BỘ LAO ĐỘNG -
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - BỘ Y TẾ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3757/CTPH-BLĐTBXH-BYT |
Hà Nội, ngày 09 tháng 10 năm 2014 |
Căn cứ Luật Bình đẳng giới số 73/2006/QH11 ngày 29/11/2006, Pháp lệnh Dân số số: 06/2003/PL-UBTVQH11 ngày 09/01/2003;
Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31/8/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Chiến lược Dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020;
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế thống nhất Chương trình phối hợp thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới nhằm kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2014 đến 2020 như sau:
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và phối hợp tổ chức thực hiện của ngành Lao động Thương binh và Xã hội và ngành Y tế các cấp trong công tác tuyên truyền, thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới và kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh.
Nâng cao nhận thức, thái độ và thực hành của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng về các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về bình đẳng giới; về kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh.
- Rà soát, đánh giá cơ chế, chính sách hiện hành liên quan đến thúc đẩy bình đẳng giới và kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh;
- Đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan đến bình đẳng giới và kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh;
- Triển khai có hiệu quả các chính sách, pháp luật về bình đẳng giới đặc biệt là bình đẳng giới trong lĩnh vực dân số nhằm kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh;
- Tổ chức triển khai Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020; Chiến lược Dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 và các Dự án, Đề án về bình đẳng giới, dân số, sức khỏe sinh sản sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành định kỳ hoặc đột xuất đối với công tác bình đẳng giới và kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh.
- Thường xuyên cập nhật và cung cấp thông tin về bình đẳng giới, dân số, mất cân bằng giới tính khi sinh tới các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và những người có uy tín trong cộng đồng;
- Triển khai mạnh, có hiệu quả các hoạt động truyền thông-giáo dục chính sách, pháp luật liên quan về bình đẳng giới, dân số và mất cân bằng giới tính khi sinh cho mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng trong đó chú trọng các cặp vợ chồng, phụ nữ, nam giới, người cung cấp dịch vụ y tế, dịch vụ tư vấn hỗ trợ bình đẳng giới nhằm kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh;
- Lồng ghép nội dung về bình đẳng giới, đặc biệt bình đẳng giới trong tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe vào giảng dạy trong hệ thống các trường Đại học, trường nghề thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, ngành Y;
- Phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật liên quan về bình đẳng giới và mất cân bằng giới tính khi sinh cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Lao động, Thương binh và Xã hội và ngành Y.
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giao Vụ Bình đẳng giới, Bộ Y tế giao cho Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình làm cơ quan thường trực. Cơ quan thường trực có trách nhiệm tham mưu giúp lãnh đạo hai cơ quan theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình phối hợp này.
2. Căn cứ vào mục đích và nội dung chương trình phối hợp; nhiệm vụ, yêu cầu công việc và các điều kiện cụ thể, Lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế giao cho hai cơ quan thường trực phối hợp với các đơn vị chức năng của hai cơ quan xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể cho từng năm.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (cụ thể là đơn vị thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bình đẳng giới) và Sở Y tế (cụ thể là Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình) căn cứ điều kiện và nhiệm vụ cụ thể của địa phương xây dựng và triển khai chương trình phối hợp giữa hai cơ quan; báo cáo kết quả triển khai phối hợp về hai cơ quan thường trực trước ngày 15/11 hàng năm.
4. Định kỳ 6 tháng một lần, cơ quan thường trực họp rút kinh nghiệm và báo cáo kết quả thực hiện Chương trình phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế tiến hành sơ kết hàng năm và thống nhất kế hoạch triển khai năm tiếp theo. Tổng kết chương trình phối hợp giai đoạn 2014 - 2020 vào năm 2020./.
KT. BỘ TRƯỞNG |
KT. BỘ TRƯỞNG |
Nơi nhận:
- Lãnh đạo Bộ LĐTBXH, Bộ
YT;
- Các đơn vị thuộc Bộ LĐTBXH;
- Các đơn vị thuộc Bộ Y tế;
- Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố;
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố;
- TC DS-KHHGĐ; Vụ BĐG;
- Lưu: VTBộ LĐTBXH, Bộ YT.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.