NGÂN HÀNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3337/NHCS-TDSV |
Hà Nội, ngày 30 tháng 09 năm 2014 |
NGHIỆP VỤ CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH VÀ NGƯỜI NHIỄM HIV, NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN MA TÚY, NGƯỜI ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG THUỐC THAY THẾ, NGƯỜI BÁN DÂM HOÀN LƯƠNG THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 29/2014/QĐ-TTG NGÀY 26/4/2014 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Quyết định số 29/2014/QĐ-TTg ngày 26/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ gia đình và người nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma túy, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người bán dâm hoàn lương (gọi tắt là Quyết định 29/2014/QĐ-TTg).
Căn cứ Quyết định số 1150/QĐ-LĐTBXH ngày 09/9/2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc phê duyệt danh sách 15 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện thí điểm về tín dụng đối với hộ gia đình và người nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma túy, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người bán dâm hoàn lương theo Quyết định 29/2014/QĐ-TTg ngày 26/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ.
Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) hướng dẫn thủ tục và quy trình nghiệp vụ cho vay đối với hộ gia đình và người nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma túy, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người bán dâm hoàn lương như sau:
1. Phạm vi và thời gian thực hiện
Theo Quyết định số 1150/QĐ-LĐTBXH ngày 09/9/2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội từ năm 2014 - 2016 thực hiện thí điểm tại 15 tỉnh, thành phố gồm: Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Hòa Bình, Thành phố Hà Nội, Thành phố Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Đắk Lắk, Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu.
a) Mua sắm các loại vật tư, vật nuôi, thức ăn gia súc gia cầm, công cụ lao động, hàng hóa, phương tiện phục vụ kinh doanh, buôn bán.
b) Đầu tư làm các nghề thủ công trong hộ gia đình như: Mua nguyên vật liệu sản xuất, công cụ lao động, máy móc, thiết bị.
c) Góp vốn thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh với cá nhân, tổ chức khác.
a) Cá nhân vay vốn
- Người nhiễm HIV;
- Người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;
- Người bán dâm hoàn lương.
b) Hộ gia đình vay vốn
Là hộ gia đình có thành viên thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Người nhiễm HIV/AIDS;
- Người sau cai nghiện ma túy;
- Người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;
- Người bán dâm hoàn lương.
c) Trường hợp cá nhân, hộ gia đình (sau đây gọi chung là người vay) thuộc đối tượng vay vốn tại Điểm a, b Khoản 3 văn bản này, nếu đồng thời là đối tượng được vay vốn từ các chương trình ưu đãi khác tại NHCSXH thì chỉ được xem xét cho vay vốn theo văn bản này hoặc một trong các chương trình ưu đãi khác tại NHCSXH.
a) Đối với người vay là cá nhân
- Điều kiện về nhân thân
+ Đối tượng quy định tại Tiết 1 Điểm a Khoản 3 của văn bản này phải có Phiếu trả lời kết quả xét nghiệm HIV dương tính của cơ sở xét nghiệm đủ điều kiện khẳng định các trường hợp HIV dương tính;
+ Đối tượng quy định tại Tiết 2 Điểm a Khoản 3 của văn bản này đã xong thời gian dò liều, có thời gian điều trị ổn định từ 3 tháng trở lên, có xác nhận của người phụ trách cơ sở điều trị;
+ Đối tượng quy định tại Tiết 3 Điểm a Khoản 3 của văn bản này có xác nhận về việc không còn bán dâm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu một trong các Tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương hoặc Chủ nhiệm Câu lạc bộ, Trưởng nhóm, Trưởng mạng lưới do các Tổ chức chính trị - xã hội hoặc Tổ chức xã hội có tư cách pháp nhân thành lập.
- Cư trú hợp pháp và sinh sống ổn định tại địa phương nơi vay vốn.
- Có phương án sản xuất, kinh doanh và có khả năng trả nợ vay theo cam kết.
- Là thành viên Tổ Tiết kiệm và vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội.
- Sống một mình hoặc sống cùng con chưa đến tuổi lao động hoặc sống cùng bố, mẹ, vợ, chồng, con, ông, bà, anh, chị, em ruột nhưng những người này đã quá tuổi lao động hoặc không còn khả năng lao động theo quy định của pháp luật.
b) Đối với người vay là hộ gia đình
- Hộ gia đình có thành viên quy định tại các Tiết 1, 3, 4 Điểm b Khoản 3 của văn bản này đáp ứng một trong những điều kiện quy định tại Tiết 1 Điểm a Khoản này.
- Hộ gia đình có thành viên quy định tại Tiết 2 Điểm b Khoản 3 của văn bản này phải có một trong các giấy tờ sau:
+ Quyết định áp dụng biện pháp quản lý sau cai tại nơi cư trú.
+ Giấy xác nhận hoàn thành thời gian cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc.
+ Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc đã chấp hành thời gian cai nghiện tại gia đình, cộng đồng từ 3 tháng trở lên.
- Cư trú hợp pháp và sinh sống ổn định tại địa phương nơi vay vốn.
- Có phương án sản xuất, kinh doanh và có khả năng trả nợ vay theo cam kết.
- Là thành viên Tổ Tiết kiệm và vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội.
