ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 151/KH-UBND |
Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2021 |
Từ năm 2016 đến nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội xảy ra 430 vụ cháy đối với công trình không thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC, gây thiệt hại lớn về người và tài sản[1]. Để nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý nhà nước về PCCC, đồng thời không để phát sinh công trình vi phạm mới trên địa bàn Thành phố, UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch khắc phục tồn tại, xử lý vi phạm các công trình chưa được nghiệm thu về PCCC đưa vào hoạt động trên địa bàn Thành phố, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Mục đích
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về PCCC của các cấp chính quyền trên địa bàn Thành phố.
- Kiên quyết không để phát sinh mới các công trình chưa được nghiệm thu về PCCC đưa vào hoạt động.
- Từng bước khắc phục, làm giảm số công trình tồn tại vi phạm, không đảm bảo điều kiện an toàn về PCCC.
- Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của chủ đầu tư, người đứng đầu cơ sở về việc chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về PCCC trong đầu tư xây dựng, tạo sự chuyển biến rõ nét trong công tác PCCC trên địa bàn Thành phố.
2. Yêu cầu
- Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị có liên quan cần xác định rõ vai trò và nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác PCCC, chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về PCCC.
- Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa Công an Thành phố với các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, các tổ chức chính trị xã hội nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị để xử lý dứt điểm các công trình chưa được nghiệm thu về PCCC đưa vào hoạt động.
- Đôn đốc khắc phục, kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân để công trình chưa được nghiệm thu về PCCC đưa vào hoạt động theo đúng quy định của pháp luật; gắn trách nhiệm quản lý theo lĩnh vực của cơ quan quản lý nhà nước, các sở, ngành, đơn vị, địa phương và cá nhân có liên quan.
- Xây dựng lộ trình thực hiện, xác định cụ thể nội dung công việc, yêu cầu về thời gian thực hiện, chất lượng, kết quả đạt được và quy định rõ trách nhiệm của các đơn vị trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch.
3. Thời gian thực hiện: Từ 15/6/2021 đến 15/6/2025.
II. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Không ngừng tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về PCCC; chú trọng tuyên truyền việc thực hiện trách nhiệm, chấp hành quy định của pháp luật về PCCC trong đầu tư, xây dựng công trình, các nguy cơ, nguyên nhân tiềm ẩn gây cháy, nổ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng xuất phát từ việc đưa công trình vào hoạt động khi chưa được nghiệm thu về PCCC. Đồng thời khuyến cáo, cảnh báo người dân, người lao động không thuê, mua nhà, làm việc, sinh sống tại các công trình vi phạm, tạo áp lực buộc chủ đầu tư thực hiện.
2. Tổng kiểm tra, rà soát, thống kê, lập danh sách số công trình chưa được nghiệm thu về PCCC đã đưa vào hoạt động (trong đó cần xác định rõ tên chủ đầu tư; địa chỉ xây dựng, số lỗi còn tồn tại, vi phạm cần khắc phục, bao gồm cả vi phạm liên quan đến trật tự xây dựng, đô thị) báo cáo UBND Thành phố.
3. Thực hiện nghiêm túc công tác phê duyệt, thẩm định, thẩm duyệt, cấp phép đối với các dự án công trình xây dựng mới; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát các công trình xây dựng trên địa bàn quản lý ngay từ ban đầu; kịp thời phát hiện và áp dụng các biện pháp ngăn chặn các hành vi vi phạm, sai phạm về xây dựng, PCCC trong quá trình thi công; kiên quyết xử lý nghiêm và xử lý ngay, xử lý dứt điểm không để phát sinh mới các công trình vi phạm tái diễn.
4. Biện pháp thực hiện cụ thể đối với công trình vi phạm đang tồn tại:
a) Đối với công trình thuộc diện điều chỉnh của Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐND ngày 04/7/2017 của HĐND Thành phố: Tiếp tục thực hiện theo Kế hoạch và các văn bản chỉ đạo của UBND Thành phố về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐND .
b) Đối với công trình chưa nghiệm thu về PCCC đưa vào hoạt động kể từ ngày 04/10/2001 (sau thời điểm Luật PCCC có hiệu lực thi hành), UBND cấp huyện nơi có công trình vi phạm chủ trì thực hiện:
- Yêu cầu xử lý nghiêm, tạm đình chỉ, đình chỉ các trường hợp vi phạm, sai phạm theo đúng quy định của pháp luật; việc tạm đình chỉ có thể giới hạn trong phạm vi nhỏ nhất và theo nguyên tắc nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ; việc đình chỉ có thể thực hiện đối với từng bộ phận hoặc toàn bộ cơ sở.
