BỘ Y TẾ - HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 168/CTr-BYT-HLHPNVN |
Hà Nội, ngày 21 tháng 03 năm 2014 |
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31/8/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về "Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước";
Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XI (nhiệm kỳ 2012 - 2017);
Bộ Y tế và Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam thống nhất Chương trình phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền, vận động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2014 - 2020 với các nội dung sau:
1. Mục đích
1.1. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến kiến thức để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ phụ nữ và ngành Y tế về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
1.2. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Ngành Y tế từ trung ương đến cơ sở nhằm phát huy khả năng và thế mạnh của mỗi bên trong công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến kiến thức bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân cho phụ nữ.
1.3. Đẩy mạnh thực hiện các nội dung về tuyên truyền, vận động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân gắn với việc thực hiện phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” và Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch” hiệu quả, thiết thực.
2. Yêu cầu
2.1. Hoạt động phối hợp phải được thực hiện thường xuyên, liên tục đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, phù hợp với từng vùng miền và các nhóm đối tượng đặc thù; bảo đảm thiết thực, hiệu quả, không phô trương, hình thức. Chủ động vận động cán bộ, hội viên hội phụ nữ tích cực tham gia các phong trào, các hoạt động tại cơ sở, địa phương mình đang sinh sống về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe; phát huy vai trò, vị thế của phụ nữ trong gia đình và vai trò của gia đình trong xã hội trong việc chăm sóc sức khỏe cho các thành viên trong gia đình và cộng đồng.
2.2. Chương trình phối hợp phải được cụ thể hóa bằng kế hoạch chỉ đạo thực hiện hằng năm của hai cơ quan; có sự theo dõi, kiểm tra, giám sát và báo cáo định kỳ, bảo đảm sự thống nhất, chặt chẽ, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật và các quy định hiện hành của Nhà nước.
1.1. Nội dung tuyên truyền
1.1.1. Công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
- Thực hiện Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến 2030.
- Thực hiện chính sách dân số - KHHGĐ, các hành vi có lợi và bền vững về DS-KHHGĐ cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, các cặp vợ chồng, trẻ em gái tuổi vị thành niên, phụ nữ cao tuổi, các nhóm dân số đặc thù.
- Thực hiện Đề án Kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển giai đoạn 2009 - 2020.
- Thực hiện tuyên truyền các vấn đề nâng cao chất lượng dân số, kiểm soát tỷ số giới tính khi sinh, điều chỉnh tốc độ gia tăng dân số hợp lý, tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân, tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống ở một số vùng Dân tộc thiểu số, v.v..
- Thực hiện tuyên truyền về già hóa dân số
- Các chủ trương, văn bản chính sách pháp luật về Dân số-KHHGĐ khác.
1.1.2. Công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em
- Thực hiện chiến lược quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
- Thực hiện kế hoạch hành động quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản tập trung vào làm mẹ an toàn và chăm sóc sơ sinh giai đoạn 2011 - 2015.
- Thực hiện kế hoạch hành động quốc gia về Nuôi dưỡng trẻ nhỏ.
- Thực hiện tuyên truyền phòng, chống ung thư ở phụ nữ.
- Thực hiện tuyên truyền các chính sách: chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, hạn chế tai biến sản khoa, giảm tử vong mẹ, tử vong sơ sinh; bình đẳng giới, không lựa chọn giới tính thai nhi; nuôi con bằng sữa mẹ trong 06 tháng đầu đời, sinh con tại các cơ sở y tế .v.v..
1.1.3. Công tác an toàn thực phẩm
- Thực hiện Chỉ thị 08-CT/TW ngày 21/10/2011 của Ban Bí thư về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề An toàn thực phẩm trong tình hình mới.
- Tuyên truyền thực hiện Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12.
- Nghị định số 38/2011/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.
- Tuyên truyền thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố, bữa ăn an toàn, đủ dinh dưỡng, các biện pháp an toàn trong sử dụng phụ gia thực phẩm, chất bảo vệ thực vật .v.v..
1.1.4. Phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân
- Tuyên truyền, vận động nhân dân, phụ nữ tích cực hưởng ứng, tham gia các hoạt động của Phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân; Tuần lễ quốc gia Nước sạch - vệ sinh môi trường nông thôn (29/4 - 6/5); Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng (15/10); Ngày Nhà tiêu thế giới (19/11).
- Tăng cường phối hợp giữa các cấp Ngành Y tế và các cấp Hội phụ nữ trong công tác đảm bảo nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Tổ chức các hoạt động giúp cho phụ nữ và người dân ở cộng đồng hiểu về nước sạch và vệ sinh môi trường, thay đổi hành vi tích cực trong sử dụng nước sạch, xây và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, góp phần bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống gắn với phát triển bền vững.