Mức cho vay căn cứ vào nhu cầu vay và khả năng trả nợ của từng cá nhân, hộ gia đình và không phải thế chấp nhưng không vượt quá mức cho vay theo quy định sau:
a) Đối với cá nhân: mức cho vay tối đa 20 triệu đồng/cá nhân;
b) Đối với hộ gia đình: mức cho vay tối đa 30 triệu đồng/hộ;
c) Người vay vốn có thể vay vốn nhiều lần, nhưng tổng dư nợ không vượt quá mức cho vay tối đa theo quy định này.
a) Trong giai đoạn thí điểm (2014 - 2016) áp dụng thời hạn cho vay tối đa là 36 tháng và từ năm 2017 trở đi áp dụng thời hạn cho vay tối đa 60 tháng.
b) Thời hạn cụ thể đối với từng người vay được xác định căn cứ vào thỏa thuận giữa Ngân hàng và khách hàng dựa trên chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của người vay.
a) Lãi suất cho vay bằng lãi suất cho vay hộ nghèo theo từng thời kỳ do Chính phủ quy định.
b) Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất cho vay.
8. Phương thức cho vay, chi trả phí dịch vụ ủy thác và hoa hồng
Cơ chế ủy thác cho vay, chi trả phí dịch vụ và hoa hồng được áp dụng theo cơ chế cho vay chương trình hộ nghèo hiện hành.
a) Hồ sơ cho vay
- Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (mẫu số 01/TD);
- Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH (mẫu số 03/TD);
- Biên bản họp Tổ TK&VV (mẫu số 10/TD);
- Thông báo kết quả phê duyệt cho vay (mẫu số 04/TD);
- Sổ vay vốn.
b) Quy trình cho vay
- Người vay viết Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (mẫu số 01/TD) gửi Tổ TK&VV.
- Tổ TK&VV sau khi nhận hồ sơ của người vay, đối chiếu với danh sách đã được Chủ tịch UBND xã xác nhận về đối tượng vay vốn theo Quyết định 29/2014/QĐ-TTg , tiến hành họp bình xét cho vay, kiểm tra các yếu tố trên Giấy đề nghị vay vốn theo quy định của NHCSXH. Trường hợp người vay chưa là thành viên Tổ TK&VV thì Tổ TK&VV tổ chức họp để kết nạp thành viên mới. Sau đó lập Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH (mẫu số 03/TD) kèm giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (mẫu số 01/TD) gửi UBND cấp xã xác nhận.
- Sau khi có xác nhận của UBND cấp xã trên Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH (mẫu số 03/TD), Tổ trưởng Tổ TK&VV gửi bộ hồ sơ vay vốn đến NHCSXH nơi cho vay để làm thủ tục phê duyệt.
- Nhận được hồ sơ vay vốn do Tổ TK&VV gửi đến, cán bộ NHCSXH nơi cho vay được Giám đốc phân công thực hiện việc kiểm tra tính đầy đủ, đúng đắn của hồ sơ vay vốn, đối chiếu với danh sách đã được Chủ tịch UBND xã xác nhận về đối tượng vay vốn theo Quyết định 29/2014/QĐ-TTg (hoặc đơn đăng ký vay vốn được Chủ tịch UBND xã xác nhận), nếu đảm bảo các yếu tố theo quy định thì trình Giám đốc phê duyệt cho vay, đồng thời lập Thông báo kết quả phê duyệt cho vay (mẫu số 04/TD) gửi UBND cấp xã và làm thủ tục giải ngân theo quy định.
Trường hợp chưa đầy đủ các yếu tố theo quy định thì cán bộ NHCSXH hướng dẫn Tổ TK&VV làm lại hồ sơ và thủ tục theo quy định.
- UBND cấp xã thông báo cho tổ chức chính trị - xã hội cấp xã (đơn vị nhận ủy thác) để tổ chức chính trị xã hội cấp xã thông báo cho Tổ TK&VV, Tổ TK&VV thông báo cho người vay đến điểm giao dịch tại xã hoặc trụ sở NHCSXH nơi cho vay để làm thủ tục nhận tiền vay.
c) Tổ chức giải ngân, thu nợ, thu lãi, định kỳ hạn trả nợ, kiểm tra, đối chiếu nợ và xử lý vốn vay, xử lý nợ đến hạn được áp dụng như chương trình cho vay hộ nghèo hiện hành.
Việc xử lý nợ bị rủi ro được thực hiện theo quy chế xử lý nợ bị rủi ro của NHCSXH.
a) Công tác kế hoạch
Hàng năm, ngân hàng cơ sở lập kế hoạch nhu cầu vốn cho vay đối với chương trình tín dụng này gửi ngân hàng cấp trên theo các quy định hiện hành của NHCSXH.
b) Hạch toán kế toán và lưu giữ hồ sơ vay vốn
Việc hạch toán kế toán và lưu giữ hồ sơ vay vốn được thực hiện theo quy định hiện hành của NHCSXH.
c) Chế độ báo cáo thống kê
Tổng Giám đốc sẽ thông báo mã đối tượng thụ hưởng cho chương trình này để làm cơ sở theo dõi và lập báo cáo kết quả cho vay của chương trình.
d) NHCSXH các cấp có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến công khai nội dung Quyết định số 29/2014/QĐ-TTg và tập huấn nghiệp vụ theo nội dung văn bản này tới cán bộ NHCSXH, cán bộ tổ chức chính trị-xã hội, Tổ trưởng Tổ TK&VV và cán bộ UBND cấp xã. Đồng thời báo cáo UBND và Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH cấp tỉnh, huyện để triển khai thực hiện.
Văn bản này có hiệu lực kể từ ngày ký. Giám đốc chi nhánh NHCSXH các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm triển khai thực hiện. Quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, báo cáo Tổng Giám đốc (qua Ban Tín dụng HSSV&CĐTCSK) xem xét, giải quyết./.
(Gửi kèm Quyết định số 29/2014/QĐ-TTg ngày 26/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1150/QĐ-LĐTBXH ngày 09/9/2014 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội)
Nơi nhận: |
KT. TỔNG GIÁM ĐỐC |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.