ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 125/KH-UBND |
Thái Bình, ngày 30 tháng 11 năm 2020 |
QUAN TRẮC, CẢNH BÁO MÔI TRƯỜNG VÙNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NĂM 2021.
I. KẾT QUẢ QUAN TRẮC, CẢNH BÁO MÔI TRƯỜNG VÙNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NĂM 2020
1. Kết quả thực hiện
Năm 2020, tiến hành quan trắc 12 vùng/khu vực nuôi thủy sản tập trung có quy mô lớn thuộc 06 huyện (Thái Thụy, Tiền Hải, Vũ Thư, Kiến Xương, Quỳnh Phụ, Hưng Hà), gồm: 06 vùng nuôi tôm nước lợ 829,31 ha, 01 vùng nuôi tôm nhiễm mặn 30 ha, 02 vùng nuôi cá rô phi thâm canh 100 ha, 03 khu vực nuôi cá lồng trên sông 333 lồng/35.964 m3. Đơn vị quan trắc đã lấy 2.574 mẫu nước tại 26 điểm thuộc 12 vùng/khu vực nuôi để phân tích 16 thông số, trong đó 05 thông số đo tại hiện trường (pH, nhiệt độ, độ trong, DO, tốc độ dòng chảy); 11 thông số bảo quản, vận chuyển về phòng thí nghiệm để phân tích (độ mặn, độ kiềm, NH3, NO2-, H2S, PO43-, TSS, COD, vibrio tổng số, Diendrin, Cd), cụ thể:
- Vùng nuôi tôm nước lợ quan trắc tại 06 vị trí cấp nước chung và 12 ao nuôi đại diện, thu 1.284 mẫu, phân tích 14 thông số, gồm độ mặn, Vibrio, pH, nhiệt độ, ôxy hòa tan (DO), độ trong, NH3/NH4+, NO2-, H2S, COD, vibrio tổng số, Diendrin, Cd; Vùng nuôi tôm nhiễm mặn xã Hồng Tiến quan trắc 01 vùng cấp nước chung và 02 ao nuôi đại diện, thu 262 mẫu, phân tích 13 thông số, gồm độ mặn, pH, nhiệt độ, ôxy hòa tan, độ trong, độ kiềm (KH), NH3/NH4+, NO2-, H2S, COD, vibrio tổng số, Diendrin, Cd;
- Vùng nuôi thâm canh cá rô phi quan trắc 02 vị trí cấp nước chung và 06 ao nuôi đại diện, thu 512 mẫu, phân tích 12 chỉ tiêu, gồm pH, nhiệt độ, độ trong, ôxy hòa tan, NH3, NO2-, H2S, PO43-, COD, TSS, Diendrin, Cd;
- Khu vực nuôi cá lồng trên sông quan trắc tại 02 điểm đầu và cuối khu vực nuôi xã Quỳnh Ngọc (Quỳnh Phụ), xã Độc Lập (Hưng Hà) và xã Vũ Vân (Vũ Thư), thu 516 mẫu, phân tích 10 chỉ tiêu, gồm tốc độ dòng chảy, pH, nhiệt độ, ôxy hòa tan, NH3/NH4+, PO43-, H2S, TSS, Diendrin, Cd.
