ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 165/CTr-UBND |
Hưng Yên, ngày 30 tháng 10 năm 2024 |
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 1183/QĐ-TTG NGÀY 14/10/2024 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VÀ KẾ HOẠCH SỐ 276-KH/TU NGÀY 26/02/2024 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY HƯNG YÊN VỀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 28-CT/TW NGÀY 25/12/2023 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC CHĂM SÓC, GIÁO DỤC VÀ BẢO VỆ TRẺ EM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC PHỒN VINH, HẠNH PHÚC
Triển khai Quyết định số 1183/QĐ-TTg ngày 14/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 276-KH/TU ngày 26/02/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên thực hiện Chỉ thị số 28-CT/TW ngày 25/12/2023 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc;
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Chương trình hành động triển khai thực hiện (sau đây viết tắt là Chương trình) như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Nhằm thống nhất trong chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức quán triệt, triển khai hiệu quả, tạo sự chuyển biến rõ rệt trong nhận thức và hành động về vị trí, vai trò của công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em và trách nhiệm thực hiện của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Quyết định số 1183/QĐ-TTg ngày 14/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây viết tắt là Quyết định số 1183/QĐ-TTg) và Kế hoạch số 276-KH/TU ngày 26/02/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên (sau đây viết tắt là Kế hoạch số 276-KH/TU) về thực hiện Chỉ thị số 28-CT/TW ngày 25/12/2023 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc (sau đây viết tắt là Chỉ thị số 28-CT/TW).
- Làm cơ sở để các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan và các địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao, xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp tại Quyết định số 1183/QĐ-TTg và Kế hoạch số 276-KH/TU.
2. Yêu cầu
- Công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên hằng năm của các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị. Lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, hằng năm của cơ quan, đơn vị, địa phương và xác định cụ thể cơ chế, nguồn lực thực hiện. Phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị thực hiện hiệu quả Kế hoạch số 276-KH/TU và Quyết định số 1183/QĐ-TTg.
- Bảo đảm sự phối hợp thường xuyên, hiệu quả giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức có liên quan; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết quá trình triển khai thực hiện Chương trình.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và hành động về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em
- Tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến nội dung Chỉ thị số 28-CT/TW, Quyết định số 1183/QĐ-TTg, Kế hoạch số 276-KH/TU và các văn bản hướng dẫn thực hiện với quy mô sâu rộng, nội dung, phương pháp cụ thể, thiết thực, phù hợp với từng nhóm đối tượng.
- Nâng cao nhận thức, xác định trách nhiệm cụ thể của các cấp ủy đảng, chính quyền, nhất là người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức, thực hiện công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đảm bảo sự phát triển của thế hệ tương lai gắn với phát triển tỉnh Hưng Yên phồn vinh, hạnh phúc.
- Định hướng chỉ đạo, phối hợp các cơ quan thông tấn báo chí đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục chủ trương, chính sách, pháp luật, kiến thức, kỹ năng về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đa dạng về nội dung và phong phú về hình thức; phù hợp với từng nhóm đối tượng và đặc điểm, điều kiện của từng địa phương. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và hành động cụ thể của các cấp chính quyền, của cán bộ, công chức, viên chức, các bậc cha, mẹ và toàn xã hội về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục.
2. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em
- Triển khai thực hiện thường xuyên, thiết thực, hiệu quả các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương.
- Ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước để thực hiện các chính sách, nội dung liên quan đến trẻ em theo nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phù hợp với khả năng cân đối và quy định về phân cấp ngân sách nhà nước, bảo đảm ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kết hợp huy động các nguồn lực xã hội hóa và nguồn lực hợp pháp khác. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, công trình phúc lợi xã hội, cung cấp dịch vụ xã hội, bảo đảm nhân lực, đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực gắn với công tác dự nguồn để thực hiện các chính sách, pháp luật về trẻ em, nhất là địa phương có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn.
- Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, gia đình, nhà trường và xã hội, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu, gia đình, nhà trường; chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho trẻ em phù hợp với lứa tuổi.
3. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về đảm bảo thực hiện quyền trẻ em
- Tiếp tục rà soát, hoàn thiện và tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách, pháp luật, các chương trình, đề án, kế hoạch về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em; xây dựng các quy trình, tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ xã hội cho trẻ em.
- Xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh, phát triển toàn diện cho trẻ em; phòng, chống xâm hại, tai nạn thương tích cho trẻ em, hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh; củng cố, phát triển hệ thống phúc lợi xã hội, dịch vụ xã hội, dịch vụ bảo vệ trẻ em liên thông, liên tục, chất lượng, hiệu quả; hệ thống tư pháp thân thiện với trẻ em và trợ giúp pháp lý cho trẻ em.
