ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 120/KH-UBND |
Bạc Liêu, ngày 18 tháng 8 năm 2021 |
THIẾT LẬP VÀ BẢO VỆ “VÙNG XANH” TRONG PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Thực hiện theo Chỉ đạo của Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam tại buổi làm việc với tỉnh Bạc Liêu ngày 07/8/2021 về triển khai một số nhiệm vụ cấp bách phòng, chống dịch COVID-19.
Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai việc thiết lập duy trì vùng an toàn “vùng xanh” phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:
- Bao vây, thu hẹp “vùng đỏ”, mở rộng “vùng xanh”, tách nhanh F0 ra khỏi cộng đồng, hạn chế số ca F0 tăng nhanh, giảm thiểu thấp nhất tử vong để đưa các hoạt động trở về trạng thái “bình thường mới”.
- Đảm bảo thực hiện “mục tiêu kép” phòng, chống dịch hiệu quả, đồng thời phát triển kinh tế, chăm lo đời sống, bảo vệ sức khỏe nhân dân.
- Các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương, chủ động thực hiện đồng bộ các biện pháp xây dựng “Vùng xanh” đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19, sớm đưa các hoạt động trở về trạng thái bình thường mới.
- Thiết lập Vùng xanh theo phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện, vật tư tại chỗ, hậu cần tại chỗ).
- Đảm bảo tính khách quan, trung thực, minh bạch, kỷ cương và đoàn kết.
III. NGUYÊN TẮC THIẾT LẬP “VÙNG XANH”
Có thể trên phạm vi một hoặc một số xã, phường, thị trấn hoặc một huyện, thị xã, thành phố hoặc liên huyện, thị xã, thành phố. Tuy nhiên, trong “vùng xanh” phải được phân chia thành những khu vực giới hạn bởi các tuyến đường giao thông có các phương tiện vận tải, công cộng có thể lưu thông thường xuyên (gọi tắt là khu vực). Mọi hoạt động, sinh hoạt của người dân phải được đáp ứng; mỗi khu vực trong “vùng xanh” phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
1. Ban hành, niêm yết nội quy tại mỗi khu vực
- Quy định điều kiện an toàn phòng, chống dịch ở mức cao nhất;
- Quy định đối tượng ra - vào khu vực;
- Quy định quyền và trách nhiệm của người dân (phải chấp hành yêu cầu, thông báo của lực lượng thi hành công vụ, không được chứa chấp, cho lưu trú đối với người từ bên ngoài vào “vùng xanh”, kể cả người thân, bạn bè,...);
- Những đối tượng cấm vào khu vực (người không có trách nhiệm, shipper công nghệ, ...)
- Quy định quyền và trách nhiệm của lực lượng làm nhiệm vụ phòng, chống dịch (nhắc nhở, xử phạt,...);
Những quy định khác tùy tình hình từng khu vực (nhưng phải phù hợp với những quy định cao nhất về phòng, chống dịch của cơ quan có thẩm quyền), nhằm phát huy tinh thần tự giác, tính tự quản của mỗi người dân trong khu vực.
Trong mỗi khu vực phải thường xuyên tổ chức phát loa tuyên truyền, nhắc nhở người dân trong khu vực tuân thủ nội quy đã ban hành; vận động, kêu gọi người dân cảnh giác, phát hiện, phản ánh các trường hợp vi phạm quy định phòng, chống dịch.
2. Thiết lập các chốt kiểm soát để bảo vệ khu vực “vùng xanh”
- Mỗi khu vực thiết lập các chốt kiểm soát hạn chế ít nhất có thể các lối đi vào và lối đi ra, các chốt kiểm soát thường trực 24/24 giờ (cụ thể bố trí camera giám sát), tuy nhiên phải ưu tiên bố trí phù hợp để xe cấp cứu, cứu hỏa có thể di chuyển được và đảm bảo trong trường hợp khẩn cấp.
- Hạn chế bố trí lối ra - vào ở những nơi giáp ranh khu phong tỏa, cách ly, khu vực có người nhiễm COVID-19.
