ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 125/KH-UBND |
Lạng Sơn, ngày 29 tháng 5 năm 2021 |
Thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TU ngày 24/01/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả giai đoạn năm 2016-2021;
Căn cứ Quyết định số 888/QĐ-TCQLTT ngày 22/3/2021 của Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường về việc phê duyệt Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn 2021 - 2025 và căn cứ diễn biến tình hình thị trường trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành Kế hoạch phòng ngừa, đấu tranh các hoạt động kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021 - 2025 như sau:
1. Mục đích
- Tiếp tục quán triệt sâu sắc và triển khai nghiêm túc, hiệu quả chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và ý thức tự giác chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân và người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
- Thắt chặt các hoạt động quản lý địa bàn trên thị trường nội địa, quản lý biên giới; chủ động, quyết liệt đẩy mạnh các hoạt động nhằm phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn triệt để tình trạng mang vác, vận chuyển, bày bán công khai các mặt hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thu hút du lịch trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu
- Các Sở, ban, ngành có liên quan, UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai cụ thể, chi tiết kế hoạch này tại địa bàn, theo lĩnh vực phụ trách trong đó chú trọng đề cao trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị trong công tác tuyên truyền không để kéo dài tình trạng hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được bày bán tràn lan, công khai trên địa bàn tỉnh.
- Trong triển khai thực hiện Kế hoạch cần tập trung công tác tuyên truyền, phát huy sức mạnh tổng hợp trên tinh thần phối hợp chặt chẽ của cả hệ thống chính trị cùng hướng đến mục tiêu đẩy lùi nạn hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ra khỏi địa bàn tỉnh.
- Công tác tuyên truyền cần phải có sự đổi mới, sáng tạo; bên cạnh đó, cần tuyên truyền mở rộng đến cả các đối tượng là công chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị và cả người thân trong gia đình các công chức, viên chức cùng cộng đồng trách nhiệm trong phòng ngừa, ngăn chặn đẩy lùi hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
- Công tác kiểm tra và xử lý vi phạm của các lực lượng chức năng phải thực hiện theo đúng quy trình, đúng đối tượng, có trọng tâm, trọng điểm là các địa bàn nổi cộm và theo đúng quy định của pháp luật.
1. Mục tiêu chung
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và ý thức tự giác chấp hành pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thương mại truyền thống cũng như trong thương mại điện tử; nâng cao kỹ năng, nhận thức của người tiêu dùng trong việc lựa chọn hàng hóa.
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, ban quản lý các chợ - trung tâm thương mại, ban quản lý các tuyến phố, phường, xã, thôn, xóm, làng nghề, hội, hiệp hội ngành nghề và người tiêu dùng trong phát hiện, tố giác, xử lý các hành vi vi phạm về sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý nhà nước nhằm ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi tình trạng sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ để góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh hợp pháp, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thương mại, cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển bền vững.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Đến hết năm 2021
- 100% tổ chức, cá nhân có hoạt động nhập khẩu qua địa bàn tỉnh được tuyên truyền, thực hiện ký cam kết không nhập khẩu, kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
- 100% siêu thị, trung tâm thương mại không kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
- 100% tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh tham gia hoạt động trên các sàn giao dịch thương mại điện tử đều ký cam kết và thực hiện không kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
- 50% tổ chức, cá nhân có trang thông tin điện tử đã đăng ký hoặc thông báo thực hiện ký cam kết không kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
- 100% cơ sở kinh doanh tại các chợ truyền thống, cơ sở sản xuất trong các làng nghề đều ký cam kết không sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
- 80% cơ sở kinh doanh tại các khu vực, tuyến phố du lịch và các huyện, thị trấn có địa điểm du lịch không kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
- 60% cơ sở kinh doanh được tuyên truyền, vận động, phổ biến pháp luật, ký cam kết không kinh doanh hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và không tái phạm.
- 60% ban quản lý chợ, trung tâm thương mại, tuyến phố, phường, xã, thị trấn được tuyên truyền, phổ biến pháp luật, ký quy chế phối hợp không để kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn.
2.2. Đến hết năm 2022
- 100% tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm về sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã bị xử lý trong năm 2021 (đã bị xử lý theo yêu cầu của chủ thể quyền) không tái phạm.
