ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 103/KH-UBND |
Ninh Bình, ngày 08 tháng 7 năm 2021 |
TRIỂN KHAI HỒ SƠ SỨC KHỎE ĐIỆN TỬ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2021-2025
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
1. Thực trạng triển khai Hồ sơ sức khỏe điện tử (EHR) tại Ninh Bình
- Năm 2018, Sở Y tế đã triển khai thí điểm EHR tại xã Đức Long và thị trấn Nho Quan thuộc huyện Nho Quan, có khoảng 8.000 người dân thuộc huyện Nho Quan được tạo lập EHR đầy đủ nội dung theo Quyết định số 831/QĐ-BYT .
- Tính đến hết năm 2020, đã có trên 80% dân số của tỉnh đã được tạo lập tài khoản EHR (tuy nhiên thông tin chưa được cập nhật đầy đủ theo Quyết định số 831/QĐ-BYT).
- Kết quả đánh giá cho thấy việc triển khai thí điểm lập hồ sơ sức khỏe điện tử mang lại những lợi ích cho người dân, các cơ sở y tế và các cơ quan quản lý y tế (Người dân được theo dõi, cập nhật tình hình sức khỏe thường xuyên, liên tục; chia sẻ thông tin dễ dàng giúp bảo vệ, nâng cao sức khỏe, phòng, chống bệnh tật. Trạm Y tế tuyến xã quản lý sức khỏe người dân đầy đủ, toàn diện, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu. Trung tâm Y tế tuyến huyện tăng cường công tác quản lý sức khỏe người dân, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh nâng cao hiệu quả khám, chữa bệnh và sự hài lòng của người dân. Sở Y tế nâng cao hiệu quả công tác quản lý, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân trên toàn tỉnh).
2. Sự cần thiết xây dựng kế hoạch
- Hồ sơ sức khỏe là tài liệu y tế ghi lại quá trình chăm sóc sức khỏe của một người từ lúc sinh ra cho đến mất đi theo mẫu quy định của Bộ Y tế;
- Hồ sơ sức khỏe điện tử (EHR) là bản tin học hóa của hồ sơ sức khỏe được lập, hiển thị, cập nhật, lưu trữ và chia sẻ bằng phương tiện điện tử;
- Đối với người dân, EHR giúp mỗi người dân biết và tự quản lý thông tin sức khỏe liên tục, suốt đời của mình. Từ đó, chủ động phòng bệnh, chủ động chăm sóc sức khỏe của mình. Khi đi khám bệnh, thông qua EHR, người bệnh cung cấp cho thầy thuốc EHR, tiền sử bệnh tật và quá trình khám chữa bệnh một cách nhanh chóng, chính xác, đầy đủ tạo thuận lợi cho việc chẩn đoán và điều trị của thầy thuốc;
- Đối với người thầy thuốc, EHR cung cấp cho người thầy thuốc đầy đủ các thông tin về bệnh tật, tiền sử bệnh tật, các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, từ đó kết hợp với thăm khám hiện tại, người thầy thuốc có nhận định về sức khỏe của người bệnh toàn diện hơn, chẩn đoán bệnh kịp thời, chính xác hơn, phát hiện bệnh sớm hơn, điều trị kịp thời khi bệnh còn ở giai đoạn sớm mang lại hiệu quả điều trị cao hơn, giảm bớt chi phí khám bệnh, chữa bệnh (KCB) của mỗi người dân. Hơn nữa, khi thông tin về sức khỏe của người bệnh được thông suốt giữa các tuyến sẽ giúp việc chẩn đoán và phối hợp điều trị tốt hơn. EHR giúp người thầy thuốc chăm sóc sức khoẻ cho người dân liên tục, toàn diện theo nguyên lý của y học gia đình tốt hơn;
- Đối với công tác quản lý, việc triển khai EHR giúp cho ngành y tế có được dữ liệu về sức khỏe của người dân đầy đủ, chính xác và kịp thời. Đây là cơ sở dữ liệu về sức khỏe lớn của ngành mà việc tổng hợp, phân tích dữ liệu thông tin sẽ giúp ngành y tế có các chỉ đạo rất kịp thời về phòng chống dịch bệnh nói riêng và có được các dự báo, hoạch định chính sách về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân tốt hơn vì có những bằng chứng thực tiễn, có cơ sở khoa học hơn;
- Đối với bảo hiểm y tế, khi thông tin về khám chữa bệnh của người bệnh thông suốt, minh bạch, giúp cho việc quản lý chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế dễ dàng hơn, góp phần hạn chế việc lạm dụng thuốc và xét nghiệm nếu có;
Như vậy, việc xây dựng hệ thống EHR rất có ích cho người dân, rất có lợi cho ngành y tế, tạo thuận lợi cho thầy thuốc khi hành nghề, là một nội dung quan trọng có ý nghĩa thực tiễn, có tính thời sự cao trong việc xây dựng y tế điện tử, từng bước ứng dụng và phát triển y tế thông minh, chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, góp phần hiện đại hóa ngành y tế đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới theo Nghị quyết 20-NQ/TW.
- Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;
- Quyết định số 2348/QĐ-TTg ngày 05/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới;
- Quyết định số 831/QĐ-BYT ngày 11/3/2017 của Bộ Y tế về việc ban hành mẫu hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu;
- Chương trình hành động số 1379/CTr-BYT ngày 19/12/2017 của Bộ Y tế về triển khai thực hiện Đề án Xây dựng và Phát triển mạng lưới Y tế cơ sở theo Quyết định 2348/QĐ-TTg ngày 05/12/2016 của Thủ tướng chính phủ;
- Quyết định số 6111/QĐ-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Trưởng Bộ Y tế
phê duyệt Đề án triển khai ứng dụng công nghệ thông tin tại trạm y tế, xã, phường giai đoạn 2018-2020;
- Quyết định số 4888/QĐ-BYT ngày 18/10/2019 của Bộ Trưởng Bộ Y tế phê duyệt đề án ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin y tế thông minh giai đoạn 2019 - 2025;
- Quyết định số 5349/QĐ-BYT ngày 12/11/2019 của Bộ Y tế, phê duyệt Kế hoạch triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử;
- Kế hoạch số 43/KH-UBND ngày 04/4/2020 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2025.
1. Mục tiêu chung
Triển khai EHR cho toàn bộ người dân trên địa bàn tỉnh, bảo đảm mỗi người dân có một EHR, từng bước hình thành cơ sở dữ liệu về sức khỏe người dân trên địa bàn tỉnh và kết nối với Trung tâm dữ liệu Y tế Quốc gia.
2. Mục tiêu cụ thể
- Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện triển khai nhân rộng phần mềm quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử trên địa bàn tỉnh, đảm bảo quản lý đầy đủ các thông tin theo quy định tại quyết định số 831/QĐ-BYT ngày 11/03/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về ban hành mẫu hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu. Cung cấp các giao diện tương tác với Bộ Y tế, Sở Y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, chuyên gia y tế và người dân;
- Thu thập trực tiếp thông tin sức khỏe của người dân theo biểu mẫu ban hành tại Quyết định số 831/QĐ-BYT ngày 11/03/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế; đồng thời thu thập lịch sử KCB của người dân từ cơ sở KCB vào EHR thông qua các tiêu chuẩn của ngành y tế đã ban hành bao gồm tiêu chuẩn quốc tế HL7 và chuẩn định dạng dữ liệu đầu ra sử dụng trong quản lý, giám định và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo Quyết định số 4210/QĐ-BYT ngày 20/9/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế;
- Hình thành cơ sở dữ liệu về sức khỏe người dân trên địa bàn tỉnh, từng bước tích hợp dữ liệu về Trung tâm dữ liệu tập trung của tỉnh và kết nối với Trung tâm dữ liệu Y tế Quốc gia;
- Lộ trình thực hiện:
+ Năm 2021: 10% người dân trên địa bàn tỉnh có EHR, được cập nhật thông tin sức khỏe thường xuyên, từng bước tích hợp dữ liệu về Trung tâm dữ liệu tập trung của tỉnh và kết nối với Trung tâm dữ liệu Y tế Quốc gia;
+ Năm 2022: 35% người dân trên địa bàn tỉnh có EHR, được cập nhật thông tin sức khỏe thường xuyên, từng bước tích hợp dữ liệu về Trung tâm dữ liệu tập trung của tỉnh và kết nối với Trung tâm dữ liệu Y tế Quốc gia;
+ Năm 2023: 65% người dân trên địa bàn tỉnh có EHR, được cập nhật thông tin sức khỏe thường xuyên, từng bước tích hợp dữ liệu về Trung tâm dữ liệu tập trung của tỉnh và kết nối với Trung tâm dữ liệu Y tế Quốc gia;
+ Năm 2024: 95% người dân trên địa bàn tỉnh có EHR, được cập nhật thông tin sức khỏe thường xuyên, từng bước tích hợp dữ liệu về Trung tâm dữ liệu tập trung của tỉnh và kết nối với Trung tâm dữ liệu Y tế Quốc gia.