- Các đường phụ, lối nhỏ, hẻm ra - vào khu vực thuộc “vùng xanh” đều phải "phong tỏa cứng”, không cho ra - vào kể cả người và phương tiện.
3. Lực lượng tham gia bảo vệ “vùng xanh”
Lực lượng huy động chủ yếu là lực lượng tại chỗ, gồm:
- Tổ phòng, chống COVID-19 cộng đồng do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn ra Quyết định thành lập, có chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên (mỗi thành viên phụ trách một lĩnh vực theo chuyên môn), được cấp thẻ công vụ để chỉ đạo, điều hành chung cho toàn bộ địa bàn xã, phường, thị trấn.
+ Cơ cấu chủ yếu: Lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; đại diện Chỉ huy Công an xã, phường, thị trấn; cán bộ y tế; đại diện Chỉ huy Ban Chỉ huy quân sự xã, thị trấn; Trưởng khu phố, khóm, ấp, tổ dân phố; các đoàn thể (thanh niên, phụ nữ, công đoàn, mặt trận).
+ Nhiệm vụ: Tổ chức thiết lập, quản lý, kiểm soát ra vào, đảm bảo an ninh trật tự, tổ chức công tác đảm bảo lương thực, thực phẩm và cung ứng, phân phối trong khu vực thuộc “vùng xanh”.
- Tại mỗi khu vực trong “vùng xanh” cùng thành lập các Tổ công tác có nhiệm vụ tương tự, chịu sự điều hành chung của Tổ phòng, chống COVID-19 cộng đồng.
+ Lực lượng huy động: Đoàn thể (thanh niên, phụ nữ, công đoàn, cựu chiến binh, chữ thập đỏ, mặt trận); bảo vệ dân phố; dân quân tự vệ; công an, hưu trí; cán bộ, công chức đang nghỉ...
+ Nhiệm vụ: Tuần tra, kiểm soát, đảm bảo trật tự, an toàn bên trong các khu vực thuộc “vùng xanh”; phát loa tuyên truyền, xử lý theo thẩm quyền các trường hợp người dân không chấp hành các quy định phòng chống dịch.
-Tại mỗi “vùng xanh” xã, phường, thị trấn thành lập ít nhất 01 Tổ phản ứng nhanh để cơ động nhanh, giải quyết kịp thời những trường hợp liên quan đến hỗ trợ y tế, xử lý người chống đối, gây rối trật tự khi người dân hoặc tổ công tác từ các khu vực yêu cầu. Thành viên phải có lực lượng Công an, y tế và dân quân tự vệ, các lực lượng khác,...
- Mỗi “vùng xanh” thiết lập đường dây nóng gồm số điện thoại của thành viên Tổ phòng, chống COVID-19 cộng đồng và thông báo rộng rãi để người dân biết và gọi khi cần.
4. Kiểm soát ra - vào “vùng xanh”
- Kiểm soát “vùng xanh” theo nguyên tắc “giữ chặt, kiểm soát nghiêm”, thực hiện đúng nội quy “vùng xanh”.
- Người dân trong các khu vực thuộc “vùng xanh” phải được kiểm danh, kiểm diện hàng ngày (do Tổ công tác thực hiện thông qua các hình thức phù hợp như: Phát loa gọi tên, gọi điện thoại, các hình thức liên lạc OTT như zalo...)
- Nhân viên giao hàng, cung cấp thực phẩm, hàng hóa đi từ bên ngoài vào “vùng xanh” phải mặc trang phục bảo hộ y tế, phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch và phải chịu trách nhiệm nếu để lây lan dịch bệnh.
- Cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang, phóng viên có nơi cư trú trong “vùng xanh” được đi làm bình thường, khi về đến “vùng xanh” phải khai báo y tế và áp dụng các biện pháp cách ly như trường hợp F1 cách ly tại nhà; quá trình sinh hoạt, hạn chế tiếp xúc người thân trong gia đình và người xung quanh, bố trí phòng sinh hoạt riêng.
- Các trường hợp muốn vào “vùng xanh” cư trú phải có kết quả xét nghiệm RT-PCR âm tính và có lịch sử dịch tễ trong 14 ngày rõ ràng không có tới các vùng có dịch hoặc có thời gian cách ly tập trung bên ngoài theo quy định của cơ quan y tế trước khi vào “vùng xanh”.
