu quả, kịp thời phục vụ công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai.
c) Khoa học công nghệ: Ưu tiên ứng dụng khoa học công nghệ trong quan trắc theo dõi, giám sát, chỉ đạo điều hành, ứng phó thiên tai. Tập trung ứng dụng công nghệ viễn thám, tin học, tự động hóa, trực tuyến trong quan trắc, giám sát, quản lý, khai thác, dự báo, truyền cơ sở dữ liệu và vận hành ứng phó theo thời gian thực; ứng dụng vật liệu mới, giải pháp mới trong phòng, chống thiên tai.
g) Hợp tác quốc tế: Đẩy mạnh hợp tác, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn với các địa phương, quốc gia trong khu vực. Tranh thủ sự ủng hộ, hỗ trợ của quốc tế trong phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai.
h) Một số giải pháp trọng tâm đối với các vùng miền:
- Miền núi và vùng gò đồi: Xác định khu vực nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét để triển khai đồng bộ các giải pháp công trình, phi công trình, tổ chức thông tin cảnh báo, dự báo, điều chỉnh sản xuất nhằm hạn chế thiệt hại về người, đảm bảo sinh kế bền vững phù hợp với tập quán từng khu vực.
Xây dựng công trình cấp nước, trữ nước để đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt. Tăng cường giám sát, dự báo nguồn nước; tổ chức vận hành hiệu quả các hệ thống thủy lợi để trữ nước ngọt; đẩy mạnh sử dụng các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho lúa và cây trồng cạn.
- Đồng bằng lưu vực sông Hương và các lưu vực sông khác: Xây dựng, rà soát, cập nhật kế hoạch quản lý lũ tổng hợp cho lưu vực sông; xử lý công trình hạ tầng (vật kiến trúc, đường giao thông) gây cản trở thoát lũ, tăng ngập lụt. Quản lý chặt chẽ quy hoạch phòng chống lũ, quy hoạch thủy lợi, quy hoạch sử dụng đất. Nâng cao mức bảo đảm an toàn chống lũ cho hệ thống đê sông, hồ chứa nước xung yếu.
- Vùng ven biển và đầm phá: Tập trung nâng cao năng lực ứng phó lũ lớn, bão mạnh và siêu bão; Đảm bảo an toàn đê diều, quản lý chặt chẽ quy hoạch phòng chống lũ, quy hoạch đê điều, quy hoạch thủy lợi, quy hoạch sử dụng đất.
a) Các sở, ban, ngành:
- Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh:
+ Rà soát, kiện toàn cơ quan thường trực, tham mưu về phòng, chống thiên tai các cấp đảm bảo tinh gọn, chuyên nghiệp, hoạt động hiệu quả, đáp ứng yêu cầu công tác phòng, chống thiên tai theo quy định của pháp luật.
+ Nâng cao năng lực đội ngũ, tăng cường cơ sở vật chất của cơ quan chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai các cấp; chỉ đạo xây dựng cơ sở dữ liệu, hiện đại hóa các công cụ hỗ trợ điều hành theo thời gian thực đáp ứng yêu cầu ứng phó kịp thời, chính xác, hiệu quả. Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc xây dựng, cập nhật kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp, phương án ứng phó thiên tai theo từng cấp độ rủi ro thiên tai.
+ Đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc đưa nội dung phòng, chống thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và kế hoạch phát triển của các sở, ban, ngành; kiểm soát việc đầu tư công trình hạ tầng để hạn chế làm gia tăng rủi ro thiên tai.
+ Chỉ đạo rà soát, kiểm tra, xây dựng phương án đảm bảo an toàn công trình phòng, chống thiên tai, đê điều, hồ đập trước mùa mưa lũ hàng năm. Tổ chức theo dõi công tác khắc phục hậu quả, phục hồi sau thiên tai; chỉ đạo, kiểm tra giám sát và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả trong sử dụng nguồn lực hỗ trợ, phục hồi tái thiết sau thiên tai.
+ Triển khai xây dựng tỉnh điển hình về phòng chống thiên tai; đôn đốc, kiểm tra, giám sát xây dựng huyện/xã điển hình về phòng chống thiên tai.
+ Chỉ đạo các hồ chứa nước đầu nguồn về các thông tin xả lũ, điều tiết nước để phục vụ sản xuất, chống xâm nhập mặn và kịp thời thông báo đến các địa phương và nhân dân nắm bắt thông tin.
+ Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra an toàn hồ đập, sức chịu tải của các công trình hạ tầng kỹ thuật phía hạ du và tình hình dân cư sinh sống ở hạ du các hồ chứa để đảm bảo an toàn công trình và an toàn cho nhân dân khi vận hành điều tiết hồ chứa.
+ Có kế hoạch tàng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên của Văn phòng nhằm đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, nhất là sau khi tiếp nhận và quản lý hệ thống quản lý vận hành hồ chứa do Chính phủ Nhật Bản tài trợ; tập trung xây dựng và áp dụng các công cụ quản lý tiên tiến như phần mềm theo dõi thủy văn, các bản đồ số hóa về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
+ Đề xuất với Sở Tài chính tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí đủ kinh phí cho hoạt động thường xuyên của Văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; phối hợp nghiên cứu triển khai áp dụng Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21/3/2017 của Chính phủ Quy định tổ chức và hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn và Thông tư số 31/2017/TT-BNNPTNT ngày 29/12/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh, trong đó có chế độ làm thêm đến 300 giờ/năm và chế độ tiền ăn thêm khi trực đêm (bắt đầu từ 22 giờ).
+ Làm việc với các đơn vị liên quan kết nối vào hệ thống quan sát hình ảnh (camera) của dự án đô thị thông minh, camera các hồ chứa thủy lợi, thủy điện và các dữ liệu camera khác có liên quan đến hoạt động thủy lợi trên địa bàn tỉnh. Nghiên cứu bố trí camera quan sát tại các khu vực cần theo dõi diễn biến lũ như: đập Đá, cầu vượt Thủy Dương,... để thuận lợi cho công tác theo dõi, chỉ đạo, điều hành; thiết lập cơ sở dữ liệu GIS về phòng, chống thiên tai trên hệ thống GlSHue để phục vụ công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh:
+ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh là cơ quan thường trực công tác ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; là lực lượng chủ lực trong công tác này theo chức năng được phân công, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng Bộ Quốc phòng, Ủy Ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn và các ngành có liên quan, rà soát lại các phương án để chuẩn bị sẵn sàng phương tiện và lực lượng cho công tác tìm kiếm cứu nạn, ứng cứu và xử lý kịp thời các tình huống khẩn cấp về thiên tai, cứu hộ hồ chứa và khắc phục hậu quả lụt, bão, các loại thiên tai khác.
+ Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp với chính quyền các địa phương ven biển kiểm tra chặt chẽ việc trang bị các thiết bị thông tin liên lạc, phương tiện đảm bảo an toàn cho tàu thuyền và ngư dân hoạt động trên biển theo quy định; khi có tin áp thấp nhiệt đới, bão tổ chức bắn pháo hiệu cảnh báo kêu gọi tàu thuyền, nắm chắc số lượng, vị trí tàu thuyền trên biển, hướng dẫn di chuyển đến nơi an toàn; phối hợp với Trung tâm phối hợp Tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực II, Vùng 3 Hải quân, Cảnh sát biển 2, Cảng vụ hàng hải Thừa Thiên Huế thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn xảy ra trên biển.
+ Xây dựng phương án chủ động, sẵn sàng lực lượng, phương tiện ứng phó kịp thời, hiệu quả các tình huống sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; thường xuyên kiểm tra, rà soát nhân lực và các vật tư, phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; tổ chức tập huấn, huấn luyện cho lực lượng làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn.
+ Xây dựng kế hoạch phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng để phát huy sức mạnh tổng hợp, chủ động phòng chống, đối phó kịp thời với mọi tình huống thiên tai xảy ra, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản; sơ tán người dân khẩn cấp ra khỏi những vùng nguy hiểm do thiên tai.
+ Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đến năm 2020 theo kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ; tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn.
+ Chủ trì, phối hợp với các đơn vị chỉ đạo, tổ chức xây dựng và củng cố lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai ở cấp xã với nòng cốt là dân quân tự vệ nhằm nâng cao năng lực dân sự trong ứng phó thiên tai tại cơ sở; hoàn thành trong năm 2020.
- Công an tỉnh:
+ Triển khai có hiệu quả Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy; thường xuyên đầu tư trang bị, nâng cấp phương tiện, trang thiết bị, tập huấn, huấn luyện, diễn tập để nâng cao năng lực cho lực lượng phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
+ Chỉ đạo lực lượng công an các đơn vị, địa phương phối hợp với các đơn vị chức năng kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về đê điều, phòng chống thiên tai, môi trường, tài nguyên nước, tập trung xử lý, ngăn chặn tình trạng khai thác cát sỏi và lập bến bãi tập kết trái phép, lấn chiếm lòng sông, bãi sông.
+ Sẵn sàng phương án đảm bảo an ninh trật tự, cứu nạn, cứu hộ, an toàn giao thông, tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả khi xảy ra tình huống thiên tai; chỉ đạo các lực lượng của ngành phối hợp với quân đội và chính quyền địa phương thực hiện việc sơ tán người dân khẩn cấp ra khỏi những vùng nguy hiểm, tham gia cứu hộ, cứu nạn và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
+ Rà soát, hoàn thiện Kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp tỉnh giai đoạn 2018-2020, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt trong năm 2018; cập nhật, rà soát, bổ sung và kiểm tra thực hiện phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão.
+ Quản lý chặt chẽ, triển khai thực hiện kế hoạch thu, chi Quỹ phòng chống thiên tai, bảo đảm thu đúng, thu đủ, sử dụng hiệu quả cho công tác phòng, chống thiên tai.
+ Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách đẩy mạnh xã hội hóa trong đầu tư, quản lý, khai thác đê điều, hồ đập, công trình phòng chống thiên tai, gắn với phát triển kinh tế - xã hội trình cấp thẩm quyền xem xét, quyết định.
+ Áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong xây dựng đê điều, hồ đập, công trình phòng, chống thiên tai nhằm bảo đảm an toàn trước thiên tai.
+ Phối hợp với các bộ, ngành Trung ương hoàn thành Dự án tổng thể di dời dân cư khẩn cấp phòng tránh lũ quét, sạt lở đất trình Thủ tướng Chính phủ.
+ Phối hợp với các cơ quan tổ chức nghiên cứu, hướng dẫn, phổ biến các giải pháp, mô hình công trình và phi công trình hiệu quả với chi phí phù hợp để phòng, chống lũ, bão, lũ quét, sạt lở bờ sông, bờ biển. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện phương châm “4 tại chỗ” trong phòng, chống thiên tai và xây dựng cộng đồng an toàn gắn với xây dựng nông thôn mới.
+ Chỉ đạo tu bổ, nâng cấp đê điều, hồ đập, đẩy nhanh xây dựng khu neo đậu tránh trú bão, chương trình chống sạt lỡ bờ sông, bờ biển.
+ Hướng dẫn, kiểm tra các địa phương nâng cao năng lực cơ quan thường trực phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh và đội ngũ làm công tác phòng, chống thiên tai các cấp; đẩy mạnh truyền thông, nâng cao kiến thức và kỹ năng ứng phó trong phòng chống thiên tai; hiện đại hóa thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị bảo đảm an toàn và giám sát tàu thuyền hoạt động trên biển.
+ Chỉ đạo chuyển đổi sản xuất thích ứng với thiên tai, biến đổi khí hậu; ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, tưới, tiêu, cấp nước.
+ Phối hợp triển khai hoàn thành Dự án “Vận hành hồ chứa nước trong tình huống khẩn cấp và quản lý lũ hiệu quả bằng hệ thống thông tin quản lý thiên tai toàn diện” giai đoạn 2017-2020 do JICA tài trợ; dự án “Tăng cường khả năng chống chịu của các cộng đồng ven biển dễ bị tổn thương bởi những tác động liên quan đến biến đổi khí hậu ở Việt Nam” giai đoạn 2017-2021 do Quỹ khí hậu xanh tài trợ không hoàn lại thông qua Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP).
+ Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong phòng chống thiên tai.
- Sở Nội vụ:
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh và các cơ quan liên quan rà soát, thống nhất hướng dẫn việc kiện toàn tổ chức cơ quan phụ trách phòng, chống thiên tai đảm bảo tinh gọn, hoạt động hiệu quả, đáp ứng yêu cầu công tác phòng, chống thiên tai theo nguyên tắc không tăng thêm đầu mối.
Hướng dẫn, nghiên cứu các chế độ, chính sách hỗ trợ cho lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Tiếp tục cân đối đề xuất nguồn vốn trong kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn 2016-2020 và rà soát kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 -2025 để thực hiện một số nhiệm vụ phòng, chống thiên tai cấp bách như: đầu tư khắc phục sự cố, nâng cấp đê điều, hồ đập, xử lý sạt lở, di dân khẩn cấp, xây dựng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền, đầu tư cơ sở vật chất cơ quan tham mưu chỉ đạo phòng chống thiên tai. Đồng thời tranh thủ, vận động các nhà tài trợ tiếp tục hỗ trợ cho công tác phòng, chống thiên tai; triển khai các dự án Luxembourg, Dự án Phát triển đô thị loại 2 (các đô thị xanh).
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức lồng ghép hiệu quả nội dung phòng, chống thiên tai trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các ngành, các cấp.
