NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/VBHN-NHNN | Hà Nội, ngày 13 tháng 01 năm 2016 |
HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 22/2006/NĐ-CP NGÀY 28/02/2006 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI, NGÂN HÀNG LIÊN DOANH, NGÂN HÀNG 100% VỐN NƯỚC NGOÀI, VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC TÍN DỤNG NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
Thông tư số 03/2007/TT-NHNN ngày 05 tháng 06 năm 2007 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thi hành một số Điều của Nghị định số 22/2006/NĐ-CP ngày 28/02/2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 18 tháng 07 năm 2007, được sửa đổi, bổ sung bởi:
1. Thông tư số 24/2011/TT-NHNN ngày 31 tháng 8 năm 2011 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng theo các Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2011.
2. Thông tư số 29/2015/TT-NHNN ngày 22 tháng 12 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về thành phần hồ sơ có bản sao chứng thực giấy tờ, văn bản, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 02 năm 2016.
Căn cứ quy định tại Điều 67 Nghị định số 22/2006/NĐ-CP ngày 28/02/2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là Nghị định), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) hướng dẫn thi hành Nghị định như sau1,2:
I. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
1. Thông tư này hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định, áp dụng đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
2. “Đại diện có thẩm quyền” là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc) của ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng nước ngoài, ngân hàng Việt Nam tham gia liên doanh, tổ chức là thành viên tham gia góp vốn thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài; những người được họ ủy quyền bằng văn bản; những người có đủ thẩm quyền theo Điều lệ hoặc quy định nội bộ của các tổ chức này để ký các văn bản quy định tại Thông tư này và thực hiện các công việc liên quan trong phạm vi thẩm quyền được giao.
3. “Người điều hành” bao gồm Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc), Kế toán trưởng và trưởng, phó các đơn vị, bộ phận điều hành, tác nghiệp.
4. “Khai trương hoạt động” là việc bắt đầu tiến hành hoạt động ngân hàng; “ngày khai trương hoạt động” là ngày bắt đầu hoạt động.
5. Điều kiện cấp Giấy phép
5.1. Điều kiện áp dụng chung đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài
a) Ngân hàng nước ngoài không vi phạm nghiêm trọng các quy định về hoạt động ngân hàng và các quy định pháp luật khác của nước nguyên xứ trong vòng ba (03) năm liên tiếp liền kề trước năm xin cấp giấy phép cho đến thời điểm Ngân hàng Nhà nước xem xét hồ sơ xin cấp giấy phép;
b) Ngân hàng nước ngoài có kinh nghiệm hoạt động quốc tế, được các tổ chức xếp loại tín nhiệm quốc tế xếp hạng từ mức trung bình và ổn định (stable) trở lên, chứng tỏ được khả năng thực hiện các cam kết tài chính và hoạt động bình thường ngay cả khi tình hình, điều kiện kinh tế biến đổi theo chiều hướng không thuận lợi;
c) Ngân hàng nước ngoài có tình hình tài chính lành mạnh, đáp ứng được các tiêu chí tối thiểu sau đây:
- Đạt tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu ít nhất 8% trở lên và các tỷ lệ bảo đảm an toàn khác theo thông lệ quốc tế; có tỷ lệ nợ xấu (NPL) dưới 3% vào năm trước năm xin cấp giấy phép cho đến thời điểm Ngân hàng Nhà nước xem xét hồ sơ xin cấp giấy phép;
- Hoạt động có lãi ít nhất trong ba (03) năm liên tiếp liền kề trước năm xin cấp giấy phép;
d) Cơ quan giám sát, thanh tra có thẩm quyền của nước nguyên xứ có khả năng giám sát toàn bộ hoạt động của ngân hàng nước ngoài trên cơ sở tổng hợp theo thông lệ quốc tế; đã ký kết cam kết (bản ghi nhớ, thoả thuận, thư trao đổi và các văn bản khác có giá trị tương đương) về hợp tác quản lý, giám sát hoạt động và trao đổi thông tin với Ngân hàng Nhà nước.
