ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 104/KH-UBND |
Quảng Ngãi, ngày 31 tháng 8 năm 2020 |
VỀ VIỆC QUẢN LÝ RÁC THẢI NHỰA ĐẠI DƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2021-2025
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1746/QĐ-TTg ngày 04/12/2019 về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch về việc quản lý rác thải nhựa đại dương trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 với những nội dung như sau:
1. Mục tiêu chung
- Góp phần thực hiện có kết quả các sáng kiến và cam kết của Việt Nam với quốc tế về việc giải quyết các vấn đề rác thải nhựa mà trọng tâm là rác thải nhựa đại dương, bảo đảm ngăn ngừa việc xả rác thải nhựa từ các nguồn thải trên đất liền và các hoạt động trên biển; góp phần phấn đấu đưa Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong trong khu vực về giảm thiểu rác thải nhựa đại dương.
- Góp phần thực hiện thành công Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07/5/2018.
- Phù hợp với cách tiếp cận theo mô hình kinh tế tuần hoàn, góp phần thúc đẩy hoạt động thu hồi, tái chế, tái sử dụng chất thải nhựa ở Việt Nam.
- Nâng cao nhận thức, ứng xử và thay đổi thói quen sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, túi ni lông khó phân hủy trong toàn hệ thống chính trị và trong Nhân dân trên địa bàn tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể
- Giảm 50% rác thải nhựa trên biển và đại dương; 50% ngư cụ khai thác thủy sản bị mất hoặc bị vứt bỏ được thu gom; 70% các khu, điểm du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch và dịch vụ du lịch khác vùng ven biển, hải đảo trên địa bàn tỉnh không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy; bảo đảm tối thiểu một năm hai lần phát động tổ chức chiến dịch thu gom, làm sạch các bãi biển trên địa bàn tỉnh; 70% Khu bảo tồn biển Lý Sơn không còn rác thải nhựa.
- Thực hiện việc quan trắc mỗi năm một lần để đánh giá hiện trạng rác thải nhựa đại dương tại một số cửa sông tại các huyện, thị xã, thành phố ven biển và đảo Lý Sơn.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP, TRÁCH NHIỆM VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
a) Nhiệm vụ và giải pháp
- Xây dựng và thực hiện các chương trình truyền thông về tác hại của các sản phẩm sử dụng một lần có nguồn gốc từ nhựa, túi ni lông khó phân hủy đối với biển và đại dương, các hệ sinh thái biển, môi trường và sức khỏe con người; các chương trình thu gom, xử lý rác thải nhựa đại dương; cách thức, ý nghĩa của việc phân loại chất thải tại nguồn, thay đổi thói quen sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy.
- Kịp thời biểu dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích tốt, các sáng kiến có giá trị, đồng thời triển khai nhân rộng mô hình tốt trong phong trào thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải, rác thải nhựa ở khu vực ven biển, trên biển. Thông tin cụ thể, chính xác về những trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, nhất là các trường hợp vứt, đổ chất thải, rác thải nhựa không đúng nơi quy định, gây ô nhiễm môi trường.
- Đào tạo, tập huấn, nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm, thay đổi thói quen sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần, túi ni lông khó phân hủy và hành vi xả rác thải, rác thải nhựa ra môi trường đối với cộng đồng cư dân ven biển, ngư dân, thủy thủ, khách du lịch và các tổ chức, doanh nghiệp; nâng cao năng lực, kinh nghiệm quản lý chất thải, rác thải nhựa cho đội ngũ cán bộ quản lý các cấp ở các địa phương có biển.
- Tuyên truyền, kêu gọi các tổ chức, cá nhân tăng cường tái chế, tái sử dụng chất thải nhựa; hạn chế sử dụng nguyên liệu bằng nhựa dùng một lần, thay vào đó những nguyên liệu thân thiện với môi trường nhằm thúc đẩy xây dựng nền kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh.
b) Trách nhiệm thực hiện
- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương và các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình truyền thông về tác hại của rác thải nhựa đối với biển và đại dương, các hệ sinh thái biển, môi trường và sức khỏe con người; truyền thông về thu gom, xử lý rác thải nhựa đại dương; xây dựng và thực hiện các chương trình truyền thông về rác thải nhựa đại dương gắn với việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát động hàng năm.
- Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức tuyên truyền thông qua việc biên soạn, phát hành các ấn phẩm và các hình thức trực quan; hướng dẫn các cơ quan báo chí, hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh tổ chức tuyên truyền về tác hại của túi ni lông, rác thải nhựa khó phân hủy đối với biển, đại dương, hệ sinh thái biển, môi trường và sức khỏe con người.
- Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Quảng Ngãi và các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh căn cứ tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí trực thuộc chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển, hải đảo xây dựng chương trình, chuyên trang, chuyên mục để thông tin, tuyên truyền về tác hại của rác thải nhựa, túi ni lông khó phân hủy đối với biển và đại dương, các hệ sinh thái biển, môi trường và sức khỏe con người; các chương trình thu gom, xử lý rác thải nhựa đại dương; trách nhiệm của các doanh nghiệp, tổ chức, cộng đồng dân cư và người dân trong việc ngăn ngừa, giảm thiểu và xử lý rác thải nhựa đại dương.
- UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển, hải đảo tổ chức tuyên truyền, thông tin và chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn ven biển tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng dân cư về tác hại của rác thải nhựa, túi ni lông khó phân hủy đối với biển và đại dương, các hệ sinh thái biển, môi trường và sức khỏe con người. Xây dựng các mô hình, khu triển lãm từ rác thải nhựa nhằm nâng cao nhận thức để hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần.
c) Thời gian thực hiện: Hàng năm, từ năm 2021 đến năm 2025.
a) Nhiệm vụ và giải pháp
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả các phong trào, chiến dịch thu gom, làm sạch bãi biển quy mô cấp tỉnh, huyện, thị xã, thành phố và cộng đồng dân cư ven biển; bố trí các thiết bị lưu chứa và các điểm tập kết chất thải, rác thải nhựa phù hợp, an toàn, thuận lợi, bảo đảm mỹ quan và vệ sinh môi trường.
- Huy động sự tham gia của người dân trong thu gom, thống kê, phân loại rác thải nhựa đại dương và phối hợp xây dựng cơ sở thông tin, dữ liệu về rác thải nhựa đại dương thống nhất, phù hợp với cơ sở dữ liệu quốc gia về nguồn thải.
- Tạo điều kiện, khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động thu gom, phân loại, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, tái sử dụng chất thải nhựa ở các cửa sông, khu vực các hệ sinh thái ven biển, rừng ngập mặn, các bãi tắm, vùng nước ven biển.
b) Trách nhiệm thực hiện
- Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển, hải đảo.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Hàng năm, từ năm 2021 đến năm 2025.
3. Kiểm soát rác thải nhựa từ nguồn
a) Nhiệm vụ và giải pháp
- Điều tra, thống kê, phân loại, đánh giá các nguồn thải nhựa phát sinh từ đất liền và từ các hoạt động trên biển, hải đảo; thực hiện tốt mô hình phân loại chất thải, rác thải nhựa tại nguồn; xây dựng, hoàn thiện hệ thống thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý chất thải nhựa tại các khu công nghiệp, khu đô thị, khu du lịch, khu dân cư tập trung ven biển, ven sông, cảng biển theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Lồng ghép thực hiện việc điều tra, thống kê, phân loại, đánh giá các nguồn thải nhựa từ đất liền, từ các hoạt động trên biển và hải đảo với các giải pháp, biện pháp quản lý tổng hợp lưu vực sông, các đô thị ven biển, cửa sông; tăng cường kiểm soát, quản lý việc xả thải vào nguồn nước và có biện pháp xử lý vi nhựa từ nước thải khu đô thị và khu công nghiệp, nhất là tại vùng ven biển, cửa sông, vùng biển ven bờ.
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về thu gom và xử lý chất thải nhựa phát sinh từ các hoạt động kinh tế thuần biển, bao gồm: Du lịch và dịch vụ biển; kinh tế hàng hải, khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản biển; nuôi trồng, chế biến và khai thác thủy sản; năng lượng biển, đặc biệt tại đảo Lý Sơn có tiềm năng về phát triển du lịch, dịch vụ biển và đa dạng sinh học cao.
- Ngăn ngừa, giảm thiểu việc thải bỏ, làm thất lạc ngư cụ khai thác thủy sản đi đôi với thực hiện nghiêm các chế tài, công cụ xử phạt vi phạm; tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý thường xuyên và đột xuất các trường hợp vi phạm về xả thải trên biển.
b) Trách nhiệm thực hiện
- Các Sở: Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Giao thông vận tải, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong phạm vi, trách nhiệm quản lý ngành, lĩnh vực chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương và tổ chức có liên quan xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch quản lý, kiểm soát rác thải nhựa từ các hoạt động kinh tế thuần biển.
- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với sở, ban, ngành, địa phương và tổ chức có liên quan thực hiện việc điều tra, thống kê, phân loại, đánh giá các nguồn thải nhựa phát sinh từ đất liền và từ các hoạt động trên biển, hải đảo.
- Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, địa phương và tổ chức có liên quan xây dựng và lồng ghép nội dung về bảo vệ môi trường biển, ngăn ngừa, giảm thiểu rác thải nhựa đổ ra biển và đại dương trong các chương trình giáo dục, đào tạo ở các cấp học với các hình thức và nội dung phù hợp.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương và tổ chức có liên quan kiểm soát chặt chẽ rác thải nhựa phát sinh tại Khu bảo tồn biển Lý Sơn, cộng đồng ngư dân ven biển, hải đảo và từ các hoạt động nuôi trồng, chế biến và khai thác thủy sản.
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển, hải đảo xây dựng và thực hiện thí điểm mô hình quản lý, giảm thiểu, tiến tới không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, túi ni lông khó phân hủy tại các khu du lịch ven biển, hải đảo trên địa bàn tỉnh.
c) Thời gian thực hiện: Từ năm 2021 đến năm 2024.
a) Nhiệm vụ và giải pháp
- Phối hợp tham gia chịu trách nhiệm cùng cộng đồng giải quyết vấn đề chất thải nhựa đại dương, đặc biệt với các quốc gia ASEAN và các nước khu vực biển Đông Á; đẩy mạnh nghiên cứu, trao đổi chuyên sâu, chia sẻ thông tin, dữ liệu với các tỉnh, thành phố có biển và các nước trong khu vực, trên thế giới về rác thải nhựa đại dương.