1. Tiếp tục nâng cấp, hoàn thiện phần mềm hồ sơ sức khỏe
- Sử dụng phần mềm là kết quả nghiên cứu của Đề tài cấp tỉnh “Xây dựng chương trình phần mềm và cơ sở dữ liệu quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân trên địa bàn tỉnh Ninh Bình” của Sở Y tế đã được Hội đồng tư vấn, đánh giá, nghiệm thu cấp tỉnh nghiệm thu.
- Phần mềm được thiết kế với các nhóm chức năng phải đảm bảo theo đúng quy chuẩn được quy định bởi Bộ Y tế và các cơ quan có chuyên môn khác. Đảm bảo thường xuyên được nâng cấp, hoàn thiện nhằm phù hợp với quy định và nhu cầu thực tế tại địa phương.
- Đáp ứng đầy đủ việc trích xuất số liệu, phục vụ công tác báo cáo thống kê, quản lý y tế của các đơn vị y tế trên địa bàn.
- Tuân thủ việc bảo vệ thông tin cá nhân theo quy định tại mục 2, Chương II của Luật An toàn thông tin mạng
2. Gắn quản lý hệ thống mã định danh y tế cho người dân
- Gắn mã định danh y tế cho người dân theo Quyết định số 4376/QĐ-BYT ngày 24/09/2019 của Bộ Y tế ban hành quy chế xác lập, sử dụng và quản lý mã định danh y tế;
- Đảm bảo mỗi EHR của người dân được cấp phát một mã định danh y tế trên cơ sở mã số bảo hiểm xã hội và một số thông tin hành chính của người dân.
3. Về quản lý thông tin, dữ liệu
- Thông tin, dữ liệu hình thành khi triển khai EHR là tài sản thuộc sở hữu của cơ quan quản lý nhà nước (UBND tỉnh, Bộ Y tế, Sở Y tế);
- Nhà cung cấp, phát triển phần mềm có trách nhiệm chuyển giao đầy đủ các thông tin, dữ liệu, mã nguồn của phần mềm và các công cụ cần thiết khi kết thúc hợp đồng để bảo đảm UBND tỉnh, Bộ Y tế hoặc Sở Y tế vẫn có thể khai thác sử dụng phần mềm kể cả trong trường hợp thay đổi hình thức cung cấp dịch vụ.
4. Triển khai hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử
- Triển khai hoàn thiện và nhân rộng phần mềm quản lý EHR trên địa bàn toàn tỉnh. Bảo đảm đến hết năm 2025 có ít nhất 95% người dân trên địa bàn tỉnh có EHR, được cập nhật thông tin sức khỏe thường xuyên và được kết nối với tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên cả nước.
- Các bước triển khai EHR bao gồm:
+ Triển khai cài đặt, tập huấn, hướng dẫn các cán bộ tại các cơ sở y tế sử dụng thành thạo phần mềm quản lý EHR;
+ Tạo mẫu phiếu, tổ chức thu thập thông tin cá nhân của từng người dân (người dân không tham gia BHYT~9% dân số) theo mẫu hồ sơ được quy định tại Quyết định số 831/QĐ-BYT ngày 11/3/2017 của Bộ Y tế;
+ Thông tin cá nhân của các đối tượng đã tham gia BHYT (91% dân số) thì sẽ được thu thập khi đến khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế (hoặc được chia sẻ thông tin từ cơ quan BHXH tỉnh);
+ Tạo lập EHR cho người dân trên địa bàn tỉnh từ thông tin về dân số có sẵn trên phần mềm Y tế cơ sở (đối chiếu, so sánh với thông tin được chia sẻ từ cơ quan Bảo hiểm xã hội và Công an tỉnh) và từ thông tin thu thập được tại các mẫu phiếu đã thu thập hoặc từ thông tin người dân cung cấp khi đi KCB tại các cơ sở KCB trên địa bàn tỉnh;
+ Cập nhật thường xuyên, liên tục thông tin về lịch sử KCB của người dân trên phần mềm quản lý EHR từ các cơ sở KCB;
- Khai thác, sử dụng thông tin sức khỏe trên phần mềm quản lý EHR;
- Duy trì, cập nhật thường xuyên và liên tục hệ thống EHR bảo đảm hệ thống hoạt động thông suốt, dữ liệu ổn định chính xác.