- Sở Tài chính: Ưu tiên bố trí nguồn vốn dự phòng ngân sách cho khắc phục hậu quả thiên tai. Cân đối nguồn lực để kịp thời hỗ trợ khắc phục thiên tai theo quy định; xử lý khẩn cấp sự cố đê điều, hồ đập, công trình phòng chống thiên tai, di dời dân cư khẩn cấp phòng chống lũ quét, sạt lở đất,... theo chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
Tham mưu bố trí đủ kinh phí cho hoạt động thường xuyên của Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; kinh phí triển khai thực hiện các hoạt động tuyên truyền để nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng theo Quyết định số 1002/QĐ-TTg ngày 13/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
Rà soát các chính sách hỗ trợ vùng thường xuyên bị thiên tai; tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định thay thế Quyết định số 09/2014/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh về quy định chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh theo quy định của Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ.
- Sở Tài nguyên và Môi trường:
+ Chỉ đạo, hướng dẫn triển khai, kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định pháp luật về xây dựng trạm khí tượng thủy văn đối với các hạng mục công trình phải thực hiện quan trắc khí tượng thủy văn theo Luật Khí tượng thủy văn.
+ Đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, nhất là trong công tác quan trắc, cảnh báo sớm; xây dựng các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống quan trắc, giám sát, cung cấp dịch vụ về khí tượng thủy văn.
+ Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Viện Vật lý địa cầu để tiếp nhận thông tin về động đất, sóng thần, thông tin kịp thời cho Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ban, ngành và địa phương để triển khai các biện pháp phòng tránh.
+ Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tính toán cân bằng nước, xác định khả năng cung, cầu nước ở từng khu vực làm cơ sở cho các địa phương xây dựng, điều chỉnh kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phù hợp.
- Cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng chi tiết trên địa bàn tỉnh làm cơ sở để rà soát, xây dựng phương án ứng phó; triển khai các chương trình, dự án nâng cao nhận thức, năng lực thích ứng biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai.
+ Tăng cường kiểm tra, quản lý chặt chẽ việc khai thác tài nguyên, khoáng sản, đặc biệt là việc quản lý khai thác cát, sỏi lòng sông, ven biển tại những khu vực có nguy cơ làm gia tăng rủi ro thiên tai.
- Kịp thời đề xuất điều chỉnh, bổ sung quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông, đảm bảo vận hành an toàn, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, khai thác hiệu quả tài nguyên nước.
- Sở Công Thương:
+ Chỉ đạo các chủ hồ chứa thủy điện thực hiện nghiêm quy định về quản lý an toàn đập, quy trình vận hành hồ chứa, liên hồ chứa; báo cáo, cung cấp đầy đủ, kịp thời theo thời gian thực thông tin về hồ chứa, vận hành hồ chứa cho cơ quan dự báo, chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai theo quy định; nâng cao năng lực cán bộ đáp ứng yêu cầu vận hành; xây dựng công cụ tính toán, giám sát phục vụ công tác vận hành hồ và cảnh báo lũ cho vùng hạ du.
+ Chỉ đạo đảm bảo an toàn trước thiên tai đối với khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản; xây dựng phương án dự phòng, khôi phục nhanh hệ thống điện sau thiên tai để phục vụ công tác khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất, phục vụ dân sinh.
+ Chỉ đạo dự trữ hàng hóa thiết yếu, chú trọng khu vực thường xuyên bị thiên tai, nhất là vùng sâu, vùng xa; phối hợp với các địa phương thực hiện tốt việc dự phòng tại chỗ khi thiên tai xảy ra; xây dựng phương án ổn định thị trường sau thiên tai. Nghiên cứu, đề xuất cơ chế để huy động hàng hóa của doanh nghiệp cho khắc phục hậu quả thiên tai phù hợp với thực tế hiện nay.
- Sở Giao thông vận tải:
+ Chỉ đạo thực hiện phát triển giao thông vận tải phù hợp với chiến lược và kế hoạch phòng, chống thiên tai, hạn chế làm gia tăng rủi ro thiên tai, nhất là ngập lụt, sạt lở.
+ Chỉ đạo xây dựng, triển khai phương án đảm bảo an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không trong mùa mưa bão.
+ Chuẩn bị đầy đủ vật tư dự trữ, phương tiện và lực lượng sẵn sàng khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông luôn thông suốt khi có sự cố, thiên tai.
+ Chỉ đạo quản lý chặt chẽ hoạt động của các phương tiện vận tải, nhất là các phương tiện vận tải khách, đảm bảo an toàn giao thông trước, trong khi thiên tai xảy ra; có phương án chống va, trôi tàu thuyền ảnh hưởng đến an toàn các công trình cầu đường bộ, đường sắt xung yếu trên địa bàn tỉnh.
+ Thường xuyên kiểm tra các khu vực đường xung yếu, các cầu yếu để đảm bảo giao thông thông suốt khi có sự cố do thiên tai; chuẩn bị đầy đủ vật tư dự phòng, chủ động bố trí lực lượng, phương tiện sẵn sàng khắc phục khi có sự cố, đảm bảo giao thông trong thời gian nhanh nhất.
+ Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các đơn vị quản lý, khai thác cảng, bến, luồng tàu, phương tiện vận tải đường thủy nội địa, nhất là trong mùa mưa bão và an toàn đối với phương tiện chở khách ngang sông; kiên quyết không cấp lệnh rời bến cho phương tiện khi không đảm bảo quy định.
- Sở Xây dựng:
+ Chủ trì kiểm tra đánh giá chất lượng công trình BTS, hệ thống ăng ten nhằm hạn chế các sự cố có thể xảy ra, đảm bảo an toàn cho công trình, tính mạng, tài sản của các tổ chức, cá nhân trước mùa mưa bão.
+ Chỉ đạo lập phương án đảm bảo an toàn đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật và có giải pháp bảo vệ, phòng ngừa, khắc phục sự cố khi xảy ra thiên tai.
+ Triển khai hướng dẫn chi tiết phân loại nhà an toàn với bão mạnh, siêu bão, chống lũ, sạt lở đất, lũ quét, phù hợp với đặc thù và tập quán từng vùng miền.
+ Rà soát quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan đến tiêu, thoát nước có tính tới tác động của biến đổi khí hậu; chỉ đạo địa phương rà soát quy hoạch, xây dựng kế hoạch nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước, chủ động triển khai các phương án, giải pháp khắc phục ngập úng khi mưa lớn, nhất là tại các đô thị.
+ Chủ trì phối hợp với các địa phương hoàn thành Chương trình nhà ở phòng tránh bão, lụt theo Quyết định số 48/QĐ-TT ngày 28/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ; kiểm tra hệ thống các cột an ten, nhà cao tầng, các công trình công cộng trước mùa mưa bão hàng năm.
- Sở Thông tin và Truyền thông:
+ Chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác truyền thông, tuyên truyền, đưa tin trong phòng, chống thiên tai. Xây dựng phương án đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ chỉ đạo, chỉ huy ứng phó với tình huống bão mạnh, siêu bão, lũ lớn.