- Đăng tải công khai tên, địa chỉ, chủ đầu tư công trình vi phạm, trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương để người dân biết và giám sát.
- Tổ chức mời các chủ đầu tư có công trình vi phạm (có mời các đơn vị chức năng có liên quan cùng tham gia để làm rõ trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, từng địa phương, đơn vị gắn với từng công trình vi phạm cụ thể) để họp bàn, thống nhất biện pháp, giải pháp thực hiện.
- Yêu cầu chủ đầu tư cam kết lộ trình, thời gian thực hiện; giao các phòng, ban, ngành chuyên môn và chính quyền địa phương cấp xã đôn đốc, giám sát việc thực hiện của các chủ đầu tư.
- Quá trình thực hiện cần ưu tiên khắc phục trước những nội dung tồn tại có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ hoặc khi xảy ra cháy có nguy cơ cao dễ dẫn đến cháy lan, cháy lớn, cháy gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản.
c) Đối với các khó khăn, vướng mắc không thể khắc phục theo quy chuẩn, tiêu chuẩn có liên quan đến PCCC hiện hành, tổng hợp, báo cáo, đề xuất, xin ý kiến các cấp Bộ, ngành giải pháp thực hiện theo quy định của pháp luật.
d) Đối với công trình có vi phạm liên quan đến trật tự xây dựng, trật tự đô thị, hướng dẫn chủ đầu tư liên hệ với cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng theo phân cấp quy định của pháp luật để hoàn thiện các thủ tục pháp lý về đất đai, quy hoạch, xây dựng... làm căn cứ để thực hiện các yêu cầu về PCCC.
Trường hợp không đáp ứng thủ tục pháp lý nêu trên, kiên quyết tổ chức cưỡng chế các sai phạm về xây dựng theo quy định của pháp luật.
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan tham mưu UBND Thành phố sơ kết việc thực hiện Kế hoạch số 183/KH-UBND , ngày 07/8/2017 về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐND ngày 04/7/2017 của HĐND Thành phố; tham mưu đề xuất các biện pháp xử lý tiếp theo đối với các công trình vi phạm đưa vào sử dụng trước khi Luật PCCC năm 2001 có hiệu lực.
b) Tổng hợp kết quả rà soát các công trình vi phạm trên địa bàn Thành phố báo cáo UBND Thành phố đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử của UBND Thành phố; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện của các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã.
c) Chỉ đạo Công an các quận, huyện, thị xã tăng cường công tác kiểm tra các công trình vi phạm đang tồn tại; kịp thời nắm bắt và tổ chức kiểm tra an toàn về PCCC trong quá trình thi công đối với các công trình xây dựng mới theo quy định tại Điều 16, Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ; kiến nghị, yêu cầu, hướng dẫn chủ đầu tư khắc phục các tồn tại, thiếu sót về PCCC ngay trong quá trình thi công.
d) Tổng hợp những khó khăn, vướng mắc liên quan đến quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định về PCCC hiện hành; phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu UBND Thành phố báo cáo đề xuất Bộ Xây dựng, Bộ Công an về các giải pháp, biện pháp bổ sung, tăng cường cho những nội dung tồn tại khó khắc phục.
a) Báo cáo Bộ Xây dựng chỉ đạo cơ quan Thanh tra Bộ, chỉ đạo Thanh tra Sở tổ chức thanh tra, xử lý các công trình đã đưa vào sử dụng nhưng chưa được cấp văn bản nghiệm thu chất lượng công trình theo phân cấp quy định.
b) Tham mưu, báo cáo đề xuất UBND Thành phố có biện pháp xử lý dứt điểm đối với các công trình chưa được nghiệm thu về PCCC đưa vào hoạt động được xây dựng trên đất không hợp pháp, đất công, đất nông nghiệp, lâm nghiệp, hành lang bảo vệ đê, điều, lưới điện, rừng...
c) Chỉ đạo các đơn vị chỉ thực hiện thẩm định, cấp phép xây dựng đối với các công trình thuộc đối tượng thẩm duyệt thiết kế về PCCC khi có văn bản góp ý giải pháp, giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế, văn bản thẩm duyệt thiết kế về PCCC; chỉ nghiệm thu chất lượng công trình xây dựng khi có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về PCCC của cơ quan Cảnh sát PCCC.
d) Phối hợp UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo lực lượng thanh tra xây dựng tăng cường kiểm tra, kiên quyết xử lý các công trình chưa được nghiệm thu về PCCC đưa vào hoạt động liên quan đến vi phạm về trật tự xây dựng; hướng dẫn biện pháp, giải pháp xử lý các sai phạm về trật tự xây dựng đối với từng công trình cụ thể.
