ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 147/KH-UBND |
Phú Yên, ngày 17 tháng 8 năm 2020 |
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ĐẢM BẢO TRẬT TỰ HÀNH LANG AN TOÀN GIAO THÔNG VÀ XỬ LÝ DỨT ĐIỂM LỐI ĐI TỰ MỞ QUA ĐƯỜNG SẮT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 358/QĐ-TTG NGÀY 10/3/2020 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Quyết định số 358/QĐ-TTg ngày 10/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đảm bảo trật tự hành lang an toàn giao thông đường sắt và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt;
Căn cứ Quyết định số 1149/QĐ-BGTVT ngày 15/6/2020 của Bộ GTVT ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án đảm bảo trật tự hành lang an toàn giao thông đường sắt và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt theo Quyết định số 358/QĐ-TTg ngày 10/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Công văn số 1938/ĐS-ANAT ngày 29/7/2020 về việc tăng cường các biện pháp phối hợp đảm bảo trật tự ATGTĐS.
UBND tỉnh Phú Yên xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án đảm bảo trật tự hành lang an toàn giao thông và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt trên địa bàn tỉnh Phú Yên theo Quyết định số 358/QĐ-TTg ngày 10 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ với những nội dung như sau:
Phân công các cơ quan, đơn vị và địa phương có tuyến đường sắt đi qua triển khai thực hiện Đề án đảm bảo trật tự hành lang an toàn giao thông và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 358/QĐ-TTg ngày 10 tháng 3 năm 2020.
Các cơ quan, đơn vị được giao chủ trì hoặc phối hợp thực hiện các nhiệm vụ được giao trong kế hoạch phải xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai cụ thể, báo cáo kịp thời kết quả thực hiện, các khó khăn vướng mắc và đề xuất giải pháp khắc phục để việc triển khai thực hiện Đề án đảm bảo trật tự hành lang an toàn giao thông và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt trên địa bàn tỉnh đảm bảo kịp thời, hiệu quả, đáp ứng tiến độ đã được phê duyệt. Quá trình thực hiện phải phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành giao thông vận tải đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt và các đơn vị có liên quan.
II. NỘI DUNG GIẢI PHÁP VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN
- Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành giao thông vận tải đường sắt và doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt tuyên truyền, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến an toàn giao thông đường sắt; phổ biến để người dân tự giác không vi phạm hành lang an toàn đường sắt; các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền các cấp thực hiện đúng quy định của Luật Giao thông đường bộ, Luật Đường sắt, đặc biệt là đảm bảo trật tự hành lang an toàn giao thông đường sắt;
- Tăng cường hiệu lực của các chủ thể liên quan đến công tác bảo vệ đảm bảo trật tự an toàn trong hoạt động đường sắt;
- Quản lý chặt chẽ đất dành cho đường sắt, giải tỏa lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt để đảm bảo trật tự an toàn giao thông và hành lang an toàn giao thông đường sắt;
- Tổ chức quản lý chặt chẽ, kiềm chế không phát sinh lối đi tự mở; thực hiện các biện pháp tăng cường đảm bảo an toàn giao thông đường sắt;
- Tổ chức thực hiện giảm số lượng, xóa bỏ các lối đi tự mở, gồm: Xây dựng đường gom kết hợp hàng rào bảo vệ để kết nối giao thông vào các đường ngang, các vị trí giao nhau khác mức nhằm giảm số lượng lối đi tự mở qua đường sắt; phối hợp cải tạo, nâng cấp các lối đi này thành các vị trí đường sắt giao nhau với đường bộ phù hợp với quy hoạch liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Lập kế hoạch, báo cáo UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện hàng năm.
2. Tổ chức quản lý, kiềm chế không phát sinh lối đi tự mở qua đường sắt
- Hoàn thiện công tác rà soát, cập nhật, phân loại, lập hồ sơ quản lý vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt, lối đi tự mở trên các tuyến đường sắt quốc gia đang khai thác;
- Quản lý, theo dõi lối đi tự mở, kịp thời có các biện pháp kiềm chế, ngăn chặn, không phát sinh lối đi tự mở;
- Thực hiện các biện pháp kiềm chế, thu hẹp, xóa bỏ lối đi tự mở.