- 100% cửa hàng kinh doanh hàng hóa tiêu dùng tổng hợp không kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
- 100% cơ sở kinh doanh tại các khu vực, tuyến phố du lịch và các huyện, thị trấn có địa điểm du lịch không kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
- 100% sở kinh doanh được tuyên truyền, vận động, phổ biến pháp luật, ký cam kết không kinh doanh hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và không tái phạm.
- 100% ban Quản lý chợ, trung tâm thương mại, tuyến phố, phường, xã, thị trấn được tuyên truyền, phổ biến pháp luật, ký quy chế phối hợp không để kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn.
- 60% cơ sở sản xuất trong các làng nghề không sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
- 80% tổ chức, cá nhân có trang thông tin điện tử, sàn giao dịch thương mại điện tử không đăng, quảng bá, kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
- 30% tổ chức, các cá nhân kinh doanh trên nền tảng số được tuyên truyền, vận động ký cam kết không kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
2.3. Đến hết năm 2023
- 100% cơ sở kinh doanh có hành vi nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã bị xử lý trong năm 2022 không tái phạm.
- 100% cơ sở kinh doanh tại thành phố Lạng Sơn không kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
- 100% tổ chức, cá nhân có trang thông tin điện tử, sàn giao dịch thương mại điện tử đã đăng ký hoặc thông báo đều thực hiện ký cam kết không đăng, quảng bá, kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
- 80% cơ sở sản xuất trong các làng nghề không sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
- 60% tổ chức, các cá nhân kinh doanh trên nền tảng số được tuyên truyền, vận động ký cam kết không kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
2.4. Đến hết năm 2024
- 100% cơ sở kinh doanh có hành vi nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã bị xử lý trong năm 2023 không tái phạm.
- 90% cơ sở kinh doanh tại tỉnh Lạng Sơn không kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
- 100% tổ chức, cá nhân có trang thông tin điện tử, sàn giao dịch thương mại điện tử đều thực hiện ký cam kết không đăng, quảng bá, kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
- 100% cơ sở sản xuất trong các làng nghề không sản xuất và không kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
- 90% tổ chức, các cá nhân kinh doanh trên nền tảng số được tuyên truyền, vận động ký cam kết không kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
2.5. Đến hết năm 2025
- 100% cơ sở kinh doanh có hành vi nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã bị xử lý trong các năm trước không tiếp tục vi phạm hoặc tái phạm.
- 100% cơ sở kinh doanh tại tỉnh Lạng Sơn không kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
- 100% tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có trang thông tin điện tử, sàn giao dịch thương mại điện tử không thực hiện đăng, quảng bá, kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
- 100% cơ sở sản xuất trong các làng nghề không sản xuất và không kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
- 100% tổ chức, các cá nhân kinh doanh trên nền tảng số được tuyên truyền, vận động ký cam kết không kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
III. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Đối tượng
Các tổ chức, cá nhân hoạt động nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh bao gồm cả các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh có hoạt động thương mại truyền thống và kinh doanh thương mại trên nền tảng số (thương mại điện tử). Trong đó xác định tổ chức, cá nhân kinh doanh tại các chợ, các tụ điểm tập kết hàng hóa, các điểm phân phối hàng hóa là địa bàn trọng điểm.
2. Mặt hàng trọng điểm
Thực phẩm, dược phẩm, dược liệu, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, giày dép, quần áo, phụ kiện trang sức, đồng hồ, túi, ví, điện thoại, thiết bị điện tử, dụng cụ, đồ dùng thể thao, mũ bảo hiểm và các loại hàng hóa bị làm giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ.
3. Nội dung thực hiện
3.1. Công tác tuyên truyền, vận động, ký cam kết
- Căn cứ diễn biến tình hình tại địa bàn, lĩnh vực phụ trách các cơ quan, đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch, nội dung tuyên truyền, nội dung ký cam kết, các tài liệu khác có liên quan để tuyên truyền, cảnh báo, hướng dẫn phân biệt hàng thật, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và phương thức tuyên truyền cho phù hợp với từng nhóm đối tượng quản lý.
- Các cơ quan, đơn vị chức năng tổ chức tuyên truyền, công khai số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận thông tin về tình hình vi phạm, tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh các nhóm mặt hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại trụ sở hoặc trên trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị.
