ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 134/KH-UBND |
Cần Thơ, ngày 30 tháng 6 năm 2021 |
Thực hiện Quyết định số 1322/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021 - 2030; Công văn số 334/BKHCN-TĐC ngày 23 tháng 02 năm 2021 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc triển khai Chương trình quốc gia năng suất chất lượng tại các Bộ, địa phương; Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030 của thành phố Cần Thơ, cụ thể như sau:
1. Mục tiêu chung
a) Xây dựng và duy trì phong trào năng suất chất lượng trong toàn thành phố. Phát huy tối đa mọi nguồn lực, tạo sự bứt phá về năng suất chất lượng, gia tăng nhịp độ phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tuyên truyền về mô hình năng suất chất lượng để nâng cao được nhận thức của doanh nghiệp, nhân rộng điển hình, tạo bước chuyển biến về năng suất chất lượng các sản phẩm, hàng hóa chủ lực của thành phố.
b) Hỗ trợ xây dựng các mô hình doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật; áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng; các công cụ cải tiến năng suất chất lượng; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và nhân rộng các mô hình điển hình để hình thành phong trào năng suất chất lượng.
c) Đào tạo nguồn nhân lực của các Sở, ngành thành phố, các doanh nghiệp về lĩnh vực năng suất và chất lượng, từ đó làm hạt nhân nòng cốt để xây dựng, ổn định và phát triển phong trào, góp phần vào tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế địa phương.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Giai đoạn 2021 - 2025:
- Tập trung đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ về năng suất chất lượng cho khoảng 500 lượt cán bộ quản lý của các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh. Đào tạo, chứng nhận đạt tiêu chuẩn cho khoảng 20 chuyên gia về năng suất chất lượng tại các cơ quan và doanh nghiệp.
- Có ít nhất 1.500 doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh được phổ biến, tập huấn, tuyên truyền, áp dụng các hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất chất lượng.
- Hỗ trợ ít nhất 50 doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, công cụ quản lý tiên tiến (ISO 9001, ISO 14000, ISO 22000, ISO 50001, ISO/IEC 17025, BRC, GMP, HACCP, VietGAP, 5S, Kaizen,…) phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
- Phổ biến tiêu chuẩn, quy chuẩn, hỗ trợ khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn khu vực và quốc tế. Đến năm 2025, có ít nhất 10 nhóm sản phẩm được chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy. Vận động và hỗ trợ khoảng 05 doanh nghiệp tham gia Giải thưởng chất lượng Quốc gia.
b) Định hướng đến năm 2030:
- Đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ về năng suất chất lượng cho khoảng 1.000 lượt cán bộ quản lý của các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh. Đào tạo, chứng nhận đạt tiêu chuẩn cho khoảng 40 chuyên gia về năng suất chất lượng tại các cơ quan và doanh nghiệp.
- Ít nhất 3.000 các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh được phổ biến, tập huấn, tuyên truyền, áp dụng các hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất chất lượng.
- Hỗ trợ khoảng 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, công cụ quản lý tiên tiến (ISO 9001, ISO 14000, ISO 22000, ISO 50001, ISO/IEC 17025, BRC, GMP, HACCP, VietGAP, 5S, Kaizen,…) phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
- Đến năm 2030 có ít nhất 20 nhóm sản phẩm được chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy. Vận động và hỗ trợ khoảng 10 doanh nghiệp tham gia Giải thưởng chất lượng Quốc gia do Trung ương bình chọn.
1. Đối tượng
a) Doanh nghiệp: Các doanh nghiệp, hợp tác xã, trung tâm giống, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác đăng ký và được xét duyệt tham gia Chương trình.
b) Cơ quan, tổ chức có liên quan: Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Nội vụ; Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp Cần Thơ, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố; các tổ chức tư vấn, chứng nhận dịch vụ khoa học kỹ thuật.
2. Điều kiện, nguyên tắc hỗ trợ
a) Doanh nghiệp, hợp tác xã, trung tâm giống, cơ sở sản xuất phải hoạt động đúng ngành nghề đăng ký kinh doanh và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế, bảo hiểm, môi trường… theo quy định pháp luật.
b) Ưu tiên hỗ trợ đối với những doanh nghiệp sản xuất có sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước, sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu/thay thế hàng nhập khẩu, giải quyết nhu cầu việc làm cho người lao động.
c) Không hỗ trợ đối với những doanh nghiệp đang được nhận hỗ trợ từ các nguồn vốn khác của Nhà nước với cùng nội dung đăng ký hỗ trợ.
d) Chính sách hỗ trợ đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, bình đẳng, không trùng lắp.
1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động nâng cao năng suất chất lượng
a) Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách, các giải pháp về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; thúc đẩy, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp và địa phương trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế.
b) Xây dựng kế hoạch tổng thể nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
c) Nghiên cứu, triển khai ứng dụng các giải pháp năng suất xanh và phát triển cộng đồng.