Giai đoạn đến hết năm 2020: Thực hiện các biện pháp tăng cường bảo đảm an toàn giao thông đường sắt tại các lối đi tự mở:
- Vận động các đoàn thể chính trị tại địa phương tham gia cảnh giới, chốt gác tại các lối đi tự mở có nguy cơ cao gây tai nạn giao thông;
- Lắp đặt thiết bị đèn cảnh báo giao thông tại các lối đi tự mở là các vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt;
- Cắm biển hạn chế phương tiện giao thông đường bộ tại các lối đi tự mở. Xây dựng gờ, gồ giảm tốc để cảnh báo cho người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ qua lối đi tự mở theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải (tại Quyết định số 1578/QĐ-BGTVT ngày 30/5/2017);
- Tổ chức phân luồng giao thông cho các phương tiện giao thông đường bộ qua lại lối đi tự mở nhằm giảm thiểu các phương tiện qua lại đường sắt;
- Làm êm thuận lối đi tự mở theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải (tại Văn bản 3077/BGTVT-KCHT ngày 27/3/2018);
- Tăng cường giải tỏa tầm nhìn cho cả hai phía đường bộ, đường sắt tại các lối đi tự mở;
- Bố trí lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong việc tuân thủ các quy định về giao thông đường sắt, đường bộ tại các lối đi tự mở.
Giai đoạn từ năm 2021 đến hết năm 2025:
- Thực hiện giải tỏa các vị trí vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt tiềm ẩn tai nạn giao thông đường sắt;
- Đầu tư xây dựng đường gom, hàng rào hai bên đường sắt đến hầm chui, đường ngang và kết nối với đường địa phương để xóa bỏ lối đi tự mở;
- Phối hợp xây dựng hầm chui, đường ngang và các công trình có liên quan theo quyết định của Bộ GTVT.
Chi tiết cụ thể theo 05 phụ lục đính kèm
Theo Quyết định số 358/QĐ-TTg ngày 10/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ, dự kiến kinh phí tăng cường an toàn giao thông đường sắt và xây dựng hàng rào, đường gom để xóa bỏ lối đi tự mở qua đường sắt quốc gia trên địa bàn tỉnh do địa phương thực hiện khoảng 127,54 tỷ đồng, bao gồm:
- Kinh phí để thực hiện các biện pháp tăng cường đảm bảo an toàn giao thông đường sắt tại các lối đi tự mở đến hết năm 2020 khoảng 1,44 tỷ đồng từ ngân sách địa phương (nguồn sự nghiệp kinh tế).
- Kinh phí đầu tư xây dựng hàng rào, đường gom để thực hiện xóa bỏ lối đi tự mở theo địa bàn của từng địa phương giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 126,10 tỷ đồng từ nguồn ngân sách của địa phương hoặc từ ngân sách trung ương phân theo từng dự án trên địa bàn tỉnh được cấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu có).
1. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có tuyến đường sắt đi qua
Rà soát diện tích đất trong hành lang an toàn giao thông đường sắt đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân và có biện pháp thu hồi diện tích đất đã cấp.
Chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị trực thuộc phối hợp với các cơ quan quản lý đường sắt để rà soát, thống kê, phân loại các công trình vi phạm, các công trình gây ảnh hưởng mất an toàn giao thông đường sắt.
Thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ, chống lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt và bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường sắt; chấn chỉnh việc giao, cho thuê đất và sử dụng đất đai vi phạm quy định bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường sắt.
Có hình thức xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân để xảy ra tình trạng lấn chiếm hoặc tái lấn chiếm, sử dụng trái phép đất hành lang an toàn giao thông đường sắt.
