ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1158/KH-UBND |
Quảng Bình, ngày 02 tháng 7 năm 2021 |
THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2021-2025
Thực hiện Nghị quyết số 28/NQ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2025, với các nội dung sau:
1. Mục tiêu tổng quát
Tiếp tục thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới tham gia, thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần vào sự phát triển bền vững của tỉnh Quảng Bình.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Mục tiêu 1: Trong lĩnh vực chính trị
Chỉ tiêu: Phấn đấu đến năm 2025 đạt 60% các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ.
b) Mục tiêu 2: Trong lĩnh vực kinh tế, lao động
- Chỉ tiêu 1: Tăng tỷ lệ lao động nữ làm công hưởng lương lên đạt 50% vào năm 2025.
- Chỉ tiêu 2: Giảm tỷ trọng lao động nữ làm việc trong khu vực nông nghiệp trong tổng số lao động nữ có việc làm xuống dưới 30% vào năm 2025.
- Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ nữ giám đốc/chủ doanh nghiệp, hợp tác xã đạt ít nhất 27% vào năm 2025.
c) Mục tiêu 3: Trong đời sống gia đình và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới
- Chỉ tiêu 1: Giảm số giờ trung bình làm công việc nội trợ và chăm sóc trong gia đình không được trả công của phụ nữ còn 1,7 lần vào năm 2025 so với nam giới.
- Chỉ tiêu 2: Đến năm 2025 đạt 80% người bị bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện được tiếp cận ít nhất một trong các dịch vụ hỗ trợ cơ bản; đạt 50% người gây bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện ở mức chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự được tư vấn, tham vấn.
- Chỉ tiêu 3: Từ năm 2025 trở đi, 100% số nạn nhân bị mua bán trở về được phát hiện có nhu cầu hỗ trợ được hưởng các dịch vụ hỗ trợ và tái hòa nhập cộng đồng.
- Chỉ tiêu 4: Đến năm 2025 có 70% cơ sở trợ giúp xã hội công lập triển khai các hoạt động trợ giúp, phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.
d) Mục tiêu 4: Trong lĩnh vực y tế
- Chỉ tiêu 1: Tỷ số giới tính khi sinh ở mức dưới 111 bé trai/100 bé gái sinh ra sống vào năm 2025.
- Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản giảm còn 42/100.000 trẻ sinh sống vào năm 2025.
- Chỉ tiêu 3: Tỷ suất sinh ở vị thành niên giảm từ 23 ca sinh/1.000 phụ nữ xuống 18/1.000 vào năm 2025.
- Chỉ tiêu 4: Phấn đấu toàn tỉnh có ít nhất một cơ sở y tế cung cấp thí điểm dịch vụ chăm sóc sức khỏe dành cho người đồng tính, song tính và chuyển giới.
đ) Mục tiêu 5: Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
- Chỉ tiêu 1: Nội dung về giới, bình đẳng giới được đưa vào chương trình giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân và được giảng dạy chính thức ở các trường sư phạm từ năm 2025 trở đi.
- Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ trẻ em trai và trẻ em gái dân tộc thiểu số hoàn thành giáo dục tiểu học đạt trên 90%; tỷ lệ hoàn thành cấp trung học cơ sở đạt khoảng 85% vào năm 2025.
- Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ nữ học viên, học sinh, sinh viên được tuyển mới thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp đạt trên 30% vào năm 2025.
- Chỉ tiêu 4: Tỷ lệ nữ thạc sĩ trong tổng số người có trình độ thạc sĩ đạt không dưới 50% từ năm 2025 trở đi. Tỷ lệ nữ tiến sĩ trong tổng số người có trình độ tiến sĩ đạt 30% vào năm 2025.
e) Mục tiêu 6: Trong lĩnh vực thông tin, truyền thông
- Chỉ tiêu 1: Phấn đấu đạt 60% vào năm 2025 người dân được tiếp cận kiến thức cơ bản về bình đẳng giới.
- Chỉ tiêu 2: Từ năm 2025 trở đi 100% tổ chức Đảng, chính quyền, cơ quan hành chính, ban, ngành, đoàn thể các cấp được phổ biến, cập nhật thông tin về bình đẳng giới và cam kết thực hiện bình đẳng giới.
