ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/KH-UBND |
Yên Bái, ngày 13 tháng 01 năm 2021 |
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÁP CHẾ NĂM 2021 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI
Thực hiện Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế; Thông tư số 01/2015/TT-BTP ngày 15/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn về nghiệp vụ thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức pháp chế và các văn bản có liên quan, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện công tác pháp chế năm 2021 trên địa bàn tỉnh như sau:
a) Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động pháp chế của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, doanh nghiệp nhà nước do UBND tỉnh quản lý; từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính nhà nước; thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nước bằng pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
b) Triển khai kịp thời, đồng bộ, hiệu quả công tác pháp chế năm 2021, góp phần hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh trong năm 2021, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
a) Việc triển khai các lĩnh vực chuyên môn của công tác pháp chế phải bám sát chương trình công tác của Bộ Tư pháp, Bộ, ngành chủ quản cấp trên và các chương trình, kế hoạch trọng tâm của UBND tỉnh.
b) Tiếp tục kiện toàn tổ chức pháp chế; tăng cường tập huấn nghiệp vụ và bồi dưỡng kỹ năng, chuyên môn về công tác pháp chế nhằm nâng cao năng lực đội ngũ công chức pháp chế.
c) Xác định rõ nội dung, nhiệm vụ thực hiện, trách nhiệm của các cơ quan có liên quan để các cơ quan, đơn vị chủ động thực hiện nhiệm vụ công tác pháp chế theo quy định tại Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ.
1. Tiếp tục quán triệt, thực hiện Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ và các văn bản có liên quan
1.1. Nhiệm vụ: Tiếp tục quán triệt thực hiện tốt các nội dung tại Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ và Thông tư số 01/2015/TT-BTP ngày 15/01/2015 của Bộ Tư pháp và các văn bản có liên quan tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
1.2. Cơ quan chủ trì thực hiện: Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, doanh nghiệp nhà nước do UBND tỉnh quản lý.
1.3. Thời gian thực hiện: Năm 2021.
2. Kiện toàn tổ chức pháp chế và công tác tập huấn nghiệp vụ
2.1 Công tác kiện toàn tổ chức
a) Đối với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh:
- Tiếp tục triển khai thực hiện Văn bản số 1894/UBND-NC ngày 06/9/2017 của UBND tỉnh về việc tăng cường thực hiện công tác pháp chế; các cơ quan, đơn vị đã bố trí công chức pháp chế chuyên trách tiếp tục duy trì, hoạt động. Đối với các cơ quan, đơn vị hiện đang bố trí công chức pháp chế kiêm nhiệm cần xây dựng phương án, rà soát và bố trí cán bộ pháp chế chuyên trách đảm bảo đủ điều kiện, năng lực để triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ công tác pháp chế theo quy định. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tư pháp để tham mun UBND tỉnh xem xét, giải quyết.
- Thời gian hoàn thành: Năm 2021.
b) Đối với các doanh nghiệp nhà nước do UBND tỉnh quản lý:
- Tiến hành rà soát, thống kê thực trạng về năng lực và đội ngũ nhân viên pháp chế ở đơn vị mình và gửi kết quả báo cáo về UBND tỉnh (qua Sở Tư pháp) đế tổng hợp. Khuyến khích các doanh nghiệp có nhu cầu nhưng chưa thành lập tổ chức pháp chế, tiến hành các bước thành lập tổ chức pháp chế hoặc bố trí nhân viên pháp chế chuyên trách.
- Thời gian thực hiện: Năm 2021.
2.2. Công tác tập huấn nghiệp vụ pháp chế
a) Nhiệm vụ: Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước kịp thời cử cán bộ, công chức, viên chức làm công tác pháp chế tham dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ về công tác pháp chế do Bộ Tư pháp, các Bộ chuyên ngành, UBND tỉnh và Sở Tư pháp tổ chức (nếu có).
b) Thời gian thực hiện: Năm 2021.
3. Về các hoạt động pháp chế ở các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh
Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh chỉ đạo công chức làm công tác pháp chế thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm sau:
a) Công tác xây dựng pháp luật
- Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Thủ trưởng cơ quan lập đề nghị xây dựng Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh, đề nghị ban hành Quyết định của UBND tỉnh liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của cơ quan, đơn vị mình theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Kịp thời rà soát, lập danh mục văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) do Trung ương ban hành trong đó có giao cho địa phương ban hành văn bản quy định chi tiết gửi Sở Tư pháp tổng hợp, trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Thường trực HĐND tỉnh xem xét, quyết định liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương.
- Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Thủ trưởng cơ quan tham mưu xây dựng VBQPPL thuộc phạm vi trách nhiệm được phân công bảo đảm chất lượng, thời hạn trình các dự thảo VBQPPL do cơ quan, đơn vị mình tham mưu soạn thảo.
- Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn bị hồ sơ dự thảo VBQPPL trình Thủ trưởng cơ quan đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia góp ý kiến và đề nghị Sở Tư pháp thẩm định. Tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan thẩm định, hoàn thiện hồ sơ trước khi trình Thủ trưởng cơ quan quyết định trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
- Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan tham gia đóng góp ý kiến đối với các dự thảo văn bản của Trung ương và địa phương gửi lấy ý kiến.
b) Công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch về công tác rà soát thường xuyên VBQPPL.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổng hợp kết quả về rà soát VBQPPL, đề xuất phương án xử lý những VBQPPL mâu thuẫn, chồng chéo, trái pháp luật hoặc không còn phù hợp, định kỳ xây dựng báo cáo chung của cơ quan, trình Thủ trưởng cơ quan xem xét, quyết định, gửi Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh về kết quả rà soát văn bản QPPL theo đúng quy định.
- Thực hiện nhiệm vụ khác do Thủ trưởng cơ quan giao hoặc theo quy định của pháp luật về rà soát, hệ thống hóa VBQPPL.
c) Công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật
- Giúp Thủ trưởng cơ quan phối hợp với Sở Tư pháp kiểm tra và xử lý VBQPPL theo quy định của pháp luật.
- Xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra và xử lý VBQPPL trình Thủ trưởng cơ quan để gửi Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh theo quy định.
d) Công tác kiểm soát thủ tục hành chính
- Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Thủ trưởng cơ quan phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các nhiệm vụ về công tác kiểm soát thủ tục hành chính trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương theo Kế hoạch số 01/KH-UBND ngày 04/01/2021 của UBND tỉnh về triển khai công tác kiểm soát thủ tục hành chính năm 2021 trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
- Xây dựng báo cáo về công tác kiểm soát thủ tục hành chính, triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông và thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, trình Thủ trưởng cơ quan để gửi Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh theo quy định.
đ) Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
- Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Thủ trưởng cơ quan xây dựng chương trình, kế hoạch về phổ biến, giáo dục pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương theo chương trình, kế hoạch của tỉnh, của Sở Tư pháp và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch sau khi được phê duyệt.
- Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Thủ trưởng cơ quan phối hợp với Sở Tư pháp trong việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương.
- Chủ trì và phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Thủ trưởng cơ quan định kỳ, hàng năm tiến hành kiểm tra, tổng kết tình hình thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng báo cáo về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật gửi Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Tư pháp theo quy định.
e) Công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra việc thực hiện pháp luật
- Tham mưu cho Thủ trưởng đơn vị tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2021 của tỉnh và phối hợp với Sở Tư pháp trong việc theo dõi tình hình thi hành pháp luật ở những lĩnh vực trọng tâm liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý (nếu có).
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Thủ trưởng cơ quan đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện pháp luật.
- Xây dựng báo cáo kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra việc thực hiện pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của cơ quan, đơn vị mình, trình Thủ trưởng cơ quan gửi Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh theo quy định.
g) Công tác bồi thường của Nhà nước
- Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Thủ trưởng cơ quan thực hiện công tác bồi thường của Nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Thống kê, đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện công tác bồi thường nhà nước trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước gửi Sở Tư pháp tổng hợp báo cáo UBND tỉnh theo quy định.
h) Công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
- Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Thủ trưởng cơ quan phối hợp với Sở Tư pháp trong việc thực hiện hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24/6/2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, gồm: Quyết định số 907/QĐ-UBND ngày 11/5/2020 ban hành Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2020 - 2025; Kế hoạch số 221/KH-UBND ngày 30/8/2019 triển khai thực hiện Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24/6/2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Yên Bái và các văn bản có liên quan.
- Xây dựng báo cáo tổng kết công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo định kỳ hàng năm hoặc theo yêu cầu gửi Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Tư pháp theo quy định.
i) Công tác tham mưu các vấn đề pháp lý và tham gia tố tụng
- Tham gia ý kiến về các quy định pháp luật đối với việc xử lý các vấn đề trong phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan, có ý kiến về vấn đề pháp lý đối với các quy định, văn bản chỉ đạo, điều hành của Thủ trưởng cơ quan.
- Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu cho Thủ trưởng cơ quan về các vấn đề pháp lý khi tham gia tố tụng đế bảo vệ lợi ích hợp pháp của cơ quan theo quy định của pháp luật.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham gia xử lý, đề xuất, kiến nghị các biện pháp phòng ngừa, khắc phục hậu quả các vi phạm pháp luật, nội quy, quy chế theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được phân công.
4. Công tác pháp chế của các doanh nghiệp nhà nước do tỉnh quản lý
Công tác pháp chế của các doanh nghiệp nhà nước do tỉnh quản lý thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ.
5. Công tác kiểm tra hoạt động pháp chế tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh
a) Nhiệm vụ: Giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và cơ quan có liên quan thực hiện kiểm tra công tác pháp chế tại một số cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh để đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức pháp chế; trao đổi, nắm bắt tình hình kiện toàn tổ chức pháp chế và các điều kiện cần thiết khác cho hoạt động của tổ chức pháp chế; có hướng đề xuất tham mưu UBND tỉnh có các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác pháp chế ở địa phương.
b) Thời gian thực hiện: Quý II năm 2021.
1.1. Sở Tư pháp
- Làm đầu mối giúp UBND tỉnh quản lý về công tác pháp chế ở địa phương. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị thực hiện các nhiệm vụ được giao; theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra và đôn đốc thực hiện Kế hoạch này.
- Định kỳ hoặc đột xuất tổng hợp báo cáo về UBND tỉnh và Bộ Tư pháp về tình hình triển khai, thực hiện công tác pháp chế và những khó khăn, vướng mắc trên địa bàn tỉnh theo quy định.
1.2. Sở Nội vụ
Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp và các cơ quan có liên quan tham mưu UBND tỉnh tổng hợp, rà soát, củng cố, kiện toàn tổ chức pháp chế; tham mưu UBND tỉnh xây dựng kế hoạch đào tạo, quản lý và sử dụng nguồn nhân lực làm công tác pháp chế.
1.3 Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh
- Trên cơ sở kế hoạch này, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh ban hành Kế hoạch công tác pháp chế năm 2021 và tổ chức triển khai có hiệu quả tại cơ quan, đơn vị mình. Kế hoạch công tác pháp chế năm 2021 gửi về UBND tỉnh (qua Sở Tư pháp) tổng hợp trước ngày 31/01/2021.
- Tổ chức triển khai thực hiện tốt các nội dung tại Kế hoạch này đảm bảo thời gian, tiến độ và chất lượng.
- Tiếp tục kiện toàn tổ chức pháp chế, bố trí cán bộ pháp chế bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn, có phẩm chất, năng lực để triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ công tác pháp chế, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
- Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất báo cáo kết quả thực hiện công tác pháp chế của cơ quan, đơn vị mình gửi Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Tư pháp theo quy định. Kết thúc Quý II năm 2021, các cơ quan, đơn vị báo cáo về kết quả thực hiện công tác kiện toàn tổ chức pháp chế theo nội dung tại Điểm 2.1 Phần II Kế hoạch này và tình hình thực hiện Văn bản số 1894/UBND-NC ngày 06/9/2017 của UBND tỉnh. Đồng thời, gửi Biểu mẫu số 03a/BTP/VĐC/PC ban hành kèm theo Thông tư số 03/2019/TT-BTP ngày 20/3/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Quy định một số nội dung về hoạt động thống kê của ngành tư pháp về Sở Tư pháp theo thời gian được quy định tại Biểu mẫu.
- Khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền khen thưởng đối với cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác pháp chế tại cơ quan, đơn vị mình.
1.4. Các doanh nghiệp nhà nước thuộc UBND tỉnh quản lý
Tổ chức triển khai thực hiện tốt công tác pháp chế tại đơn vị mình; nâng cao năng lực đội ngũ nhân viên pháp chế tại doanh nghiệp; bảo đảm những điều kiện cần thiết cho công tác pháp chế hoạt động hiệu quả.
a) Kinh phí thực hiện công tác pháp chế được bố trí trong dự toán chi hường xuyên của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh theo Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
b) Căn cứ vào yêu cầu công tác pháp chế, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh có trách nhiệm dự toán kinh phí tổng hợp chung vào dự toán ngân sách chi thường xuyên hàng năm gửi Sở Tài chính để trình UBND tỉnh xem xét, quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Trên đây là Kế hoạch tổ chức thực hiện công tác pháp chế năm 2021 trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, doanh nghiệp gửi văn bản về UBND tỉnh (qua Sở Tư pháp) tổng hợp để được hướng dẫn, giải quyết kịp thời./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.