+ Phối hợp với Sở Xây dựng kiểm tra đánh giá chất lượng công trình BTS, hệ thống ăng ten nhằm hạn chế các sự cố có thể xảy ra, đảm bảo an toàn cho công trình, tính mạng, tài sản của các tổ chức, cá nhân trước mùa mưa bão.
+ Chỉ đạo các cơ quan báo chí, phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh (TRT), Báo Thừa Thiên Huế đẩy mạnh công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về phòng chống thiên tai.
- Sở Khoa học và Công nghệ: Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào quản lý phòng, chống thiên tai thích ứng với biến đổi khí hậu; ứng dụng các giải pháp, công nghệ hiệu quả, phù hợp với điều kiện của tỉnh phục vụ giám sát, cảnh báo thiên tai, trọng tâm là mưa, lũ quét, sạt lở đất khu vực miền núi và sạt lở bờ sông, bờ biển; nghiên cứu, ứng dụng vật liệu mới, công nghệ tiên tiến, giải pháp mới trong phòng chống thiên tai; nghiên cứu, phát triển giống cây trồng có khả năng chịu hạn, mặn, úng ngập tốt hơn nhằm chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.
Tiếp tục theo dõi phương án ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân trên địa bàn tỉnh; phối hợp với các cơ quan Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện đề tài “Nghiên cứu đánh giá độ nguy hiểm động đất tỉnh Thừa Thiên Huế phục vụ quy hoạch phát triển vùng lãnh thổ, vận hành an toàn công trình thủy điện, thủy lợi và bảo tồn di tích văn hóa”.
- Sở Giáo dục và Đào tạo: Phối hợp với các cơ quan, đơn vị chuyên môn liên quan để tổ chức tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và học sinh về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu và phổ biến kiến thức, kỹ năng về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu trong trường học, nhất là cấp tiểu học và trung học cơ sở. Chỉ đạo xây dựng phương án đảm bảo an toàn cho học sinh, thiết bị, dụng cụ học tập và cơ sở hạ tầng giáo dục khi xảy ra tình huống thiên tai, đặc biệt là bão, mưa lũ, rét đậm, rét hại; đầu tư xây dựng trường học kết hợp điểm sơ tán dân đảm bảo yêu cầu an toàn khi xảy ra thiên tai.
+ Sở Lao động Thương binh và Xã hội: Tham mưu, hướng dẫn việc thực hiện chế độ, chính sách cứu trợ các đối tượng bị thiệt hại ở các địa phương vùng bị thiên tai; triển khai chương trình phòng chống tai nạn thương tích trẻ em.
+ Sở Văn hóa - Thể thao: Phối hợp với Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế kiểm tra, hướng dẫn gia cố đảm bảo an toàn các biển quảng cáo, kiên quyết tháo dở các biển trái phép, không đảm bảo an toàn.
+ Sở Du lịch: Chỉ đạo, thông báo đến Hiệp hội Du lịch, các doanh nghiệp du lịch, dịch vụ trên địa bàn tỉnh xây dựng phương án phòng, chống thiên tai đảm bảo an toàn cho khách và nhân viên trong thời gian thiên tai; chuẩn bị, dự trữ lương thực, thực phẩm, thuốc men và các nhu yếu phẩm thiết yếu khác, thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ” để chủ động đối phó với các tình huống bị chia cắt dài ngày. Nghiêm cấm việc đưa khách đến các khu vực nguy hiểm khi có thiên tai.
- Sở Y tế: Có phương án bảo đảm chăm sóc y tế, cấp cứu người bị nạn ở các vùng bị chia cắt, cô lập; tổ chức dự trữ đầy đủ thuốc chữa bệnh, hóa chất xử lý môi trường, dụng cụ cấp cứu; kiểm tra bảo đảm phòng ngừa dịch bệnh, môi trường; chỉ đạo, tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng sơ cứu cho lực lượng tại chỗ làm công tác cứu hộ, cứu nạn nhằm thực hiện có hiệu quả phương châm “4 tại chỗ”.
- Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế: Chỉ đạo công tác an toàn lưới điện trong mùa mưa bão, ưu tiên cấp điện cho các cơ quan chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai; các trạm quan trắc, cơ quan dự báo thiên tai; các trạm bơm, các cống đầu mối tiêu úng; các hồ chứa nước.
- Đài Khí tượng thủy văn tỉnh: Theo dõi tình hình khí tượng thủy văn diễn biến lũ, bão, thiên tai để ban hành các bản tin cảnh báo, dự báo, thông báo kịp thời phục vụ công tác phòng, chống thiên tai; vận hành các công trình hồ chứa nước
- Các chủ hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện:
+ Tổ chức quản lý, vận hành các công trình theo đúng quy trình; tăng cường kiểm tra để kịp thời gia cố, sửa chữa nhằm đảm bảo an toàn cho công trình và dân cư vùng hạ lưu.
+ Xây dựng Phương án phòng chống lụt bão bảo đảm an toàn đập; phương án phòng chống lũ lụt vùng hạ du; thành lập Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão công trình; xây dựng, rà soát và ký Quy chế phối hợp giữa Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh với các nhà máy thủy điện; có phương án dữ trữ vật tư, phương tiện tại các cụm công trình đầu mối.
- Ban Quản Iý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh: Tổ chức tuyên truyền cho các doanh nghiệp chủ động thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho các kho hàng, nhà xưởng trọng yếu; kiểm tra hệ thống cây xanh trong các Khu công nghiệp và Cụm công nghiệp để thực hiện tỉa cành, nhánh, xử lý các cây xanh có nguy cơ gẫy, đổ.
- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh (TRT), Báo Thừa Thiên Huế, các cơ quan truyền thông của địa phương thường xuyên đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, hướng dẫn kỹ năng để chủ động phòng, tránh, ứng phó thiên tai cho người dân; tăng cường cập nhật và phát tin kịp thời về tình hình thời tiết, diễn biến của mưa, bão, áp thấp nhiệt đới, xả lũ hồ chứa, triều cường,... cho toàn thể cộng đồng nhân dân trên địa bàn biết để có ý thức phòng tránh, hạn chế thiệt hại có thể xảy ra.
b) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế:
- Tổ chức triển khai Luật Phòng, chống thiên tai và các văn bản hướng dẫn đến các cấp, ngành, đặc biệt là cấp cơ sở (xã, thôn, bản, tổ dân phố...). Chủ động xây dựng kế hoạch phòng, chống và phương án ứng phó tương ứng từng loại hình, cấp độ rủi ro thiên tai, trong đó đặc biệt quan tâm đến các kế hoạch, phương án ứng phó với bão, bão mạnh, xả lũ các hồ chứa, thủy điện, nắng nóng, hạn hán, dông, lốc, sét...
- Rà soát, hoàn thiện và chủ động bố trí nguồn lực thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp, phương án ứng phó thiên tai tương ứng từng cấp độ rủi ro thiên tai, nhất là lũ lớn, bão mạnh, siêu bão, sạt lở đất, lũ quét, đảm bảo sát với thực tiễn.
