TỔNG LIÊN ĐOÀN
LAO ĐỘNG |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1306/CTr-TLĐ |
Hà Nội, ngày 15 tháng 8 năm 2019 |
Trong những năm qua, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn Việt Nam được quy định tại Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật, các cấp công đoàn đã khẳng định vai trò, trách nhiệm trong việc tham gia phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững đất nước. Tiếp tục phát huy thành tích đã đạt được, quyết tâm thực hiện thắng lợi các nghị quyết của Đảng và các chiến lược, chương trình, kế hoạch của Chính phủ về phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, căn cứ Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII, Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xây dựng và triển khai Chương trình “Công đoàn Việt Nam đồng hành với Chính phủ nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững đất nước giai đoạn 2019-2023”, nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU VÀ CÁC CHỈ TIÊU CỤ THỂ
1. Mục tiêu
- Tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn, người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc, tinh thần trách nhiệm, năng động, sáng tạo, hăng say lao động, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc; đổi mới tác phong, ý thức chấp hành pháp luật và kỷ luật lao động, đóng góp thiết thực vào sự phát triển bền vững của từng doanh nghiệp và sự lớn mạnh của cơ quan, đơn vị, từ đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững đất nước.
- Công đoàn phối hợp với chính quyền, doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh theo hướng tăng trưởng xanh, bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; thực hành tiết kiệm; nâng cao nhận thức của người lao động về biến đổi khí hậu; bảo đảm việc làm, thu nhập cho người lao động; xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ tại doanh nghiệp.
- Thông qua Chương trình, khẳng định vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn Việt Nam trong hệ thống chính trị, trong sự phối hợp và đồng hành với Chính phủ; tiếp tục khẳng định sự đóng góp quan trọng của Tổng Liên đoàn và các cấp công đoàn nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Các chỉ tiêu phấn đấu thực hiện
- 100% tổ chức công đoàn các cấp tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho cán bộ, đoàn viên công đoàn, người lao động hiểu về nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững đất nước.
- 100% Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, cấp huyện và Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc ký kết chương trình hoặc quy chế phối hợp công tác với chính quyền, cơ quan chuyên môn đồng cấp.
- Tham gia xây dựng 100% các văn bản chính sách, pháp luật liên quan đến người lao động và hoạt động của doanh nghiệp theo yêu cầu, đảm bảo chất lượng, tiến độ.
- 100% Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương hưởng ứng, triển khai thực hiện các phong trào thi đua do Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động, đồng thời tổ chức được ít nhất một (01) phong trào thi đua mang tính đặc thù của địa phương, ngành nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững doanh nghiệp, ngành, địa phương.
- 100% tổ chức công đoàn các cấp tổ chức tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động tích cực học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc, đổi mới tác phong, chấp hành pháp luật và kỷ luật lao động; đến năm 2023 có ít nhất 70% công đoàn cơ sở có các hình thức phối hợp với chính quyền, cơ quan chuyên môn tổ chức các chương trình tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo nâng cao kiến thức, kỹ năng cho đoàn viên, người lao động, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế và nền kinh tế số.
- 100% tổ chức công đoàn các cấp tổ chức các hoạt động chăm lo lợi ích, tạo động lực để đoàn viên, người lao động hăng say làm việc, gắn bó với tổ chức công đoàn.
- Hàng năm, có từ 90% trở lên công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở xây dựng kế hoạch, chương trình giám sát, phản biện xã hội và triển khai có hiệu quả kế hoạch, chương trình đã đề ra.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Tuyên truyền để nâng cao nhận thức và giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam
- Tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và Nghị quyết của các cấp công đoàn, trọng tâm là các vấn đề liên quan trực tiếp đến người lao động, tổ chức Công đoàn Việt Nam và hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp.