1.1.5. Công tác phòng chống bệnh dịch
- Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12; Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật
- Tuyên truyền hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS, Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS, tuyên truyền công tác dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, công tác can thiệp giảm tác hại, chăm sóc, tư vấn và xét nghiệm HIV, v.v..
- Vận động bà mẹ đưa con em đi tiêm chủng, vận động hưởng ứng Chiến dịch quốc gia rửa tay với xà phòng, chống bệnh cúm, bệnh tay chân miệng và các bệnh dịch khác.
- Truyền thông thay đổi hành vi của phụ nữ về các bệnh truyền nhiễm mới nổi cho đội ngũ cán bộ Hội phụ nữ các tỉnh/thành phố tại các khu vực (Cụ thể: cúm A/H5N1, H1N1, bệnh Tay chân miệng, bệnh sốt xuất huyết, v.v..).
1.1.6. Đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”
- Tham gia cuộc vận động thực hiện "Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam".
- Tuyên truyền, vận động phụ nữ và người dân cộng đồng ưu tiên sử dụng thuốc sản xuất trong nước thể hiện lòng yêu nước, tinh thần tự lực, tự cường của người Việt Nam.
- Vận động thực hiện Luật phòng, chống tác hại thuốc lá: thực hiện nghĩa vụ công dân, quy định về việc cấm bán thuốc lá tại các địa điểm cấm hút thuốc và địa điểm khác theo quy định của Luật.
1.1.7. Thực hiện lộ trình tiến tới Bảo hiểm y tế toàn dân
- Tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 - 2020.
- Tuyên truyền thực hiện Luật Bảo hiểm y tế, các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật bảo hiểm y tế đến các cấp hội và hội viên.
- Vận động, tuyên truyền đến cán bộ, hội viên, phụ nữ và nhân dân lợi ích và tầm quan trọng của việc tham gia bảo hiểm y tế, hướng đến việc thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân.
1.2. Hình thức tuyên truyền, vận động
- Tổ chức hội thảo, hội nghị tập huấn, bồi dưỡng về các nội dung bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân cho đội ngũ cán bộ Hội phụ nữ các cấp, nhất là các biện pháp, kỹ năng tuyên truyền vận động cho các cán bộ cơ sở.
- Thông qua các chiến dịch truyền thông, các phong trào, các hội thi nhằm phát huy vai trò của người đại diện có uy tín, tiêu biểu của Hội Phụ nữ các cấp để vận động phụ nữ và nhân dân thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe.
- Thông qua sinh hoạt các mô hình truyền thông lồng ghép các nội dung của công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; thông qua sinh hoạt tổ/nhóm/CLB phụ nữ tại cộng đồng.
- Tổ chức biên soạn và cung cấp các tài liệu phổ biến kiến thức về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân phù hợp với phong tục, tập quán, trình độ văn hóa của phụ nữ ở các vùng, miền khác nhau, nhất là phụ nữ vùng dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, biển đảo.
- Sử dụng hiệu quả các kênh truyền thông của các cấp ngành Y tế và Hội Phụ nữ từ Trung ương đến cơ sở, như: Báo Sức khỏe và Đời sống, Báo Phụ nữ Việt Nam; trang web của Hội; Tờ Thông tin Phụ nữ; các trang thông tin của địa phương; hệ thống loa truyền thanh;... Đồng thời, sử dụng hiệu quả đội ngũ tuyên truyền viên của Hội tại cơ sở; Sử dụng cách tiếp cận Điển hình tích cực trong tuyên truyền, vận động thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Lồng ghép các nội dung tuyên truyền, vận động về Dân số - kế hoạch hóa gia đình, An toàn thực phẩm, Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân, Phòng chống dịch bệnh mới nổi, Đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”, Bảo hiểm y tế toàn dân vào sinh hoạt mô hình Câu lạc bộ “Xây dựng gia đình hạnh phúc” hiện có của Hội Liên hiệp Phụ nữ các tỉnh/thành phố.
Tiếp tục phát huy tính hiệu quả các mô hình của Hội có nội dung hoạt động gắn với nội dung công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
3. Công tác giám sát, đánh giá, biểu dương, khen thưởng
- Phát động các phong trào thi đua trong Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam về việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về Y tế nhằm bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và các phong trào của phụ nữ trong đội ngũ cán bộ nữ y tế
- Định kỳ hàng năm tổ chức đánh giá, sơ kết; kết thúc giai đoạn tiến hành tổng kết rút kinh nghiệm và khen thưởng các tập thể, cá nhân, các đơn vị, địa phương có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện các nội dung hoạt động của Chương trình phối hợp.
1. Bộ Y tế
1.1. Chủ trì, phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân hàng năm; kế hoạch tổ chức hội nghị tập huấn, kiểm tra, sơ kết, tổng kết và cung cấp nội dung; hỗ trợ kinh phí thực hiện Chương trình.