- Kiện toàn cơ quan chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp; ban hành quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ cụ thể của các thành viên, gắn với trách nhiệm người đứng đầu các cấp.
- Nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai tại địa phương, bố trí nguồn lực, đầu tư trang thiết bị, công cụ hỗ trợ cơ quan làm công tác tham mưu phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
- Lồng ghép phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào các chương trình, hoạt động của các cấp, đoàn thể tại địa phương. Xây dựng lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai tại cơ sở trước mắt là tại cấp xã với lực lượng dân quân tự vệ làm lòng cốt, thời gian hoàn thành trong năm 2020.
- Thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ” trong phòng, chống thiên tai, tổ chức diễn tập để rút kinh nghiệm cho phù hợp với thực tế của địa phương.
- Sau khi Quỹ phòng, chống thiên tai được thành lập, triển khai thực hiện kế hoạch thu, chi Quỹ phòng chống thiên tai, bảo đảm thu đúng, thu đủ, sử dụng hiệu quả cho công tác phòng, chống thiên tai.
- Chủ động sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để đầu tư, sửa chữa công trình phòng, chống thiên tai bị hư hỏng, không đảm bảo an toàn trước mùa lũ hàng năm, nhất là hồ đập, đê điều, khắc phục sạt lở, ổn định dân cư, khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão.
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn các công trình thủy lợi do địa phương quản lý; thực hiện nghiêm quy định về quản lý an toàn đập; giám sát vận hành hồ chứa và đảm bảo thông tin cho người dân vùng hạ du khi xả lũ; kiểm tra, xử lý công trình làm gia tăng rủi ro thiên tai.
- Rà soát thực trạng sử dụng đất ven biển, ven sông; quản lý chặt chẽ, xử lý nghiêm tình trạng lấn chiếm, sử dụng trái phép đất tại khu vực này. Xây dựng quy định về hành lang an toàn khu vực ven biển, ven sông, kênh rạch phù hợp với thực tế của địa phương, không để phát sinh công trình nằm trong khu vực không bảo đảm an toàn; thời gian hoàn thành trong năm 2019.
- Điều chỉnh quy hoạch, chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp phù hợp với đặc điểm vùng miền, thích ứng với thiên tai, đảm bảo sinh kế bền vững, giảm thiệt hại cho sản xuất.
- Tăng cường tuyên truyền, cảnh báo thiên tai, bảo đảm thông tin chỉ đạo của cấp chính quyền đến từng thôn, bản, tổ dân phố, người dân, đặc biệt người dân ở vùng trũng thấp, ven sông và hạ lưu các hồ chứa để người dân sẵn sàng ứng phó trước các tình huống thiên tai bất thường, cực đoan. Vận động nhân dân chủ động chuẩn bị, sẵn sàng phòng chống bảo vệ tài sản của gia đình. Chỉ đạo, phối hợp với các đơn vị tổ chức tập huấn, thực hành diễn tập về các tình huống thiên tai giả định, phương án xử lý, tránh tình trạng bị động, hoảng loạn khi có thiên tai xảy ra.
- Rà soát, chủ động di dời dân cư ra khỏi các khu vực có nguy cơ chịu ảnh hưởng thiên tai, đặc biệt tại khu vực nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất.
- Có kế hoạch phối hợp chặt chẽ các lực lượng, chỉ đạo kịp thời, đồng bộ nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Chuẩn bị đầy đủ các loại vật tư, vật liệu, phương tiện để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ cứu hộ người, tài sản, sản xuất và công trình, khắc phục kịp thời thiệt hại do thiên tai.
c) Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội chữ thập đỏ tỉnh: Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Tỉnh đoàn Thừa Thiên Huế, Hội Nông dân tỉnh,... và các tổ chức liên quan:
Phối hợp với các đơn vị, địa phương tham gia công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai; tăng cường tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân tích cực tham gia công tác phòng, chống thiên tai.
Lồng ghép nội dung công tác phòng, chống thiên tai với hoạt động của các đơn vị, như phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, tiêu chí đánh giá công nhận “Xã đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2016-2020”, “phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”.
Giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP và Kế hoạch này.
d) Các sở, ban, ngành khác: Theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao chủ động khắc phục hạn chế trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thời gian qua, chỉ đạo xây dựng kế hoạch, triển khai các nhiệm vụ phòng ngừa, ứng phó hiệu quả các tình huống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo quy định.
1. Giám đốc các sở, thủ trưởng các cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế theo chức năng, thẩm quyền và nhiệm vụ được giao xây dựng, ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai. Đồng thời chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai Kế hoạch này và của từng sở, ban, ngành, cơ quan, địa phương; định kỳ hàng năm sơ kết, báo cáo tình hình về Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, địa phương tổ chức quán triệt đến từng cán bộ, công chức, các đơn vị, bộ phận trực thuộc cơ quan, đơn vị, địa phương mình quản lý nhằm thực hiện tốt công tác phòng, chống thiên tai.
Trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch, nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung những nội dung cụ thể, các sở, ban, ngành, cơ quan, địa phương chủ động đề xuất gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để tổng hợp và báo báo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CÁC GIẢI PHÁP PHI CÔNG TRÌNH
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ
76/NQ-CP NGÀY 18/6/2018 CỦA CHÍNH PHỦ
(Kèm theo kế hoạch số 153/KH-UBND ngày 14/8/2018 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)
TT |
Nhiệm vụ |
Đơn vị chủ trì |
Đơn vị phối hợp |
Sản phẩm |
Thời gian hoàn thành |
Dự kiến nguồn vốn (tỷ đồng) |
||
Trung ương và các nguồn khác |
Địa phương |
Tổng |
||||||
|
Tổng cộng |
|
|
|
450 |
74 |
524,5 |
|
I |
Tăng cường năng lực thể chế cho BCH PCTT và TKCN cấp tỉnh, huyện, xã |
|
4,7 |
|
4,7 |
|||
1 |
Kiện toàn, phân công nhiệm vụ các thành viên Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp |
BCH PCTT và TKCN tỉnh, huyện, xã |
Các ban ngành cấp tỉnh và BCHPCTT &TKCN các huyện, xã |
Quyết định phân công nhiệm vụ các thành viên Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp |
Hàng năm |
|
|
0,0 |
2 |
Lập, rà soát Kế hoạch Phòng chống thiên tai cấp tỉnh, phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai |
BCH PCTT và TKCN tỉnh |
Các ban ngành cấp tỉnh và BCHPCTT &TKCN các huyện |
Quyết định phê duyệt Kế hoạch, phương án |
2019-2020 |
2 |
|
2,0 |
3 |
Kế hoạch Phòng chống thiên tai cấp huyện đến 2020; Phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai |
BCH PCTT và TKCN huyện, TX và TP Huế |
Các ban ngành cấp huyện và BCHPCTT &TKCN các xã |
Quyết định phê duyệt Kế hoạch, phương án |
2019-2021 |
2 |
|
2,0 |
4 |
Kế hoạch Phòng chống thiên tai cấp xã đến 2020; Phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai. |
BCH PCTT và TKCN xã, phường và thị trấn |
Các ban ngành cấp xã và các thôn |
Quyết định phê duyệt Kế hoạch, phương án |
2019-2022 |
0,7 |
|
0,7 |
II |
Lập và rà soát số liệu sơ tán, di dời dân |
|
|
|
0,0 |
|||
1 |
Cập nhật số liệu sơ tán, di dời dân |
Ban chỉ huy PCTT và TKCN huyện |
Ban chỉ huy PCTT &TKCN cấp xã và các thôn |
Danh sách số liệu sơ tán, di dời dân |
Hàng năm |
|
|
0,0 |
III |
Tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo bão, lũ |
|
429,5 |
17,5 |
447,0 |
|||
1 |
Dự án vận hành hồ chứa nước trong tình huống khẩn cấp và quản lý lũ hiệu quả bằng hệ thống thông tin quản lý thiên tai toàn diện |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Sở KHĐT, Sở TC, ĐKTTV và Sở TNMT |
Xây dựng các trạm quan trắc Khí tượng thủy văn, lắp đặt máy móc, thiết bị truyền dữ liệu tự động; lắp đặt Radar |
2017-2021 |
370,0 |
5,5 |
375,5 |
2 |
Xây dựng hệ thống quan trắc thủy văn ở các đập đập thủy điện |
Sở Công thương; các chủ đập |
Sở KH ĐT, Sở TC, NN&PTNT TNMT và Đài KTTV |
Lắp đặt máy móc, thiết bị đo mưa, mực nước và truyền dữ liệu tự động tại 13 nhà máy thủy điện |
2016-2025 |
3,0 |
|
3,0 |
3 |
Xây dựng hệ thống cảnh báo lũ; hệ thống quan trắc thủy văn ở các đập thủy lợi |
Sở NN và PTNT; các chủ đập |
Sở KH ĐT, Sở TC, TNMT và Đài KTTV; các chủ đập |
Lắp đặt máy móc, thiết bị đo mưa, mực nước và truyền dữ liệu tự động tại các hồ đập |
2016-2025 |
30,0 |
7,0 |
37,0 |
4 |
Tăng cường thiết bị; Nâng cao năng lực dự báo khí tượng thủy văn thông qua tập huấn cho các dự báo viên, dự báo được định lượng mưa. Tiếp tục thiết lập bộ thông số chuẩn của mô hình MIKE 11 để dự báo lũ cho hệ thống sông Hương |
ĐKTTV Tỉnh |
BCH PCTT&TKCN tỉnh, Sở TNMT |
Trang cấp máy tính cấu hình cao và mô hình hiện đại dự báo lượng mưa và dự báo lũ; Thực hiện nghiên cứu dự báo lượng mưa và lũ nhanh, phục vụ cho công tác phòng chống và ứng phó với bão lũ |
2016-2025 |
2,0 |
|
2,0 |
5 |
Dự án “Tăng cường khả năng chống chịu của các cộng đồng ven biển dễ bị tổn thương bởi những tác động liên quan đến BĐKH ở Việt Nam” giai đoạn 2017-2021 do Quỹ khí hậu xanh tài trợ |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Sở Xây Dựng, KH ĐT, Sở TC, ĐKTTV và Sở TNMT, các huyện |
Xây dựng nhà ở cho 315 hộ và Hợp phần III về quản lý hệ thống thông tin rủi ro thiên tai cho 20 xã ven biển |
2017-2022 |
24,5 |
5 |
29,5 |
IV |
Nâng cao nhận thức cộng đồng |
|
|
|
|
10,3 |
6,7 |
17,0 |
1 |
Triển Khai kế hoạch thực hiện đề án tăng cường nhận thức người dân và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (theo quyết định số 1002/QĐ-TTg ngày 13/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ |
BCH PCTT&TKCN Tỉnh |
Sở NN và PTNT, Sở TC, Hội CTD tỉnh, Hội LHPN tỉnh, các huyện, thị xã và Tp Huế |
Tập huấn về phòng chống giảm nhẹ thiên tai cho người dân ở vùng thí điểm để giảm thiểu thiệt hại hàng năm do thiên tai gây ra |
2019-2025 |
1,5 |
5,5 |
7,0 |
2 |
Đề án Thông tin, tuyên truyền về ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai trong trường học |
Sở Giáo dục và đào tạo |
Sở KHĐT, Sở TC; các địa phương |