- Thực hiện công khai trên trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị về danh tính các tổ chức, cá nhân đã được tuyên truyền nhưng cố tình buôn bán, vận chuyển, kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
- Các cơ quan, đơn vị tùy theo chức năng, nhiệm vụ chủ động lựa chọn hoặc sáng tạo trong các phương thức tuyên truyền trực tiếp thông qua kiểm tra, kiểm soát, thông qua tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề hoặc tuyên truyền thông qua việc phát tờ rơi, khuyến cáo, qua hệ thống loa phát thanh, truyền thanh, truyền hình,...
- Trong công tác tuyên truyền cần có sự phối hợp quyết liệt triển khai đồng bộ từ cấp tỉnh cho đến xã, phường, thị trấn; sự tham gia phối hợp trong vận động tuyên truyền của các Hiệp Hội, Hội, Đoàn thể trên địa bàn tỉnh để công tác tuyên truyền đạt hiệu quả cao hơn.
3.2. Công tác phối hợp
Các cơ quan, đơn vị chủ động thực hiện các hoạt động phối hợp trong công tác tuyên truyền; thu thập thẩm tra, xác minh thông tin, diễn biến tình hình nhằm nắm bắt rõ phương thức, thủ đoạn, cách thức hoạt động nhằm kịp thời phát hiện, xử lý các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, vận chuyển hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh việc phối hợp giữa các lực lượng, UBND các huyện và thành phố, các đơn vị cần chủ động, tích cực phối hợp với các tổ chức Đoàn thể, các hiệp hội như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh,... để tổ chức các hoạt động tuyên truyền, ký cam kết, định hướng kinh doanh theo quy định của pháp luật cũng như xây dựng các cơ sở tin báo về diễn biến tình hình thị trường trên địa bàn.
Chủ động phối hợp với các doanh nghiệp, đại diện chủ sở hữu quyền để tiếp nhận những thông tin, hình ảnh, tài liệu hướng dẫn, cách thức nhận biết hàng thật, hàng giả nhằm hỗ trợ, cung cấp thông tin cho các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng trên địa bàn.
Chủ động kết nối với các chủ sàn thương mại điện tử để thu thập thông tin về các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh có tham gia hoạt động quảng bá, kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử trong toàn quốc để phục vụ công tác tuyên truyền, quản lý.
3.3. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm
Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm phải được tiến hành một cách đồng bộ ở các cấp, có sự kết hợp, phối hợp giữa các lực lượng chức năng từ trung ương, tỉnh cho đến các địa phương với nhau.
Các đơn vị có chức năng kiểm tra, kiểm soát chủ động rà soát, lập danh sách các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn; phân lọc những nhóm mặt hàng, nhãn hiệu có khả năng bị làm giả, bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc có khả năng là hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ
để tập trung thu thập thẩm tra, xác minh thông tin làm căn cứ tiến hành kiểm tra, xử lý. Kiên quyết không để hình thành các đường dây, ổ nhóm, các điểm tập kết, sản xuất hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn phụ trách.
Sau khi tổ chức tuyên truyền, ký cam kết phải tiến hành kiểm tra để đánh giá kết quả tuyên truyền và xây dựng phương án, biện pháp, cách thức xử lý nếu các tổ chức, cá nhân không có chuyển biến, vẫn tiếp tục cố tình vi phạm.
1. Thời gian thực hiện: từ năm 2021 đến hết năm 2025
2.1. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng
- Tăng cường tuần tra, kiểm soát chặt chẽ cửa khẩu, các đường mòn, lối mở trên biên giới và các kho bãi, điểm tập kết hàng hóa ở khu vực biên giới, kịp thời phát hiện, xử lý các đối tượng vận chuyển, kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ở khu vực biên giới.
- Tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân khu vực biên giới ký cam kết không tham gia, không tiếp tay cho các đối tượng kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, góp phần giữ ổn định an ninh, trật tự trên địa bàn khu vực biên giới.
- Trao đổi thông tin với các lực lượng chức năng về tình hình kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn khu vực biên giới (khi có yêu cầu).