5.2. Điều kiện mở chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Ngoài những điều kiện chung nêu tại điểm 5.1 trên đây, để được cấp Giấy phép mở chi nhánh, ngân hàng nước ngoài (ngân hàng mẹ) phải đáp ứng những điều kiện sau:
a) Các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 106 Luật các tổ chức tín dụng gồm:
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài có vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ;
- Người điều hành có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và trình độ chuyên môn phù hợp với hoạt động ngân hàng; Tổng Giám đốc (Giám đốc) của chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện tối thiểu sau đây:
+ Có sức khoẻ, đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, hiểu biết pháp luật và có ý thức chấp hành pháp luật;
+ Có bằng đại học hoặc trên đại học các chuyên ngành kinh tế, ngân hàng, tài chính, luật, quản trị kinh doanh;
+ Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng tối thiểu ba (03) năm.
- Có phương án kinh doanh khả thi, trong đó tối thiểu phải có phương án kinh doanh, hoạt động trong ba (03) năm đầu theo hướng dẫn về hồ sơ tại điểm 6.1.b của Thông tư này;
- Được cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ cho phép mở chi nhánh ngân hàng tại Việt Nam;
- Cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ có văn bản bảo đảm khả năng giám sát toàn bộ hoạt động của chi nhánh tại Việt Nam;
- Ngân hàng nước ngoài có văn bản bảo đảm chịu trách nhiệm đối với mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt Nam; đảm bảo duy trì giá trị thực có của vốn được cấp của chi nhánh không thấp hơn mức vốn pháp định và đáp ứng đầy đủ các quy định về an toàn hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
b) Ngân hàng nước ngoài có tổng tài sản có ít nhất là tương đương 20 tỷ đôla Mỹ vào năm tài chính trước năm xin cấp giấy phép.
5.3. Điều kiện thành lập và hoạt động ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài
Ngoài những điều kiện chung nêu tại điểm 5.1 trên đây, để được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng liên doanh, Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng nước ngoài phải đáp ứng những điều kiện sau:
a) Các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật các tổ chức tín dụng gồm:
- Ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài có vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ;
- Người quản trị, điều hành của ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và trình độ chuyên môn phù hợp với hoạt động của Ngân hàng; thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, người điều hành phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước về điều kiện, tiêu chuẩn đối với thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, người điều hành của tổ chức tín dụng;
- Có phương án kinh doanh khả thi, trong đó tối thiểu phải có phương án kinh doanh, hoạt động trong ba (03) năm đầu theo hướng dẫn về hồ sơ tại điểm 6.2.b của Thông tư này;
- Ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài có Điều lệ tổ chức và hoạt động phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.
b) Ngân hàng nước ngoài và các thành viên góp vốn là tổ chức nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ cho phép tham gia thành lập ngân hàng liên doanh, thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam;
c) Ngân hàng nước ngoài có tổng tài sản có ít nhất là tương đương 10 tỷ đôla Mỹ vào cuối năm tài chính trước năm xin cấp giấy phép;
d) Ngân hàng nước ngoài và các thành viên góp vốn phải có văn bản cam kết với Ngân hàng Nhà nước về việc:
- Sẵn sàng hỗ trợ về tài chính, công nghệ, quản trị, điều hành và hoạt động cho ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh tại Việt Nam;
- Đảm bảo duy trì giá trị thực có của vốn điều lệ của ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh không thấp hơn mức vốn pháp định và đáp ứng đầy đủ các quy định về an toàn hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
e) Các ngân hàng Việt Nam tham gia góp vốn thành lập ngân hàng liên doanh hoặc các tổ chức nước ngoài không phải là ngân hàng nước ngoài tham gia góp vốn thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài cũng phải là các ngân hàng, tổ chức có uy tín, có năng lực tài chính, hoạt động lành mạnh, kinh doanh hiệu quả, có lãi theo các nguyên tắc nêu trên của Thông tư này. Cụ thể, các ngân hàng Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Có thời gian hoạt động tối thiểu là 5 năm;
- Có tổng tài sản tối thiểu 10.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu nhỏ hơn 2% tổng dư nợ, không vi phạm các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vào năm trước năm xin cấp giấy phép cho đến thời điểm Ngân hàng Nhà nước xem xét hồ sơ xin cấp giấy phép;
- Kinh doanh có lãi trong ba (03) năm liên tiếp trước năm xin cấp giấy phép.
