HỘI
ĐỒNG BẦU CỬ QUỐC GIA |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 44/CTr-TBANTTAT |
Hà Nội, ngày 22 tháng 02 năm 2016 |
CỦA TIỂU BAN AN NINH, TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI
Căn cứ Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân số 85/2015/QH13;
Căn cứ Nghị quyết số 105/2015/QH13 của Quốc hội về Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021; thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia;
Căn cứ Nghị quyết số 21/NQ-HĐBCQG của Hội đồng bầu cử quốc gia về việc thành lập Tiểu ban an ninh, trật tự, an toàn xã hội,
Tiểu ban an ninh, trật tự, an toàn xã hội (sau đây gọi tắt là Tiểu ban) dự kiến nội dung, thời gian tiến hành các hoạt động của Tiểu ban như sau:
I. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA TIỂU BAN
Trên cơ sở nhiệm vụ chung do Hội đồng bầu cử quốc gia quy định tại Nghị quyết số 21/NQ-HĐBCQG của Hội đồng bầu cử quốc gia, Tiểu ban cụ thể hóa với những nội dung hoạt động chủ yếu sau đây:
1. Giúp Hội đồng bầu cử quốc gia chỉ đạo các bộ, ngành liên quan và Ủy ban bầu cử tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong quá trình chuẩn bị và tiến hành bầu cử.
2. Nắm vững tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội liên quan đến công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021; kịp thời tổng hợp, báo cáo và kiến nghị Hội đồng bầu cử quốc gia xử lý những vấn đề nảy sinh, không để xảy ra đột xuất, bất ngờ.
3. Theo dõi, đôn đốc các bộ, ngành hữu quan và Ủy ban bầu cử tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quy định của pháp luật, nghị quyết, quyết định, kết luận của Hội đồng bầu cử quốc gia về công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội liên quan đến cuộc bầu cử.
4. Phối hợp với Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội và các Tiểu ban của Hội đồng bầu cử quốc gia tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển khai, thực hiện công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong quá trình chuẩn bị và tiến hành bầu cử ở một số bộ, ngành, địa phương, địa bàn trọng điểm.
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia giao.
II. DỰ KIẾN THỜI GIAN TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TIỂU BAN
1. Tổ chức các phiên họp toàn thể của Tiểu ban
1.1. Phiên họp thứ nhất
- Thời gian: 08/01/2016.
- Nội dung:
(1) Công bố Nghị quyết 21/NQ-HĐBCQG của Hội đồng bầu cử quốc gia về việc thành lập Tiểu ban an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
(2) Thảo luận, thông qua:
+ Dự thảo Nghị quyết về việc ban hành Quy chế làm việc của Tiểu ban;
+ Dự thảo Nghị quyết về việc phân công thành viên Tiểu ban;
+ Dự thảo Chương trình hoạt động của Tiểu ban;
(3) Cho ý kiến về việc phối hợp kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội giữa Tiểu ban với Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội.
1.2. Phiên họp thứ hai
- Thời gian: 29/02/2016.
- Nội dung:
(1) Nghe Bộ Công an, Bộ Quốc phòng báo cáo:
+ Âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch đối với cuộc bầu cử;
+ Tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội có liên quan đến cuộc bầu cử;
+ Kế hoạch triển khai công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong cuộc bầu cử.
(2) Nghe các thành viên Tiểu ban báo cáo, đề xuất những vấn đề cần thiết có liên quan đến công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong cuộc bầu cử thuộc lĩnh vực do bộ, ngành mình phụ trách.
(3) Thảo luận, thông qua Kế hoạch phối hợp kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội giữa Tiểu ban với Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội và dự kiến tổ chức các Đoàn kiểm tra, giám sát tại một số địa phương, địa bàn trọng điểm.
1.3. Phiên họp thứ ba
- Thời gian: 22/4/2016.
- Nội dung:
(1) Nghe Bộ Công an, Bộ Quốc phòng báo cáo tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội có liên quan đến cuộc bầu cử và kết quả triển khai kế hoạch bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong cuộc bầu cử.
(2) Nghe các thành viên Tiểu ban báo cáo, đề xuất những vấn đề cần thiết có liên quan đến công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong cuộc bầu cử thuộc lĩnh vực do bộ, ngành mình phụ trách.
(3) Nghe các Đoàn kiểm tra, giám sát báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong cuộc bầu cử ở một số bộ, ngành, địa phương, địa bàn trọng điểm.
(4) Rút kinh nghiệm và chỉ đạo công việc tiếp theo của Tiểu ban.
(5) Xem xét, cho ý kiến những vấn đề phát sinh (nếu có).
(6) Chỉ đạo xây dựng báo cáo kết quả hoạt động của Tiểu ban để báo cáo Hội đồng bầu cử quốc gia.
1.4. Phiên họp thứ tư
- Thời gian: đầu tháng 5/2016.
- Nội dung:
(1) Nghe Bộ Công an, Bộ Quốc phòng báo cáo tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội có liên quan đến cuộc bầu cử và kết quả triển khai kế hoạch bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong cuộc bầu cử.
(2) Nghe các thành viên Tiểu ban báo cáo, đề xuất những vấn đề cần thiết có liên quan đến công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong cuộc bầu cử thuộc lĩnh vực do bộ, ngành mình phụ trách.