- Phát triển quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế về biển; chủ động ký kết và phối hợp trong việc kiểm soát, quản lý rác thải nhựa đại dương.
- Huy động nguồn lực quốc tế trong hỗ trợ kỹ thuật, đầu tư kiểm soát rác thải nhựa đại dương; tiếp nhận các mô hình quản lý, công nghệ sản xuất các sản phẩm thay thế, tái chế chất thải nhựa và chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh.
- Nghiên cứu, phát triển, ứng dụng, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật trong xử lý và giảm thiểu rác thải nhựa đại dương; khuyến khích nghiên cứu, phát triển hệ thống thu gom và xử lý rác thải nhựa đại dương trên cơ sở có điều chỉnh, thích ứng với điều kiện thực tiễn của tỉnh.
- Xây dựng và thực hiện các đề lài, dự án nghiên cứu xây dựng luận cứ khoa học, cơ sở thực tiễn về rác thải nhựa đại dương; đánh giá các nguy cơ, rủi ro ô nhiễm và các tác động của rác thải nhựa, đặc biệt là vi nhựa đối với biển và đại dương, các hệ sinh thái biển, môi trường và sức khỏe con người.
b) Trách nhiệm thực hiện
- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan và các địa phương ven biển, hải đảo tổ chức quan trắc tài nguyên và môi trường vùng ven biển, hải đảo và định kỳ đánh giá hiện trạng rác thải nhựa đại dương tại một số cửa sông chính, khu vực ven biển, hải đảo.
- Sở Ngoại vụ chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các sở, ban, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển, hải đảo thúc đẩy ký kết, tham gia các điều ước quốc tế và các hoạt động hợp tác quốc tế, triển khai các sáng kiến của Việt Nam với cộng đồng quốc tế về quản lý rác thải nhựa đại dương.
- Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì nghiên cứu, phát triển, ứng dụng, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật trong sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế sản phẩm nhựa dùng một lần.
c) Thời gian thực hiện: Năm 2021, năm 2024 và năm 2025.
- Tổng kinh phí thực hiện Kế hoạch: 5.351.000.000 đồng (Năm tỷ ba trăm năm mươi mốt triệu đồng).
- Nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường từ ngân sách tỉnh và huy động xã hội hóa.
(Chi tiết tại Phụ lục kèm theo)
1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển, hải đảo trong phạm vi quản lý, chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công, bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả; định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 10/12 để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch bảo đảm chất lượng, hiệu quả, đúng tiến độ; định kỳ hàng năm tổng hợp, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch vào năm 2025, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Hàng năm, vào thời điểm xây dựng dự toán kinh phí, các sở, ban, ngành, địa phương chịu trách nhiệm xây dựng dự toán kinh phí gửi Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm tra, tổng hợp, gửi Sở Tài chính rà soát, trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí để thực hiện Kế hoạch này theo quy định phân cấp ngân sách Nhà nước. UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển, hải đảo bố trí nguồn kinh phí để thực hiện Kế hoạch theo quy định phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước.
4. Sở Ngoại vụ chủ trì hoặc phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường vận động, huy động, lựa chọn nguồn tài trợ phù hợp từ nước ngoài để thực hiện Kế hoạch; chủ động ký kết, tham gia và thực hiện các điều ước quốc tế về rác thải nhựa đại dương.
5. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh và các lực lượng có liên quan tăng cường phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến quản lý rác thải nhựa đại dương.
6. Các tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh chủ động xây dựng chương trình, nhiệm vụ và tổ chức thực hiện Kế hoạch, định kỳ hàng năm gửi kết quả thực hiện về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp.
Liên đoàn Lao động tỉnh, Tỉnh Đoàn Quảng Ngãi, Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp tiếp tục phát huy vai trò xung kích, chủ động sáng tạo, tích cực triển khai các phong trào, hoạt động sâu rộng, tiến đến nói không với chất thải nhựa, cùng gia đình, cộng đồng và toàn xã hội thực hiện hiệu quả các chủ trương, cơ chế, chính sách giảm thiểu rác thải nhựa đại dương.
7. UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển, hải đảo chịu trách nhiệm:
- Chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị của huyện, UBND các xã, phường, thị trấn ven biển tổ chức tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng dân cư về tác hại của rác thải nhựa, túi ni lông khó phân hủy đối với biển và đại dương, các hệ sinh thái biển, môi trường và sức khỏe con người.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng thực hiện việc kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến quản lý rác thải nhựa đại dương thuộc địa bàn quản lý.
- Thực hiện các chương trình thu gom, xử lý và bố trí các thiết bị lưu chứa rác thải nhựa đại dương tại các vùng ven biển, hải đảo phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của địa phương.
Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị và địa phương nghiêm túc triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này./.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.