BỘ Y TẾ - HỘI
NÔNG DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 479/CTr-BYT-HNDVN |
Hà Nội, ngày 29 tháng 05 năm 2015 |
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam;
Bộ Y tế và Hội Nông dân Việt Nam thống nhất Chương trình phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nông dân bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cộng đồng giai đoạn 2015 - 2020 với các nội dung sau:
1. Mục đích
1.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, hội viên, nông dân trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cộng đồng gắn với các phong trào nông dân và xây dựng nông thôn mới.
1.2. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa ngành Y tế và Hội Nông dân Việt Nam từ Trung ương đến cơ sở nhằm phát huy khả năng và thế mạnh của mỗi bên trong công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến kiến thức bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cộng đồng.
1.3. Đảm bảo sự thống nhất, thường xuyên, thiết thực và hiệu quả trong công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân giữa Bộ Y tế và Hội Nông dân Việt Nam; phát huy vai trò chủ động, tích cực tham gia của cán bộ, hội viên và nông dân.
2. Yêu cầu
2.1. Chương trình phối hợp được cụ thể hóa bằng kế hoạch thực hiện hàng năm của hai cơ quan; bảo đảm sự hợp tác chặt chẽ, tạo điều kiện cùng nhau thực hiện hoàn thành nhiệm vụ chính trị và tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
2.2. Các nội dung hoạt động phối hợp được triển khai thống nhất; hình thức phong phú, đa dạng phù hợp với từng thời điểm, vùng miền và các nhóm đối tượng đặc thù.
1.1. Nội dung tuyên truyền
1.1.1. Chương trình Bảo hiểm y tế toàn dân
- Tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Bộ Chính trị về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 - 2020.
- Tuyên truyền thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 02 tháng 4 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.
- Tuyên truyền thực hiện Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế và các văn bản hướng dẫn thực hiện đến các cấp Hội và hội viên, nông dân.
- Vận động cán bộ, hội viên, nông dân tham gia mua thẻ bảo hiểm y tế theo hộ gia đình để thực hiện lộ trình tiến tới việc thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân.
1.1.2. Công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
- Tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày 22 tháng 3 năm 2005 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình.
- Tuyên truyền thực hiện Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến 2030.
- Tuyên truyền thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình cho nông dân trong độ tuổi sinh đẻ, các cặp vợ chồng, trẻ em gái tuổi vị thành niên và các nhóm dân số đặc thù.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức và thực hiện của các nhóm đối tượng về sử dụng các dịch vụ sàng lọc trước sơ sinh, sơ sinh; tư vấn khám sức khỏe tiền hôn nhân, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; không lựa chọn giới tính khi sinh; không hôn nhân sớm, không hôn nhân cận huyết thống ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.
1.1.3. Công tác Chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em
- Tuyên truyền thực hiện Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2011- 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
- Tuyên truyền thực hiện Kế hoạch hành động Quốc gia về Nuôi dưỡng trẻ nhỏ.
- Tuyên truyền các chính sách: chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, hạn chế tai biến sản khoa, giảm tử vong mẹ, tử vong sơ sinh; nuôi con bằng sữa mẹ trong 06 tháng đầu đời, sinh con tại các cơ sở y tế; phòng chống bạo lực giới, bạo lực gia đình.
1.1.4 Công tác An toàn thực phẩm
- Tuyên truyền thực hiện Luật an toàn thực phẩm và Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.
- Tuyên truyền thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TW ngày 21 tháng 10 năm 2011 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới.
- Tổ chức phổ biến kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm cho cán bộ, hội viên, nông dân và vận động cộng đồng cùng tham gia; triển khai các hoạt động bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; giám sát và tham gia các đoàn giám sát liên ngành về công tác an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các cơ sở chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất, chế biến thực phẩm nhỏ, lẻ.
1.1.5. Phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân
- Tuyên truyền thực hiện Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 26 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai Phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân.
- Tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng của vệ sinh đối với sức khỏe của mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội.
- Tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, nông dân tích cực hưởng ứng, tham gia các hoạt động của Phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân; Tuần lễ Quốc gia An toàn vệ sinh lao động và Phòng chống cháy nổ (16/3 - 23/3); Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn (29/4 - 6/5); Ngày vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe của nhân dân (02/7); Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng (15/10); Ngày Nhà tiêu thế giới (19/11).
1.1.6. Công tác Phòng chống bệnh, dịch
- Tuyên truyền thực hiện Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm; Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
- Tuyên truyền hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS (10/11- 10/12), Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS (01/12).
- Vận động hưởng ứng Chiến dịch Quốc gia rửa tay với xà phòng, chống bệnh cúm, bệnh tay chân miệng và các bệnh dịch khác; Chiến dịch tiêm chủng mở rộng.
- Truyền thông thay đổi hành vi của nông dân về các bệnh truyền nhiễm mới nổi tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Cúm A/H5N1, H1N1, bệnh sởi, bệnh sốt xuất huyết...).
- Chương trình Phòng, chống lao Quốc gia; phòng, chống các bệnh xã hội.
- Tuyên truyền, tập huấn công tác phòng chống các dịch bệnh, phòng chống tai nạn thương tích, sơ cấp cứu ban đầu phù hợp với từng đối tượng và đặc thù nghề nghiệp. Tăng cường tuyên truyền chăm sóc sức khỏe bằng y học cổ truyền đối với nông dân Việt Nam.
1.1.7. Đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”
- Tham gia cuộc vận động thực hiện Đề án "Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam".
- Tuyên truyền, vận động nông dân và cộng đồng ưu tiên sử dụng thuốc sản xuất trong nước thể hiện lòng yêu nước, tinh thần tự lực, tự cường của người Việt Nam.
1.1.8. Phòng chống tác hại thuốc lá
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên, nông dân về tác hại của thuốc lá; các quy định của Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
- Vận động, tuyên truyền cán bộ, hội viên, nông dân không sử dụng thuốc lá, cai nghiện thuốc lá; tuyên truyền quyền, nghĩa vụ của công dân trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá.
- Khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đang trồng cây thuốc lá, sản xuất thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá chuyển đổi ngành, nghề phù hợp.
1.2. Hình thức tuyên truyền, vận động
- Tổ chức mít tinh, hội thi, hội thảo, sinh hoạt chuyên đề, đối thoại chính sách có sự tham gia của nông dân về các nội dung bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; tập huấn bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ Hội các cấp, nhất là các biện pháp, kỹ năng tuyên truyền, vận động cho cán bộ Hội cơ sở; sử dụng hiệu quả đội ngũ tuyên truyền viên của Hội tại cơ sở, để truyền thông trực tiếp đến nông dân.
- Thông qua sinh hoạt chi, tổ Hội, câu lạc bộ nông dân tại cộng đồng để tư vấn, truyền thông lồng ghép các nội dung bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe hội viên nông dân.
- Tổ chức biên soạn, in ấn và cung cấp các tài liệu truyền thông phổ biến kiến thức về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nông dân phù hợp với phong tục, tập quán, trình độ văn hóa ở các vùng, miền, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, biển đảo.
- Sử dụng hiệu quả các kênh truyền thông của ngành Y tế và Hội Nông dân từ Trung ương đến cơ sở như: Báo, Tạp chí, Bản tin, Trang thông tin điện tử; hệ thống loa truyền thanh địa phương và các phương tiện thông tin đại chúng khác.
- Lồng ghép các nội dung tuyên truyền, vận động về Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (trọng tâm là mất cân bằng giới tính khi sinh), An toàn thực phẩm, Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân, Phòng chống bệnh dịch mới nổi, Đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”, Bảo hiểm y tế toàn dân, Phòng chống tác hại của thuốc lá ... vào sinh hoạt mô hình, Câu lạc bộ.