Kết quả quan trắc đối chiếu với các Quy chuẩn, Thông tư quy định về chất lượng nước mặt, nước nuôi trồng thủy sản (QCVN 08-MT: 2015/BTNMT; QCVN 10-MT:2015/BTNMT; QCVN 02-20:2014/BNNPTNT; QCVN 02-22:2015/BNNPTNT; QCVN 02-26:2017/BNNPTNT; QCVN 02-19:2014/BNNPTNT; Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT; Thông tư 45/2010/TT-BNNPTNT) cho thấy: Nhìn chung các thông số được quan trắc nằm trong ngưỡng phù hợp với điều kiện môi trường của từng đối tượng thủy sản nuôi; các thông số như TSS, tốc độ dòng chảy, COD, NO2, PO43-, DO, nhiệt độ, vibrio tổng số tại một số vùng, khu vực nuôi và vào một số thời điểm như nắng nóng, mưa lũ, cuối vụ nuôi thường có biến động vượt ngưỡng. Trong đó các điểm nuôi cá lồng có 60/60 mẫu chất rắn lơ lửng (TSS) quan trắc từ tháng 6-10/2020 cao hơn từ 1,3 - 3,75 lần so với quy định, cao nhất là 75 mg/l ngày 21/9 tại khu vực xã Quỳnh Ngọc; 3/42 mẫu quan trắc vibrio tổng số tại khu vực cấp nước chung vùng nuôi tôm nước lợ vượt giới hạn cho phép từ 1,4 - 10 lần; 14/14 mẫu COD quan trắc tại khu vực cấp nước chung vùng nuôi cá rô phi xã An Ninh vượt từ 1,5-2,6 lần; 10/10 mẫu COD quan trắc tại ao nuôi tôm nhiễm mặn và 6/84 mẫu quan trắc tại ao nuôi tôm nước lợ vượt giới hạn cho phép từ 1,2-2,6 lần; chỉ số NO2 tại các ao nuôi tôm nước lợ xuất hiện vào tháng 8/2020, do cuối vụ ao nuôi tích tụ một lượng lớn chất thải hữu cơ, kết hợp với mưa lớn gây yếm khí tầng đáy NO2 tăng, có thời điểm tăng lên 7,26mg/l gấp 20,74 lần so với quy định; chỉ số PO43-, nhiệt độ tại khu vực nuôi cá rô phi vượt giới hạn từ 1-2 lần nhưng mức chênh lệch không lớn. Nguyên nhân các chỉ số môi trường vượt ngưỡng là do: Chất lượng nguồn nước cấp đã có hiện tượng ô nhiễm trước khi lấy vào vùng nuôi (An Ninh), đồng thời do chính lượng chất thải hữu cơ từ hoạt động nuôi thủy sản, nhất là những tháng cuối vụ nuôi (tháng 8) các chỉ số COD, NO2 có dấu hiệu tăng, ảnh hưởng đến sinh trưởng của thủy sản nuôi.
Trung tâm quan trắc Tài nguyên và Môi trường đã gửi 17 Bản tin thông báo kết quả quan trắc; căn cứ kết quả quan trắc, Chi cục Thủy sản đã ban hành 12 công văn cảnh báo hướng dẫn các biện pháp xử lý, khắc phục, phòng tránh ảnh hưởng của môi trường đến thủy sản nuôi gửi các huyện, xã có vùng quan trắc để tuyên truyền, hướng dẫn các hộ dân thực hiện các biện pháp quản lý chất lượng nước ao nuôi, hạn chế thấp nhất thiệt hại do môi trường ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng thủy sản. Kết quả năm 2020 các vùng nuôi trồng thủy sản được quan trắc không có thiệt hại do ảnh hưởng của môi trường gây ra.
2. Thuận lợi và khó khăn
2.2. Thuận lợi
- Các cấp, các ngành đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác quản lý môi trường vùng nuôi trồng thủy sản theo quy định; các tổ chức, cá nhân tham gia nuôi thủy sản có ý thức cao trong việc quản lý môi trường cơ sở, vùng nuôi an toàn.
- Kết quả quan trắc được thông báo kịp thời để cảnh báo sớm theo quy định.
2.2. Khó khăn
- Một số thông số môi trường chưa có tiêu chuẩn cụ thể cho từng đối tượng, gây khó khăn trong so sánh, đối chiếu kết quả quan trắc.
- Kinh phí thực hiện còn hạn chế, chưa quan trắc hết các vùng nuôi thủy sản tập trung trong tỉnh.
II. KẾ HOẠCH QUAN TRẮC, CẢNH BÁO MÔI TRƯỜNG VÙNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NĂM 2021
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong thời gian tới các hiện tượng thời tiết cực đoan, không theo quy luật xảy ra với mức độ và tần suất ngày càng tăng. Trước tình hình trên, việc quan trắc, cảnh báo môi trường vùng nuôi thủy sản năm 2021 là cần thiết, nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý, chỉ đạo phát triển sản xuất nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững. Kịp thời cảnh báo sớm ô nhiễm môi trường nước nuôi trồng thủy sản, hướng dẫn các biện pháp xử lý, phòng tránh khi có sự cố môi trường mất an toàn, giảm thiểu thiệt hại, nâng cao hiệu quả, sản xuất; đồng thời làm cơ sở dữ liệu cập nhật vào hệ thống dữ liệu quốc gia về thủy sản theo quy định.