(3) Tiếp tục nghe các Đoàn kiểm tra, giám sát báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong cuộc bầu cử ở một số bộ, ngành, địa phương, địa bàn trọng điểm.
(4) Rút kinh nghiệm và chỉ đạo công việc tiếp theo của Tiểu ban.
(5) Xem xét, cho ý kiến những vấn đề phát sinh (nếu có).
(6) Chỉ đạo xây dựng báo cáo kết quả hoạt động của Tiểu ban để báo cáo Hội đồng bầu cử quốc gia.
1.5. Phiên họp thứ năm
- Thời gian: 26/5/2016.
- Nội dung:
(1) Nghe Bộ Công an, Bộ Quốc phòng báo cáo tổng hợp tình hình, kết quả công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong thời gian chuẩn bị và tiến hành bầu cử.
(2) Rút kinh nghiệm công tác chỉ đạo, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong cuộc bầu cử.
(3) Chỉ đạo xây dựng báo cáo kết quả hoạt động của Tiểu ban để báo cáo Hội đồng bầu cử quốc gia.
1.6. Phiên họp bất thường
Trong trường hợp cần thiết, Trưởng Tiểu ban có thể triệu tập phiên họp Tiểu ban bất thường hoặc tổ chức cuộc họp với cơ quan, tổ chức hữu quan để triển khai nhiệm vụ được giao.
Tiểu ban phối hợp với Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển khai, thực hiện công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong quá trình chuẩn bị và tiến hành bầu cử ở một số bộ, ngành, địa phương, địa bàn trọng điểm (có kế hoạch, chương trình cụ thể riêng).
1.1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có phương án, kế hoạch chỉ đạo, tổ chức triển khai công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong suốt thời gian chuẩn bị và tiến hành bầu cử theo quy định của pháp luật.
1.2. Tăng cường kiểm tra chế độ trực chỉ huy, trực ban, trực chiến và việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị, lực lượng được giao trực tiếp bảo vệ cuộc bầu cử. Chuẩn bị phương tiện sẵn sàng khi cần thiết: Bộ Quốc phòng chuẩn bị trực thăng, Bộ Công an chuẩn bị xe bảo vệ, xe dẫn đường ở ba khu vực Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
1.3. Thực hiện chế độ báo cáo ngày về Tổ giúp việc Tiểu ban, tuần về Thường trực Tiểu ban, tháng về Tiểu ban (16h00 hàng ngày, thứ Sáu hàng tuần, ngày 25 hàng tháng) và báo cáo đột xuất hàng ngày trong trường hợp có tình huống phức tạp về tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội liên quan đến công tác bầu cử. Thời gian thực hiện từ ngày 01/3/2016 đến 26/5/2016.
2. Ủy ban bầu cử tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
2.1. Ủy ban bầu cử tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào các chỉ thị của Đảng, các quy định của Nhà nước, kế hoạch chỉ đạo, tổ chức triển khai công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong cuộc bầu cử của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và tình hình thực tế ở địa phương, chỉ đạo lực lượng công an, quân sự, các ban, ngành có liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án, kế hoạch triển khai công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong cuộc bầu cử. Phương án, kế hoạch triển khai công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong cuộc bầu cử phải gắn với kế hoạch triển khai các bước của cuộc bầu cử; dự kiến các tình huống phức tạp có thể xảy ra và các biện pháp xử lý thích hợp.
2.2. Tổ chức nắm chắc tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội liên quan đến bầu cử, tập trung giải quyết khiếu kiện của công dân, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn, không để phát sinh các “điểm nóng”, phức tạp về an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
2.3. Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch triển khai công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong cuộc bầu cử và tổ chức phối hợp thống nhất giữa các lực lượng tham gia công tác bảo vệ cuộc bầu cử.
2.4. Thực hiện chế độ báo cáo tuần, tháng (thứ Sáu hàng tuần, ngày 25 hàng tháng) và báo cáo đột xuất hàng ngày trong trường hợp có tình huống phức tạp về an ninh, trật tự, an toàn xã hội gửi Thường trực Tiểu ban, Tiểu ban; thời gian từ ngày 01/3/2016 đến ngày 26/5/2016. Chế độ báo cáo ngày thực hiện trong thời gian từ ngày 19/5/2016 đến ngày 26/5/2016.
Báo cáo của Ủy ban bầu cử tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gửi theo địa chỉ: Tiểu ban an ninh, trật tự, an toàn xã hội, 22 Hùng Vương, Ba Đình, Hà Nội.
1. Các thành viên Tiểu ban có trách nhiệm triển khai thực hiện các nội dung có liên quan tại Chương trình này.
2. Các bộ, ngành có liên quan, Ủy ban bầu cử tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ Chương trình này tổ chức thực hiện và báo cáo kết quả về Hội đồng bầu cử quốc gia (qua Tiểu ban).
3. Tổ giúp việc về an ninh, trật tự, an toàn xã hội có trách nhiệm phối hợp với Vụ Quốc phòng và An ninh, Văn phòng Quốc hội và các cơ quan, đơn vị hữu quan tổ chức phục vụ Tiểu ban triển khai thực hiện Chương trình này.
|
TM.
TIỂU BAN AN NINH, TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.