ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 141/KH-UBND |
Quảng Ninh, ngày 29 tháng 7 năm 2021 |
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 438/QĐ-TTG NGÀY 25/3/2021 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN CÁC ĐÔ THỊ VIỆT NAM ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU GIAI ĐOẠN 2021-2030”
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 3/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;
Căn cứ Kết luận số 56-KL/TW ngày 23/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;
Căn cứ Quyết định số 1055/QĐ-TTg ngày 20/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ “V/v ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050”;
Căn cứ Quyết định số 438/QĐ-TTg ngày 25/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ “V/v phê duyệt Đề án Phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030”;
Trên cơ sở đề xuất của Sở Xây dựng và liên ngành tại văn bản số 2620/SXD-HTKT&PTĐT ngày 08/7/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 438/QĐ-TTg ngày 25/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030” như sau:
1. Mục đích
- Cụ thể hóa các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nhằm quán triệt và chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai thực hiện Quyết định số 1055/QĐ-TTg ngày 20/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ “V/v ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050”; Quyết định số 438/QĐ-TTg ngày 25/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ “V/v phê duyệt Đề án Phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030”.
- Xây dựng các nhiệm vụ, giải pháp phát triển đô thị, ứng phó thích nghi với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, hạn chế, giảm thiểu các rủi ro trong xây dựng phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh.
- Nâng cao nhận thức, chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, điều hành, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu trong phát triển hệ thống đô thị và nông thôn trên địa bàn tỉnh theo hướng bền vững.
2. Yêu cầu
- Quán triệt và nâng cao hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ ứng phó biến đổi khí hậu, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, kiểm soát và hạn chế mức độ tác động đến môi trường trong hoạt động xây dựng, phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh.
- Quy hoạch tổng thể thích ứng thiên tai, biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Định hướng phát triển đô thị tập trung nâng cao chất lượng các công trình hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ môi trường.
- Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, cập nhật xây dựng chương trình, kế hoạch à tổ chức triển khai nhiệm vụ phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị, địa phương; thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Đề án “Phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030” và Kế hoạch này; từng bước hoàn thiện và nâng cao chất lượng các công trình hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ môi trường; hạn chế, giảm thiểu rủi ro trong xây dựng; phát triển đô thị, hướng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Nghiên cứu, đổi mới mô hình đầu tư, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ mới trong quản lý, vận hành, giám sát hệ thống đô thị đáp ứng yêu cầu về xây dựng hệ thống hạ tầng đô thị trong xu hướng phát triển đô thị thông minh, đô thị sinh thái và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Phạm vi
Thực hiện trên hệ thống đô thị phạm vi toàn tỉnh (13 huyện, thị xã, thành phố), tập trung vào hệ thống đô thị ven biển, các khu vực có nguy cơ cao ngập lụt, chịu các tác động của mưa lũ, sạt lở đất; trong đó, đặc biệt chủ trọng đối với các đô thị có nguy cơ ảnh hưởng cao thuộc danh mục của Đề án “Phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030” của Chính phủ (Uông Bí, Quảng Yên) và các đô thị có nhiều hoạt động khai thác mỏ (Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Đông Triều).
2. Đối tượng
Các sở, ngành, địa phương; các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động quản lý, vận hành, đầu tư xây dựng và phát triển các đô thị trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Ninh.
3. Thời gian thực hiện: Kế hoạch được triển khai thực hiện cho giai đoạn từ nay đến hết năm 2030 và có định hướng tầm nhìn sau năm 2030; cụ thể:
3.1. Giai đoạn I (từ năm 2021 - 2025):
- Thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh đối với công tác rà soát hệ thống các văn bản chỉ đạo liên quan đến các lĩnh vực: quy hoạch, quản lý đầu tư xây dựng phát triển đô thị, phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn; rà soát điều chỉnh và hoàn thiện các quy hoạch định hướng, các Chương trình, Kế hoạch phát triển đô thị quy mô cấp tỉnh và cấp huyện theo hướng thích ứng với bối cảnh gia tăng nguy cơ rủi ro từ biến đổi khí hậu.
- Ưu tiên thực hiện Kế hoạch tại 05 địa phương: Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí; Đông Triều, Quảng Yên.
