BẢO HIỂM XÃ HỘI
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 373/CTr-BHXH |
Hà Nội, ngày 17 tháng 01 năm 2013 |
Căn cứ Hướng dẫn số 64-HD/BTGTW ngày 10/12/2012 của Ban Tuyên giáo Trung ương về việc tuyên truyền Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) giai đoạn 2012 - 2020;
Để triển khai thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị một cách nghiêm túc, đồng bộ và đạt hiệu quả cao, BHXH Việt Nam xây dựng chương trình triển khai công tác tuyên truyền thực hiện Nghị quyết với những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Nâng cao nhận thức trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các đoàn thể chính trị - xã hội và tính tiên phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên; động viên các tầng lớp nhân dân thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp mà Nghị quyết số 21-NQ/TW đã đề ra. Làm cho các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội thấy rõ vai trò, trách nhiệm đối với việc tổ chức thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW nói riêng cũng như các chủ trương, chính sách về BHXH, BHYT nói chung; từ đó có kế hoạch triển khai thực hiện trong mỗi địa phương, đơn vị, coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần đảm bảo an sinh xã hội của đất nước.
2. Tuyên truyền giới thiệu những nội dung cơ bản của Nghị quyết số 21-NQ/TW đến các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân, giúp mọi người hiểu và tự giác thực hiện tốt chính sách pháp luật BHXH, BHYT.
3. Giúp cán bộ, đảng viên và công chức, viên chức toàn ngành nhận thức sâu sắc quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về BHXH, BHYT được thể hiện trong Nghị quyết số 21-NQ/TW; qua đó nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần tự giác trong việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết.
4. Công tác tuyên truyền Nghị quyết số 21-NQ/TW cần được triển khai sâu rộng; huy động và phối hợp được các lực lượng tham gia, bám sát tinh thần Nghị quyết, các hoạt động chỉ đạo, tổ chức triển khai cần được thực hiện thiết thực, hiệu quả.
1. Làm rõ ý nghĩa và sự ra đời của Nghị quyết 21-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 - 2020.
2. Tuyên truyền tiếp tục khẳng định quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vị trí, vai trò, ý nghĩa của BHXH, BHYT trong hệ thống an sinh xã hội. Nhấn mạnh BHXH, BHYT là hai chính sách xã hội quan trọng, là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời tuyên truyền làm rõ trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp trong lãnh đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo địa phương, đơn vị.
3. Tuyên truyền, giải thích cho nhân dân hiểu sâu sắc hơn những quan điểm của Đảng, Nhà nước về việc mở rộng và hoàn thiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT có bước đi, lộ trình phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; phát triển hệ thống BHXH, BHYT đồng bộ với phát triển các dịch vụ xã hội để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của các tầng lớp nhân dân; tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người tham gia và thụ hưởng chế độ BHXH, BHYT, hướng đến mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 cả nước sẽ có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia BHXH, 35% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp; trên 80% dân số tham gia BHYT.
4. Tuyên truyền về kết quả 5 năm thực hiện Luật BHXH, 3 năm thực hiện Luật BHYT, chỉ ra những mặt hạn chế, yếu kém và nguyên nhân trong quá trình triển khai các chính sách này; tổng hợp những vấn đề cần nghiên cứu, bổ sung sửa đổi Luật BHXH, Luật BHYT cũng như những vấn đề có liên quan đến cơ chế chính sách cần điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế nhằm thu hút ngày càng đông đảo mọi tầng lớp nhân dân và người lao động tham gia BHXH, BHYT.
5. Chú trọng tuyên truyền, cung cấp những thông tin về quyền lợi và nghĩa vụ đối với người tham gia BHXH, BHYT; BHXH, BHYT phải theo nguyên tắc có đóng, có hưởng, quyền lợi tương ứng với nghĩa vụ, có sự chia sẻ giữa các thành viên, bảo đảm công bằng và bền vững của hệ thống BHXH, BHYT.
6. Đẩy mạnh tuyên truyền việc mở rộng chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với người tham gia các loại hình BHXH, BHYT, nhất là BHXH tự nguyện cho nông dân, lao động trong khu vực phi chính thức; BHYT cho các đối tượng chính sách, người thuộc hộ gia đình cận nghèo, nông dân, học sinh, sinh viên, đồng bào ở các vùng đặc biệt khó khăn, ở vùng sâu, vùng xa. Áp dụng thêm các loại BHXH mới phù hợp với nhu cầu nhân dân. Thí điểm chính sách bảo hiểm hưu trí bổ sung.
7. Kịp thời biểu dương các đơn vị trong ngành, BHXH các địa phương, cũng như kiến nghị, đề xuất việc biểu dương, khen thưởng đối với cấp ủy, chính quyền, cơ quan đoàn thể có tinh thần trách nhiệm cao trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW đem lại những kết quả rõ rệt trong việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT tại địa phương, đơn vị.