- Đổi mới cơ chế, chính sách xã hội hóa, khuyến khích, huy động tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia phối hợp thực hiện có hiệu quả các chính sách, mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp, mô hình chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, hỗ trợ trẻ em thuộc hộ nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em địa bàn kinh tế xã hội khó khăn.
4. Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, tạo sự đồng bộ trong thực hiện chính sách, pháp luật về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em
- Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, tạo sự đồng bộ trong thực hiện chính sách, pháp luật; bảo đảm trẻ em phải là trung tâm của chính sách, chiến lược phát triển; được ưu tiên lồng ghép trong chiến lược, kế hoạch, mục tiêu phát triển của tỉnh, ngành, địa phương.
- Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về trẻ em; nâng cao năng lực, đạo đức, trách nhiệm, thực hiện phân cấp, phân quyền, điều phối, phối hợp liên ngành giữa các cơ quan, đơn vị, người làm công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.
- Tiếp tục cập nhật cơ sở dữ liệu về trẻ em tỉnh Hưng Yên gắn với chuyển đổi số quốc gia.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về trẻ em, rà soát các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, các hoạt động xã hội, từ thiện và các hoạt động khác liên quan đến trẻ em; ngăn chặn, phòng ngừa, xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi xâm hại, bạo lực, bỏ rơi, mua bán, lạm dụng, xúi giục, kích động trẻ em và các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.
5. Nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.
Thực hiện kịp thời, hiệu quả các chính sách nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch tạo sự đồng bộ, phát triển liên tục từ những năm đầu đời đến khi trưởng thành của trẻ em, nhất là nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; phát triển hệ thống phúc lợi, dịch vụ xã hội cho trẻ em theo hướng liên thông, chất lượng, thuận lợi trong tiếp cận. Xây dựng môi trường gia đình, nhà trường, xã hội an toàn, lành mạnh, thân thiện, bảo đảm cho trẻ em có cơ hội phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần, nhân cách, tài năng, trí tuệ.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán hằng năm của các sở, ngành, đoàn thể và các địa phương; các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án, đề án liên quan khác theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật và huy động cộng đồng, các nguồn hợp pháp khác.
3. Căn cứ nhiệm vụ được giao tại Chương trình này, các cơ quan, đơn vị chủ động lập dự toán chi hằng năm trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
IV. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Rà soát, nghiên cứu, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ, chăm sóc trẻ em và sự tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em;
- Tổ chức thực hiện, sơ kết, tổng kết, đánh giá việc triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch về trẻ em đã được Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành và nghiên cứu, xây dựng, triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo.
- Tiếp tục cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về trẻ em trên địa bàn tỉnh gắn với chuyển đổi số quốc gia.
- Phát triển hệ thống phúc lợi xã hội, dịch vụ bảo vệ trẻ em, dịch vụ công tác xã hội, tư vấn, tham vấn cho trẻ em phù hợp với giai đoạn mới.
- Củng cố, phát triển đội ngũ làm công tác trẻ em các cấp, người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã, cộng tác viên làm công tác trẻ em ở thôn, tổ dân phố tại các xã, phường, thị trấn.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã kiểm tra, đánh giá, định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện Chương trình này.
2. Sở Y tế
- Rà soát, nghiên cứu, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho trẻ em.
- Phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, đặc biệt chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em tại các cơ sở khám, chữa bệnh.
3. Sở giáo dục và Đào tạo
- Rà soát, nghiên cứu, kiến nghị sửa đổi và bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện với trẻ em.
- Xây dựng lộ trình thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 03 đến 05 tuổi và giáo dục bắt buộc đối với giáo dục tiểu học.
- Phát triển dịch vụ công tác xã hội, tư vấn tâm lý; xây dựng, nhân rộng các mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội, tư vấn tâm lý cho trẻ em, ưu tiên trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trong cơ sở giáo dục.
- Nâng cao hiệu quả thực hiện giáo dục, vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao đối với học sinh có hoàn cảnh đặc biệt.
- Rà soát chương trình, môn học, hoạt động giáo dục các cấp nhằm tăng cường quyền được bảo vệ của trẻ em và quyền của nhóm trẻ em dễ bị tổn thương.
4. Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch
- Rà soát, nghiên cứu, kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc tham mưu kiến nghị sửa đổi, bổ sung pháp luật, chính sách về vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch cho trẻ em, nhất là nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; xây dựng môi trường gia đình an toàn, lành mạnh, thân thiện cho trẻ em.
- Phát triển các sản phẩm và dịch vụ văn hóa, văn học, nghệ thuật lành mạnh, phù hợp, có chất lượng dành cho trẻ em.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan rà soát, nghiên cứu, kiến nghị sửa đổi, bổ sung pháp luật, chính sách về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng và xã hội.