3.2. Giai đoạn II (từ năm 2026 - 2030): Thực hiện tại các 06 địa phương ven biển còn lại gồm: Móng Cái, Hải Hả, Đầm Hà, Tiên Yên, Vân Đồn, Cô Tô.
3.3. Giai đoạn sau năm 2030: Tiếp tục thực hiện tại 02 địa phương còn lại gồm: Bình Liêu, Ba Chẽ.
1. Chủ động phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương trong công tác điều tra, đánh giá mức độ tác động của biến đổi khí hậu đến phát triển hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh; xác định, khoanh vùng, cảnh báo khu vực có nguy cơ chịu tác động của biến đổi khí hậu; hình thành Cơ sở dữ liệu và hệ thống bản đồ cảnh báo rủi ro biến đổi khí hậu tại đô thị (gọi tắt là Atlas Đô thị và Khí hậu).
2. Tích hợp nội dung ứng phó biến đổi khí hậu vào Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các đồ án quy hoạch xây dựng; lồng ghép thực hiện các nhiệm vụ ứng phó biến đổi khí hậu, cảnh báo rủi ro tại các khu vực phát triển đô thị, diêm dân cư có khả năng chịu tác động từ biến đổi khí hậu vào chương trình, kế hoạch phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh.
3. Rà soát, đề xuất, kiến nghị với các Bộ, ngành Trung ương điều chỉnh, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn, các quy định liên quan đến phân loại đô thị, quy hoạch, quản lý đầu tư phát triển đô thị, nhà ở, hạ tầng kỹ thuật để phù hợp với điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán dân cư trong bối cảnh gia tăng các nguy cơ rủi ro từ biến đổi khí hậu.
4. Thực hiện chương trình nâng cấp đô thị, rà soát bổ sung nội dung, giải pháp kiểm soát phát triển đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu; cải tạo, nạo vét, khơi thông dòng chảy; xây dựng đê, kè, tường chắn lũ, phân dòng lũ, các công trình hồ chứa và tổ chức vận hành hồ chứa đảm bảo điều tiết, kiểm soát, hạn chế ngập úng, lũ ổng, lũ quét, sạt lở đất, an toàn cho các đô thị; khoanh vùng bảo vệ và có giải pháp di dời và tái định cư cho nhân dân trong vùng cảnh báo nguy cơ rủi ro.
5. Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm, năng lực cán bộ các cấp về quản lý, phát triển đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu;
6. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về nguy cơ và chủ động ứng phó với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trong định hướng quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị, nhà ở, hạ tầng kỹ thuật đô thị, nông thôn.
7. Triển khai thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học - công nghệ, thực hiện các dự án thí điểm phát triển đô thị tăng trưởng xanh, thông minh, tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải; phát triển vật liệu thân thiện với môi trường, tái sử dụng, tái chế.
- Là cơ quan đầu mối chủ trì tham mưu việc triển khai Đề án trên phạm vi địa bàn tỉnh Quảng Ninh; tổ chức triển khai thực hiện và tổng hợp báo cáo định kỳ với Bộ Xây dựng và UBND tỉnh.
- Chủ trì rà soát, tham mưu UBND tỉnh đề xuất với các Bộ, ngành, trung ương xây dựng và hoàn thiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn, tài liệu hướng dẫn kỹ thuật xây dựng, phát triển đô thị ứng phó với kịch bản biến đổi khí hậu.
- Cùng chủ trì với Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh trong việc: (1) Phối hợp với các Bộ: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường xây dựng cơ sở dữ liệu và Atlas Đô thị và Khí hậu; (2) Phối hợp với các Bộ, ngành trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác trong vùng thực hiện các dự án mang tính liên vùng, liên đô thị.
- Chủ trì, phối hợp, hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức rà soát quy hoạch và thực tế phát triển đô thị và các điểm dân cư, xác định vị trí, mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, đề xuất các giải pháp ứng phó; nghiên cứu, đề xuất việc chỉ đạo triển khai thực hiện các Chương trình, dự án do UBND tỉnh chịu trách nhiệm thực hiện theo phân cấp; lồng ghép các yếu tố thích ứng với biến đổi khí hậu trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng trên địa bàn.
- Triển khai thực hiện thí điểm một số dự án quy hoạch, chương trình ưu tiên trọng điểm phát triển đô thị tăng trưởng xanh, thông minh, kiến trúc xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu; thực hiện các dự án nâng cấp và phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh và tại các đô thị được cảnh báo rủi ro bởi tác động của biến đổi khí hậu (Uông Bí, Quảng Yên).