- Tạo lập phiếu hướng dẫn và thu thập thông tin người dân theo biểu mẫu kèm theo Quyết định 831/QĐ-BYT ngày 11/3/2017 của Bộ Y tế;
- Xây dựng quy chế sử dụng, quản lý, vận hành, bảo đảm an toàn thông tin hệ thống EHR;
- Quy định về lập, cập nhật, khai thác dữ liệu trên hệ thống EHR.
- Ngân sách Nhà nước theo quy định về phân cấp hiện hành; lồng ghép từ nguồn kinh phí thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án có liên quan; các nguồn huy động hợp pháp khác (nếu có);
- Hằng năm, căn cứ nội dung Kế hoạch và tình hình thực tế, Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổng hợp dự toán kinh phí gửi Sở Tài chính thẩm định, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
1. Sở Y tế
- Là cơ quan thường trực, chủ trì tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả;
- Tổ chức đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ thực hiện triển khai EHR, đảm bảo các điều kiện về cơ sở hạ tầng vật chất, chuyên môn để thực hiện tổ chức hiệu quả kế hoạch triển khai EHR trên địa bàn tỉnh;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức lựa chọn đơn vị nâng cấp, hoàn thiện phần mềm và cung cấp dịch vụ thuê hạ tầng máy chủ ảo (điện toán đám mây) để triển khai HER đảm bảo theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức quản lý vận hành, khai thác dữ liệu về EHR;
- Tổ chức kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện, tổng hợp báo cáo kết quả với UBND tỉnh và Bộ Y tế theo quy định;
- Phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức tuyên truyền về mục đích, lợi ích và trách nhiệm của các cấp, các ngành và mỗi người dân trong quản lý sức khỏe người dân.
- Định kỳ tiến hành sơ kết, tổng kết tình hình triển khai kế hoạch và báo cáo UBND tỉnh, Bộ Y tế theo quy định.
2. Sở Tài chính
Hằng năm, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các đơn vị có liên quan thẩm định dự toán kinh phí, căn cứ khả năng cân đối ngân sách, tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí thường xuyên ngân sách tỉnh để thực hiện Kế hoạch theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
3. Bảo hiểm xã hội tỉnh
- Cung cấp, chia sẻ cơ sở dữ liệu sẵn có của người dân/hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế với Sở Y tế để lập hồ sơ sức khỏe, bảo đảm an toàn, thống nhất và tiết kiệm;
- Phối hợp thực hiện việc kết nối hệ thống giám định bảo hiểm y tế tại y tế cơ sở, tích hợp vào hệ thống quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử đảm bảo an toàn, hiệu quả;
- Tổ chức tuyên truyền, vận động người dân và toàn xã hội tích cực tham gia bảo hiểm y tế.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan báo, đài trong tỉnh tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến rộng rãi đến toàn thể người dân trên địa bàn tỉnh về việc triển khai cài đặt, sử dụng HER;
- Phối hợp với Sở Y tế thẩm định giải pháp kỹ thuật, lựa chọn và hướng dẫn triển khai đảm bảo quy chuẩn, cấu trúc chuẩn dữ liệu và kết nối, liên thông với các hệ thống thông tin có liên quan của tỉnh và của quốc gia.
5. Công an tỉnh
Phối hợp khai thác, chia sẻ với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước công dân để thực hiện việc gắn mã định danh y tế cho người dân.
6. Đài phát thanh truyền hình tỉnh, Báo Ninh Bình
Xây dựng chuyên mục, tăng thời lượng phát sóng, số lượng bài viết và nâng cao chất lượng tuyên truyền, truyền thông để người dân hiểu rõ lợi ích và tham gia tích cực công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân trên địa bàn, tăng độ bao phủ Bảo hiểm y tế toàn dân theo lộ trình được phê duyệt; phổ biến việc triển khai, thực hiện EHR tới toàn bộ người dân trên địa bàn tỉnh.
7. Các Sở ban ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thành phố
- Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân trên địa bàn tham gia khám, lập EHR và tham gia Bảo hiểm y tế toàn dân.
- Căn cứ Kế hoạch của UBND tỉnh xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết của đơn vị để phối hợp với Sở Y tế tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này.
Trên đây là Kế hoạch triển khai Hồ sơ sức khỏe điện tử trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc và đạt kết quả./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.