HỘI ĐỒNG THI ĐUA - KHEN THƯỞNG TRUNG ƯƠNG |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/HĐTĐKTTW |
Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 1999 |
HƯỚNG DẪN
CỦA HỘI ĐỒNG THI ĐUA - KHEN THƯỞNG TRUNG ƯƠNG SỐ 03/HĐTĐKTTW NGÀY 15 THÁNG 4 NĂM 1999 VỀ VIỆC TỔ CHỨC PHÁT ĐỘNG THI ĐUA 2 NĂM 1999-2000 LẬP THÀNH TÍCH XUẤT SẮC CHÀO MỪNG CÁC NGÀY LỄ LỚN, CHÀO ĐÓN THẾ KỶ THỨ 21 VÀ TIẾN TỚI ĐẠI HỘI ANH HÙNG CHIẾN SĨ THI DUA TOÀN QUỐC VÀO CUỐI NĂM 2000
Công tác thi đua - Khen thưởng từ nay đến năm 2000 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng; trong 2 năm tới, cả nước náo nức chuẩn bị kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước:
- 70 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (03/02/1930-03/2/2000),
- 25 năm ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2000),
- 110 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2000),
- 55 năm ngày thành lập nước (2/9/1945 - 2/9/2000 ),
- Đại hội Anh hùng và Chiến sĩ thi đua toàn quốc.
Thi hành chỉ thị số 35-CT/TW ngày 03 tháng 6 năm 1998 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác thi đua khen thưởng trong giai đoạn mới; Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương hướng dẫn việc tổ chức phát động thi đua 2 năm 1999 - 2000 lập thành tich thiết thực chào mừng các ngày lễ lớn của dân tộc, chào đón thế kỷ 21 và tiến tới Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua toàn quốc với mục đích, yêu cầu và nội dung sau đây:
1. Mục đích:
Phong trào thi đua 2 năm 1999 - 2000 phải tạo ra một bước chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng trong lĩnh vực công tác thi đua khen thưởng; khơi dậy và phát huy cao độ lòng yêu nước, lòng tự tôn và tự hào, ý chí quật cương của dân tộc, nhằm dấy lên phong trào thi đua sôi nổi, phát huy tính tích cực trong mọi ngành, mọi giới, các dân tộc, các tầng lớp nhân dân, các lực lượng vũ trang, các thành phần kinh tế rộng khắp trong cả nước, tạo động lực tinh thần, vật chất mới, hăng hái tham gia lao động, sản xuất, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cần kiệm, sáng tạo vượt qua khó khăn thử thách, dồn sức hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra cho các địa phương, ngành.
Mục tiêu chung của phong trào thi đua là: "Vì sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước", "vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh".
2. Các yêu cầu cần đạt:
a) Phong trào thi đua yêu nước phải được phát động sôi nổi, sâu rộng đến tận các cơ sở và người lao động, góp phần tích cực thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; bài trừ các tệ nạn xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng, trật tự và an toàn xã hội.
b) Phong trào thi đua phải thiết thực, chống phô trương, hình thức. Phải đạt được tiến bộ mới về năng suất lao động, hiệu suất công tác, hiệu quả kinh tế - xã hội và triệt để tiết kiệm trên mọi lĩnh vực hoạt động.
c) Phong trào thi đua phải bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đơn vị, địa phương, ngành và của đất nước.
3. Nội dung thi đua:
Trong 2 năm tới, cả nước phải dấy lên phong trào: Thi đua phát huy nội lực, phát triển sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, thực hiện tiết kiệm triệt để tăng thu ngân sách, dồn sức và tiền vốn cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Xây dựng cuộc sống mới lành mạnh, văn minh, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Xây dựng an ninh, quốc phòng vững mạnh. Xây dựng cuộc sống mới, nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 2, 3, 4, 5, 6 và các Nghị quyết tiếp theo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII.
Các địa phương, các Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương cần hướng vào trọng tâm tổ chức tốt phong trào thi đua, thực hiện suất sắc các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế - xã hội hàng năm của đơn vị, địa phương, ngành và cả nước. Đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết, xây dựng cuộc sống mới ở các khu vực dân cư. Phòng và chống các tệ nạn xã hội, đặc biệt là phòng, chống ma tuý có hiệu quả.
Nhân ngày Quốc tế phòng chống ma tuý ngày 26 tháng 6 năm 1999; hàng năm lấy ngày 26 tháng 6 năm 1999 là ngày toàn dân phòng chống ma tuý.
Phát động cho được phong trào "Toàn dân lên án, phát hiện tố giác tội phạm ma tuý, giáo dục người nghiện ma tuý tại cộng đồng dân cư", nhằm tạo ra phong trào toàn dân tích cực tham gia tuyên truyền phòng, chống ma tuý, kiên quyết chặn đứng, đẩy lùi tội phạm ma tuý và tệ nghiện ma tuý ở từng địa bàn cơ quan, xí nghiệp, trường học, cụm dân cư trong cả nước. Đẩy mạnh việc tổ chức ký cam kết xây dựng các địa bàn, đơn vị không có ma tuý.
Các địa phương, các Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, căn cứ và mục đích, yêu cầu nội dung nêu trên và đặc điểm của mình để tổ chức, phát động các phong trào thi đua đa dạng, thiết thực; trước mắt cần tổ chức tốt một số phong trào thi đua sau:
- Thi đua thực hiện xuất sắc các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế- xã hội trong kế hoạch hàng năm của từng đơn vị, địa phương ngành.
- Thi đua giúp nhau làm kinh tế, xoá đói giảm nghèo.
- Thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo với năng suất, chất lượng hiệu quả cao trong công nhân viên chức và lao động.