2.2. Cục Hải quan
- Tổ chức kiểm tra, kiểm soát tại cửa khẩu và các khu vực thuộc địa bàn hoạt động hải quan, áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động nhập khẩu đối với các lô hàng có nguy cơ bị các đối tượng lợi dụng các chính sách để nhập khẩu về sản xuất các mặt hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh.
- Chủ động phối hợp với lực lượng Bộ đội Biên phòng kiểm soát tại khu vực biên giới, nắm chắc thông tin, tình hình hoạt động của các đối tượng buôn lậu và kịp thời thông tin, phối hợp với các lực lượng chống buôn lậu trong khu vực nội địa kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn có hiệu quả.
2.3. Công an tỉnh
- Triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ làm tốt công tác phòng ngừa, phát hiện, tổ chức đấu tranh, xử lý triệt để các đường dây, ổ nhóm, các đối tượng chủ mưu, cầm đầu sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng; chủ động phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh trong điều tra, truy tố, xét xử những vụ buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với các lực lượng chức năng trong đấu tranh, ngăn chặn và xử lý những đối tượng có hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật khi có yêu cầu.
2.4. Cục Quản lý thị trường
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng rà soát, thực hiện tuyên truyền, ký cam kết và kiểm tra đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh theo định kỳ, chuyên đề và đột xuất; khi phát hiện các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải tiến hành xử lý nghiêm minh, kịp thời theo quy định của pháp luật.
- Đối với các tổ chức, cá nhân đã được tuyên truyền, ký cam kết hoặc xử lý vi phạm nhưng vẫn cố tình vi phạm, tái phạm thì phải có biện pháp, kế hoạch để xử lý triệt để vi phạm; trong đó phối hợp với cơ quan Thuế để xác định những tổ chức, cá nhân có sử dụng hóa đơn để kinh doanh, buôn bán hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ để có biện pháp xử lý phù hợp.
- Chủ động phối hợp với Công an tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông và lực lượng chức năng có liên quan để đề xuất các phương pháp phát hiện, quản lý các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh có tham gia hoạt động thương mại điện tử trên các sàn thương mại điện tử nhằm kịp thời phát hiện, xử lý hành vi kinh doanh hàng cấm, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
- Các vụ việc xử lý vi phạm về sản xuất, buôn bán, vận chuyển hàng giả, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hoá không đảm bảo an toàn thực phẩm đều phải đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng để người tiêu dùng kịp thời nắm bắt thông tin về hàng hóa, đối tượng vi phạm.
2.5. Cục Thuế tỉnh
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra về chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ đối với các doanh nghiệp nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh trên địa bàn để xem xét, phát hiện và xử lý những tổ chức, cá nhân vi phạm về chế độ hóa đơn, chứng từ, lợi dụng chế độ hóa đơn, chứng từ để kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh.
- Chủ động rà soát, phối hợp với lực lượng chức năng báo cáo, đề xuất các biện pháp quản lý thuế đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động thương mại điện tử (bao gồm cả các tổ chức, các nhân kinh doanh trên mọi nền tảng số).
2.6. Sở Công Thương
- Quản lý các chợ trên địa bàn tỉnh đảm bảo thực hiện tiêu chí chợ “Không kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ” thành một trong những nghĩa vụ phải thực hiện khi thỏa thuận hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh tại các chợ trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường công tác quản lý hoạt động thương mại điện tử, chủ động cung cấp thông tin các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh có Trang thông tin thương mại điện tử, sàn giao dịch thương mại điện tử để cùng phối hợp quản lý, ngăn chặn các hành vi vi phạm phát sinh trong thương mại điện tử.
- Tăng cường quản lý, theo dõi, khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội, hiệp hội và các tổ chức phi chính phủ thuộc phạm vi quản lý của Sở trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật nhằm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước trong phòng ngừa, đấu tranh chống hàng giả để tạo môi trường kinh doanh lành mạnh. Trong đó, xem xét, phối hợp các ngành chức năng tham mưu thành lập Văn phòng đại diện của Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ Thương hiệu Việt Nam (VATAP) tại Lạng Sơn hoặc thành lập Chi hội Chống hàng giả và Bảo vệ Thương hiệu trực thuộc Hội Bảo vệ người tiêu dùng tỉnh Lạng Sơn để tăng cường kết nối giữa các tổ chức, cá nhân kinh doanh, các cơ quan chức năng nhà nước và người tiêu dùng trong triển khai Kế hoạch này.