5.4. Điều kiện mở văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài
a) Tổ chức tín dụng nước ngoài là pháp nhân được phép hoạt động ngân hàng ở nước nguyên xứ;
b) Tổ chức tín dụng nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ cho phép mở văn phòng đại diện tại Việt Nam;
c) Tổ chức tín dụng nước ngoài có quan hệ hợp tác với các tổ chức kinh tế Việt Nam hoặc có nhu cầu tìm kiếm, thúc đẩy, phát triển quan hệ hợp tác với các tổ chức kinh tế Việt Nam;
d) Tổ chức tín dụng nước ngoài không vi phạm nghiêm trọng các quy định về hoạt động ngân hàng và các quy định pháp luật khác của nước nguyên xứ trong vòng ba (03) năm liên tiếp liền kề trước năm xin cấp giấy phép cho đến thời điểm Ngân hàng Nhà nước xem xét hồ sơ xin cấp giấy phép.
6. Hồ sơ xin cấp giấy phép
6.1. Hồ sơ xin cấp giấy phép mở chi nhánh ngân hàng nước ngoài
a) Đơn xin cấp giấy phép mở chi nhánh ngân hàng nước ngoài do đại diện có thẩm quyền của ngân hàng nước ngoài ký (Phụ lục 1a đính kèm);
b) Phương án kinh doanh chứng minh được tính khả thi; bao gồm các nội dung chủ yếu, tối thiểu sau đây:
- Sự cần thiết thành lập, nhu cầu khách hàng, khả năng đáp ứng nhu cầu về dịch vụ ngân hàng, khả năng quản lý các loại hình rủi ro, khả năng áp dụng công nghệ hiện đại trong quản lý hoạt động ngân hàng và quản lý rủi ro;
- Địa bàn hoạt động và nguồn nhân lực dự kiến;
- Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản trị điều hành, kiểm toán nội bộ; hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ, cơ chế phòng chống rửa tiền được tổ chức hợp lý, phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế;
- Nội dung hoạt động, phương thức hoạt động kinh doanh;
- Bảng tổng kết tài sản; báo cáo thu nhập và chi phí; báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các chỉ số tài chính lớn, các tỷ lệ an toàn dự kiến và các thuyết minh liên quan chứng minh được lợi ích kinh tế và tính toán hiệu quả kinh tế trong ba (03) năm đầu hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam;
c) Điều lệ của ngân hàng nước ngoài;
d) Lý lịch (có xác nhận của ngân hàng nước ngoài) và các văn bằng, chứng chỉ chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn của Tổng Giám đốc (Giám đốc) chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
e) Bản sao Giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ cấp;
g) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ cho phép ngân hàng nước ngoài mở chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; trường hợp quy định của nước nguyên xứ không yêu cầu phải có văn bản chấp thuận thì phải có bằng chứng chứng minh việc này.
h) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ cung cấp thông tin, xác nhận về tình hình tuân thủ pháp luật và tình hình tài chính của ngân hàng nước ngoài trong vòng ba (03) năm liên tiếp liền kề trước khi xin cấp giấy phép, chứng tỏ được khả năng đáp ứng các điều kiện quy định tại tiết a, c điểm 5.1 nêu trên;
i) Văn bản của cơ quan thanh tra, giám sát có thẩm quyền của nước nguyên xứ cam kết bảo đảm khả năng giám sát toàn bộ hoạt động của ngân hàng nước ngoài (bao gồm cả hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam) trên cơ sở tổng hợp theo thông lệ quốc tế;
k) Báo cáo tài chính thường niên đã được kiểm toán ba (03) năm gần nhất của ngân hàng nước ngoài;
l) Văn bản hoặc tài liệu của tổ chức xếp loại tín nhiệm quốc tế (Moody’s, Standard & Poor, Fitch…) xếp hạng tín nhiệm đối với ngân hàng nước ngoài;
m) Văn bản của ngân hàng nước ngoài bảo đảm chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt Nam; đảm bảo duy trì giá trị thực có của vốn được cấp của chi nhánh không thấp hơn mức vốn pháp định và đáp ứng đầy đủ các quy định về an toàn hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
n) Báo cáo tổng quát về lịch sử thành lập, quá trình phát triển và hoạt động của ngân hàng nước ngoài cho đến thời điểm báo cáo, và định hướng phát triển trong tương lai.