- Triển khai các nhiệm vụ khoa học, ứng dụng công nghệ, thực hiện các dự án thí điểm phát triển đô thị tăng trưởng xanh, thông minh, kiến trúc xanh, sinh thái ứng phó với biến đổi khí hậu; xây dựng công trình tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải; tiếp tục phát triển vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường, tái sử dụng, tái chế.
- Phối hợp với Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành tổ chức triển khai các chương trình đào tạo, nâng cao nhận thức, năng lực, nghiệp vụ tư vấn, quản lý phát triển đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Phối hợp Bộ Xây dựng hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố lập, thẩm định và quản lý quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị, thiết kế công trình xanh, công trình tiết kiệm năng lượng; hướng dẫn các giải pháp kỹ thuật xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật ứng phó với ngập lụt đô thị (san nền, thoát nước, hồ điều hòa, đê bao...).
- Hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện xây dựng nhà ở đảm bảo an toàn, chất lượng trong vùng nguy cơ thiên tai bão, lũ lụt (Atlat nhà ở trong vùng nguy cơ thiên tai bão, lũ lụt) nhằm giảm thiểu ảnh hưởng, các tác động của thiên tai, bão lụt gây ra cho nhân dân trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 5535/QĐ-UBND ngày 30/12/2019); cập nhật các nhiệm vụ, giải pháp của Quyết định 438/QĐ-TTg ngày 25/3/2021 của Chính phủ vào các Đề án, Chương trình đang triển khai (Đề án Bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2050...).
- Chủ trì, tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tham gia xây dựng Atlas Đô thị và Khí hậu trên địa bàn tỉnh; đồng thời là cơ quan đầu mối tiếp nhận cơ sở, dữ liệu do Bộ Tài nguyên và Môi trường bàn giao.
- Chủ trì tham mưu, đề xuất và táng cường phối hợp với các sở, ngành liên quan, cơ quan thông tin đại chúng và UBND các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì cùng các Sở, ngành, địa phương tiếp tục rà soát, cập nhật, triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phát triển đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030 tích hợp vào Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021- 2030, định hướng đến 2050 đang triển khai lập.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan sắp xếp, cân đối nguồn lực, ưu tiên đầu tư các hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật nhằm mục tiêu phục vụ cho việc phòng chống biến đổi khí hậu tại các khu vực đô thị, khu dân cư.
Chủ trì, phối hợp với các địa phương và các sở, ngành liên quan (Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ...) tham mưu, đề xuất việc bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương, nguồn vốn thực hiện nghiên cứu khoa học và các nguồn vốn hợp pháp khác để triển khai thực hiện Đề án trên phạm vi địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì tham mưu, cập nhật các nhiệm vụ, giải pháp của Quyết định 438/QĐ-TTg ngày 25/3/2021 của Chính phủ vào Đề án Đảm bảo an ninh nguồn nước giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
- Chủ động xây dựng kế hoạch triển khai hình thành hệ thống kiểm soát, hạn chế lũ, lụt ngập úng trong đô thị; tham mưu chỉ đạo xây dựng bản đồ theo dõi quản lý thường xuyên các khu vực có nguy cơ ngập lụt tại các địa phương trên địa bàn tỉnh (ngập lụt trong tình huống mưa bão, ngập lụt hạ du hồ chứa, ngập lụt do nước biển dâng...).
- Phối hợp với các địa phương và các sở, ngành liên quan tiếp tục tăng cường diễn tập công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn; tăng cường các phương án ứng phó với các tình huống cụ thể trong phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu.
6. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, hướng dẫn, đôn đốc Trung tâm Truyền thông tỉnh, Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Truyền thông và Văn hóa các huyện, thị xã, thành phố và đề nghị các cơ quan báo chí hợp tác truyền thông với tỉnh, các cơ quan báo chí có văn phòng đại diện, phóng viên thường trú trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các chương trình về phát triển đô thị, nông thôn ứng phó với biến đổi khí hậu; đảm bảo thông tin được cập nhật thường xuyên, liên tục, công khai trên các phương tiện thông tin, truyền thông của các cơ quan báo chí, hệ thống thông tin cơ sở, hệ thống internet và mạng xã hội.