- Tuyên truyền để đoàn viên, người lao động, các cấp công đoàn nhận thức đầy đủ về mục đích, ý nghĩa, nội dung và tầm quan trọng của nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững đất nước; từ đó khơi dậy lòng tự hào và trách nhiệm đối với đất nước, đối với cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong mỗi đoàn viên, người lao động để nỗ lực không ngừng cho nhiệm vụ chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững đất nước.
- Tuyên truyền nâng cao ý thức của cán bộ, đoàn viên, người lao động khu vực hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập trong thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao; tận tâm, tận tụy, liêm chính, sáng tạo, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, đề xuất bãi bỏ, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo thuận lợi tối đa cho người dân và doanh nghiệp. Tuyên truyền cho đoàn viên, người lao động trong doanh nghiệp nâng cao ý thức chấp hành kỷ luật lao động, gắn bó với doanh nghiệp, không ngừng cải tiến công nghệ, quy trình làm việc, làm việc hăng say, nâng cao năng suất, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo nên sản phẩm và dịch vụ ngày càng tốt hơn cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đoàn viên, người lao động và người sử dụng lao động gắn kết nội dung phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường và phát triển văn hóa - xã hội. Con người là trung tâm của phát triển bền vững. Nâng cao sức cạnh tranh quốc gia với mục tiêu là vì con người, do con người. Phát huy tối đa nhân tố con người với vai trò là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững đất nước.
- Thông qua các hoạt động nhất là hoạt động đối ngoại của tổ chức Công đoàn Việt Nam, giới thiệu với bạn bè quốc tế về đất nước, con người Việt Nam, về môi trường đầu tư kinh doanh, về các chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, nhất là chính sách thu hút và ưu đãi đầu tư. Phối hợp tổ chức tuyên truyền, giới thiệu cho chủ sử dụng lao động là người nước ngoài và người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam về truyền thống vẻ vang của dân tộc, về những phẩm chất cần cù, chịu khó, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của con người Việt Nam.
- Nâng cao trình độ, năng lực, chuyên môn hóa đội ngũ cán bộ công đoàn tham gia xây dựng chính sách, pháp luật nói chung và chính sách, pháp luật liên quan đến người lao động, đến doanh nghiệp, khởi nghiệp, môi trường đầu tư kinh doanh, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, cải cách hành chính… Tham gia đầy đủ, có chất lượng 100% văn bản là các chủ trương, nghị quyết, chính sách, pháp luật liên quan đến người lao động do Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các ban, bộ, ngành và chính quyền các cấp xin ý kiến. Các ý kiến đóng góp phải đảm bảo quyền lợi của người lao động, hướng tới phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
- Tập trung nâng cao năng lực tham gia xây dựng và thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương, đơn vị; quan tâm xây dựng chương trình, kế hoạch hành động thích ứng với tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp làn thứ tư, của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, của biến đổi khí hậu, của các cuộc chiến tranh, tranh chấp thương mại và khủng hoảng kinh tế khu vực và toàn cầu.
- Chủ động, tích cực tham gia xây dựng nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhất là những quy chế trực tiếp liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động, như: Nội quy lao động, Quy chế tuyển dụng, sử dụng lao động, nâng lương, trả lương, trả thưởng, trang bị bảo hộ lao động, quy trình vận hành thiết bị, đổi mới công nghệ, Quy chế Thi đua, khen thưởng, Quy chế dân chủ ở cơ sở, Chế độ, chính sách của người lao động… Các quy định được ban hành phải đảm bảo tạo động lực để người lao động làm việc với năng suất cao, hiệu quả tốt, hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan.
- Tăng cường sự tham gia của công đoàn trong công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, phản biện hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp. Tập trung và nâng cao chất lượng các cuộc kiểm tra, giám sát liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ủy ban Kiểm tra công đoàn các cấp trong quá trình triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
- Tích cực tham gia và nâng cao chất lượng công tác thương lượng tập thể, ký kết thỏa ước lao động tập thể và đối thoại với người sử dụng lao động. Chủ động công tác thông tin, đối thoại và tham gia các diễn đàn về chính sách lao động ở ngành, địa phương. Phản ánh kịp thời những vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai thực hiện các quy định của pháp luật và kiến nghị kịp thời các giải pháp khắc phục. Làm tốt công tác tham gia giải quyết tranh chấp lao động. Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp, cốt lõi là tạo được sự hài hòa lợi ích vật chất giữa người lao động và doanh nghiệp trên nền tảng hợp tác và tôn trọng.