- Luật Thủy sản số 18/2017/QH14;
- Thông tư số 32/2014/TT-BNNPTNT ngày 10/9/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định hoạt động quan trắc, cảnh báo môi trường ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản;
- Thông tư số 24/2017/TT-BTNMT ngày 01/9/2017 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật quan trắc môi trường;
- Công văn số 8625/BNN-TY ngày 18/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc chỉ đạo chấn chỉnh công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản;
- Công văn số 7262/BNN-TCTS ngày 20/10/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc chỉ đạo, xây dựng và phê duyệt kinh phí quan trắc môi trường trong nuôi trồng thủy sản năm 2021;
- Công văn số 1453/TCTS-NTTS ngày 27/4/2018 của Tổng cục Thủy sản về việc hướng dẫn, quản lý nuôi trồng thủy sản bền vững.
3.1. Mục đích
Quan trắc môi trường vùng nuôi trồng thủy sản phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo sản xuất, kịp thời cảnh báo, hướng dẫn các biện pháp xử lý, phòng ngừa khi môi trường thủy sản mất an toàn, giảm thiểu thiệt hại do môi trường gây ra, hướng đến phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả.
3.2. Yêu cầu
- Quan trắc môi trường các đối tượng nuôi chủ lực, có sản lượng lớn và giá trị kinh tế cao như: Tôm nước lợ (tôm sú, tôm thẻ), ngao, cá rô phi tại các vùng nuôi tập trung, trọng điểm.
- Quan trắc, thống kê có hệ thống môi trường vùng nuôi trồng thủy sản trong tỉnh, cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia theo quy định. Kịp thời cảnh báo, dự báo diễn biến môi trường, hướng dẫn các biện pháp phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại; phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo sản xuất phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả.
- Làm cơ sở xác định hoặc loại trừ nguyên nhân gây mất an toàn trong hoạt động nuôi trồng thủy sản.
4.1. Đối tượng quan trắc
- Môi trường vùng nuôi ngao bãi triều: Quan trắc 2 vùng nuôi thuộc huyện Tiền Hải và Thái Thụy.
- Môi trường vùng nuôi hàu trên bè nổi: Quan trắc 01 khu vực nuôi.
- Môi trường vùng nuôi tôm nước lợ: Quan trắc 06 vùng nuôi tập trung có quy mô lớn.
- Môi trường vùng nuôi tôm nhiễm mặn: Quan trắc 01 vùng nuôi.
- Môi trường khu vực nuôi cá lồng trên sông: Quan trắc tại 02 khu vực phân bố lồng/bè mật độ cao thuộc huyện Quỳnh Phụ và huyện Hưng Hà.
- Môi trường vùng nuôi cá rô phi tập trung: Quan trắc tại 02 vùng nuôi chuyên canh cá rô phi thuộc huyện Thái Thụy và huyện Quỳnh Phụ.
4.2. Thời gian thực hiện: Từ tháng 3 - 10/2021.
4.3. Địa điểm quan trắc
4.3.1. Vùng nuôi ngao bãi triều:
- Huyện Tiền Hải: Vùng nuôi ngao giáp xã Đông Minh, xã Nam Thịnh; tổng diện tích 1.580,9 ha; lấy mẫu tại 03 vị trí (01 vị trí cửa sông Lân, 01 vị trí xã Đông Minh, 01 vị trí xã Nam Thịnh).
- Huyện Thái Thụy: Vùng nuôi ngao xã Thái Đô, xã Thái Thượng; tổng diện tích 605,2 ha; lấy mẫu tại 03 vị trí (01 vị trí giáp cửa sông Trà Lý, 01 vị trí giáp cửa sông Diêm Hộ, 01 vị trí giữa hai xã Thái Đô, xã Thái Thượng).