e) Để ngăn chặn không để phát sinh mới các công trình vi phạm, chỉ đạo lực lượng thanh tra xây dựng, đơn vị quản lý về xây dựng, cấp phép xây dựng, nhất là cấp cơ sở tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý sai phạm trong đầu tư xây dựng, tránh tình trạng “buông lỏng” trong quản lý.
a) Chỉ đạo các đơn vị chỉ phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng hoặc điều chỉnh quy hoạch xây dựng đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các khu chức năng khác theo Luật Quy hoạch khi có văn bản góp ý giải pháp về PCCC.
b) Tham mưu UBND Thành phố không phê duyệt quy hoạch đối với chủ đầu tư có công trình chưa được nghiệm thu về PCCC đưa vào hoạt động nhưng chưa tổ chức khắc phục.
c) Phối hợp UBND các quận, huyện, thị xã đánh giá, đưa ra các biện pháp, giải pháp với từng công trình sai phạm về quy hoạch, trật tự xây dựng cụ thể.
d) Phối hợp các sở, ngành liên quan trong quá trình lập dự án quy hoạch, cải tạo các khu dân cư, khu đô thị, khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề... phải đảm bảo việc quy hoạch, cải tạo đồng bộ về giao thông, cấp điện, nước, thông tin liên lạc... đáp ứng yêu cầu về an toàn PCCC.
a) Chủ trì, phối hợp với Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức, trách nhiệm đảm bảo an toàn sử dụng điện tại các công trình chưa được nghiệm thu về PCCC đưa vào hoạt động.
b) Nghiên cứu xây dựng quy chế quản lý đối với cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề trên địa bàn Thành phố, đảm bảo không để phát sinh các công trình chưa được nghiệm thu về PCCC đưa vào hoạt động.
c) Chỉ đạo các quận, huyện, thị xã trong việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cũng như quản lý các cơ sở kinh doanh có điều kiện như: xăng dầu, hóa chất, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG),... rà soát, thu hồi giấy chứng nhận đã cấp đối với công trình chưa được nghiệm thu về PCCC đưa vào hoạt động.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường
Tham mưu UBND Thành phố không phê duyệt, chấp thuận chủ trương đầu tư, giao đất, cho thuê đất đối với những chủ đầu tư có công trình vi phạm chưa được nghiệm thu về PCCC đã đưa vào hoạt động.
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan, tham mưu UBND Thành phố ban hành văn bản chỉ đạo thống nhất nội dung liên quan đến vấn đề “ngừng cấp điện, cấp nước” đối với các công trình vi phạm theo quy định của pháp luật; xây dựng quy trình, biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động trong lĩnh vực PCCC.
7. Ban thi đua khen thưởng Thành phố - Sở Nội vụ
Xem xét việc chấp hành các quy định của pháp luật về PCCC trong đề xuất trình khen; không đề xuất khen đối với các tập thể, đơn vị, cá nhân còn vi phạm quy định về PCCC để công trình chưa được nghiệm thu về PCCC đã đưa vào hoạt động, đối với Thủ trưởng, lãnh đạo chính quyền địa phương cấp huyện, cấp xã nơi để công trình vi phạm mới phát sinh.
8. Ban quản lý các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội
a) Tham mưu UBND Thành phố không cấp phép xây dựng đối với chủ đầu tư có công trình chưa được nghiệm thu về PCCC đưa vào hoạt động đến nay chưa khắc phục theo thẩm quyền quản lý và phân cấp.
b) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc chủ đầu tư các công trình chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về PCCC, đảm bảo không để phát sinh các công trình chưa được nghiệm thu về PCCC đưa vào hoạt động trong phạm vi quản lý.
c) Thực hiện việc thẩm định, cấp phép bổ sung đối với các công trình điều chỉnh về quy mô, công năng sử dụng theo thẩm quyền quản lý.
d) Phối hợp UBND các quận, huyện, thị xã đánh giá, đưa ra các biện pháp, giải pháp với từng công trình chưa được nghiệm thu về PCCC đưa vào hoạt động theo thẩm quyền quản lý.
e) Hướng dẫn, chỉ đạo các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh hạ tầng các khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố khẩn trương đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành việc thành lập Đội PCCC chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
9. Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội
a) Phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Công Thương thống nhất nội dung liên quan đến vấn đề “ngừng cấp điện” để tham mưu UBND Thành phố biện pháp xử lý đối với công trình vi phạm đã ra các quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật.
b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức kiểm tra hệ thống, mạng lưới điện tại các công trình chưa được nghiệm thu về PCCC đưa vào hoạt động; tiếp tục triển khai phương án hạ ngầm các đường dây điện, đảm bảo không cản trở giao thông phục vụ chữa cháy và CNCH.
c) Tổ chức kiểm tra, đánh giá việc sử dụng điện sau công tơ của các công trình vi phạm; tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn, an toàn trong sử dụng điện.
10. Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Nội và các đơn vị cấp nước
a) Phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Xây dựng thống nhất liên quan đến vấn đề “ngừng cấp nước” để tham mưu UBND Thành phố biện pháp xử lý đối với công trình vi phạm đã ra các quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật.
b) Thường xuyên kiểm tra, kịp thời sửa chữa các hư hỏng của trụ nước, hệ thống đường ống cấp nước chữa cháy theo địa bàn được giao quản lý; kịp thời phối hợp với lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH để ưu tiên tăng áp lực và lưu lượng nước trên tuyến đường ống cấp cho các địa bàn, khu vực khi xảy ra cháy.
11. Các sở, ban, ngành khác có liên quan
a) Căn cứ chức năng quản lý theo ngành, lĩnh vực, phối hợp cùng các đơn vị có liên quan tiến hành xử lý các công trình chưa được nghiệm thu về PCCC đưa vào hoạt động trên địa bàn Thành phố.
b) Phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã, Công an Thành phố rà soát các công trình vi phạm thuộc loại hình cơ sở quản lý để tổ chức thực hiện, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc liên quan thực hiện khắc phục các nội dung tồn tại.
c) Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ được phân công theo kế hoạch và các văn bản chỉ đạo của UBND Thành phố về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân Thành phố.
12. UBND các quận, huyện, thị xã
a) Thực hiện nghiêm túc trách nhiệm của UBND cấp huyện trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về PCCC tại địa phương theo quy định tại Điều 52 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/12/2020 của Chính phủ.
b) Tổ chức tổng kiểm tra, rà soát, thống kê, lập danh sách toàn bộ các công trình chưa được nghiệm thu về PCCC đưa vào hoạt động trên địa bàn; để thống nhất, chốt danh sách công trình vi phạm hiện hữu đang tồn tại; đồng thời làm cơ sở đánh giá trách nhiệm khi để công trình vi phạm mới phát sinh (hoàn thành và báo cáo UBND Thành phố trước 30/8/2021).
c) Đăng công báo 100% các công trình vi phạm trên các phương tiện thông tin truyền thông cấp huyện để người dân cùng biết và giám sát thực hiện; thực hiện việc xử lý và tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động đối với các dự án, hạng mục, bộ phận công trình theo quy định của pháp luật.
d) Tổ chức thực hiện các biện pháp cụ thể được nêu tại Khoản 4, Mục II Kế hoạch này; trong đó cần ưu tiên xử lý trước các công trình có tính chất nguy hiểm cháy nổ cao, các công trình khi xảy ra cháy có thể gây cháy lan, cháy lớn, chết người (nhà kho, xưởng sản xuất, nhà chung cư, nhà cao tầng,...).
e) Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND Thành phố về kết quả thực hiện và xem xét, kiểm điểm trách nhiệm khi để phát sinh công trình vi phạm mới trên địa bàn quản lý.
1. Ủy ban nhân dân Thành phố phân công đồng chí Lê Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố trực tiếp chỉ đạo các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và đơn vị liên quan trong việc thực hiện Kế hoạch này.
2. Căn cứ nội dung Kế hoạch này, các sở, ngành, Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã khẩn trương xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện, gửi về UBND Thành phố (qua Công an Thành phố - Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH) trước ngày 30/6/2021 để tập hợp, theo dõi.
3. Chế độ thông tin, báo cáo:
Các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và đơn vị liên quan thực hiện chế độ báo cáo đột xuất khi có yêu cầu hoặc phát sinh công trình vi phạm mới trên địa bàn quản lý; định kỳ 6 tháng (trước ngày 10/6), 01 năm (trước ngày 15/12) báo cáo kết quả thực hiện về UBND Thành phố (qua Công an Thành phố - Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH) để tổng hợp theo quy định.
4. Giao Công an Thành phố là Cơ quan thường trực, phối hợp với Văn phòng UBND Thành phố theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị thực hiện Kế hoạch này; định kỳ báo cáo UBND Thành phố theo quy định.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị, Sở, ngành, Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã nghiêm túc triển khai thực hiện. Quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc báo cáo về UBND Thành phố (qua Công an Thành phố) để được hướng dẫn thực hiện./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.