- Chỉ tiêu 3: Từ năm 2025 trở đi 100% xã, phường, thị trấn mỗi quý có ít nhất 04 tin, bài về bình đẳng giới trên hệ thống thông tin cơ sở.
- Chỉ tiêu 4: Duy trì đạt 100% đài phát thanh và truyền hình cấp tỉnh và cấp huyện có chuyên mục, chuyên đề nâng cao nhận thức về bình đẳng giới hàng tháng.
- Các cấp ủy Đảng, chính quyền triển khai thực hiện và hoàn thiện thể chế về bình đẳng giới. Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực hiện các quy định về bình đẳng giới; ban hành văn bản chỉ đạo cụ thể việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới, coi đây là tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương.
- Quan tâm thực hiện công tác cán bộ nữ, đảm bảo cán bộ nữ được tham gia đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm đảm bảo tỷ lệ theo quy định.
- Đề xuất xây dựng và triển khai các chương trình, đề án, mô hình về bình đẳng giới phù hợp với điều kiện của sở, ngành, địa phương như: thực hiện thí điểm đưa nội dung về giới, bình đẳng giới vào hệ thống bài giảng chính thức trong các cấp học phù hợp, xây dựng lộ trình nâng cao năng lực cho giáo viên về giảng dạy các nội dung bình đẳng giới; nghiên cứu, xây dựng các mô hình nhằm thúc đẩy bình đẳng giới tại các địa phương có nguy cơ bất bình đẳng giới (thay đổi hương ước, quy ước, tập quán có nhiều định kiến giới); mô hình hỗ trợ sinh kế, việc làm bền vững cho những nhóm đối tượng chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh; mô hình hỗ trợ nhóm nữ công nhân ở các khu công nghiệp, khu chế xuất; mô hình nhóm phụ nữ tự lực nhằm khuyến khích phụ nữ tìm đến sự hỗ trợ khi bị bạo lực.
- Tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý ở các cấp và quá trình ra quyết định liên quan đến các chính sách, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp Nhân dân bằng các hình thức phù hợp.
- Tổ chức các hoạt động truyền thông thường xuyên và chiến dịch truyền thông nhằm tạo sự thay đổi trong nhận thức và thực hành về bình đẳng giới của các tầng lớp Nhân dân; chú trọng sự tham gia của những người có uy tín trong cộng đồng, nam giới, thanh niên vào các hoạt động truyền thông về bình đẳng giới phù hợp với đặc điểm, tình hình của địa phương. Gắn với việc tuyên truyền các nội dung, kết quả thực hiện Kế hoạch vào trong nội dung truyền thông của Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.
- Huy động các cơ quan báo chí, ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền nội dung của Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới. Tăng cường sự hợp tác giữa các cơ quan chuyên môn về bình đẳng giới với các cơ quan truyền thông ở địa phương, cán bộ thông tin ở cơ sở để cung cấp các thông tin liên quan tới công tác bình đẳng giới.
- Chủ động ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội trong các hoạt động truyền thông; tăng cường xã hội hóa các hoạt động truyền thông về bình đẳng giới nói chung và Kế hoạch thực hiện Chiến lược nói riêng nhằm huy động tối đa các nguồn lực, sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân.
- Đa dạng hóa các sản phẩm và hình thức truyền thông; xây dựng chuyên trang, chuyên mục, tin bài về bình đẳng giới phát trên hệ thống thông tin đại chúng; tổ chức các hội nghị, hội thảo, hội thi, tọa đàm, chia sẻ kinh nghiệm thực hiện bình đẳng giới; xây dựng cụm panô, áp phích, băng rôn, tờ rơi..., để tuyên truyền về bình đẳng giới.
- Hàng năm, tổ chức triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới từ ngày 15/11 đến ngày 15/12.
5. Tăng cường năng lực bộ máy quản lý nhà nước về bình đẳng giới các cấp.
- Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới với các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, Ban Vì sự tiến bộ của Phụ nữ các cấp để triển khai các chỉ tiêu, nhiệm vụ một cách đồng bộ, hiệu quả thông qua các hoạt động như: truyền thông, tập huấn, kiểm tra, giám sát; xây dựng và triển khai các chương trình, đề án, mô hình liên quan nhằm thực hiện thành công Kế hoạch.
