ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 123/KH-UBND |
Lạng Sơn, ngày 16 tháng 7 năm 2019 |
PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM 2020
Thực hiện Công văn số 2330/BGDĐT-KHTC ngày 29/5/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện xây dựng Báo cáo Kế hoạch phát triển giáo dục, đào tạo và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020, UBND tỉnh Lạng Sơn xây dựng Kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo năm 2020 với các nội dung như sau:
1. Đánh giá chung tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
- Về phát triển kinh tế, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 8,36% (mục tiêu 8 - 8,5%), trong đó, ngành nông lâm nghiệp tăng 2,55% (mục tiêu 2 - 3%), công nghiệp - xây dựng tăng 19,24% (mục tiêu 20 - 21%), dịch vụ tăng 7,6% (mục tiêu 8 - 9%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng: nông lâm nghiệp 20-30%; công nghiệp - xây dựng 19,68%; dịch vụ 49,78%; GRDP bình quân đầu người đạt 38,4 triệu đồng (mục tiêu 37 - 38 triệu đồng).
- Giáo dục và đào tạo có chuyển biến tích cực, chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học được nâng lên, nề nếp, kỷ cương trong trường học tiếp tục được duy trì. Tổ chức thành công Kỳ thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia năm 2018, bảo đảm an toàn, đúng quy chế, tỷ lệ tốt nghiệp đạt 97,68%. Cơ sở vật chất (CSVC) trường lớp học tiếp tục được tăng cường, bổ sung đáp ứng yêu cầu đổi mới và chuẩn hóa CSVC các trường học, hoàn thành thủ tục đầu tư và khởi công các công trình thuộc Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học mầm non (MN), tiểu học (TH) tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2017-2020. Công nhận thêm 20 trường học đạt chuẩn quốc gia nâng số trường đạt chuẩn lên 192 trường; sát nhập 27 cặp trường TH và trung học cơ sở (THCS); chuyển đổi 02 trường phổ thông dân tộc bán trú, nâng tổng số trường phổ thông dân tộc bán trú lên 101 trường; công tác xã hội hóa giáo dục tiếp tục được đẩy mạnh, đã huy động các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp ủng hộ được trên 26 tỷ đồng; tuyên truyền vận động Nhân dân hiến 14.694 m2 đất để xây dựng trường, lớp học; huy động trên 124.000 ngày công lao động...
- Ngân sách chi thường xuyên giáo dục giao trong thời kỳ ổn định là 3.094.801 tỷ/10.029.012 tỷ chiếm 30,86% chi thường xuyên toàn tỉnh; bảo đảm cơ cấu tỷ lệ 82% chi lương và các khoản có tính chất lương, 18% chi phục vụ hoạt động đối với giáo dục các trường THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh; 85% chi lương và các khoản có tính chất lương, 15% chi phục vụ hoạt động đối với giáo dục các trường MN, THCS, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên.
Hằng năm, tỉnh luôn có cơ chế điều hành ngân sách ưu tiên đối ứng vốn để thực hiện các chương trình, dự án theo kế hoạch đã được phê duyệt, như: Chương trình xây dựng nông thôn mới; dự án THCS vùng khó khăn nhất giai đoạn 2...
* Thuận lợi: Cấp ủy, chính quyền các cấp, các sở, ban ngành, đoàn thể, tổ chức, cá nhân luôn quan tâm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục; sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ ngành trung ương. Trình độ dân trí từng bước nâng lên, nhu cầu cho con em đi học và tạo điều kiện cho con em đi học ngày càng nâng cao. Đội ngũ cán bộ giáo viên cơ bản đáp ứng đủ về số lượng, chất lượng, có lương tâm trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp tốt.
* Khó khăn: Lạng Sơn là tỉnh miền núi, biên giới, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn; địa hình và phân bố dân cư không tập trung, khó khăn trong việc huy động nguồn lực và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất mạng lưới giáo dục. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo của tỉnh còn cao (năm 2018 tỷ lệ hộ nghèo chiếm 15,83%, hộ cận nghèo chiếm 11,01%) khó khăn trong huy động học sinh đi học và huy động xã hội hóa. Công tác tăng cường CSVC còn gặp khó khăn, số phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm thực hành, phòng thư viện còn thiếu chưa được đầu tư xây dựng kịp thời. Ngân sách đầu tư cho giáo dục và đào tạo còn hạn hẹp, chủ yếu để chi lương, phụ cấp và các khoản đóng góp theo lương, kinh phí đầu tư cho hoạt động dạy và học, mua sắm trang thiết bị đồ dùng dạy học chưa đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
2. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo
2.1. Đánh giá tóm tắt tình hình thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu:
* Chỉ tiêu chủ yếu theo hệ thống chỉ tiêu kinh tế, xã hội giai đoạn 2016-2020:
Số TT |
Chỉ tiêu |
Đơn vị |
Chỉ tiêu Kế hoạch năm 2020 |
Ước thực hiện năm 2020 |
Kết quả |
1 |
Quy mô trường |
|
|
|
|
- |
MN |
Trường |
232 |
235 |
vượt |
- |
THPT |
Trường |
30 |
27 |
chưa đạt |
2 |
Tỷ lệ huy động |
|
|
|
|
- |
Trẻ dưới 3 tuổi |
% |
40 |
42,48 |
vượt |
- |
Mẫu giáo từ 3 - 5 tuổi |
% |
99 |
99,76 |
vượt |
- |
TH (đúng độ tuổi) |
% |
99,5 |
99,52 |
đạt |
- |
THCS (đúng độ tuổi) |
% |
95 |
97,81 |
vượt |
3 |
Phổ cập giáo dục |
|
|
|
|
- |
Phổ cập mẫu giáo 5 tuổi |
xã |
226 |
226 |
đạt |
+ |
Tỷ lệ xã, phường thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục MN cho trẻ em 5 tuổi |
% |
100 |
100 |
đạt |
- |
Duy trì phổ cập giáo dục TH, THCS |
xã |
226 |
226 |
đạt |
+ |
Tỷ lệ xã, phường thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục TH, THCS |
% |
100 |
100 |
đạt |
4 |
Tỷ lệ lao động qua đào tạo |
% |
50 |
52,5 |
vượt |
5 |
Xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia |
Trường |
205 |
225 |
vượt |
Hệ thống trường THPT chưa đạt chỉ tiêu, lý do: Thực hiện Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025”, theo đó tỷ lệ tuyển sinh học sinh tốt nghiệp THCS vào học THPT trên địa bàn tỉnh sẽ giữ ổn định mức 75%. Do vậy, theo quy hoạch trường THPT Chợ Bãi (huyện Văn Quan), trường THPT Mỏ Nhài (huyện Bắc Sơn), trường THPT Hoa Thám (huyện Bình Gia) không tiếp tục đầu tư.
* Đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu trong năm học 2018-2019:
Số TT |
Chỉ tiêu |
Đơn vị |
KH 2018- 2019 |
TH 2018- 2019 |
Kết quả |
1 |
Tổng số học sinh |
|
|
|
|
- |
Nhà trẻ |
Trẻ |
12.035 |
12.142 |
vượt |
- |
Mẫu giáo |
Học sinh |
44.750 |
45.385 |
vượt |
- |
TH |
Học sinh |
68.100 |
67.952 |
chưa đạt |
- |
THCS |
Học sinh |
44.650 |
44.386 |
chưa đạt |
- |
THPT |
Học sinh |
23.070 |
22.627 |
chưa đạt |
2 |
Tỷ lệ huy động |
|
|
|
|
- |
Trẻ dưới 3 tuổi |
% |
40 |
41,22 |
vượt |
- |
Mẫu giáo từ 3 - 5 tuổi |
% |
98,6 |
99,60 |
vượt |
- |
TH (đúng độ tuổi) |
% |
99,9 |
99,49 |
chưa đạt |
- |
THCS (đúng độ tuổi) |
% |
99,9 |
97,73 |
chưa đạt |
3 |
Phổ cập giáo dục |
|
|
|
|
- |
Phổ cập mẫu giáo 5 tuổi |
xã |
226 |
226 |
đạt |
+ |
Tỷ lệ xã, phường thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục MN trẻ em 5 tuổi |
% |
100 |
100 |
đạt |
- |
Duy trì phổ cập giáo dục TH, THCS |
xã |
226 |
226 |
đạt |
+ |
Tỷ lệ xã, phường thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục TH, THCS |
% |
100 |
100 |
đạt |
4 |
Tỷ lệ lao động qua đào tạo |
% |
50 |
50 |
đạt |
5 |
Xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia (theo năm kế hoạch) |
Trường |
208 |
208 |
đạt |
Nguyên nhân một số chỉ tiêu chưa đạt là do học sinh bỏ học (THCS 97; THPT 225); một số học sinh THCS, THPT theo học nghề tại các cơ sở đào tạo nghề; việc dự báo số học sinh tuyển mới vào đầu cấp, số học sinh chuyển đi, chuyển đến chưa sát thực tế.
2.2. Tình hình thực hiện nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2018-2019
2.2.1. Đối với 9 nhiệm vụ trọng tâm:
a) Rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo:
* Kết quả:
- Năm học 2018 - 2019, toàn tỉnh có 706 đơn vị, trường học (giảm 39 trường so với năm học 2016 - 2017), cụ thể: Có 231 trường MN (tăng 01 trường); 207 trường TH (giảm 38 trường); 55 trường TH và THCS (tăng 30 trường); 173 trường THCS (giảm 31 trường); 27 trường THPT (tăng 01 trường); 02 trung tâm giáo dục thường xuyên; 09 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên; 01 trung tâm Ngoại ngữ - Tin học và 01 trường Cao đẳng Sư phạm.
- Hệ thống trường chuyên biệt được củng cố và mở rộng với 110 trường, trong đó có 98 trường phổ thông dân tộc bán trú; 11 trường phổ thông dân tộc nội trú (01 THPT dân tộc nội trú, 07 dân tộc nội trú THCS; 03 dân tộc nội trú THCS&THPT) và trường THPT chuyên Chu Văn An.
* Đánh giá: Về cơ bản mạng lưới trường học trên địa bàn tỉnh đáp ứng được yêu cầu dạy và học của giáo viên, học sinh các dân tộc trong tỉnh, bảo đảm thực hiện phổ cập giáo dục, đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Tuy nhiên, do địa hình chia cắt, giao thông không thuận lợi, dân cư phân tán nên vẫn còn nhiều điểm trường lẻ, CSVC còn nhiều hạn chế, đường giao thông đi lại khó khăn ảnh hưởng đến công tác dạy, học và quản lý của các cơ sở giáo dục. Nhiều điểm trường chưa thể sáp nhập do khoảng cách xa so với trường chính, đặc biệt một số điểm trường sát đường biên giới rất cần thiết duy trì để bà con nhân dân an tâm bám đất bảo vệ biên giới.
b) Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục:
Năm học 2018-2019 toàn ngành giáo dục có 19.061 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó: Công chức, viên chức Sở Giáo dục và Đào tạo có 46 người, giảm 08 người so với năm học 2016-2017; công chức, viên chức Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thành phố có 86 người, giảm 43 người. Đơn vị sự nghiệp có 1.844 cán bộ quản lý, giảm 08 người; 14.922 giáo viên, giảm 97 người (cụ thể: MN có 4.415 người, tăng 238 người; TH có 5.001 người, giảm 89 người; THCS có 3.614 người, giảm 163 người; THPT có 1.540 người, giảm 31 người; giáo dục thường xuyên có 206 người, giảm 12 người; trường Cao đẳng Sư phạm có 146 người, giảm 30 người; nhân viên có 2.163 người, giảm 53 người). Tổng số đảng viên 9.597/19.172 đạt tỷ lệ 50,06 % (tăng 793 đảng viên).
* Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên:
Nhìn chung đội ngũ cán bộ, quản lý, giáo viên, nhân viên đều thiếu ở các cấp học, lý do:
- Theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế thì các đơn vị chỉ được tuyển dụng tối đa bằng 50% số người nghỉ hưu, thôi việc, tinh giản biên chế.
- Chưa ban hành văn bản quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nhân viên trong các cơ sở giáo dục như: Nhân viên thiết bị, thí nghiệm cấp THPT, nhân viên giáo vụ, kỹ thuật viên CNTT…
- Dừng tuyển nhân viên y tế, kế toán trong các trường học theo Công văn số 2378/VPCP-KGVX ngày 08/4/2015 của Văn phòng Chính phủ.
- Một số giáo viên, nhân viên sau khi trúng tuyển đến các cơ sở giáo dục ở vùng sâu, vùng xa nhưng không ký hợp đồng thử việc do cơ sở vật chất, điều kiện làm việc khó khăn, lương thấp.
- Số lượng sinh viên sư phạm tốt nghiệp loại Giỏi, loại Xuất sắc rất ít nên khó khăn trong việc lựa chọn giáo viên vào các trường chuyên biệt trên địa bàn tỉnh.
- Cơ cấu đội ngũ giáo viên ở cấp TH, THCS không đồng đều. Đối với cấp TH, THCS nhiều trường quy mô nhỏ với 01 lớp/khối dẫn đến tình trạng nếu tính giáo viên theo định mức thì không đủ giáo viên ở tất cả các bộ môn. Mặt khác, các cấp học này thực hiện dạy học 02 buổi/ngày và cử giáo viên thực hiện nhiệm vụ bán chuyên trách tại các trung tâm học tập cộng đồng các xã, thị trấn nên khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ.
c) Công tác phân luồng và định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông:
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác hướng nghiệp cho học sinh cấp THCS, THPT. Các nhà trường đã thành lập Ban tư vấn hướng nghiệp; tổ chức điều tra tìm hiểu về xu hướng lựa chọn nghề của học sinh lớp cuối cấp; phân công giáo viên dạy học về công tác hướng nghiệp vào dạy lớp 9; thông báo các thông tin về hướng nghiệp, chọn nghề; thực hiện đầy đủ, nghiêm túc quy định về chương trình giáo dục hướng nghiệp với hình thức phong phú, đa dạng theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh; tổng hợp kết quả phân luồng, xu hướng lựa chọn của học sinh 2 lần/năm học, từ đó phân tích, đánh giá, đưa ra giải pháp tác động phù hợp. Tuy đã có những chuyển biến tích cực, nhưng công tác giáo dục hướng nghiệp, phân luồng học sinh còn nhiều hạn chế, hiệu quả thấp: Học sinh sau tốt nghiệp THCS vẫn mong muốn được đi học tại các trường THPT; hoạt động dạy nghề phổ thông chưa mạnh dạn xây dựng chương trình mới phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng đơn vị; việc học nghề phổ thông của học sinh còn thiếu động cơ tích thực.
- Chất lượng giáo dục ở các bậc học, cấp học:
+ Bậc học MN: Có 232/232 trường tổ chức bán trú 2 buổi/ngày; tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân nhà trẻ 3,3%, mẫu giáo 2,5% (giảm so với năm học trước 0,2%); tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi nhà trẻ 4,2% (giảm 0,1%), mẫu giáo 3,1%.
+ Cấp TH: Có 259/261 trường có cấp TH tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày.
- Kết quả đánh giá định kỳ về học tập cuối năm học môn Tiếng Việt, Toán năm học 2018 - 2019:
Tổng số học sinh |
Môn Tiếng Việt |
Môn Toán |
||||||||||
Hoàn thành Tốt |
Hoàn thành |
Chưa hoàn thành |
Hoàn thành Tốt |
Hoàn thành |
Chưa hoàn thành |
|||||||
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
|
67.952 |
30.843 |
45,4 |
36.639 |
53,9 |
470 |
0,7 |
38.556 |
56,8 |
29.029 |
42,7 |
367 |
0,5 |
+ Cấp THCS: Hạnh kiểm Tốt 82,2% (tăng 1,0%), Khá 16,5% (giảm 1,3%), TB 1,5% (tăng 0,5%). Học lực Giỏi 20,4% (giảm 0,1%), Khá 45,9% (tăng 0,9%), TB 33,1% (giảm 0,7%), Yếu 0,7%.