Tổ chức thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức và kĩ năng về ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai cho trẻ em, học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên, nhân viên của ngành Giáo dục và cha mẹ học sinh, cộng đồng. |
2019-2025 |
4,8 |
1,2 |
6,0 |
3 |
Tổ chức tập huấn về công tác TKCN cho lực lượng xung kích các xã; diễn tập sơ tán lũ lụt bão |
Bộ chỉ huy quân sự tỉnh |
Sở KHĐT, Sở TC, Sở NN và PTNT, các huyện, thị xã và Tp Huế |
Hàng năm Ban chỉ huy quân sự huyện, thị xã và TP Huế tổ chức tập huấn cho lực lượng dân quân, tự vệ các xã phường, thị trấn |
2019-2025 |
3 |
|
3,0 |
4 |
Thông tin tuyên truyền về ứng phó và giảm nhẹ thiên tai thông qua các phương tiện thông tin đại chúng ở tất cả các cấp (tỉnh, huyện, xã) |
Sở TT và truyền thông |
Các địa phương |
Phổ biến thông tin và kiến thức về bão, lũ và các ảnh hưởng của chúng đến đời sống, vật chất của người dân thông qua phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, đài phát thanh |
Hàng năm đến 2025 |
1 |
|
1,0 |
V |
Tăng cường khả năng cứu trợ và phục hồi cho cấp tỉnh, huyện, xã |
|
3,5 |
30 |
33,5 |
|||
1 |
Tăng cường năng lực cho đội TKCN |
BCH Quân sự tỉnh |
Bộ đội biên phòng, công an tỉnh và các địa phương |
Nhằm giúp đội TKCN đảm nhiệm công tác TKCN trong thiên tai trên biển ở các cấp tỉnh, huyện, xã |
2016-2025 |
|
30 |
30,0 |
2 |
Tổ chức diễn tập về phòng chống thiên tai và cứu nạn |
Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ đội biên phòng, công an tỉnh và các địa phương |
các địa phương |
Rà soát và giám sát hoạt động TKCN ở từng địa phương, đặc biệt là xã, phường phù hợp với phương châm 4 tại chỗ |
3 năm 1 lần |
1,5 |
|
1,5 |
3 |
Hình thành chương trình đảm bảo an toàn cho trẻ em, người già và người tàn tật sống trong vùng thường xuyên bị thiên tai lũ bão |
Sở LĐ TB và XH |
Các ban ngành và địa phương |
Đảm bảo an toàn cho các đối tượng dễ bị tổn thương khi lũ bão diễn ra |
2016-2020 |
1 |
|
1,0 |
4 |
Phương án khắc phục hậu quả, vệ sinh môi trường, xử lý, cung cấp nước sạch |
Sở TN&MT |
Các ban ngành và địa phương |
Khôi phục hậu quả thiên tai, xử lý môi trường sống, cung cấp nước sạch |
Hằng năm |
1 |
|
1,0 |
VI |
Rà soát chính sách ứng cứu và phục hồi sau thiên tai |
2,3 |
0,0 |
2,3 |
||||
1 |
Rà soát chính sách ứng cứu và phục hồi sau thiên tai |
Sở LĐ TB và XH |
Sở TC, Sở KH ĐT, Sở NN và PTNT |
Chính sách hỗ trợ nạn nhân thương vong, nhà bị sập, tốc mái; |
2020 |
0,9 |
|
0,9 |
2 |
Rà soát chính sách ứng cứu và phục hồi sau thiên tai |
Sở Tài chính |
Sở NN và PTNT, KH ĐT |
Chính sách hỗ trợ hỗ trợ khôi phục sản xuất nông nghiệp |
2020 |
0,9 |
|
0,9 |
3 |
Rà soát lài liệu hướng dẫn xây dựng nhà phòng tránh bão, lũ |
Sở XD |
UBND các huyện/thị xã/TP Huế |
Hướng dẫn xây dựng nhà thích ứng với lũ, bão cho người dân |
Hằng năm |
0,5 |
|
0,5 |
VII |
Quỹ Phòng chống thiên tai |
|
|
|
|
0 |
20 |
20,0 |
1 |
Thành lập và triển khai thu Quỹ Phòng chống thiên tai tỉnh |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các cơ quan và địa phương |
Thành lập Quỹ Phòng chống thiên tai tỉnh |
2019-2025 |
|
20,0 |
20,0 |
CÁC GIẢI PHÁP CÔNG TRÌNH
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 76/NQ-CP NGÀY 18/6/2018
CỦA CHÍNH PHỦ
(Kèm theo Kế hoạch số 153/KH-UBND ngày 14/8/2018 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)
TT |
Nhiệm vụ |
Đơn vị chủ trì |
Đơn vị phối hợp |
Sản phẩm |
Thời gian hoàn thành |
Dự kiến nguồn vốn (tỷ đồng) |
||
Trung ương và vốn khác |
Địa phương |
Tổng cộng |
||||||
Tổng cộng |
|
|
|
|
5.568 |
26,2 |
5.594,2 |
|
I |
Nâng cấp đê biển |
|
|
|
|
1.123 |
|
1.123 |
1 |
Nâng cấp đê Tây phá Tam Giang đoạn từ Km11+476 đến Km33+043 |
Sở NN&PTNT, Ban Quản lý đầu tư và xây dựng công trình Nông nghiệp và PTNT |
Sở KHĐT, Sở Tài chính, các đơn vị địa phương |
Sửa chữa, nâng cấp đê với mặt đê rộng 5 mét bằng bê tông có kết hợp giao thông; mái trong m=2,5; mái ngoài sông m=3. Gia cố bằng đá lát hoặc đan bê tông |
2019-2025 |
225 |
|
225 |
2 |
Đê cửa sông Hương |
45 |
|
45 |
||||
3 |
Nâng cấp đê Tây phá Cầu Hai đoạn từ Km0 đến Km17+500 |
140 |
|
140 |
||||
4 |
Nâng cấp đê Đông phá Tam Giang đoạn Km11+435 đến Km31+135 |
109 |
|
109 |
||||
5 |
Nâng cấp đê Đông phá Đông đoạn Km0 đến Km26 |
170 |
|
170 |
||||
6 |
Nâng cấp đê Tây phá Đông đoạn Km10+404 đến Km40+909 |
341 |
|
341 |
||||
7 |
Đê Đông phá Cầu Hai đoạn từ Km0 đến Km7+000 |
55 |
|
55 |
||||
8 |
Đê cửa sông Bù Lu, sông Cầu Hai, sông Truồi |
37 |
|
37 |
||||
II |
Nâng cấp cống |
|
|
|
|
180 |
20 |
20 |
1 |
Hệ thống cống Truồi 1, 2, 3 (GĐ2) |
Sở NN&PTNT, Ban Quản lý đầu tư và xây dựng công trình Nông nghiệp và PTNT |
Sở KHĐT, Sở Tài chính, các đơn vị địa phương; Công ty TNHHNN1TV QLTTCT Thủy lợi |
Sửa chữa, nâng cấp các cống bằng kết cấu bê tông cốt thép, có hệ thống đóng mở |
2019-2025 |
|
20 |
20 |
2 |
Nâng cấp Cống Nịu |
7 |
|
7 |
||||
3 |
Nâng cấp cống Quan |
2019-2020 |
45 |
|
45 |
|||
4 |
Sửa chữa nâng cấp đập Cửa Lác |
2019-2025 |
60 |
|
60 |
|||
5 |
Sửa chữa nâng cấp đập Thảo Long |
68 |
|
68 |
||||
III |
Kiên cố hóa đê bao, đê nội vùng, nội đồng |
375 |
|
375 |
||||
1 |
Nâng cấp đê Thiệu Hóa |
|
|
|
|
125 |