- Tập huấn kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ về bình đẳng giới, Vì sự tiến bộ của phụ nữ cho thành viên Ban Vì tiến bộ của Phụ nữ các cấp và đội ngũ cán bộ làm công tác bình đẳng giới, Hội phụ nữ các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở; tập huấn kỹ năng lồng ghép giới, bình đẳng giới trong quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật cho cán bộ làm công tác pháp chế, cán bộ thanh tra, tư pháp, phóng viên, biên tập viên.
- Nâng cao năng lực về quản lý, lãnh đạo cho đội ngũ cán bộ nữ thuộc diện quy hoạch và nữ đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
- Thường xuyên rà soát, kiện toàn tổ chức Ban Vì sự tiến bộ của Phụ nữ các cấp theo quy định.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới.
- Tổ chức thu thập số liệu thống kê có tách biệt giới tính trong các lĩnh vực liên quan tới thực hiện bình đẳng giới, nhằm phục vụ cho công tác lập kế hoạch, tham mưu xây dựng chính sách về bình đẳng giới và báo cáo hàng năm.
- Tổ chức sơ kết, tổng kết, biểu dương khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân có đóng góp tích cực trong thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới.
1. Kinh phí thực hiện Kế hoạch bao gồm:
- Ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương; các chương trình, đề án liên quan theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
- Tài trợ, viện trợ quốc tế và huy động từ xã hội, cộng đồng và các nguồn hợp pháp khác.
2. Các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương lập dự toán ngân sách hàng năm để thực hiện Kế hoạch và quản lý, sử dụng kinh phí theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
1. Phân công trách nhiệm
a) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Tổ chức triển khai Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2025 trên phạm vi toàn tỉnh;
- Rà soát, tham mưu cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung đối với các nội dung chính sách, pháp luật liên quan đến công tác bình đẳng giới;
- Hướng dẫn, tập huấn nâng cao năng lực về bình đẳng giới cho Ban Vì sự tiến bộ của Phụ nữ các cấp, đội ngũ cán bộ, cộng tác viên, tình nguyện viên làm công tác bình đẳng giới ở cơ sở;
- Xây dựng và triển khai Chương trình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới và truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về bình đẳng giới; lồng ghép giới, bình đẳng giới trong các chương trình an sinh xã hội;
- Hướng dẫn và tổ chức triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới hàng năm;
- Hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện Kế hoạch và định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh; tổ chức sơ kết, tổng kết Kế hoạch;
- Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, theo dõi và báo cáo kết quả triển khai chỉ tiêu 1, 2 của mục tiêu 2; chỉ tiêu 2, 3, 4 của mục tiêu 3; chỉ tiêu 3 của mục tiêu 5; chỉ tiêu 1, 2 của mục tiêu 6 Kế hoạch này.
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về bình đẳng giới vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và 5 năm ở cấp tỉnh;
- Hướng dẫn lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về bình đẳng giới vào việc xây dựng và đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương.
c) Sở Tài chính:
- Bảo đảm kinh phí sự nghiệp từ ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình, dự án, kế hoạch về bình đẳng giới sau khi được phê duyệt;
- Hướng dẫn và thanh tra, kiểm tra việc sử dụng kinh phí thực hiện kế hoạch về bình đẳng giới đã được phê duyệt theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật liên quan.
d) Sở Tư pháp:
- Thực hiện việc hướng dẫn lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; thẩm định việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật;
- Xây dựng chương trình nâng cao năng lực về bình đẳng giới cho đội ngũ làm công tác xây dựng pháp luật, cán bộ làm công tác pháp chế để tăng cường lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
đ) Sở Nội vụ:
- Rà soát, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy định về tuổi bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng nữ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh đảm bảo yếu tố về giới;
- Thực hiện việc lồng ghép kiến thức về giới và bình đẳng giới trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức;
- Xây dựng và thực hiện chương trình tăng cường sự tham gia bình đẳng của phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo và quản lý ở các cấp hoạch định chính sách;
- Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, theo dõi và báo cáo kết quả triển khai chỉ tiêu của mục tiêu 1; chỉ tiêu 4 của mục tiêu 5 Kế hoạch này.