+ Cấp Trung học phổ thông: Hạnh kiểm Tốt 78,3% (tăng 2,2%); Khá 17,8% (giảm 01,5%); TB 3,4% (giảm 0,7%); Yếu 0,4%. Học lực Giỏi 11,1% (tăng 0,5%); Khá 52,0% (tăng 1,1%); TB 35,2% (giảm 1,7%); Yếu 1,1% (giảm 0,1%).
d) Chất lượng giáo dục và dạy học ngoại ngữ: Tiếp tục thực hiện chương trình Tiếng Anh theo Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020” (theo Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ), kết quả:
- Cấp TH: Triển khai dạy học Tiếng Anh tại 257/261 trường (tăng 13 trường) với 35.679 học sinh (tăng 2.994 học sinh) được học Tiếng Anh. Có các giải pháp tăng dần số lớp, số học sinh được học 4 tiết/tuần. Kết quả có 35.589 học sinh được xếp loại hoàn thành tốt và hoàn thành (tỷ lệ 99,75%), còn 90 học sinh chưa hoàn thành môn tiếng Anh (tỷ lệ 0,25%).
- Cấp THCS và THPT: 100% các trường THCS và THPT tổ chức dạy và học tiếng Anh. Đối với cấp THCS có 19.084 học sinh học chương trình Tiếng Anh 7 năm, 24.974 học sinh học chương trình Tiếng Anh 10 năm. Cấp THPT có 21.853 học sinh học chương trình tiếng Anh 7 năm, 1.082 học sinh học chương trình 10 năm. Tiếp tục triển khai dạy một số môn học Khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh ở trường THPT chuyên Chu Văn An và một số trường THCS trên địa bàn thành phố Lạng Sơn.
Tiếp tục triển khai dạy học tiếng Trung Quốc là ngoại ngữ 2 ở cấp THCS và THPT, cụ thể: Trường THPT chuyên Chu Văn An tổ chức 03 lớp chuyên tiếng Trung Quốc. Để thống nhất chương trình giảng dạy môn tiếng Trung Quốc trên địa bàn tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo đã biên soạn nội dung và đang chuẩn bị các điều kiện để triển khai dạy tiếng Trung Quốc là ngoại ngữ 2 trong thời gian tiếp theo.
Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên Tiếng Anh còn hạn chế về năng lực chuyên môn nghiệp vụ (chưa đạt chuẩn theo năng lực theo khung tham chiếu Châu Âu), năng lực nghề nghiệp chưa tương xứng với trình độ được đào tạo. Chưa có đầu tư thời gian tự học, tự bồi dưỡng nâng chuẩn.
đ) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục:
- Toàn ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Lạng Sơn có 90,22% cán bộ quản lý, 77,55% giáo viên và 43,71% nhân viên có trình độ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản và nâng cao. Chỉ đạo, tư vấn, định hướng các đơn vị trong việc sử dụng, khai thác các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ công tác giảng dạy, quản lý, điều hành; các đơn vị đã có nhiều hình thức, tạo điều kiện khuyến khích giáo viên tự trang bị máy tính, soạn bài trên máy tính, bài giảng trình chiếu, ứng dụng phần mềm thí nghiệm ảo và các phần mềm hỗ trợ xây dựng bài giảng điện tử phù hợp nội dung và phương pháp bộ môn. Thông qua Hệ thống máy chủ eOffice và Hệ thống edXML (Trục liên thông văn bản), 100% văn bản ban hành (trừ văn bản mang yếu tố bí mật nhà nước) được ký số và chuyển qua hệ thống eOffice và liên thông văn bản của UBND tỉnh, bảo đảm nhanh chóng, kịp thời và tiết kiệm. Chỉ đạo 100% các đơn vị sử dụng phần mềm cơ sở dữ liệu ngành tại địa chỉ http://csdl.moet.gov.vn. Sở Giáo dục và Đào tạo đã tập huấn sử dụng phần mềm cho cốt cán các đơn vị, tích cực chỉ đạo và đôn đốc các đơn vị cập nhật thông tin vào hệ thống theo thời gian quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo để các cấp quản lý khai thác số liệu phục vụ cho công tác quản lý và công tác chuyên môn.
- Tình hình triển khai, thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 và Dịch vụ Bưu chính công ích: Cung cấp 39 dịch vụ công trực tuyến, trong đó có 36 dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và 03 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3.
g) Hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo:
Tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết 22-NQ/TW ngày 10/4/2014 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường các hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế trong dạy và học tiếng Anh, tiếng Trung Quốc. Khuyến khích các cơ sở giáo dục liên kết với các trung tâm ngoại ngữ, các đơn vị, tổ chức có đủ điều kiện theo quy định tổ chức giảng dạy tiếng Anh tăng cường (có giáo viên nước ngoài) nhằm nâng cao năng lực cho giáo viên và học sinh. Các trường chủ động liên kết và mời chuyên gia, giảng viên thuộc các tổ chức quốc tế, Học viện Sư phạm Quảng Tây, Nam Ninh, Trung Quốc đến tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên, học sinh, sinh viên.
Tạo điều kiện cho các trung tâm, cơ sở giáo dục ngoại ngữ, tư vấn, giáo dục kỹ năng sống … hoạt động. Các trung tâm triển khai kế hoạch tư vấn du học, mở một số lớp dạy tiếng Nhật, tiếng Hàn cho học sinh, chuẩn bị các điều kiện để đi du học nước ngoài, góp phần thực hiện kế hoạch hội nhập quốc tế của tỉnh.
h) Tăng cường CSVC đảm bảo chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo:
UBND tỉnh xây dựng kế hoạch đầu tư CSVC cho các đơn vị trường học theo từng giai đoạn cụ thể, tập chung ưu tiên đầu tư cho các trường khó khăn về lớp học, phòng học bộ môn, các trường thuộc xã xây dựng nông thôn mới và xây dựng trường chuẩn quốc gia; đồng thời tăng cường huy động các nguồn lực xã hội hóa cho giáo dục của các tổ chức, các nhà hảo tâm, quan tâm đầu tư xây dựng các điểm trường lẻ tại các xã khó khăn; hiện toàn tỉnh có 7.780 phòng học, trong đó kiên cố 5.363 phòng, đạt 68,93%.