4.3.2. Khu vực nuôi hàu: Khu vực nuôi hầu treo trên bè nổi tại Cầu I xã Nam Phú; số lượng 500 bè; lấy mẫu tại 02 vị trí (vị trí đầu và cuối khu vực nuôi).
4.3.3. Vùng nuôi tôm nước lợ:
- Huyện Thái Thụy:
+ Vùng chuyển đổi tập trung xã Thái Đô, xã Thái Thượng; tổng diện tích 275 ha, lấy mẫu tại 03 vị trí: 01 vị trí cấp nước chung và 02 vị trí ao nuôi đại diện.
+ Vùng đầm ngoài đê xã Thái Thượng, tổng diện tích 240 ha, lấy mẫu tại 03 vị trí: 01 vị trí cấp nước chung và 02 vị trí ao nuôi đại diện.
+ Vùng chuyển đổi tập trung Xuân Trường (xã Thụy Xuân, xã Thụy Trường), tổng diện tích 86 ha, lấy mẫu tại 03 vị trí: 01 vị trí cấp nước chung, 02 vị trí ao nuôi đại diện hai xã.
- Huyện Tiền Hải:
+ Vùng chuyển đổi tập trung xã Đông Minh, tổng diện tích 175,85 ha, lấy mẫu tại 03 vị trí: 01 vị trí cấp nước chung và 02 vị trí ao nuôi đại diện.
+ Vùng nuôi tập trung xã Nam Cường, xã Nam Thắng, tổng diện tích 110,46 ha, lấy mẫu tại 05 vị trí: 01 vị trí (cửa Lân) cấp nước chung cho các vùng nuôi xã Nam Cường, xã Nam Thịnh, xã Nam Thắng và 02 vị trí ao nuôi đại diện xã Nam Cường, 02 vị trí ao nuôi đại diện xã Nam Thắng.
4.3.4. Vùng nuôi tôm nhiễm mặn:
Vùng nuôi tôm nhiễm mặn xã Hồng Tiến, huyện Kiến Xương, tổng diện tích 30 ha, lấy mẫu tại 3 vị trí: 01 vị trí cấp nước chung và 02 vị trí ao nuôi đại diện.
4.3.5. Khu vực nuôi cá lồng trên sông (vị trí đầu và cuối khu vực nuôi):
- Khu vực nuôi cá lồng xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Phụ: 202 lồng, tổng thể tích là 21.816 m3, lấy mẫu tại 02 vị trí.
- Khu vực nuôi cá lồng xã Điệp Nông, huyện Hưng Hà: 55 lồng, tổng thể tích là 5.990 m3, lấy mẫu tại 02 vị trí.
4.3.6. Vùng chuyển đổi tập trung nuôi chuyên canh cá rô phi:
- Vùng nuôi xã An Ninh, huyện Quỳnh Phụ: Tổng diện tích 41,5 ha, lấy mẫu tại: 01 vị trí cấp nước chung, 03 vị trí ao nuôi đại diện.
- Vùng nuôi xã Dương Hồng Thủy, huyện Thái Thụy: Tổng diện tích 62 ha, lấy mẫu tại: 01 vị trí cấp nước chung, 03 vị trí ao nuôi đại diện.