5. Hoạt động cung ứng lương thực, thực phẩm
- Điểm cung ứng lương thực, thực phẩm thuộc khu vực nào trong “vùng xanh” nào thì cung ứng cho người dân ở khu vực đó. Bố trí các điểm cung ứng bên trong các khu vực thuộc “vùng xanh”, hạn chế tối đa việc bố trí ở các mặt tiền đường phố giáp ranh giữa các khu vực để người dân không phải ra đường và tránh việc người vãng lai ghé mua hàng làm tăng nguy cơ lây nhiễm.
- Hàng tuần, chính quyền địa phương tổ chức phát thẻ, phiếu đi mua thực phẩm theo hộ gia đình (01 thẻ, phiếu đi chợ/02 lần/01 tuần/01 hộ gia đình) ghi rõ cụ thể: Địa điểm cung ứng thực phẩm gần nhất, ngày giờ cụ thể được đi mua.
- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn rà soát và đăng ký ít nhất 01 điểm cung ứng thực phẩm cho người dân tại các khu vực thuộc “vùng xanh”.
- Người dân ở khu vực có điểm cung ứng thực phẩm thì chỉ được đi đến điểm cung ứng đó để mua hàng.
Trường hợp trong các khu vực thuộc “vùng xanh” không thể thiết lập điểm cung ứng thực phẩm hoặc điểm cung ứng nằm xa “vùng xanh”, không đảm bảo an toàn y tế thì thực hiện phát phiếu đi chợ cho nhóm hộ gia đình, hoặc tổ chức phân phối thực phẩm đến tận tay người dân.
- Giao lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chỉ đạo, điều phối việc cung ứng hàng hóa thực phẩm cho người dân tại các khu vực ‘Vùng xanh”; làm đầu mối liên hệ Sở Công Thương để điều phối, cung cấp đầy đủ hàng hóa cho các điểm cung cấp thực phẩm, nhu yếu phẩm trong các khu vực thuộc “vùng xanh”.
- Đối với những hàng hóa cần thiết liên quan đến gia dụng, vệ sinh, thuốc thiết yếu... người dân phải đăng ký để Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổ chức mua, cung ứng theo nhu cầu.
6. Hoạt động y tế tại “vùng xanh”
- Tổ chức ưu tiên tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho người dân “vùng xanh” theo quy định.
- Người dân “vùng xanh” phải được xét nghiệm ngẫu nhiên định kỳ theo quy định của y tế hoặc khi có yếu tố dịch tễ.
- Trường hợp có người nghi nhiễm trong khu vực “vùng xanh” phải nhanh chóng khoanh vùng, cô lập và đưa người nghi nhiễm và những người tiếp xúc đi cách ly tập trung bên ngoài “vùng xanh”.
a) Xác định khu vực “vùng xanh ”
Trên cơ sở kết quả xét nghiệm diện rộng và căn cứ quy định đánh giá mức độ nguy cơ và các biện pháp hành chính tương ứng trong phòng, chống dịch COVID-19 được ban hành tại Quyết định số 2686/QĐ-BCĐQG ngày 31/5/2021, chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị, Sở, Ban, Ngành có liên quan tổ chức phân tích nhận định, nắm bắt chính xác tình hình (chia nhỏ các khu vực đến tận cơ sở: Khóm/ấp, Tổ dân phố,...), đánh giá và dự báo nguy cơ theo 4 mức “Nguy cơ rất cao”, “Nguy cơ cao”, “Nguy cơ”, “Bình thường mới” cho từng địa bàn, từ cấp xã đến cấp huyện, cấp tỉnh, có tính tới các yếu tố khu vực liên xã, liên huyện, liên tỉnh để có giải pháp xét nghiệm, cách ly, phong tỏa, tiêm vắc xin, ... cho căn cơ, phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương.