1.2. Phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam triển khai công tác tuyên truyền, vận động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân gắn với cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch", phong trào thi đua "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”
1.3. Chỉ đạo ngành Y tế các cấp phối hợp với Hội phụ nữ cùng cấp cụ thể hóa, triển khai Chương trình phối hợp để thực hiện tại địa phương; phối hợp và bố trí về kinh phí, tài liệu tuyên truyền phù hợp để Hội Phụ nữ các cấp thực hiện Chương trình.
2. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam
2.1. Phổ biến, triển khai thực hiện các nội dung Chương trình phối hợp giữa Bộ Y tế và Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam về công tác tuyên truyền, vận động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân tới các cấp Hội trong cả nước.
2.2. Phối hợp với Bộ Y tế triển khai công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân gắn với cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, phong trào thi đua "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc".
2.3. Chỉ đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp phối hợp với Ngành Y tế cùng cấp triển khai các nội dung Chương trình phối hợp; tổ chức và hướng dẫn các đơn vị thực hiện, giám sát tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch. Định kỳ báo cáo kết quả và sơ kết, tổng kết các hoạt động của kế hoạch phối hợp.
2.4. Chỉ đạo truyền thông lồng ghép các nội dung của Chương trình phối hợp vào các mô hình truyền thông sẵn có của Hội.
2.5. Phát huy vai trò giám sát của các cấp Hội trong lĩnh vực y tế, đặc biệt là công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
3. Công tác giám sát, đánh giá, biểu dương, khen thưởng
- Phát động các phong trào thi đua trong Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam về việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về Y tế nhằm bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và các phong trào của phụ nữ trong đội ngũ cán bộ nữ y tế
- Định kỳ hàng năm tổ chức đánh giá, sơ kết; kết thúc giai đoạn tiến hành tổng kết rút kinh nghiệm và khen thưởng các tập thể, cá nhân, các đơn vị, địa phương có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện các nội dung hoạt động của Chương trình phối hợp.
1. Bộ Y tế
1.1. Chủ trì, phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân hàng năm; kế hoạch tổ chức hội nghị tập huấn, kiểm tra, sơ kết, tổng kết và cung cấp nội dung; hỗ trợ kinh phí thực hiện Chương trình.
1.2. Phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam triển khai công tác tuyên truyền, vận động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân gắn với cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch", phong trào thi đua "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”
1.3. Chỉ đạo ngành Y tế các cấp phối hợp với Hội phụ nữ cùng cấp cụ thể hóa, triển khai Chương trình phối hợp để thực hiện tại địa phương; phối hợp và bố trí về kinh phí, tài liệu tuyên truyền phù hợp để Hội Phụ nữ các cấp thực hiện Chương trình.
2. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam
2.1. Phổ biến, triển khai thực hiện các nội dung Chương trình phối hợp giữa Bộ Y tế và Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam về công tác tuyên truyền, vận động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân tới các cấp Hội trong cả nước.
2.2. Phối hợp với Bộ Y tế triển khai công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân gắn với cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch", phong trào thi đua "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc".
2.3. Chỉ đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp phối hợp với Ngành Y tế cùng cấp triển khai các nội dung Chương trình phối hợp; tổ chức và hướng dẫn các đơn vị thực hiện, giám sát tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch. Định kỳ báo cáo kết quả và sơ kết, tổng kết các hoạt động của kế hoạch phối hợp.
2.4. Chỉ đạo truyền thông lồng ghép các nội dung của Chương trình phối hợp vào các mô hình truyền thông sẵn có của Hội.
2.5. Phát huy vai trò giám sát của các cấp Hội trong lĩnh vực y tế, đặc biệt là công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
1. Hàng năm, Bộ Y tế và Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam thống nhất nội dung phối hợp, xây dựng kế hoạch triển khai và bố trí kinh phí để thực hiện Chương trình bảo đảm đúng mục tiêu, đạt hiệu quả cao.
2. Hàng năm, Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp phối hợp với Ngành Y tế tiến hành đánh giá, sơ kết rút kinh nghiệm việc triển khai Chương trình phối hợp; biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân, các đơn vị, địa phương có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện các nội dung hoạt động của Chương trình gắn với việc bình xét thực hiện cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch", phong trào thi đua "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc".
3. Giao Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng thuộc Bộ Y tế và Ban Gia đình Xã hội thuộc Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam chịu trách nhiệm thường trực theo dõi, tham mưu cho Bộ Y tế và Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong việc hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, tổ chức và tổng hợp kết quả thực hiện Chương trình phối hợp này. Các đơn vị thuộc mỗi cơ quan căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp chặt chẽ với bộ phận thường trực để chủ động xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí thực hiện phối hợp tuyên truyền hằng năm, trình Lãnh đạo Bộ Y tế và Lãnh đạo Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện./.
CHỦ TỊCH |
BỘ TRƯỞNG |
Nơi nhận: |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.