4.4. Thông số và tần suất quan trắc
Vùng, khu vực nuôi |
Vị trí quan trắc |
Thông số quan trắc |
Thời gian quan trắc |
Tần suất quan trắc |
Ghi chú |
Vùng nuôi ngao bãi triều |
Các điểm đại diện cho khu vực nuôi |
Nhiệt độ nước, pH, độ mặn |
Tháng 4,5,6,7,8,9 |
2 lần/tháng |
Ngày con nước lớn của kỳ nước cường |
NH3, H2S, COD |
|||||
Dư lượng thuốc BVTV nhóm Clo (Diendrin), kim loại nặng (Cd) |
Tháng 4,8 |
01 lần/tháng |
|||
Khu vực nuôi hàu |
Điểm đầu và cuối khu vực nuôi |
Nhiệt độ nước, pH, Độ mặn |
Tháng 4,5,6,7,8,9,10 |
2 lần/tháng |
Ngày con nước lớn của kỳ nước cường |
NH3, H2S, COD |
|||||
Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nhóm Clo (Diendrin), kim loại nặng (Cd) |
Tháng 4, 8 |
01 lần/tháng |
|||
Vùng nuôi tôm nước lợ |
Vị trí nước cấp chung |
pH, nhiệt độ nước, ôxy hòa tan (DO), độ mặn, COD, Vibrio tổng số |
Tháng 3 |
02 lần/tháng |
Tuần 3, 4 thời điểm đầu con nước cường |
Độ mặn, Vibrio tổng số. |
Tháng 4,5,6,7,8 |
02 lần/tháng |
Kỳ nước cường |
||
Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nhóm Clo (Diendrin), kim loại nặng (Cd) |
Tháng 4, 8 |
01 lần/tháng |
Thời gian cao điểm phun thuốc BVTV |
||
Đại diện ao nuôi |
pH, nhiệt độ nước, ôxy hòa tan (DO), độ trong |
Tháng 4,5,6,7,8 |
01 lần/tuần |
Định kỳ |
|
Độ mặn, độ kiềm (KH), NO2-, NH3, H2S, COD, Vibrio tổng số |
Tháng 4,5,6,7,8 |
02 lần/tháng |
|||
Vùng nuôi tôm nhiễm mặn xã Hồng Tiến |
Khu vực nước cấp chung |
Độ mặn, COD, Nhiệt độ nước, pH, ôxy hòa tan (DO), Vibrio tổng số |
Tháng 4,5,6,7,8 |
2 lần/tháng |
Định kỳ |
Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nhóm Clo (Diendrin), kim loại nặng (Cd) |
Tháng 4, 8 |
01 lần/ tháng |
|||
Ao nuôi đại diện |
pH, nhiệt độ nước, ôxy hòa tan (DO), độ trong |
Tháng 4,5,6,7,8 |
01 lần/tuần |
||
Độ mặn, độ kiềm (KH), NH3, NO2, H2S, COD, Vibrio tổng số |
Tháng 4,5,6,7,8 |
02 lần/tháng |
|||
Khu vực nuôi cá lồng trên sông |
Điểm đầu và cuối khu vực nuôi |
Tốc độ dòng chảy |
Tháng 7,8,9,10 |
01 lần/tuần |
Cao điểm mùa mưa, lũ |
pH, Nhiệt độ nước, ôxy hòa tan (DO), NH3, PO43-, H2S, TSS. |
Tháng 6,7,8,9,10 |
02 lần/tháng |
Định kỳ |
||
Dư lượng thuốc BVTV nhóm Clo (Diendrin), kim loại nặng (Cd) |
Tháng 4,8 |
01 lần/tháng |
Cao điểm phun thuốc BVTV |
||
Khu vực nuôi cá rô phi |
Khu vực nước cấp chung |
pH, nhiệt độ nước, ôxy hòa tan (DO), COD, TSS |
Tháng 4,5,6,7,8 |
02 lần/tháng |
Định kỳ |
Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nhóm Clo (Diendrin), kim loại nặng (Cd). |
Tháng 4, 8 |
01 lần/tháng |
Cao điểm phun thuốc bảo vệ thực vật |
||
Ao nuôi đại diện |
pH, nhiệt độ nước, độ trong, ôxy hòa tan (DO). |
Tháng 4,5,6,7,8 |
01 lần/tuần |
Định kỳ |
|
NH3, NO2, PO43-, H2S, COD |
Tháng 4,5,6,7,8 |
02 lần/tháng |
Định kỳ |
4.5. Kinh phí thực hiện
- Dự kiến kinh phí thực hiện: 1.290.139.000 đồng.
- Nguồn kinh phí: Từ nguồn ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách và Thông tư số 02/2017/TT-BTC ngày 06/01/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường.
