ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 108/KH-UBND |
Hà Nội, ngày 07 tháng 05 năm 2015 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 79-KL/TW NGÀY 25/12/2013 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 20-NQ/TW NGÀY 28/01/2008 CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG (KHÓA X) VỀ “TIẾP TỤC XÂY DỰNG GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC” CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Thực hiện Quyết định số 2389/QĐ-TTg ngày 30/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 79-KL/TW ngày 25/12/2013 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/01/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; UBND Thành phố xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 79-KL/TW ngày 25/12/2013 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/01/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của Thành phố Hà Nội như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung trong Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 79-KL/TW ngày 25/12/2013 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/01/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) và Chương trình hành động số 32-CTr/TU ngày 04/4/2008 của Thành ủy Hà Nội (khóa XIV) về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
- Đánh giá việc tổ chức triển khai và những kết quả đạt được trong việc thực hiện Kết luận số 79-KL/TW ngày 25/12/2013 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/01/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) và Chương trình hành động số 32-CTr/TU ngày 04/4/2008 của Thành ủy Hà Nội (khóa XIV) về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Làm rõ những nội dung đã làm được, những nội dung chưa làm được, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm, biện pháp khắc phục tồn tại.
- Nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo và trách nhiệm của các cấp ủy, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp, tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp thanh niên trong việc tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục truyền thống giai cấp công nhân và truyền thống cách mạng của đất nước, nhằm nâng cao giác ngộ giai cấp, giáo dục pháp luật, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp cho người lao động, nhất là người lao động trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hà Nội và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc tham gia giám sát, phản biện xã hội về pháp luật, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
II. NỘI DUNG NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Đoàn thể chính trị - xã hội Thành phố; các tổ chức và doanh nghiệp Thành phố; UBND các quận, huyện, thị xã thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu sau đây:
1). Tổ chức quán triệt nội dung Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/01/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) và Chương trình hành động số 32-CTr/TU ngày 04/4/2008 của Thành ủy Hà Nội (khóa XIV) về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa về nhận thức trong cán bộ, công chức, viên chức và người lao động về vị trí, vai trò của giai cấp công nhân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong công nhân. Tiếp tục tập trung tuyên truyền Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Công đoàn và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến trách nhiệm, quyền lợi của công nhân, giúp người sử dụng lao động và công nhân lao động hiểu rõ hơn về nghĩa vụ, quyền lợi, ý thức trách nhiệm.
- Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 1973/CT-TTg ngày 07/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
- Tăng cường, nâng cao chất lượng, nội dung và cách thức tuyên truyền các chính sách pháp luật liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp của công nhân lao động; công tác thanh, kiểm tra, chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động; đẩy mạnh việc xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp.
- Tuyên truyền pháp luật lao động trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tổ chức các lớp tập huấn, Hội thảo chuyên đề; Tuyên truyền tại các phiên giao dịch việc làm định kỳ hàng tháng và các phiên lưu động, Sàn giao dịch việc làm vệ tinh dưới hình thức tư vấn trực tiếp cho người lao động. Tổ chức các buổi tư vấn, giới thiệu việc làm; giải đáp pháp luật lao động cho người lao động, người sử dụng lao động trên địa bàn Thành phố với nhiều hình thức: Trực tiếp, Internet, báo chí; Hướng dẫn và khuyến khích các doanh nghiệp, các quận, huyện, thị xã tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật lao động cho người lao động.
2) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng; phát huy mạnh mẽ hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước của các cấp chính quyền, sự phối hợp của các ngành trong việc xây dựng, thực hiện các chính sách đối với công nhân lao động.
- Chủ động đề xuất, kiến nghị với cấp ủy Đảng, chính quyền có biện pháp, nội dung cụ thể xây dựng đội ngũ công nhân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của công nhân, đặc biệt là vấn đề việc làm, thu nhập, nhà ở và các công trình công cộng.
- Thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở, tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hàng năm đạt chất lượng; xử lý kịp thời, giải quyết có hiệu quả các đề nghị, kiến nghị, đơn thư khiếu nại và những bức xúc của người lao động đảm bảo an sinh xã hội và công bằng xã hội.