2.7. Sở Thông tin và Truyền thông
- Tăng cường công tác quản lý các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh trên địa bàn tỉnh; yêu cầu các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh cam kết không vận chuyển hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
- Tăng cường rà soát các tổ chức, cá nhân có sử dụng nền tảng số để đăng tin quảng bá, giới thiệu, kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
- Chỉ đạo các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh tăng cường tuyên truyền pháp luật về công tác đấu tranh, phòng ngừa các hoạt động kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021 -2025.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường công tác rà soát, thanh tra, kiểm tra phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng hoạt động thương mại điện tử, lợi dụng dịch vụ bưu chính, chuyển phát để hoạt động kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh.
2.8. Sở Khoa học và Công nghệ
- Tăng cường tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ đến người tiêu dùng nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của quyền sở hữu đối với các tài sản trí tuệ.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, sở hữu trí tuệ.
- Phối hợp, hỗ trợ các cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để xác minh, phát hiện và xử lý vi phạm liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
2.9. UBND các huyện, thành phố
- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trên địa bàn phối hợp với các lực lượng chức năng chủ động thực hiện tuyên truyền, ký cam kết, phối hợp kiểm tra, kiểm soát, các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn không kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; kiên quyết thực hiện các mục tiêu được đặt ra tại Kế hoạch này.
- Chỉ đạo UBND cấp xã phối hợp với cơ quan Quản lý thị trường tổng hợp danh sách các tổ chức, cá nhân thuộc địa bàn phụ trách đã bị xử lý vi phạm hành chính về kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ để tiếp tục phối hợp theo dõi, nắm bắt tình hình, tuyên truyền và ký cam kết không tái phạm.
2.10. Các sở, ngành khác và các tổ chức đoàn thể, hiệp hội, hội trên địa bàn tỉnh
- Căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được giao tăng cường công tác vận động, tuyên truyền về những tác hại của việc kinh doanh, sử dụng hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng; tuyên truyền để mỗi cán bộ, công chức, sỹ quan và đoàn viên, hội viên phải gương mẫu chấp hành đúng các quy định của pháp luật.
- Ban quản lý các chợ trên địa bàn tỉnh, chủ sàn giao dịch thương mại điện tử chủ động yêu cầu các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh tại chợ, sàn giao dịch thương mại điện tử phải thực hiện cam kết không kinh doanh, quảng bá, đăng tải hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại địa điểm kinh doanh và trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
3. Chế độ báo cáo, theo dõi, đôn đốc thực hiện Kế hoạch:
3.1. Nội dung Báo cáo
- Đánh giá tổng quát về tình hình thị trường, tình hình xuất nhập khẩu lưu thông hàng hóa, tình hình hoạt động của các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa tại địa bàn.
- Kết quả công tác tuyên truyền, ký cam kết và đánh giá sự chuyển biến sau khi được tuyên truyền, ký cam kết.
- Kết quả kiểm tra, xử lý và chuyển biến sau khi kiểm tra, xử lý.
- Kết quả thực hiện các mục tiêu, lộ trình đề ra.
- Những khó khăn vướng mắc.
- Đề xuất các phương hướng, nhiệm vụ hoặc các hướng xử lý các khó khăn, vướng mắc.
3.2. Thực hiện báo cáo
- Các cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, UBND các huyện và thành phố Lạng Sơn, các cơ quan liên quan khác thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng tháng, báo cáo 6 tháng, báo cáo năm của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh theo quy định (tách riêng một mục trong báo cáo).
- Giao Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh (Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn) chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu đôn đốc, tổng hợp, báo cáo kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch này.
3.3. Thời hạn gửi báo cáo
- Báo cáo định kỳ hằng tháng gửi trước ngày 20 hằng tháng.
- Báo cáo 6 tháng đầu năm gửi trước ngày 20/6 hàng năm.
- Báo cáo năm gửi trước ngày 20/12 hàng năm.
- Báo cáo tổng kết triển khai Kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025 gửi trước ngày 20/12/2025.
- Thông tin nhanh, báo cáo đột xuất các vụ việc điển hình và thi đua khen thưởng thực hiện theo quy định của UBND tỉnh.
UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện và thành phố nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.