- Xây dựng mới và nhân rộng các mô hình, câu lạc bộ: “Dân số - kế hoạch hóa gia đình”, “Gia đình nông dân phát triển bền vững”, “Dân số và phát triển”, Chi hội “Nông dân phát hiện sớm người nghi mắc lao; tư vấn và hỗ trợ người mắc lao điều trị theo DOTS”, “Cấp nước sạch hệ tự chảy”, “Xử lý chất thải làng nghề”, “Xây dựng nhà tiêu hai ngăn hợp vệ sinh và bể chứa nước sạch”, “Chi Hội nông dân phòng ngừa lây nhiễm HIV và bệnh xã hội”, “Hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ”, tham gia xây dựng Mô hình “Làng Văn hóa - Sức khỏe” ...
- Khảo sát, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện Chương trình phối hợp tại các mô hình điểm.
1. Bộ Y tế
1.1. Hằng năm, chủ trì, phối hợp với Hội Nông dân Việt Nam xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phối hợp; cung cấp, trao đổi các nội dung liên quan thuộc lĩnh vực phụ trách; bố trí kinh phí thực hiện Chương trình phối hợp.
1.2. Phối hợp với Hội Nông dân Việt Nam triển khai công tác tuyên truyền, vận động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nông dân và cộng đồng gắn với các phong trào nông dân và xây dựng nông thôn mới.
1.3. Chỉ đạo ngành Y tế các cấp phối hợp với Hội Nông dân cùng cấp cụ thể hóa các nội dung của Chương trình phối hợp, triển khai tổ chức thực hiện tại địa phương, bố trí kinh phí để triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch phối hợp ở địa phương.
2. Hội Nông dân Việt Nam
2.1. Chỉ đạo, phổ biến, triển khai thực hiện các nội dung của Chương trình phối hợp giữa Bộ Y tế và Hội Nông dân Việt Nam trong công tác tuyên truyền, vận động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cộng đồng tới các cấp Hội trong cả nước.
2.2. Phối hợp với Bộ Y tế triển khai công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, nông dân thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe; cung cấp, trao đổi các nội dung, thông tin liên quan thuộc lĩnh vực phụ trách.
2.3. Chỉ đạo truyền thông lồng ghép các nội dung của Chương trình phối hợp vào các mô hình truyền thông sẵn có của Hội.
2.4. Phát huy vai trò giám sát của các cấp Hội trong lĩnh vực y tế, đặc biệt là công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
1. Bộ Y tế và Hội Nông dân Việt Nam thống nhất xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai Chương trình phối hợp và tổ chức sơ kết hằng năm; kết thúc giai đoạn tiến hành tổng kết và xây dựng Chương trình phối hợp giai đoạn tiếp theo; biểu dương khen thưởng các cá nhân, tập thể, đơn vị có thành tích xuất sắc từ Trung ương đến địa phương.
2. Sở Y tế, Hội Nông dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng, tổ chức ký kết và triển khai Chương trình phối hợp; hằng năm và kết thúc giai đoạn báo cáo kết quả thực hiện Chương trình phối hợp về Bộ Y tế và Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.
3. Giao Văn phòng Bộ Y tế và Ban Xã hội - Dân số, Gia đình Trung ương Hội Nông dân Việt Nam là bộ phận thường trực theo dõi, tham mưu, đề xuất với Lãnh đạo Bộ Y tế và Lãnh đạo Trung ương Hội trong việc hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, tổ chức thực hiện Chương trình phối hợp.
Các đơn vị thuộc hai cơ quan, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp chặt chẽ với bộ phận thường trực để chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp thực hiện hàng năm, trình Lãnh đạo Bộ Y tế và Lãnh đạo Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phê duyệt, tổ chức triển khai thực hiện./.
HỘI NÔNG DÂN VIỆT
NAM |
BỘ Y TẾ |
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng
(để báo cáo);
- Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Ban Dân vận, Ban Tuyên Giáo Trung ương;
- Văn phòng: TW Đảng, Chính phủ, Quốc hội;
- Các Bộ, ngành, đoàn thể TW;
- Lãnh đạo Bộ Y tế, Thường trực TW HNDVN;
- Sở Y tế, HND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các đơn vị thuộc Bộ Y tế, TW HNDVN;
- Lưu: VP HNDVN, Ban XHDSGĐ, VT BYT, TTKT, VPB1.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.