- Thi đua cải tiến lề lối, tác phong làm việc trong các đơn vị hành chính sự nghiệp, thực hiện quy chế dân chủ tại cơ sở.
- Thi đua thực hành tiết kiệm chống tham ô lãng phí, chống tham nhũng, buôn lậu.
- Thi đua xây dựng cuộc sống mới ở các khu vực dân cư, phòng chống các tệ nạn xã hội, đặc biệt là chống tệ nạn ma tuý có hiệu quả.
- Thi đua xây dựng và bảo vệ cảnh quan đô thị, làng bản văn minh, xanh, sạch đẹp.
- Thi đua dạy tốt, học tốt và đẩy mạnh cuộc vận động xã hội hoá giáo dục.
- Thi đua hưởng ứng phong trào "uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa".
- Thi đua hưởng ứng phong trào hướng nghiệp, lập nghiệp trong thanh niên.
- Thi đua quyết thắng trong quân đội, phong trào thi đua vì an ninh Tổ quốc và thi đua thực hiện tốt 6 điều Bác Hồ dạy đối với công an nhân dân.
4. Phương thức tổ chức thi đua:
- Các Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và các tỉnh, thành phố đẩy mạnh việc tổ chức cam kết, giao ước thi đua giữa các làng bản, tổ dân phố; xã, phường, huyện, quận. Giao ước thi đua giữa các ngành, đoàn thể và giữa các đơn vị cơ sở, cuối năm chọn các đơn vị xuất sắc, đơn vị dẫn đầu (từng mặt hoặc toàn diện) để thưởng cờ thi đua các cấp, Bằng khen và Huân chương các loại.
- Tổ chức việc đăng ký các công trình, sản phẩm, tác phẩm mới chào mừng các ngày lễ lớn và chào đón thế kỷ thứ 21 (có thể nhân lễ kỷ niệm 70 năm, 55 năm... đăng ký 70 công trình, sản phẩm, tác phẩm hoặc 55 công trình, sản phẩm, tác phẩm...).
Tổ chức có hiệu quả các hình thức thi tay nghề, thi thợ giỏi, bàn tay vàng v.v... trong các ngành nghề.
- Sử dụng các hình thức khen thưởng và lựa chọn đối tượng khen từng mặt thích hợp như ấn định số lượng lựa chọn "Gương mặt điển hình" trong mỗi đợt thi đua để khen thưởng, nhằm tác động thúc đẩy phong trào thi đua.
- Đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, dựng các Panô- áp phích với các khẩu hiệu đa dạng phù hợp với đặc điểm từng nơi. Khẩu hiệu thi đua chung của cả nước trong hai năm tới là: "Tất cả vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh". Từ khẩu hiệu này cần đề ra các khẩu hiệu thi đua thiết thực phù hợp với phong trào đặt ra.
Các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong các đợt thi đua sẽ được Bộ, ngành, địa phương, Chính phủ và Nhà nước khen thưởng: Cờ thi đua, Bằng khen, Huân chương các hạng và tuyên dương danh hiệu Anh hùng.
5. Tổ chức thực hiện:
Trong 2 năm 1999-2000 tổ chức 4 đợt thi đua sau:
- Đợt 1 từ đầu năm 1999 đến ngày 02 tháng 9 năm1999.
Nhằm mục tiêu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ kinh tế-xã hội 8 tháng đầu năm 1999; lập thành tích xuất sắc chào mừng ngày Quốc Khánh 2-9.
- Đợt 2 từ ngày 02 tháng 9 năm 1999 đến ngày 03 tháng 02 năm 2000.
Thi đua hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của cả năm 1999, lập thành tích xuất sắc chào Mừng Đảng ta tròn 70 tuổi.
Từ cuối năm 1999 tiến hành bình bầu thi đua từ cơ sở, chọn các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc trọng thời kỳ đổi mới, báo cáo với Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và các tỉnh, thành phố xét khen thưởng và đề nghị Nhà nước khen thưởng; trên cơ sở này Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố mở đại hội các điển hình và nhân tố mới vào thời điểm thích hợp của địa phương, ngành mình.
- Đợt 3 từ ngày 03 tháng 02 năm 2000 đến ngày 02 tháng 9 năm 2000.
Thi đua lập thành tích đặc biệt xuất sắc chào mừng 55 năm ngày thành lập nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và tổ chức đợt tuyên dương Anh hùng nhân ngày kỷ niệm Quốc Khánh ngày 02 tháng 9 năm 2000.
- Đợt 4 từ ngày 02 tháng 9 năm 2000 đến Đại hội anh hùng chiến sĩ thi đua toàn quốc.
Thi đua lập thành tích đặc biệt xuất sắc chào mừng Đại hội Anh hùng và Chiến sĩ thi đua toàn quốc.
Các Bộ, ngành, Đoàn thể Trung ương, các tỉnh, thành phố tổng kết thi đua năm 2000 và 2 năm (1999-2000); coi trọng việc tuyên truyền giới thiệu các điển hình, nhân tố mới trên các phương tiện thông tin đại chúng. Chuẩn bị báo cáo thành tích và xét trình Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng và Chiến sĩ thi đua toàn quốc. Cử đoàn đại biểu về dự Đại hội Anh hùng và Chiến sĩ thi đua toàn quốc vào cuối năm 2000.
Trên đây là một số nội dung chủ yếu, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương hướng dẫn các cấp để tổ chức phát động thi đua 2 năm 1999 - 2000; Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, căn cứ vào đặc điểm cụ thể của mình để phát động các phong trào thi đua với những nội dung, mục tiêu thi đua và chia các đợt thi đua cho phù hợp với đơn vị, ngành, địa phương mình nhằm tạo được chuyển biến sâu rộng từ cơ sở ngay từ những tháng đầu năm 1999.
|
Nguyễn Văn Tư (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.