8. Thu thập những sáng kiến, các giải pháp hữu hiệu của toàn xã hội, của các địa phương, doanh nghiệp, nhân dân góp phần đẩy mạnh công tác BHXH và BHYT.
9. Tuyên truyền góp phần ngăn chặn, phòng ngừa và kiên quyết xử lý các hành vi cố tình vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT.
10. Tuyên truyền giới thiệu, quảng bá hình ảnh, kết quả hoạt động của BHXH Việt Nam, khẳng định sự nỗ lực cố gắng của toàn ngành trong việc phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao.
a. Tổ chức phổ biến, quán triệt học tập Nghị quyết số 21-NQ/TW
Ban Cán sự Đảng và Lãnh đạo BHXH Việt Nam trực tiếp chỉ đạo tổ chức hội nghị phổ biến quán triệt Nghị quyết đến đội ngũ cán bộ chủ chốt thuộc hệ thống BHXH Việt Nam bao gồm: Lãnh đạo BHXH Việt Nam; Lãnh đạo các Ban Nghiệp vụ và đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam; Lãnh đạo BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; cán bộ, đảng viên, đoàn viên cơ quan BHXH Việt Nam, đồng thời thông qua Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của BHXH Việt Nam.
b. Phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết, chính sách pháp luật về BHXH, BHYT đến cán bộ và nhân dân trên phạm vi cả nước.
c. Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh triển khai các chương trình phối hợp tuyên truyền về BHXH, BHYT đã được ký kết.
Trong đó, tập trung tuyên truyền những nội dung chủ yếu của Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 – 2020” dưới nhiều hình thức: xây dựng các phóng sự, chuyên đề, chuyên mục, tổ chức tọa đàm, đối thoại... thường xuyên có tin, bài tuyên truyền, phản ánh kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết trên phạm vi cả nước, trên sóng của Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam cũng như trên các kênh truyền thông của Thông tấn xã Việt Nam cũng như trên các báo Trung ương và địa phương.
d. Phối hợp với các bộ, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội chỉ đạo, hướng dẫn tuyên truyền Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 - 2020” gắn với nội dung tuyên truyền về BHXH, BHYT trong chương trình phối hợp giữa BHXH Việt Nam đã ký với các bộ, ngành, đoàn thể.
Nội dung làm rõ vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các đoàn thể và tổ chức chính trị xã hội... trong việc triển khai thực hiện chủ trương, đường lối chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về BHXH, BHYT nói chung và Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020”.
đ. Đổi mới nội dung, hình thức biên soạn, in ấn, phát hành các ấn phẩm tuyên truyền có gắn nội dung tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW với chính sách BHXH, BHYT.
e. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của ngành có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong thực thi nhiệm vụ; nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, Chính phủ và nhân dân.
g. Báo BHXH, Tạp chí BHXH và Website BHXH
Mở chuyên trang, chuyên mục thường xuyên tuyên truyền nội dung Nghị quyết số 21-NQ/TW, phản ánh kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của các địa phương, đơn vị. Kịp thời phát hiện, biểu dương và giới thiệu những tập thể, cá nhân thực hiện tốt chính sách, pháp luật BHXH, BHYT, đồng thời phê phán những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BHXH, BHYT.
2. Tại BHXH các tỉnh, thành phố
- Chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức tốt việc quán triệt học tập và xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị tại địa phương.
- Tranh thủ sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự ủng hộ phối hợp của các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương để tổ chức công tác tuyên truyền đến cán bộ, hội viên các tổ chức đoàn thể.
- Chọn lựa cán bộ có năng lực, nhiệt huyết để phân công làm cán bộ tuyên truyền chuyên trách; đề xuất các giải pháp và cơ chế hợp lý nhằm kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ cộng tác viên tuyên truyền tại mỗi địa phương.
- Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền. Tiếp tục đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, cổ động trực quan như xây dựng các cụm pa nô, áp phích, kẻ vẽ, treo khẩu hiệu, biên soạn, phát hành các loại tờ rơi, tờ gấp, duy trì các chuyên trang, chuyên mục trên các báo và sóng phát thanh - truyền hình địa phương. Tăng cường tổ chức các cuộc đối thoại, tọa đàm, tham vấn trực tiếp với các nhóm đối tượng tại cơ sở về chính sách BHXH, BHYT.
- Tích cực, chủ động tham gia vào các hoạt động tuyên truyền do BHXH Việt Nam tổ chức.
- Hàng quý chủ động cung cấp thông tin, số liệu, kết quả thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW báo cáo cấp ủy, chính quyền và cung cấp cho các cơ quan báo chí của ngành cũng như các cơ quan thông tin đại chúng của địa phương để kịp thời đưa tin, phản ánh.
- Định kỳ 6 tháng một lần báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết về BHXH Việt Nam (qua Ban Tuyên truyền).
Nơi nhận: |
KT.
TỔNG GIÁM ĐỐC |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.