Chủ trì tổ chức, quản lý lối đi tự mở qua đường sắt:
- Hoàn thiện công tác rà soát, cập nhật, phân loại, lập hồ sơ quản lý vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt, lối đi tự mở trên tuyến đường sắt quốc gia đang khai thác;
- Quản lý, theo dõi lối đi tự mở, kịp thời có biện pháp kiềm chế, ngăn chặn, không phát sinh lối đi tự mở;
- Tổ chức thực hiện các biện pháp tăng cường bảo đảm an toàn giao thông đường sắt tại các lối đi tự mở;
- Lắp đặt thiết bị đèn cảnh báo giao thông tại các lối đi tự mở là các vị trí nguy hiểm gây mất an toàn giao thông;
- Rà soát, kiểm tra các lối đi tự mở vào 01 hộ dân để quản lý, có cam kết của chủ hộ với Ủy ban nhân dân cấp xã về đảm bảo an toàn giao thông đường bộ, đường sắt;
- Cắm biển hạn chế phương tiện giao thông đường bộ tại các lối đi tự mở; gờ, gồ giảm tốc để cảnh báo cho các phương tiện giao thông khi qua các lối đi tự mở;
- Tổ chức phân luồng giao thông cho các phương tiện giao thông đường bộ qua lối đi tự mở nhằm giảm thiểu các phương tiện qua lại đường sắt;
- Làm êm thuận các lối đi tự mở theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải;
- Chủ trì, tăng cường giải tỏa tầm nhìn hai phía cho đường sắt, đường bộ tại các lối đi tự mở;
- Bố trí lực lượng tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong việc tuân thủ các quy định về an toàn giao thông đường sắt, đường bộ tại các lối đi tự mở.
Thực hiện giảm, xóa bỏ lối đi tự mở:
- Hoàn thiện quy hoạch giao thông địa phương để đề xuất UBND tỉnh (thông qua Sở Giao thông vận tải) kiến nghị Bộ Giao thông vận tải chấp thuận xây dựng đường ngang hoặc giao cắt lập thể phù hợp với thực tế;
- Kiểm tra, rà soát các lối đi tự mở vào một số hộ dân để tổ chức phân luồng giao thông, hoặc bố trí tái định cư để di dời các hộ dân này kết hợp xóa lối đi tự mở;
- Chủ trì tổ chức thực hiện, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành đường sắt, đơn vị kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt xây dựng đường gom, hàng rào để xóa bỏ các lối đi tự mở;
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc xây dựng các đường ngang, cầu vượt hầm chui qua đường sắt để thực hiện xóa bỏ lối đi tự mở trên địa bàn;
- Tổ chức tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường sắt;
- Tổ chức thực hiện cưỡng chế, giải tỏa các công trình đã được bồi thường, công trình tái lấn chiếm mà không tự tháo dỡ và các công trình xây dựng trái phép trong hành lang an toàn giao thông đường sắt.
Tiếp tục vận động các đoàn thể chính trị tại địa phương tham gia cảnh giới tại các vị trí đường ngang đường sắt không bảo đảm an toàn giao thông; đồng thời, tiếp tục huy động các nguồn lực xã hội tham gia xóa bỏ lối đi tự mở, đường ngang đường sắt theo quy định của pháp luật.
Định kỳ 06 tháng tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện Đề án trên địa bàn theo nhiệm vụ phân công và gửi Ban ATGT tỉnh để tổng hợp báo cáo Bộ GTVT, Cục Đường sắt Việt Nam theo quy định.
Hoàn thiện quy hoạch giao thông trên địa bàn tỉnh để đề xuất UBND tỉnh kiến nghị Bộ Giao thông vận tải chấp thuận xây dựng đường ngang hoặc giao cắt lập thể phù hợp với thực tế;
Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải xây dựng các đường ngang, cầu vượt qua đường sắt để thực hiện xóa bỏ lối đi tự mở;
Tham mưu UBND tỉnh kiến nghị Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo cơ quan chuyên môn đường sắt cắm mốc; công bố công khai phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt đã được phê duyệt.
Chỉ đạo lực lượng Thanh tra GTVT tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông, phối hợp tổ chức cưỡng chế các hành vi vi phạm hành lang an toàn giao thông, đặc biệt là các hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ, vi phạm hành lang an toàn giao thông đối với các đoạn đường bộ chạy gần đường sắt, lối đi tự mở nối với đường bộ theo thẩm quyền.