- Hướng dẫn các cơ quan báo chí tại địa phương xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể, thường xuyên tuyên truyền các nhiệm vụ, giải pháp trong Chỉ thị số 28-CT/TW, Quyết định số 1183/QĐ-TTg và Kế hoạch số 276-KH/TU.
- Chỉ đạo hướng dẫn các cơ quan báo chí tăng cường các chuyên trang, chuyên mục, xây dựng chương trình phát thanh, truyền hình nhằm tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật, kiến thức, kỹ năng, mô hình chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, trách nhiệm của các cấp, các ngành, đoàn thể, nhà trường, gia đình và xã hội về công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em cho gia đình, trường, lớp học, cộng đồng dân cư.
6. Sở Tư pháp
- Rà soát, kiến nghị hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về nuôi con nuôi, trợ giúp pháp lý cho trẻ em.
- Nâng cao năng lực thực hiện trợ giúp pháp lý cho trẻ em; tăng cường công tác truyền thông về trợ giúp pháp lý cho trẻ em theo hướng đa dạng về phương thức và phong phú về nội dung, hình thức truyền thông.
7. Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, các cơ quan, tổ chức liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình và Phụ lục kèm theo; ưu tiên bố trí nguồn lực bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, giải quyết các vấn đề về trẻ em, đồng thời lồng ghép tích hợp hiệu quả nguồn lực từ các chương trình, kế hoạch, đề án có liên quan trong năm 2025 và giai đoạn 2026 - 2030.
8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên phối hợp với chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức liên quan triển khai thực hiện Chương trình; tăng cường hoạt động giám sát, phản biện xã hội, kịp thời phản ánh, phối hợp giải quyết những vấn đề liên quan đến trẻ em; tổ chức thực hiện hiệu quả, thiết thực phong trào “Toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và các phong trào, cuộc vận động khác đến từng địa bàn dân cư; vận động đoàn viên, hội viên tích cực tuyên truyền, cung cấp thông tin, tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em; quan tâm tăng cường giáo dục làm cha mẹ, thúc đẩy sự tham gia của trẻ em trong các hoạt động xã hội; biểu dương, nhân rộng kịp thời các phong trào, mô hình, kinh nghiệm, sáng kiến, tấm gương điển hình, tiêu biểu trong chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.
9. Chế độ báo cáo
Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện Chương trình này định kỳ hằng năm (trước ngày 10/12) về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định.
Trong quá trình thực hiện, các cơ quan, đơn vị phản ánh vướng mắc, phát sinh về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
(Gửi kèm Phụ lục: Một số nhiệm vụ cụ thể triển khai Chương trình)./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
PHỤ LỤC:
MỘT
SỐ NHIỆM VỤ CỤ THỂ TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH
(Kèm theo Kế hoạch số /KH-UBND ngày /10/2024 của Ủy ban nhân
dân tỉnh)
Stt |
Nhiệm vụ |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp |
Thời gian thực hiện |
1 |
Rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn, quy chuẩn về bảo vệ trẻ em, sự tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em trên địa bàn tỉnh Hưng Yên |
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội |
Các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố |
2025-2027 |
2 |
Nghiên cứu, xây dựng trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Chiến lược quốc gia về phát triển trẻ em tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2026- 2030 và tầm nhìn đến 2045 sau khi có văn bản hướng dẫn của Trung ương |
2026 |
||
3 |
Xây dựng dự thảo Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Đề án chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em trong những năm đầu đời tại gia đình và cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, giai đoạn 2026-2030 sau khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ |
2026 |
||
4 |
Xây dựng dự thảo Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Chương trình quốc gia về bảo vệ trẻ em và phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, giai đoạn 2026-2030 sau khi có hướng dẫn của TW. |
2026 |
||
5 |
Xây dựng dự thảo Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Đề án hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng giai đoạn 2026-2030 |
2026 |
||
6 |
Xây dựng dự thảo Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Chương trình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em tỉnh Hưng Yên, giai đoạn 2026-2030 |
2026 |
||
7 |
Rà soát, nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách tài chính về chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao trên cơ sở đề xuất, kiến nghị của các sở, cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực, trong đó có cơ chế, chính sách khuyến khích, huy động tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, xã hội tham gia đáp ứng yêu cầu chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em từ sớm, liên tục và toàn diện |
Sở Tài chính |
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ngành liên quan |
Hằng năm |
8 |
Hướng dẫn nội dung ưu tiên trong bố trí, phân bổ chi thường xuyên ngân sách nhà nước hằng năm để giải quyết vấn đề trọng tâm về chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em theo đề nghị của các sở, cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực |
Hằng năm |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.