Đến nay hầu hết các điểm trường chính có đủ phòng học kiên cố cho việc học 2 buổi/ngày; các phòng học bộ môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Ngoại ngữ từng bước được quan tâm đầu tư; thiết bị dạy học được trang bị đáp ứng yêu cầu theo danh mục tối thiểu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Tuy nhiên thiết bị dạy học đã được đầu tư từ năm học 2002-2003 đến nay chưa có nguồn trang bị lại, hàng năm việc mua sắm bổ sung đều do các cơ sở giáo dục sử dụng nguồn kinh phí thường xuyên và nguồn hợp pháp tại đơn vị, do vậy việc bổ sung thiết bị dạy học nâng cao là rất khó khăn.
i) Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao:
Thực hiện tốt công tác hướng nghiệp, định hướng nghề nghiệp, nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và các trường chuyên nghiệp, đào tạo gắn với nhu cầu xã hội, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực của thị trường lao động. Đồng thời, chỉ đạo đổi mới nội dung, chương trình, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục, phương pháp dạy học, sinh hoạt chuyên môn nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện các cấp học; chú trọng giáo dục các kỹ năng, tư duy sáng tạo, năng lực tự học, tự nghiên cứu, thực hành cho học sinh, sinh viên.
Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện đề án xây dựng trường THPT chuyên, kết quả giáo dục hai mặt đạt chỉ tiêu trong cam kết đầu năm và lộ trình thực hiện đề án đã đề ra. Năm học 2018-2019, học lực Giỏi đạt 50,6%, Khá đạt 49.4%; hạnh kiểm Tốt đạt 96,4%, Khá 3,4%. Đạt 15 giải học sinh giỏi cấp quốc gia, trong đó 01 Nhì, 05 Ba, 09 Khuyến khích. Có 01 học sinh được tham dự vòng loại Olympic quốc tế; 04 giải Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia, trong đó có 02 giải Ba, 02 giải Tư.
2.2.2. Đối với 05 giải pháp
a) Hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về giáo dục và đào tạo:
- UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 68/KH-UBND ngày 15/6/2016 về cải cách hành chính nhà nước tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016-2020. Trong năm học 2018 - 2019, Sở Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện xây dựng và ban hành kế hoạch cải cách hành chính của ngành. Thực hiện theo cơ chế một cửa đối với 57/60 thủ tục hành chính cấp tỉnh, đạt 95.0 %; các đơn vị thực hiện niêm yết công khai các thủ tục hành chính và thực hiện nộp hồ sơ, theo dõi hồ sơ qua mạng, tham gia dịch vụ bưu chính công ích (84/109 thủ tục) nhằm cắt giảm thời gian, chi phí tuân thủ TTHC.
- Tuy nhiên tỉ lệ TTHC thực hiện trên dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 còn thấp, dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 chưa phát sinh hồ sơ.
b) Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý giáo dục các cấp:
Công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo giáo dục các cấp luôn được quan tâm chỉ đạo thực hiện. Việc cử cán bộ quản lý, giáo viên đi đào tạo bồi dưỡng đều căn cứ vào tiêu chuẩn của từng vị trí việc làm, tiêu chuẩn nghiệp vụ của từng ngạch, chức danh nghề nghiệp cán bộ, công chức, quy hoạch, kế hoạch xây dựng phát triển đội ngũ công chức, viên chức của các đơn vị và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Trong năm học 2018 - 2019, cử 02 công chức, viên chức tham gia bồi dưỡng lãnh đạo cấp Sở tại Học viện Hành chính quốc gia; 02 viên chức tham gia lớp Trung cấp lý luận chính trị; 02 giáo viên đi học thạc sĩ trong nước; 129 cán bộ quản lý MN, TH, THCS bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục; 06 cán bộ quản lý tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh đối tượng 3.
c) Tăng cường các nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo:
Thực hiện lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án đầu tư cho giáo dục và đào tạo, như: Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học giai đoạn 2012 - 2015 và giai đoạn 2017 - 2020; Chương trình xây dựng nông thôn mới; Chường trình mục tiêu giáo dục miền núi dân tộc thiểu số vùng khó khăn; Dự án THCS 2 vùng khó khăn nhất; Dự án THPT giai đoạn 2; Chương trình mở rông quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả do WB tài trợ; nguồn vốn huy động của các tổ chức, nhà hảo tâm, đóng góp của nhân dân (hiến đất và đóng góp ngày công).
d) Tăng cường công tác khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục:
- Tổ chức triển khai đánh giá quốc gia kết quả học tập của học sinh lớp 9 và lớp 11 ở các trường THCS và THPT.
- Tổ chức triển khai khảo sát chính thức chương trình đánh giá học sinh TH lớp 5 các nước khu vực Đông Nam Á (SEA PLM) ở các trường TH.
- Chuẩn bị dữ liệu phục vụ Chương trình Khảo sát chính thức đánh giá học sinh quốc tế (PISA) chu kỳ 2021.