2. Tăng cường công tác thông tin, truyền thông về năng suất chất lượng
a) Đẩy mạnh đào tạo, tập huấn, tổ chức hội nghị, hội thảo, hướng dẫn doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng (ISO 9001, ISO 14000, ISO 22000, ISO 50001, ISO/IEC 17025, BRC, GMP, HACCP, VietGAP, 5S, Kaizen,…), nhất là các công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh vào doanh nghiệp.
b) Tổ chức, triển khai các hình thức thông tin truyền thông để phổ biến, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về nâng cao năng suất chất lượng.
c) Xây dựng, phát triển cơ sở dữ liệu chuẩn về năng suất để phục vụ doanh nghiệp và các cơ sở dữ liệu liên quan khác.
d) Tôn vinh, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích tốt trong hoạt động nâng cao năng suất chất lượng. Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hoạt động của Giải thưởng chất lượng quốc gia.
a) Hỗ trợ, hướng dẫn, vận động doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng cơ bản (ISO 9001, ISO 14000, ISO 22000, ISO 50001, ISO/IEC 17025, BRC, GMP, HACCP, VietGAP, 5S, Kaizen,…), đẩy mạnh áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng đặc thù cho ngành, lĩnh vực, tiêu chuẩn về các hệ thống quản lý mới được công bố.
b) Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (G.A.P), thực hành sản xuất nông nghiệp hữu cơ, năng suất xanh...
c) Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số để thiết lập, tối ưu hóa, hiện đại hóa hệ thống quản trị doanh nghiệp; áp dụng tiêu chuẩn, công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh.
d) Hỗ trợ doanh nghiệp chứng nhận sản phẩm, hàng hóa, chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, môi trường, năng lượng, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp và chứng nhận hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế.
4. Đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động nâng cao năng suất chất lượng
a) Tổ chức, phối hợp tổ chức các khóa đào tạo chuyên gia năng suất chất lượng đạt tiêu chuẩn quy định.
b) Tổ chức đào tạo đội ngũ giảng viên năng suất chất lượng cho các sở, ngành thành phố, các doanh nghiệp. Mở rộng đào tạo kiến thức về năng suất chất lượng trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.
c) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về năng suất chất lượng cho cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp và người lao động. Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các chương trình đào tạo của Tổ chức Năng suất Châu Á và các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế, khu vực.
a) Hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, hỗ trợ áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia phục vụ trực tiếp cho hoạt động nâng cao năng suất chất lượng, thiết lập nền tảng tiêu chuẩn hóa cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh.
b) Nâng cao năng lực tổ chức chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để được công nhận, thừa nhận ở khu vực và quốc tế.
c) Đầu tư, tăng cường năng lực thử nghiệm chất lượng, an toàn và sinh thái của sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu chủ lực.
d) Đẩy mạnh cơ chế thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp ở các cấp độ.
6. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về năng suất chất lượng
Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tăng cường hợp tác, thực hiện có hiệu quả các Chương trình, Dự án của Tổ chức Năng suất Châu Á.
1. Kinh phí thực hiện kế hoạch được đảm bảo từ các nguồn: vốn sự nghiệp khoa học và công nghệ hàng năm được giao cho Sở Khoa học và Công nghệ, vốn tài trợ quốc tế và trong nước, vốn doanh nghiệp và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác. Việc quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.
2. Căn cứ nhiệm vụ được giao, Sở Khoa học và Công nghệ lập dự toán kinh phí hàng năm, gửi Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, phê duyệt theo quy định.
1. Giao Sở Khoa học và Công nghệ
a) Là cơ quan chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban ngành thành phố có liên quan triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch này; đồng thời, tham mưu trình Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo triển khai thực hiện đối với các vấn đề thuộc thẩm quyền.
b) Xây dựng chương trình, kế hoạch và dự toán kinh phí hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
c) Thành lập Hội đồng xét chọn tổ chức tham gia thực hiện, nghiệm thu kết quả thực hiện theo quy định.
d) Tổ chức sơ kết, tổng kết tình hình triển khai Kế hoạch; đồng thời, tổng hợp báo cáo tình hình triển khai Kế hoạch này, gửi Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Khoa học và Công nghệ theo quy định hoặc đột xuất khi có yêu cầu.
2. Giao Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư
a) Thẩm định dự toán kinh phí thực hiện các nhiệm vụ Theo kế hoạch này, tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố bố trí nguồn lực trong dự toán ngân sách Nhà nước theo quy định pháp luật hiện hành.
b) Cử thành viên tham gia Hội đồng xét chọn tổ chức tham gia thực hiện, nghiệm thu kết quả thực hiện theo quy định.
3. Giao các Sở, Ban ngành thành phố có liên quan
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị để phối hợp thông tin, tuyên truyền, phổ biến các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch này đến các doanh nghiệp thuộc ngành, lĩnh vực quản lý để tham gia thực hiện; phối hợp chặt chẽ với Sở Khoa học và Công nghệ để triển khai Kế hoạch này; đồng thời, cử thành viên tham gia Hội đồng xét chọn tổ chức tham gia thực hiện, nghiệm thu kết quả thực hiện theo quy định.
4. Đề nghị Báo Cần Thơ, Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố
Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện thông tin, tuyên truyền về Kế hoạch này, các mô hình áp dụng có hiệu quả và các tổ chức làm tốt, nâng cao giá trị cho doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Yêu cầu Sở Khoa học và Công nghệ, các Sở, ban ngành thành phố có liên quan triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ảnh kịp thời về Sở Khoa học và Công nghệ tổng hợp, tham mưu, trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, giải quyết theo quy định./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.