b) Công tác xét nghiệm:
Chỉ đạo các trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố phải xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết trong việc thực hiện nâng cao năng lực xét nghiệm, trong đó phải thể hiện rõ các nội dung: Yêu cầu tiến độ về thời gian, phương pháp lấy mẫu xét nghiệm; các nguồn lực để xét nghiệm (đội lấy mẫu, test nhanh kháng nguyên, test PCR),... đối với từng địa phương có nguy cơ cao thì lấy mẫu và xét nghiệm toàn bộ người dân trong khu vực có nguy cơ cao, còn nơi có nguy cơ thấp thì lấy mẫu đại diện theo hộ gia đình, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành trước 22/8/2021 theo quy định.
c) Công tác tiêm vắc xin phòng COVID-19:
Căn cứ số lượng vắc xin do Bộ Y tế phân bổ, Sở Y tế sẽ có kế hoạch triển khai nhanh nhất theo tiến độ tiêm vắc xin, tổ chức nhiều điểm tiêm cố định và lưu động, tạo thuận lợi và bảo đảm an toàn, hiệu quả cho người dân vùng xanh và người lao động tại các khu công nghiệp.
Xây dựng kế hoạch đảm bảo trật tự, an toàn bên trong các khu vực thuộc “vùng xanh”; trong phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh; tuyên truyền, vận động người dân chấp hành các quy định phòng chống dịch, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Chỉ đạo Công an các địa phương tham mưu cho cấp Ủy, chính quyền thành lập các đội phản ứng nhanh để kịp thời xử lý các đối tượng không chấp hành các quy định về “vùng xanh” và quy định phòng chống dịch COVID-19, nhất là các trường hợp chống người thi hành công vụ, không chấp hành các biện pháp cách ly, khai báo y tế, khai báo không trung thực, gian dối...
- Phối hợp với Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị có liên quan bảo đảm cung cấp hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân tại khu vực được thiết lập “Vùng xanh” trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với Cục Quản lý thị trường tỉnh kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật, xử lý nghiêm các hành vi găm hàng, đầu cơ, tăng giá đối với hàng hóa thiết yếu phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh trong khu vực được thiết lập “Vùng xanh” trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chỉ đạo UBND huyện, thị xã, thành phố có Kế hoạch sản xuất nông sản đảm bảo phục vụ đời sống Nhân dân và chỉ tiêu của UBND tỉnh giao. Phối hợp cùng Sở Công Thương, Sở Giao thông vận tải về việc tạo đầu ra cho nông sản và lưu thông hàng hóa, nông sản của nông dân trên địa bàn tỉnh trong thời gian có dịch bệnh và sau khi kiểm soát được dịch bệnh, đặc biệt là việc sản xuất, lưu thông, tiêu thụ hàng hóa, nông sản của người dân trong các “Vùng xanh” đảm bảo an toàn COVID-19.
Chỉ đạo, tổ chức quán triệt đến từng thành viên, hội viên; tích cực phối hợp với Ban Chỉ đạo phổ biến, tuyên truyền phong trào thi đua đến mọi người dân biết và cùng tham gia thực hiện; tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân về mức độ nguy hiểm của dịch bệnh, hiểu và vận dụng được kiến thức phòng, chống dịch bệnh cho bản thân, gia đình, xã hội, góp phần không để dịch bệnh xâm nhập, lây lan trong cộng đồng, đặc biệt là trong “Vùng xanh” trên địa bàn tỉnh được thiết lập.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
- Xây dựng kế hoạch chi tiết để tổ chức thực hiện Kế hoạch này, trong đó phải hình thành, xây dựng được bản đồ vùng nguy cơ, tiến độ xử lý, giải pháp tương ứng, phải thường xuyên kiểm tra, giám sát; đặc biệt phải phân công thành viên trong Ban Thường vụ cấp Ủy của cấp huyện phụ trách địa bàn.
- Đẩy mạnh và phát huy vai trò kiểm tra, giám sát của hệ thống chính trị cơ sở trong thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, nhất là tại từng tổ dân phố, khu dân cư...
Trên đây là Kế hoạch triển khai việc thiết lập duy trì vùng an toàn “vùng xanh” phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh, yêu cầu các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị chức năng có liên quan nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện, trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc báo cáo về Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh để chỉ đạo kịp thời./.
|
CHỦ
TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.