đ) Đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục và đào tạo:
- Chỉ đạo xử lý kịp thời, chính xác những bức xúc về giáo dục xảy ra trên địa bàn; thường xuyên báo cáo, chia sẻ thông tin về tình hình giáo dục với Đoàn Đại biểu Quốc hội, lãnh đạo địa phương và Bộ.
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác truyền thông. Tổ chức cho phóng viên đi thực tế; thực hiện công tác truyền thông nội bộ: Cập nhật thông tin trên Trang thông tin điện tử, website của sở, tập huấn công tác truyền thông cho cán bộ Sở, cơ sở giáo dục trực thuộc.
- Duy trì và phát huy vai trò của của Trang thông tin điện tử của ngành giáo dục và đào tạo trong việc đẩy mạnh công tác truyền thông bằng việc thường xuyên cập nhật, đăng tin hoạt động giáo dục; các văn bản chỉ đạo; các chủ trương chính sách về giáo dục; cải cách hành chính… Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo và khuyến khích các đơn vị trực thuộc, các phòng giáo dục và đào tạo tích cực viết tin, bài đăng trên trang thành viên (từng đơn vị) của Trang thông tin điện tử. Xây dựng, xuất bản Bản tin giáo dục (01 bản/quý).
3. Đánh giá tình hình thực hiện các chính sách của Nhà nước và các chính sách của địa phương
3.1. Đánh giá thực hiện thu, chi ngân sách chi thường xuyên
- Thực hiện thu phí, học phí đúng định mức theo Nghị quyết số 03/2018/NQ-HĐND ngày 20/7/2018 của HĐND tỉnh quy định mức thu học phí ở các cơ sở giáo dục công lập năm học 2018 - 2019 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Thực hiện đầy đủ chính sách miễn, giảm, hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP và Nghị quyết số 145/2018/NQ-CP. Thực hiện đúng quy định và nộp toàn bộ số thu học phí vào Kho bạc Nhà nước để quản lý và sử dụng.
- Việc hướng dẫn quản lý các khoản thu - chi năm học 2018 - 2019: Thực hiện văn bản chỉ đạo của Trung ương của tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn công tác quản lý thu, chi năm học, quản lý các khoản tài trợ cho cơ sở giáo dục đến các cơ sở giáo dục để tổ chức thực hiện. Tổ chức kiểm tra, giám sát, kịp thời tư vấn, hướng dẫn, ngăn chặn các vi phạm, do vậy trong năm học không có đơn thư về các khoản thu, chi trong cơ sở giáo dục.
3.2. Đánh giá việc thực hiện các chính sách hỗ trợ giáo dục- đào tạo
- Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh, sinh viên theo chế độ hiện hành, cụ thể:
+ Đối với giáo viên: Theo Nghị định số 61/2006/NĐ-CP; Nghị định số 116/2010/NĐ-CP; Nghị định số 06/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
+ Đối với học sinh, sinh viên: Miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP và Nghị quyết số 145/2018/NQ-CP; hỗ trợ tiền ăn cho mẫu giáo theo Nghị định số 06/2018/NĐ-CP; chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc nội trú theo Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT-BTC-BGDĐT; hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP; chính sách nội trú học sinh, sinh viên học Cao đẳng, Trung cấp theo Quyết định số 53/2015/QĐ-TTg; hỗ trợ học sinh khuyết tật theo Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC.
- Xây dựng chính sách địa phương: Lạng Sơn ban hành một số cơ chế chính sách nhằm thu hút người có trình độ chuyên môn cao về công tác tại tỉnh, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng (tại Quyết định số 23/2013/QĐ-UBND). Ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ loại hình giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018 - 2025 (tại Nghị quyết số 64/2017/NQ-HĐND).
3.3. Về các chương trình, dự án do ngân sách Trung ương hỗ trợ
- Triển khai Chương trình kiên cố hóa giai đoạn 2012-2015 trên địa bàn thuộc 02 huyện nghèo đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng; giai đoạn 2017- 2020 đã khởi công 100% các dự án, dự kiến đến tháng 8/2019 trên 90% đưa vào sử dụng, số còn lại hoàn thành bàn giao trong tháng 10/2019.
- Phối hợp thực hiện Chương trình mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả do WB tài trợ theo đúng kế hoạch được phê duyệt.
- Dự án giáo dục THCS khu vực khó khăn nhất giai đoạn 2, đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng theeo đúng tiến độ.
- Dự án giáo dục THPT giai đoạn 2 hiện bắt đầu khởi công, dự kiến hoàn thành trong tháng 6/2020.
* Đánh giá tình hình thực hiện
- Thuận lợi: Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy, chính quyền địa phương; mục tiêu đầu tư đáp ứng nhu cầu dạy và học của Nhân dân đã tạo sự đồng thuận cao của xã hội.
- Khó khăn trong việc triển khai các chương trình, dự án tại địa phương: Lạng Sơn là tỉnh miền núi, địa hình cao, dốc nên việc bố trí mặt bằng ở một số địa điểm phải thực hiện công tác san ủi mặt bằng; nguồn kinh phí do địa phương thực hiện nên còn gặp khó khăn.
- Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công theo Luật đầu tư công; tiến độ thực hiện các công trình, dự án thuộc nguồn vốn địa phương: Tỉnh Lạng Sơn thực hiện theo đúng tiến độ kế hoạch đã được phê duyệt giai đoạn 2016-2020.
II. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM 2020 (NĂM HỌC 2020 - 2021)
- Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020.
- Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn 2011-2020, các mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội 5 năm 2016 - 2020 đã được Quốc hội thông qua.