e) Sở Y tế:
- Triển khai các hoạt động bảo đảm thực hiện mục tiêu về bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế;
- Tăng cường công tác tuyên truyền, cảnh báo và chủ động kiểm soát, giải quyết các nguyên nhân sâu xa dẫn đến mất cân bằng giới tính ở trẻ sơ sinh;
- Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, theo dõi và báo cáo kết quả triển khai các chỉ tiêu của mục tiêu 4 Kế hoạch này.
g) Sở Giáo dục và Đào tạo:
- Đưa nội dung giáo dục về giới, bình đẳng giới, giới tính, sức khỏe sinh sản vào giảng dạy ở các cấp học;
- Xây dựng và triển khai chương trình đưa nội dung về bình đẳng giới vào hệ thống bài giảng chính thức trong các cấp học;
- Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, theo dõi và báo cáo kết quả triển khai các chỉ tiêu 1, 2 của mục tiêu 5 Kế hoạch này.
h) Sở Thông tin và Truyền thông:
- Chỉ đạo các cơ quan báo chí, truyền thông đẩy mạnh và đổi mới các hoạt động truyền thông, giáo dục về chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bình đẳng giới;
- Tăng thời lượng phát sóng, số lượng bài viết và nâng cao chất lượng tuyên truyền về bình đẳng giới trong các chương trình, chuyên trang, chuyên mục;
- Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, theo dõi và báo cáo kết quả triển khai các chỉ tiêu 3, 4 của mục tiêu 6 Kế hoạch này.
i) Sở Văn hóa và Thể thao:
- Hướng dẫn các hoạt động hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình; thu thập, thống kê số liệu liên quan tới số nạn nhân bị bạo lực gia đình, số nạn nhân và người gây bạo lực gia đình được tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ, tư vấn;
- Truyền thông, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới;
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các sản phẩm quảng cáo có nội dung định kiến giới;
- Chịu trách nhiệm theo dõi, tổ chức thực hiện và báo cáo kết quả triển khai chỉ tiêu 2 (số liệu về bạo lực gia đình) của mục tiêu 3 Kế hoạch này.
k) Công an tỉnh:
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng, triển khai và báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về phòng, chống mua bán người;
- Phối hợp với các sở, ngành, các cơ quan, tổ chức có liên quan phát hiện sớm, can thiệp và xử lý các vụ bạo lực trên cơ sở giới, môi giới hôn nhân bất hợp pháp và bảo vệ nạn nhân; phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm mua bán người.
l) Cục Thống kê tỉnh:
- Thu thập, biên soạn và công bố kịp thời số liệu thuộc Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển giới của tỉnh hàng năm; xây dựng Cơ sở dữ liệu thống kê về giới của tỉnh;
- Chịu trách nhiệm thu thập và báo cáo số liệu liên quan tới thực hiện chỉ tiêu 3 của mục tiêu 2; chỉ tiêu 1 của mục tiêu 3 Kế hoạch này.
m) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
- Chủ động xây dựng và ban hành kế hoạch thực hiện cho từng giai đoạn 05 năm và hàng năm tại địa phương; bố trí ngân sách bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện các hoạt động của kế hoạch đạt hiệu quả;
- Chủ động lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về bình đẳng giới vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các chương trình, dự án khác có liên quan;
- Tổ chức sơ kết, tổng kết Kế hoạch thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu về bình đẳng giới tại địa phương; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định.
n) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và các tổ chức thành viên của UBMTTQVN tỉnh:
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, tham gia tổ chức triển khai Kế hoạch này; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới trong Nhân dân; tham gia xây dựng và giám sát, phản biện xã hội việc thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới.
2. Giám đốc các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, thẩm quyền và nhiệm vụ được giao chủ động xây dựng, ban hành kế hoạch và triển khai thực hiện nghiêm túc các nội dung của Kế hoạch này; đồng thời chỉ đạo triển khai các giải pháp, nhiệm vụ phù hợp với điều kiện thực tế của các sở, ngành, địa phương.
Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo dõi, đôn đốc quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch này; các sở, ban, ngành, địa phương định kỳ gửi báo cáo kết quả 06 tháng và cuối năm để tổng hợp báo cáo cấp trên theo quy định./.
Nơi nhận: |
KT.
CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.