|
125 |
2 |
Nâng cấp Hệ thống đê bao nội đồng |
|
|
|
|
250 |
|
250 |
IV |
Phòng chống sạt lở bờ sông |
|
|
|
|
503 |
|
503 |
1 |
Kè bảo vệ bờ sông Hương |
Sở NN&PTNT, Ban Quản lý đầu tư và xây dựng công trình Nông nghiệp và PTNT |
Sở KHĐT, Sở Tài chính, các đơn vị địa phương |
Đầu tư xây dựng các tuyến kè bảo vệ bờ sông dọc sông Hương và các nhánh sông khác |
2019-2030 |
150 |
|
150 |
2 |
Kè bảo vệ bờ sông Bồ |
180 |
|
180 |
||||
3 |
Kè bảo vệ bờ sông Như Ý |
78 |
|
78 |
||||
4 |
Kè bảo vệ bờ sông Bạch Yến |
39 |
|
39 |
||||
5 |
Kè bảo vệ bờ sông khác |
55 |
|
55 |
||||
V |
Phòng chống sạt lở bờ biển |
|
|
|
|
1.554 |
|
1.554 |
1 |
Ổn định cửa biển Tư Hiền và Nâng cấp mở rộng cảng cá Tư Hiền kết hợp tránh trú bão |
Sở NN&PTNT, Ban Quản lý đầu tư và xây dựng công trình Nông nghiệp và PTNT |
Sở KHĐT, Sở Tài chính, các đơn vị địa phương |
Chính trị ổn định cửa biển Tư Hiền nhằm tăng khả năng thoát lũ; Nâng cấp mở rộng cảng cá Tư Hiền kết hợp tránh trú bão đáp ứng nhu cầu neo đậu cho 50 lượt/ngày |
2019-2025 |
275 |
|
275 |
2 |
Xử lý xói lở bờ biển Hải Dương, ổn định luồng cửa Thuận An (GĐ2) |
Sở GTVT, Ban Quản lý dự án tỉnh |
Công trình phòng chống xói lở tại Hải Dương và kéo dài mỏ hàn phía Bắc, Phía Nam |
2019-2030 |
552 |
|
552 |
|
3 |
Xử lý sạt lở bờ biển đoạn qua thôn Hòa Duân, An Dương xã Phú Thuận huyện Phú Vang |
Sở NN&PTNT, Ban Quản lý đầu tư và xây dựng công trình Nông nghiệp và PTNT |
Xây dựng kè mái nghiêng bằng BTCT |
2019-2025 |
250 |
|
250 |
|
4 |
Xử lý sạt lở bờ biển đoạn qua xã Vinh Hải - Vinh Hiền, Phú Lộc |
300 |
|
300 |
||||
5 |
Xử lý sạt lở bờ biển đoạn qua xã Quảng Công, Quảng Điền |
28 |
|
28 |
||||
6 |
Xử lý sạt lở bờ biển đoạn qua xã Vinh Thanh, huyện Phú Vang |
150 |
|
150 |
||||
VI |
Sửa chữa và nâng cấp an toàn hồ đập |
|
666 |
6,2 |
672,2 |
|||
1 |
09 hồ chứa: Ba Cửa, Phú Bài 2, Ka Tư, Tà Rinh, Năm Lăng, Cừa, Phụ Nữ, Khe Rưng, Cây Cơi (WB8) |
Sở NN&PTNT, Ban Quản lý đầu tư và xây dựng công trình Nông nghiệp và PTNT |
Sở KHĐT, Sở Tài chính, các đơn vị địa phương |
Sửa chữa, nâng cấp các hạng mục công trình không đảm bảo an toàn |
2017-2022 |
119 |
6,2 |
125,2 |
2 |
Các hồ: Truồi, Khe Ngang, Hòa Mỹ, Mỹ Xuyên, A Lá |
Nâng cấp, mở rộng tràn, cống, đập để nâng cao khả năng chống lũ |
2017-2020 |
150 |
|
150,0 |
||
3 |
Các hồ: Thọ Sơn, Khe Nước, Khe Bội, Khe Râm, Cây Mang, La Ngà, Khe Mang, Cơn Thộn, Khe Ngang, Hòa Mỹ, Tả Trạch, Đập Thảo Long |
Sửa chữa, nâng cấp các hạng mục công trình không đảm bảo an toàn |
2020-2030 |
397 |
|
397,0 |
||
VII |
Xây dựng khu neo đậu tránh bão lụt cho tàu thuyền |
|
|
|
420 |
|
420 |
|
1 |
Các âu thuyền: Mai Dương (Quảng Phước); Quán Cửa (Quảng Thành); Cồn Cát (Hương Phong); Lạch Khoai (TT Thuận An); An Truyền (Phú An); Viễn Trình (Phú Vang); Vinh Thanh (Phú Vang); Hà Giang (Vinh Hà); Vinh Phú (Phú Vang); Lê Bình (Phú Xuân); Điền Lộc; Thôn 2 (xã Hải Dương) |
Sở NN&PTNT, Ban Quản lý đầu tư và xây dựng công trình Nông nghiệp và PTNT |
Sở KHĐT, Sở Tài chính, các đơn vị địa phương |
13 khu neo đậu chứa khoảng 50-70 thuyền; sửa chữa nâng cấp các âu thuyền lớn hiện có |
2019-2025 |
13 |
|
13 |
2 |
Nâng cấp, sửa chữa âu thuyền Phú Thuận, Phú Hải |
56 |
|
56 |
||||
3 |
Nâng cấp khu neo đậu cảng cá Thuận An |
178 |
|
178 |
||||
4 |
Dự án nâng cấp, mở rộng khu neo đậu tránh trú bão kết hợp cảng cá Tư Hiền |
81 |
|
81 |
||||
5 |
Nâng cấp, mở rộng bến cá Vinh Thanh. |
15 |
|
15 |
||||
6 |
sửa chữa, nâng cấp bến cá Hải Dương. |
45 |
|
45 |
||||
7 |
Tiếp tục nâng cấp âu thuyền Lộc Trì |
32 |
|
32 |
||||
VIII |
Chương trình tái định cư, xóa đói giảm nghèo cho người dân |
|
|
|
475 |
|
475 |
|
1 |
Chương trình tái định cư, xóa đói giảm nghèo |
Sở NN&PTNT, Ban Quản lý đầu tư và xây dựng công trình Nông nghiệp và PTNT |
Sở KHĐT, Sở Tài chính, các đơn vị địa phương |
Hỗ trợ tái định cư cho 3424 hộ gia đình vùng ngập lụt, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất |
2019-2025 |
475 |
|
475 |
IX |
Các dự án tiêu thoát lũ |
|
|
|
|
273 |
|
273 |
1 |
Nạo vét khơi thông dòng chảy, gia cố bờ Hói Hàng Tổng |
Sở NN&PTNT, Ban Quản lý đầu tư và xây dựng công trình Nông nghiệp và PTNT |
Sở KHĐT, Sở Tài chính, các đơn vị địa phương |
Nạo vét khơi thông dòng chảy, lên đê chống tràn, gia cố hai bờ,..vv |
2019-2025 |
20 |
|
20 |
2 |
Nạo vét khơi thông dòng chảy, lên đê chống tràn, gia cố bờ Hói An Xuân |
10 |
|
10 |
||||
3 |
Nạo vét khơi thông dòng chảy, lên đê chống tràn, gia cố bờ sông Diên Hồng |
30 |
|
30 |
||||
4 |
Nạo vét khơi thông dòng chảy, gia cố tuyến hói sau cống Cồn Bài |
30 |
|
30 |
||||
5 |
Nạo vét khơi thông dòng chảy, lên đê chống tràn, gia cố hai bờ hói Bạch Đằng |
20 |
|
20 |
||||
6 |
Nạo vét khơi thông dòng chảy thoát lũ Hói Hà |
40 |
|
40 |
||||
7 |
Nạo vét khơi thông dòng chảy thoát lũ Hói Nậy |
43 |
|
43 |
||||
8 |
Gia cố, nạo vét khơi thông dòng chảy các sông nhánh trên địa bàn tỉnh |
60 |
|
60 |
||||
9 |
Xây dựng TB Lương Y và lắp đặt các van hơi tự động ở các cống nội thành Huế |
20 |
|
20 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.