- Định hướng phát triển giáo dục và đào tạo theo Quyết định số 76/QĐ-UBND ngày 20/01/2011 của UBND tỉnh về quy hoạch phát triển giáo dục tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 – 2020.
- Tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục, đào tạo của địa phương năm 2019.
- Dự báo tình hình kinh tế, xã hội, phát triển giáo dục và đào tạo của địa phương trong thời gian tới. Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư công theo từng nguồn vốn, dự báo khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư, cơ chế và chính sách thu hút các nguồn vốn đầu tư cho giáo dục và đào tạo.
Năm 2020, ngành giáo dục cần tập trung thực hiện có hiệu quả các nội dung của Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của ban Chấp hành Trung ương Đảng; chuẩn bị các điều kiện để triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội tốt nhất. Đẩy mạnh hoạt động GDHN và định hướng phân luồng học sinh; đổi mới công tác quản lý, tập trung khắc phục những hạn chế, bất cập; tăng cường an ninh, an toàn trong trường, lớp học; chú trọng xây dựng văn hóa học đường, trang bị kỹ năng sống cho học sinh; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, dân chủ, kỷ cương. Tiếp tục sắp xếp, xử lý hiệu quả vấn đề thừa, thiếu giáo viên cục bộ. Thực hiện tốt các chính sách phát triển giáo dục đào tạo cho vùng khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số và đối tượng chính sách; đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút các nguồn lực phát triển giáo dục; tập trung xây dựng và phát triển đổi ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.
- Tiếp tục rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục; dự kiến sáp nhập 23 trường TH thành trường TH&THCS; 01 trường THCS.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trở lên: Giáo viên mẫu giáo từ 99,37% lên 99,86%; giáo viên TH từ 92,80% lên 93,14%; giáo viên THCS từ 99,67% lên 99,88%; giáo viên THPT từ 83,08% lên 83,36%.
- Triển khai thực hiện tốt việc “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông” theo lộ trình, năm học 2020-2021 đối với lớp 1.
- Tăng cường CSVC theo hướng chuẩn hóa; kết hợp lồng ghép các nguồn vốn Chương trình kiên cố hóa giai đoạn 2017-2020, Chương trình xây dựng nông thôn mới và các Đề án, Kế hoạch đầu tư cho giáo dục.
- Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục các cấp; tỷ lệ huy động: Nhà trẻ từ 42,48% lên 43,24%, Mẫu giáo từ 99,76% lên 99,84%, TH từ 99,52% lên 99,53%, THCS từ 97,81% lên 97,90%.
- Phấn đấu công nhận thêm 17 trường đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số lên 225 trường (vượt so với chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2016-2020 là 20 trường).
3.1. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt đầy đủ, sâu sắc và cụ thể hóa các quan điểm của Đảng, Nhà nước; các chủ trương, chính sách về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp, cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục, các tầng lớp nhân dân nhằm nhận thức sâu sắc và đầy đủ các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong Chương trình hành động số 100-CTr/TU, tạo chuyển biến rõ nét về nhận thức, đổi mới tư duy về giáo dục của cả hệ thống chính trị, nhất là trong ngành Giáo dục.
3.2. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực của người học.
a) Thực hiện đổi mới và chuẩn hóa nội dung giáo dục MN, chú trọng kết hợp chăm sóc, nuôi dưỡng với giáo dục, phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lý, yêu cầu phát triển thể lực và hình thành nhân cách của trẻ.
b) Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, chú trọng việc tăng cường các hoạt động trải nghiệm thực tế nhằm giáo dục đạo đức, lối sống và rèn luyện kỹ năng cho học sinh.
c) Thực hiện chương trình GDNN đáp ứng yêu cầu về chất lượng đào tạo theo hướng tăng cường năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết xã hội; gắn đào tạo với nhu cầu việc làm, đáp ứng nhu cầu của người học và chuyển đổi ngành, nghề của xã hội.
d) Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả nội dung, hình thức kiểm tra, thi và đánh giá kết quả giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3.3. Thực hiện hệ thống giáo dục mở và xây dựng xã hội học tập:
- Tiếp tục thực hiện đa dạng hoá các phương thức đào tạo, xây dựng hệ thống giáo dục mở, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của Nhân dân gắn với coi trọng tính hiệu quả. Nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng.
- Đẩy mạnh xã hội hóa để huy động nguồn lực đầu tư xây dựng và phát triển các trường học ở tất cả các cấp học. Nâng cao vai trò của các tổ chức đoàn thể, hội khuyến học các cấp trong thực hiện xã hội hóa giáo dục. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012- 2020” trên địa bàn tỉnh.
3.4. Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục:
- Thực hiện có hiệu quả quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục; bảo đảm tính thống nhất, thông suốt và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục; đẩy mạnh phân cấp gắn với trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
- Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về việc thực hiện mục tiêu chất lượng giáo dục và phương pháp giáo dục; tiếp tục củng cố kỷ cương, nền nếp trong dạy học, tổ chức các hoạt động giáo dục; bảo đảm khách quan, chính xác, công bằng trong kiểm tra đánh giá, thi cử.
- Củng cố và nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm định chất lượng. Định kỳ tổ chức đánh giá chất lượng giáo dục, kiểm định và công khai kết quả kiểm định các cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề. Chú trọng kiểm tra, đánh giá, kiểm soát chất lượng đối với các cơ sở giáo dục, các hoạt động liên kết đào tạo.
- Thực hiện có hiệu quả Quy chế dân chủ tại các cơ sở giáo dục; công tác thi đua, khen thưởng gắn với hiệu quả công tác, đảm bảo kịp thời, chính xác, công khai, minh bạch, tránh bệnh thành tích.