- Chủ trì phối hợp với UBND thành phố Hạ Long và các Sở ngành, đơn vị liên quan hoàn thành Nhiệm vụ khoa học: “Ứng dụng, phân tích đánh giá quá trình đô thị hóa và tác động của nó đến môi trường trên địa bàn thành phố Hạ Long từ năm 1980 đến nay bằng tư liệu viễn thám đa thời gian”;
- Căn cứ hiệu quả thực hiện Nhiệm vụ, tiếp tục đề xuất nghiên cứu mở rộng cho các đô thị trên địa bàn tỉnh.
8. Trung tâm Truyền thông tỉnh
Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện tích hợp hệ thống Atlas Đô thị và Khí hậu tại đô thị lên Cổng thông tin điện tử tỉnh và tuyên truyền rộng rãi để các tổ chức, cá nhân liên quan biết, nghiên cứu thực hiện.
9. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 438/QĐ-TTg ngày 25/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030” tại địa phương.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi việc thực hiện Kế hoạch; Chỉ đạo các ngành, các cơ quan chức năng, các xã, phường, các tổ chức đoàn thể và cộng đồng cùng tham gia vào việc triển khai thực hiện phát triển đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua sinh hoạt hàng ngày và các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương.
- Chịu trách nhiệm chủ động kiểm tra, rà soát các quy hoạch đô thị và thực tế phát triển đô thị và các điểm dân cư hiện hữu, xác định vị trí, mức độ, tẩm ảnh hưởng của biến đổi khí hậu để đề xuất điều chỉnh các quy hoạch đô thị và triển khai các dự án, chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu; lồng ghép các yếu tố thích ứng với biến đổi khí hậu trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng trên địa bàn (đặc biệt là các quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp huyện).
- Xây dựng kế hoạch triển khai hình thành hệ thống kiểm soát, hạn chế lũ, lụt ngập úng trong đô thị. Hình thành các hồ chứa điều tiết ngập lụt, khai thông, nạo vét, cải tạo, gia cố, chủ động kiểm soát các lưu vực, hạ du dòng chảy nhằm chủ động nắn dòng cho các đường thoát nước đô thị. Tiếp tục triển khai xây dựng đê, kè, tường chắn lũ, phân dòng lũ, công trình chứa nước ngầm hiện đại quy mô lớn.
Khoanh vùng bảo vệ và có giải pháp tái định cư và di dời dân trong vùng cảnh báo rủi ro. Phát triển nhà vượt lũ, nhà ở có khả năng chống chịu cao với gió, bão.
- Chủ động bố trí nguồn lực của địa phương triển khai các nhiệm vụ giải pháp của Đề án; hỗ trợ người dân triển khai khai xây dựng, cải tạo nhà ở trong vùng nguy cơ thiên tai bão, lũ lụt.
- Chủ động có phương án đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dân trong mọi tình huống khi có mưa, lũ, sạt lở.
- Tăng cường công tác hiệp đồng, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan trong công tác diễn tập tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn; tăng cường các phương án ứng phó với các tình huống cụ thể trong phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu.
- Yêu cầu UBND thành phố Uông Bí và thị xã Quảng Yên (là các địa phương thuộc danh mục hệ thống đô thị ven biển, đồng bằng có nguy cơ ngập, lụt, suy giảm nguồn nước do xâm thực mặn) chủ động, tích cực nghiên cứu, đề xuất, thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp theo Quyết định số 438/QĐ-TTg ngày 25/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
- Quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, các đơn vị có trách nhiệm báo cáo kịp thời về UBND tỉnh (qua Sở Xây dựng) để tổng hợp hướng dẫn, điều chỉnh phù hợp yêu cầu thực tế; Báo cáo kết quả triển khai thực hiện hàng năm về UBND tỉnh, Sở Xây dựng theo định kỳ vào ngày 25/11 hàng năm.
- Sở Xây dựng có trách nhiệm tổng hợp báo cáo định kỳ hàng năm với Bộ Xây dựng và UBND tỉnh trước ngày 20/12 hàng năm.
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý chủ động chỉ đạo triển khai Kế hoạch đảm bảo kịp thời, hiệu quả.
Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời phản ánh về Sở Xây dựng để tổng hợp chung, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.