Phối hợp với các địa phương và cơ quan, đơn vị có liên quan tổng hợp các nội dung khó khăn, vướng mắc, báo cáo đề xuất UBND tỉnh giải quyết kịp thời.
Tham mưu UBND tỉnh bố trí vốn sự nghiệp kinh tế hàng năm để thực hiện công tác tăng cường bảo đảm an toàn giao thông đường sắt.
Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các huyện, thị xã, thành phố có tuyến đường sắt đi qua đối với đầu tư công trung hạn và hàng năm vốn ngân sách địa phương để thực hiện việc thu hẹp, xóa bỏ các lối đi tự mở theo khả năng cân đối nguồn vốn.
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, UBND các huyện, thị xã, thành phố có tuyến đường sắt đi qua và các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn vốn trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 để thực hiện các giải pháp và khối lượng trong Kế hoạch.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường
Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách bồi thường, hỗ trợ để giải tỏa hành lang an toàn giao thông đường sắt.
Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện rà soát việc lập và thực hiện quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp, khu dân cư... dọc tuyến đường sắt quốc gia.
Tăng cường kiểm soát việc kết nối hạ tầng của các dự án đầu tư xây dựng có hệ thống hạ tầng kỹ thuật kết nối ngoại vi bị giao cắt với hành lang an toàn đường sắt trong quá trình thẩm định dự án và các bước thẩm định thiết kế.
Chỉ đạo công an địa phương các cấp tăng cường tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường sắt, đường bộ; phối hợp tổ chức cưỡng chế các hành vi vi phạm hành lang an toàn giao thông. Xử lý nghiêm tình trạng tự ý mở lại hoặc tháo dỡ cọc thu hẹp đã được rào đóng tại các lối đi tự mở đã được rào đóng, lấn chiếm hành lang an toàn đường sắt và các hành vi khác làm mất an toàn giao thông khu vực giao cắt giữa đường bộ và đường sắt...
Chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành giao thông vận tải đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt để điều tra, xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường sắt được phát hiện thông qua hình ảnh do các camera, các thiết bị khác ghi lại.
Theo dõi, đôn đốc các địa phương, sở, ban, ngành có liên quan về triển khai thực hiện Kế hoạch này và Quy chế phối hợp giữa Bộ Giao thông vận tải với UBND tỉnh trong việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường sắt. Tổng hợp báo cáo định kỳ gửi các cơ quan theo quy định.
9. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan báo chí tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông đường sắt, quy tắc giao thông khi đi ngang qua các giao cắt đồng mức giữa đường sắt và đường bộ cho người dân; chú trọng công tác tuyên truyền về Quyết định số 358/QĐ-TTg ngày 10/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ và kế hoạch này qua các tin bài, chuyên mục trên các phương tiện thông tin để mọi người dân sinh sống dọc hai bên đường sắt và người tham gia giao thông biết thực hiện, phòng tránh.
10. Đề nghị cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành giao thông vận tải đường sắt và doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt
- Chủ động hướng dẫn nghiệp vụ, cung cấp, hỗ trợ đầy đủ trang thiết bị cho các địa phương có lối đi tự mở nguy hiểm qua đường sắt do ngành đường sắt đề nghị cảnh giới.
- Bố trí lực lượng thanh tra chuyên ngành đường sắt tăng cường kiểm tra, thanh tra, phối hợp với chính quyền địa phương xử lý vi phạm hành chính trong việc tuân thủ các quy định về giao thông đường sắt, đường bộ tại các lối đi tự mở,
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Đề án đảm bảo trật tự hành lang an toàn giao thông và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt trên địa bàn tỉnh Phú Yên theo Quyết định số 358/QĐ-TTg ngày 10/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị kịp thời báo cáo về UBND tỉnh (qua cơ quan thường trực Sở Giao thông vận tải) để xem xét, giải quyết./.
|
CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.