3.5. Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục:
- Tiếp tục rà soát, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên phù hợp với quy định về định mức số lượng giáo viên, giảng viên từng bậc học, cấp học và trình độ đào tạo, phù hợp với việc sắp xếp, điều chỉnh hợp lý hệ thống, quy mô trường, lớp.
- Xây dựng kế hoạch và triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa; chú trọng đổi mới phương pháp, hình thức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; phối hợp có hiệu quả với các trường sư phạm trong việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên; lựa chọn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục phổ thông cốt cán theo chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên để bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, trước mắt bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy lớp 1.
- Xây dựng kế hoạch và tạo điều kiện cho giáo viên được bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh, tham gia xét thăng hạng và bổ nhiệm, xếp lương theo quy định; thực hiện tốt chế độ, chính sách, thi đua, khen thưởng nhằm tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo chuyên tâm với nghề; thực hiện nghiêm túc việc đánh giá chất lượng, kết quả hoàn thành nhiệm vụ của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, kiên quyết loại ra khỏi bộ máy, đội ngũ nhà giáo những người yếu kém về năng lực, tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp.
3.6. Tăng cường cơ sở vật chất, công tác xã hội hóa giáo dục:
Tiếp tục thực hiện mục tiêu kiên cố hóa trường, lớp học, nhà công vụ cho giáo viên. Thực hiện các mục tiêu quy hoạch, phấn đấu đáp ứng đủ CSVC, kỹ thuật theo hướng đồng bộ, toàn diện, chuẩn hóa và hiện đại; thực hiện có hiệu quả công tác quy hoạch, sử dụng đất; công khai, minh bạch và giám sát chặt chẽ việc sử dụng kinh phí trong các cơ sở giáo dục. Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút các nguồn lực để phát triển giáo dục, khuyến khích hình thành các quỹ học bổng, khuyến học, khuyến tài, giúp học sinh, sinh viên nghèo vươn lên học giỏi. Tôn vinh, khen thưởng kịp thời các cá nhân, tập thể có đóng góp quan trọng cho sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo.
3.7. Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế:
Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo nhằm tranh thủ các nguồn lực, vận dụng có chọn lọc và sáng tạo kinh nghiệm các mô hình giáo dục tiên tiến đi đôi với phát huy nội lực; tăng cường các hoạt động tham quan, trao đổi học tập kinh nghiệm, hội thảo về giáo dục. Khuyến khích các các cơ sở giáo dục hợp tác với các cơ sở đào tạo nước ngoài; xây dựng cơ chế thu hút nguồn lực của các tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế đầu tư, tài trợ, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ.
Dự kiến tổng kinh phí cho năm 2020 là 3.870.801 triệu đồng, tăng so với năm 2019 là 263.865 triệu đồng (chi sự nghiệp tính theo mức lương cơ sở 1.490.000 đồng).
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT |
Nội dung |
ƯTH 2019 |
KH 2020 |
Ghi chú |
|
Tổng chi NSNN |
3.606.936 |
3.870.801 |
|
1 |
Chi thường xuyên, trong đó: (Không bao gồm chi thực hiện chính sách) |
2.914.867 |
3.019.189 |
|
|
+ Ngân sách địa phương |
2.914.867 |
3.019.189 |
|
|
+ Ngân sách trung ương |
|
|
|
2 |
Chi thực hiện các chính sách theo quy định |
515.228 |
552.672 |
|
|
+ Ngân sách địa phương |
|
|
|
|
+ Ngân sách trung ương |
515.228 |
552.672 |
|
3 |
Chi chương trình mục tiêu, đề án, dự án |
87.801 |
186.450 |
|
|
+ Ngân sách địa phương |
14.960 |
17.350 |
|
|
+ Ngân sách trung ương |
72.841 |
169.100 |
|
4 |
Các chương trình, dự án ODA (phần đối ứng của địa phương) |
89.040 |
112.490 |
|
|
+ Ngân sách địa phương |
89.040 |
112.490 |
|
|
+ Ngân sách trung ương |
|
|
|
1. Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tham mưu cho Chính phủ:
- Bổ sung đối tượng học sinh đang học tại các Trung tâm giáo dục thường xuyên được hưởng chính sách quy định tại Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở thôn, xã đặc biệt khó khăn.
- Bổ sung đối tượng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trực tiếp phụ trách HSBT tại các trường chưa đủ điều kiện thành lập trường phổ thông dân tộc bán trú được hưởng phụ cấp trách nhiệm hệ số 0,3 như các trường chuyên biệt (quy định tại Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ)
- Bổ sung định mức nhân viên hợp đồng nấu ăn tại các trường phổ thông dân tộc nội trú, được giao trong biên chế.
- Tiếp tục quan tâm đầu tư xây dựng phòng học, phòng bộ môn và khu hành chính cho các trường học nhằm nâng cao chất lượng và giảm tối thiểu các phòng học tạm, phòng xây dựng lâu năm xuống cấp.
2. Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo:
- Cấp kinh phí để mua sắm trang thiết bị dạy học đảm bảo phục vụ cho Chương trình đổi mới sách giáo khoa; phê duyệt giá thiết bị dạy học tối thiểu, hệ số vận chuyển cho các tỉnh để thực hiện thống nhất trên toàn quốc.
- Sửa đổi Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT ngày 29/5/2009 để phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.
UBND tỉnh Lạng Sơn kính đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ, ngành trung ương quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện giúp đỡ./.
(Kèm theo các Phụ lục, Phụ biểu).
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.