4.6. Đơn vị quan trắc
Đơn vị quan trắc đủ năng lực, đáp ứng điều kiện của tổ chức hoạt động quan trắc môi trường quy định tại Nghị định số 127/2014/NĐ-CP của Chính phủ; việc lựa chọn đơn vị quan trắc theo quy định của pháp luật.
4.7. Chế độ thông tin, báo cáo
- Chủ cơ sở nuôi thủy sản theo dõi, giám sát môi trường tại cơ sở nuôi, khi phát hiện môi trường có diễn biến bất lợi hoặc có nguy cơ bất lợi cho sản xuất nuôi trồng thủy sản phải thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân xã hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành nơi gần nhất bằng hình thức trực tiếp, gọi điện thoại, nhắn tin hoặc bằng văn bản.
- Ủy ban nhân dân xã báo cáo trực tiếp Ủy ban nhân dân huyện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Khi phát hiện môi trường có diễn biến bất lợi hoặc có nguy cơ bất lợi cho sản xuất, nuôi trồng thủy sản tại một địa phương, đơn vị quan trắc báo ngay cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra quyết định cảnh báo và ứng phó kịp thời; đồng thời Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo cho các đơn vị liên quan phối hợp xử lý.
- Trong vòng 03 ngày kể từ khi lấy mẫu, đơn vị quan trắc môi trường thông báo kết quả quan trắc cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bằng văn bản. Trong vòng 01 ngày kể từ khi nhận được kết quả quan trắc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi cảnh báo kèm theo biện pháp xử lý, khắc phục tới cơ quan quản lý thủy sản cấp huyện, cấp xã có vùng quan trắc; đồng thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Tổng cục Thủy sản và các đơn vị có liên quan bằng văn bản.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương liên quan tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch; kiểm tra, giám sát đơn vị quan trắc thực hiện kế hoạch. Tổng hợp các kiến nghị, đề xuất việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch phù hợp tình hình thực tế, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
- Tổ chức cảnh báo, hướng dẫn các giải pháp khắc phục, xử lý, phòng ngừa về môi trường, dịch bệnh khi nhận được kết quả quan trắc hoặc khi có vấn đề phát sinh về môi trường nuôi thủy sản.
- Tổng hợp, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, báo cáo kết quả thực hiện định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Phối hợp thẩm định kế hoạch quan trắc, cảnh báo môi trường vùng nuôi trồng thủy sản. Trao đổi, cung cấp thông tin liên quan đến môi trường cho đơn vị quan trắc và các cơ quan quản lý khi thực hiện các hoạt động điều tra, khảo sát, nghiên cứu có liên quan nhằm phục vụ cho công tác quản lý, chỉ đạo sản xuất nuôi trồng thủy sản.
- Tổng hợp số liệu môi trường nuôi trồng thủy sản, thống kê và đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch quan trắc, cảnh báo môi trường vùng nuôi trồng thủy sản theo quy định hiện hành của nhà nước.
4. Sở Tài chính: Thẩm định dự toán kinh phí; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch quan trắc, cảnh báo môi trường vùng nuôi trồng thủy sản theo quy định hiện hành của nhà nước.
5. Ủy ban nhân dân các huyện trong vùng quan trắc
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đơn vị quan trắc môi trường triển khai Kế hoạch đã được phê duyệt.
- Phối hợp tổ chức hướng dẫn các biện pháp xử lý môi trường nuôi thủy sản, phòng chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn khi nhận được bản tin quan trắc, cảnh báo môi trường.
6. Đơn vị quan trắc môi trường
- Lấy mẫu, phân tích, xử lý số liệu, tổng hợp kết quả quan trắc và biên soạn bản tin quan trắc theo kế hoạch quan trắc môi trường được phê duyệt.
- Trong vòng 03 ngày kể từ khi thu mẫu, đơn vị quan trắc phải gửi báo cáo và bản tin quan trắc môi trường đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Tổng hợp cơ sở dữ liệu về quan trắc môi trường và các thông tin khác có liên quan cung cấp cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý, chỉ đạo phát triển sản xuất nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh.
Trên đây là Kế hoạch quan trắc, cảnh báo môi trường vùng nuôi trồng thủy sản năm 2021. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.