3. Tổ chức các phong trào thi đua yêu nước thiết thực và rộng khắp
- Phát động, tổ chức thực hiện bài bản, chất lượng các phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động gắn với nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và từng cá nhân; phát huy tinh thần năng động, sáng tạo của đoàn viên và người lao động hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
- Công đoàn các cấp tập trung đầu tư phát động và triển khai thực hiện các phong trào thi đua: “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”; “Năng suất cao hơn, chất lượng tốt hơn”; “Tham mưu giỏi, phục vụ tốt”; “Đổi mới, sáng tạo, hiệu quả trong hoạt động của tổ chức Công đoàn”, thiết thực góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hiệu quả công tác, xây dựng nền hành chính hiện đại, minh bạch, nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp về các dịch vụ công, dịch vụ xã hội. Đẩy mạnh hưởng ứng và triển khai thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua, cuộc vận động do Thủ tướng Chính phủ phát động như: Phong trào “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển”, “Công đoàn đồng hành vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp vì việc làm, đời sống của công nhân lao động”, Phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”; Phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”; Phong trào “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở”… Đẩy mạnh phong trào thi đua liên kết trên các công trình trọng điểm.
- Tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn và người lao động thực hiện tốt các cuộc vận động: “Cán bộ, công chức, viên chức nói không với tiêu cực”, “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Tiếp tục triển khai có hiệu quả Kế hoạch tăng trưởng xanh trong các cấp công đoàn giai đoạn 2014 - 2020; các dự án liên quan như Tăng trưởng xanh, Better Work, phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp, Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động”, hoạt động “Lối sống xanh”, “Xanh hóa sản xuất” và phong trào 3T (Tiết kiệm, Tái chế, Tái sử dụng) trong các cấp công đoàn. Đổi mới việc xét chọn, tôn vinh và trao tặng Giải thưởng “Doanh nghiệp vì người lao động”, “Công nhân lao động vì môi trường”...
- Gắn việc thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động với việc nâng cao ý thức tự giác chấp hành kỷ luật lao động, an toàn lao động, thực hiện 5S (sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc, sẵn sàng), bảo đảm môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm; bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động, tài sản nhà nước, doanh nghiệp, nâng cao thu nhập cho người lao động và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với mục tiêu “Năng suất cao hơn, phúc lợi tốt hơn”.
- Phát hiện, đề xuất kịp thời các hình thức tôn vinh và khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc trong thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động nói chung và Chương trình “Công đoàn Việt Nam đồng hành với Chính phủ nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững đất nước” nói riêng.
4. Tham gia cùng cấp ủy, chính quyền, doanh nghiệp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
- Tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động tích cực tham gia học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc, rèn giũa tác phong, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và kỷ luật lao động.
- Đưa vào nội dung thương lượng để xác định trong thỏa ước lao động tập thể về trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế và nền kinh tế số.
- Phối hợp với cơ quan chuyên môn tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị và kỹ năng nghề nghiệp cho đoàn viên và người lao động. Thành lập các câu lạc bộ, các tổ, nhóm học tập. Có các hình thức khen thưởng, tặng học bổng cho đoàn viên, người lao động vượt khó, học tốt.
- Bên cạnh nâng cao trình độ, kỹ năng, cần quan tâm bồi dưỡng cho đoàn viên, người lao động lòng yêu nghề, bản lĩnh, trách nhiệm, năng động, sáng tạo, tinh thần đoàn kết, gắn bó với cơ quan, doanh nghiệp, xây dựng tác phong làm việc mới, có khả năng ứng dụng khoa học - công nghệ hiện đại vào sản xuất, có tư duy hội nhập và tinh thần tự tôn dân tộc. Quan tâm tổ chức các hoạt động văn hóa - thể thao nâng cao đời sống tinh thần và rèn luyện sức khỏe của người lao động.
- Đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương pháp, hình thức đào tạo, bồi dưỡng ở các cơ sở đào tạo của Công đoàn Việt Nam, gắn kết với nhu cầu giữa nhà trường và doanh nghiệp, đào tạo theo đơn đặt hàng, đào tạo tại chỗ, đào tạo theo nhu cầu xã hội, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
- Chủ động phối hợp với người sử dụng lao động thực hiện tốt việc chăm lo phúc lợi, lợi ích cho đoàn viên và người lao động, thực hiện hiệu quả Chương trình “Phúc lợi cho đoàn viên công đoàn”, với chủ đề “Mỗi công đoàn cơ sở - một lợi ích đoàn viên” thông qua các hoạt động cụ thể của tổ chức công đoàn, nhằm tăng thêm lợi ích tốt hơn cho đoàn viên và người lao động. Thương lượng với người sử dụng lao động cam kết bảo đảm cho người lao động có “Quyền lợi bảo đảm, phúc lợi tốt hơn”, nâng giá trị và chất lượng bữa ăn ca cho công nhân lao động.
- Tích cực lựa chọn, thương lượng, ký kết các thỏa thuận với đối tác, nhằm mang đến cho đoàn viên công đoàn nhiều sản phẩm, dịch vụ thiết yếu với chất lượng tốt, giá cả hợp lý. Chú trọng thương lượng, ký kết với các doanh nghiệp tại địa phương, trong ngành có các sản phẩm, dịch vụ thực sự tiện ích với người lao động để gia tăng lợi ích thiết thực cho đoàn viên..
- Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng, phát huy hiệu quả các thiết chế công đoàn ở các khu công nghiệp, khu chế xuất. Có chính sách cho người lao động là đoàn viên công đoàn được hưởng các ưu tiên về giá, quyền được ưu tiên sử dụng, được mua, được cung cấp trước so với các đối tượng khác chưa là đoàn viên công đoàn khi có nhu cầu tại các thiết chế công đoàn. Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất bảo đảm điều kiện ăn, ở, sinh hoạt cho đoàn viên công đoàn, người lao động tại các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
- Đổi mới phương thức tổ chức, cách thức vận động, huy động các nguồn lực để duy trì và phát triển các Chương trình “Tết Sum vầy”, Chương trình “Mái ấm Công đoàn”, “Tháng Công nhân”, có chính sách xem xét, ưu tiên đối tượng là đoàn viên công đoàn khi triển khai thực hiện Chương trình.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của các loại hình: Quỹ Quốc gia về việc làm, Quỹ Tấm lòng vàng Lao động, Quỹ xã hội của các ngành, địa phương, Chương trình, dự án tài chính vi mô… để chăm lo tốt hơn phúc lợi cho đoàn viên và người lao động.
- Tiếp tục rà soát nội dung, đề xuất các giải pháp cụ thể để triển khai có hiệu quả các chương trình phối hợp với Chính phủ, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương. Hàng năm có đánh giá, sơ kết kết quả đã đạt được, xác định nhiệm vụ của năm tới.
- Nghiên cứu ký mới các chương trình phối hợp với các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương chưa ký kết. Xác định các nội dung cụ thể, trọng tâm, trọng điểm, liên quan trực tiếp đến quyền lợi của đoàn viên, người lao động và tổ chức công đoàn.
- Chủ động bàn bạc, trao đổi, thông tin với các ban, bộ, ngành về những bất cập của chính sách, pháp luật liên quan đến người lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững; nhu cầu, nguyện vọng và những vấn đề bức xúc của công nhân viên chức lao động, để tìm hướng khắc phục, giải quyết; những ý tưởng, sáng kiến, đề xuất của công nhân, viên chức, lao động cần được lắng nghe, tiếp thu, phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước.
- Phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của người lao động, đặc biệt là vấn đề tiền lương, thu nhập, bảo hiểm xã hội; các hạ tầng thiết yếu như nhà ở, trường học, bệnh viện, nơi sinh hoạt văn hóa, nhà trẻ, mẫu giáo dành cho công nhân lao động trong các khu công nghiệp... góp phần xây dựng đội ngũ công nhân, người lao động có năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Phối hợp trong công tác tuyên truyền, cung cấp thông tin liên quan cho người lao động nhằm đẩy lùi thông tin tiêu cực, góp phần củng cố niềm tin của người lao động vào Đảng và Nhà nước, vào sự quản lý, điều hành của Chính phủ và tổ chức Công đoàn Việt Nam.
1. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
- Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình do đồng chí Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn làm Trưởng ban để giúp Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chương trình; chuẩn bị công tác sơ kết, tổng kết Chương trình.
- Giao Ban Chính sách kinh tế - xã hội và Thi đua khen thưởng là đơn vị thường trực, tham mưu giúp Ban Chỉ đạo và Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn theo dõi, tổng hợp kết quả thực hiện Chương trình; tham mưu hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện Chương trình.
- Hằng năm, Tổng Liên đoàn đánh giá kết quả thực hiện Chương trình này, xem xét khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chương trình.
2. Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương
- Căn cứ nội dung Chương trình và các văn bản hướng dẫn của Tổng Liên đoàn, Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương xây dựng kế hoạch hoặc hướng dẫn các cấp công đoàn trực thuộc triển khai thực hiện Chương trình;
- Tổ chức tuyên truyền, quán triệt Chương trình đến cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động và các cấp công đoàn trực thuộc.
- Hằng năm, đưa nội dung kết quả thực hiện Chương trình vào đánh giá trong báo cáo tổng kết.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình của các cấp công đoàn trực thuộc.
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan, tuyên truyền vận động cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động tham gia thực hiện tốt Chương trình, đồng thời gắn nội dung chương trình vào nội dung phát động các phong trào thi đua yêu nước của ngành, địa phương hàng năm, định kỳ tổ chức đánh giá, sơ kết, tổng kết, đề nghị khen thưởng các tập thể cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc.
- Kết thúc nhiệm kỳ tiến hành sơ kết, báo cáo kết quả về Tổng Liên đoàn và chính quyền địa phương hoặc cơ quan chuyên môn.
3. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, Công đoàn cơ sở
- Căn cứ nội dung Chương trình và chỉ đạo, hướng dẫn của công đoàn cấp trên trực tiếp, cụ thể hóa thành kế hoạch công tác hàng năm của cấp mình và tổ chức thực hiện có hiệu quả.
- Các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở chủ động hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc và hỗ trợ công đoàn cơ sở tổ chức các phong trào thi đua nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, chất lượng công tác, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững của địa phương, ngành, doanh nghiệp.
- Hằng năm, tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình, định kỳ tổ chức đánh giá, sơ kết, tổng kết và báo cáo kết quả thực hiện về Công đoàn cấp trên trực tiếp theo chỉ đạo.
Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, các ban, đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo định kỳ 6 tháng, báo cáo năm kết quả thực hiện Chương trình; báo cáo 6 tháng gửi trước ngày 15/6, báo cáo năm gửi trước ngày 30/11 hàng năm về Tổng Liên đoàn (qua Ban Chính sách kinh tế - xã hội và Thi đua khen thưởng).
Trên đây là Chương trình “Công đoàn Việt Nam đồng hành với Chính phủ nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững đất nước giai đoạn 2019- 2023”. Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam giao Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, kịp thời báo cáo về Tổng Liên đoàn (qua Ban CSKTXH&TĐKT) để giải quyết.
|
TM.
BAN CHẤP HÀNH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.