- Thực hiện việc thẩm định, xây dựng, kiểm tra, rà soát và theo dõi thi hành pháp luật đối với các văn bản có liên quan đến công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp và những vấn đề liên quan đến công nhân lao động; Xây dựng cơ chế, chính sách tạo điều kiện thu hút, phát triển doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có công nghệ cao, qua đó thu hút lực lượng lao động có tay nghề cao vào làm việc, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân có mức giá thuê nhà hợp lý, tạo điều kiện về nhà ở cho người lao động.
- Tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình, đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực, công nghiệp hỗ trợ; hỗ trợ sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực, công nghiệp mũi nhọn có chất lượng và sức cạnh tranh cao, sản phẩm công nghệ cao trên địa bàn Thành phố Hà Nội theo hướng giá trị gia tăng cao, công nghệ cao, đẩy mạnh xuất khẩu.
- Đầu tư cơ sở vật chất và hỗ trợ nguồn lực cho các Trung tâm giới thiệu việc làm của Thành phố để tăng tần suất và hiệu quả các phiên giao dịch tại các sàn giao dịch việc làm giúp cho người lao động và người sử dụng lao động có thể dễ dàng tiếp cận.
- Thực hiện sự hợp tác quốc tế trong công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong một số ngành nghề chủ yếu.
- Xây dựng bộ máy chuyên trách về quản lý nguồn nhân lực, trong đó có đào tạo nguồn nhân lực để tổ chức các hoạt động đào tạo và tranh thủ sự hỗ trợ của Nhà nước cho đào tạo nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
3). Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của tổ chức Công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội, nhằm vận động, thu hút tập hợp và bồi dưỡng, giáo dục, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động và nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho công nhân lao động Thủ đô.
- Cấp ủy và lãnh đạo các đơn vị tạo điều kiện để các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp, nòng cốt là tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục truyền thống giai cấp, giáo dục pháp luật, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp cho người lao động; phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong việc tham gia giám sát, phản biện xã hội về luật pháp, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
- Chăm lo đời sống vật chất và nâng cao đời sống tinh thần cho công nhân lao động: Tiếp tục hoàn thiện đề án “Tiếp tục triển khai chương trình nhà ở cho công nhân trong các khu công nghiệp và chế xuất”. Tăng cường các giải pháp và xây dựng chính sách ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng và hoạt động của các nhà văn hóa lao động, nhà văn hóa thanh niên, câu lạc bộ công nhân, hệ thống truyền thông đại chúng; nơi sinh hoạt của tổ chức đảng, tổ chức công đoàn, thanh niên, phụ nữ ở các khu công nghiệp tập trung.
- Chăm lo công tác bồi dưỡng, đào tạo, giới thiệu đoàn viên công đoàn, công nhân ưu tú kết nạp vào Đảng cộng sản. Vận động đoàn viên, hội viên và người lao động góp phần tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn khu vực kinh tế ngoài nhà nước, đặc biệt là trong các khu công nghiệp và chế xuất.
- Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động của các Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân, các tổ tự quản công nhân. Tích cực, chủ động đề xuất để Thành phố quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí, triển khai xây dựng một số Nhà văn hóa lao động trên địa bàn phục vụ nhu cầu của công nhân viên chức lao động.
- Đầu tư xây dựng, nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm, đơn vị sự nghiệp của tổ chức công đoàn Thủ đô như: Trung tâm Tư vấn pháp luật, Trường Trung cấp Công đoàn Hà Nội, trường Trung cấp nghề Công đoàn Hà Nội, Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt Xô, Nhà Văn hóa lao động công đoàn. Tiếp tục mở rộng phạm vi, nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ trợ vốn công nhân nghèo phát triển kinh tế gia đình của tổ chức công đoàn.
- Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng đào tạo nghề, từng bước trí thức hóa giai cấp công nhân; Nâng cao trình độ kỹ thuật cho người lao động, gắn đào tạo lao động kỹ thuật với chuyển dịch cơ cấu lao động; đa dạng hóa các loại hình đào tạo; Khuyến khích phát triển dạy nghề ngay tại doanh nghiệp; Tăng cường đào tạo đối với lao động đi làm việc ở nước ngoài.
4). Đẩy mạnh phát triển tổ chức Đảng, tổ chức công đoàn và các đoàn thể trong doanh nghiệp.
- Thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình công nhân lao động. Định kỳ tiến hành khảo sát, thống kê số lượng, chất lượng công nhân. Tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận về giai cấp công nhân và hoạt động của tổ chức công đoàn làm cơ sở triển khai, tổ chức thực hiện và đề xuất, kiến nghị với Đảng, Nhà nước kịp thời sửa đổi, xây dựng chính sách phù hợp với thực tế của giai cấp công nhân. Định kỳ hàng năm tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện của các cấp công đoàn. Động viên khen thưởng kịp thời đối với những tập thể và cá nhân tiêu biểu trong thực hiện Nghị quyết.
- Đẩy mạnh công tác phát triển đoàn viên công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở mới trong các loại hình doanh nghiệp, nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn cơ sở, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.
5) Thường xuyên phối hợp với các đoàn thể chính trị xã hội của Thành phố kiểm tra, giám sát việc thực hiện Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Công đoàn và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến người lao động như việc thực hiện chế độ, chính sách pháp luật cho người lao động; tham gia giải quyết kiến nghị của người lao động.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra: Lập các đoàn kiểm tra việc thực hiện pháp luật tại doanh nghiệp, nội dung kiểm tra đề nghị tập trung vào: hợp đồng lao động, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, tiền lương, điều kiện làm việc, thỏa ước lao động tập thể, quy chế phối hợp giữa giám đốc doanh nghiệp với ban chấp hành công đoàn cơ sở, tập trung vào các doanh nghiệp chưa thực hiện đúng quy định của Luật Lao động, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế, pháp luật lao động để xảy ra đình công tự phát trong khu công nghiệp, khu chế xuất. Công khai số điện thoại (đường dây nóng) cho các doanh nghiệp, người lao động để thuận tiện tiếp nhận thông tin.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nội vụ
- Là cơ quan thường trực, phối hợp với các đơn vị liên quan đôn đốc việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trong Kế hoạch này.
- Kiểm tra, rà soát chức năng, nhiệm vụ các Sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Thành phố và bổ sung các nhiệm vụ phát sinh (nếu có).
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Định kỳ hàng năm tổng hợp tình hình, báo cáo đề xuất với UBND Thành phố tiến hành sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả, hiệu quả thực hiện Kế hoạch này.
3. Các Sở, ban, ngành Thành phố; các tổ chức và doanh nghiệp Thành phố; UBND các quận, huyện, thị xã
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trên, xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và thời gian tổ chức thực hiện.
- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch ngành, chương trình, đề án, nhiệm vụ phù hợp với việc xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
4. Đề nghị Liên đoàn Lao động Thành phố
- Phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở, ngành có liên quan và UBND các quận, huyện, thị xã đôn đốc việc triển khai các nhiệm vụ của Kế hoạch.
- Xây dựng đề án theo chức năng, nhiệm vụ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
5. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị -xã hội Thành phố
Chỉ đạo các tổ chức thành viên phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc tiếp tục tổ chức thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/01/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) và Chương trình hành động số 32-CTr/TU ngày 04/4/2008 của Thành ủy Hà Nội (khóa XIV) về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa về nhận thức trong cán bộ, công chức, viên chức và người lao động về vị trí, vai trò của giai cấp công nhân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, thường xuyên tổ chức thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp đã đề ra.
6. Các cơ quan báo chí Thành phố và Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội
Xây dựng chuyên đề và tổ chức tuyên truyền thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/01/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) và Chương trình hành động số 32-CTr/TU ngày 04/4/2008 của Thành ủy Hà Nội (khóa XIV) về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; tuyên truyền các điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua, biểu dương các tập thể và cá nhân làm tốt công tác về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Quyết định số 2389/QĐ-TTg ngày 30/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 79-KL/TW ngày 25/12/2013 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/01/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) và Chương trình hành động số 32-CTr/TU ngày 04/4/2008 của Thành ủy Hà Nội (khóa XIV) về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
UBND Thành phố yêu cầu các Sở, Ban, ngành Thành phố, tổ chức Đoàn thể chính trị - xã hội Thành phố; các tổ chức và doanh nghiệp Thành phố; UBND các quận, huyện thị xã nghiêm túc triển khai thực hiện. Hằng năm, trước ngày 05/12, các Sở, Ban, ngành, Đoàn thể chính trị - xã hội Thành phố; các tổ chức và doanh nghiệp Thành phố; UBND các quận, huyện, thị xã đánh giá kết quả, hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ trong Kế hoạch báo cáo UBND Thành phố (gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố)./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.