6.2. Hồ sơ xin cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài:
a) Đơn xin cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng liên doanh tại Việt Nam do đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia liên doanh cùng ký (Phụ lục 1b đính kèm); Đơn xin cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam do đại diện có thẩm quyền của ngân hàng mẹ ký (Phụ lục 1c đính kèm);
b) Phương án kinh doanh (đã được các bên liên doanh, ngân hàng mẹ, các thành viên góp vốn thông qua) chứng minh được tính khả thi; bao gồm các nội dung chủ yếu, tối thiểu sau đây:
- Sự cần thiết thành lập, nhu cầu khách hàng, khả năng đáp ứng nhu cầu về dịch vụ ngân hàng, khả năng quản lý các loại hình rủi ro, khả năng áp dụng công nghệ hiện đại trong quản lý hoạt động ngân hàng và quản lý rủi ro;
- Địa bàn hoạt động và nguồn nhân lực dự kiến;
- Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản trị điều hành, kiểm toán nội bộ; hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ, cơ chế phòng chống rửa tiền được tổ chức hợp lý, phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế;
- Nội dung hoạt động, phương thức hoạt động kinh doanh;
- Bảng tổng kết tài sản; báo cáo thu nhập và chi phí; báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các chỉ số tài chính lớn, các tỷ lệ an toàn dự kiến và các thuyết minh liên quan chứng minh được lợi ích kinh tế và tính toán hiệu quả kinh tế trong ba (03) năm đầu hoạt động của ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài.
c) Lý lịch có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền (cơ quan nơi cá nhân đó đang làm việc; cơ quan quản lý, theo dõi lý lịch cá nhân…) và các văn bằng, chứng chỉ chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn của thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát và Tổng Giám đốc (Giám đốc) của ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài;
d) Danh sách các thành viên góp vốn, mức góp vốn điều lệ và phương án góp vốn cụ thể; trong đó các thành viên phải cùng ký, cam kết và nêu rõ: Giá trị vốn góp bằng ngoại tệ, bằng tiền đồng Việt Nam, bằng tài sản (trong trường hợp này phải có văn bản chứng minh quyền sở hữu và định giá tài sản hợp lệ);
e) Báo cáo tài chính thường niên đã được kiểm toán ba (03) năm gần nhất của các thành viên góp vốn;
g) Hợp đồng liên doanh có các nội dung chủ yếu theo quy định của pháp luật đối với ngân hàng liên doanh; hợp đồng và thoả thuận góp vốn giữa các thành viên góp vốn đối với ngân hàng 100% vốn nước ngoài.
h) Bản sao giấy phép thành lập và hoạt động của các thành viên góp vốn;
i) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ chấp thuận cho ngân hàng nước ngoài được tham gia góp vốn thành lập ngân hàng liên doanh, cho phép ngân hàng mẹ và các thành viên góp vốn nước ngoài khác được tham gia góp vốn thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam; trường hợp quy định của nước nguyên xứ không yêu cầu phải có văn bản chấp thuận thì phải có bằng chứng chứng minh việc này.
k) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ cung cấp thông tin, xác nhận về tình hình tuân thủ pháp luật và tình hình tài chính của ngân hàng nước ngoài, các thành viên góp vốn nước ngoài khác trong vòng ba (03) năm liên tiếp liền kề trước khi xin cấp giấy phép, chứng tỏ được khả năng đáp ứng các điều kiện quy định tại tiết a, c điểm 5.1 nêu trên;
l) Văn bản của cơ quan thanh tra, giám sát có thẩm quyền của nước nguyên xứ cam kết bảo đảm khả năng giám sát toàn bộ hoạt động của ngân hàng nước ngoài (bao gồm cả hoạt động của ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam) trên cơ sở tổng hợp theo thông lệ quốc tế;
m) Văn bản hoặc tài liệu của tổ chức xếp loại tín nhiệm quốc tế (Moody’s, Standard & Poor, Fitch…) xếp hạng tín nhiệm đối với ngân hàng nước ngoài;
n) Điều lệ tổ chức và hoạt động của các thành viên góp vốn;
o) Dự thảo Điều lệ ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài;
p) Văn bản cam kết của các thành viên góp vốn về việc:
- Sẵn sàng hỗ trợ về tài chính, công nghệ, quản trị, điều hành, hoạt động cho ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam;
- Đảm bảo duy trì giá trị thực có của vốn điều lệ của ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài không thấp hơn mức vốn pháp định và đáp ứng đầy đủ các quy định về an toàn hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
q) Báo cáo tổng quát về lịch sử thành lập, quá trình phát triển và hoạt động của các thành viên góp vốn cho đến thời điểm báo cáo, và định hướng phát triển trong tương lai.
6.3. Hồ sơ xin cấp Giấy phép mở Văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài:
a) Đơn xin mở Văn phòng đại diện tại Việt Nam do đại diện có thẩm quyền của tổ chức tín dụng nước ngoài ký (Phụ lục số 1d đính kèm). Đơn xin mở Văn phòng đại diện phải ghi rõ mục đích, phạm vi hoạt động của Văn phòng đại diện;
b) Bản sao Giấy phép hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ cấp;
c) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ cho phép tổ chức tín dụng mở Văn phòng đại diện tại Việt Nam; trường hợp quy định của nước nguyên xứ không yêu cầu phải có văn bản cho phép thì phải có bằng chứng chứng minh việc này.
d) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ cung cấp thông tin, xác nhận về tình hình tuân thủ pháp luật của tổ chức tín dụng nước ngoài;
e) Báo cáo tài chính thường niên đã được kiểm toán ba (03) năm gần nhất của tổ chức tín dụng nước ngoài;
g) Lý lịch của Trưởng Văn phòng đại diện tại Việt Nam (có xác nhận của tổ chức tín dụng nước ngoài);
h) Báo cáo tổng quát về lịch sử thành lập, quá trình phát triển và hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài cho đến thời điểm báo cáo, và định hướng phát triển trong tương lai.
7. Thủ tục, quy trình cấp phép, nội dung Giấy phép
7.1.3 Hồ sơ xin cấp Giấy phép được lập thành một bản chính gồm hai (02) bộ, một bộ bằng tiếng Việt và một bộ bằng tiếng Anh, trong đó:
a) Các văn bản tiếng Anh phải được hợp pháp hóa lãnh sự gồm:
- Các văn bản nêu tại tiết a, b, d, m, n điểm 6.1 Thông tư này;
- Các văn bản nêu tại tiết a, b, c, d, g, p, q điểm 6.2 Thông tư này;
- Các văn bản nêu tại tiết a, g, h điểm 6.3 Thông tư này.
b) Các bản sao tiếng Việt và các bản dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chứng thực; riêng bản dịch các báo cáo tài chính thường niên có thể do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và chức năng dịch thuật xác nhận. Các văn bản tiếng Việt là bản gốc (hoặc sao từ bản gốc tiếng Việt) và được lập tại Việt Nam không cần phải dịch ra tiếng Anh.
7.2.4 Toàn bộ hồ sơ gốc nêu trên được lập thêm hai (02) bản và nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng). Trong thời hạn 20 ngày làm việc sau khi nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) có văn bản xác nhận đủ hồ sơ hoặc thông báo về tình trạng hồ sơ và đề nghị bổ sung thông tin, hồ sơ (nếu chưa đủ, chưa hợp lệ). Trong thời hạn 10 ngày làm việc sau khi nhận được thông tin, hồ sơ bổ sung, Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) có văn bản xác nhận đủ hồ sơ hoặc thông báo tiếp về tình trạng hồ sơ theo nguyên tắc trên.
7.3. Sau khi nhận đủ hồ sơ xin cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước (Vụ các Ngân hàng) có văn bản gửi lấy ý kiến các cơ quan dưới đây về đề nghị cấp Giấy phép:
a) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi dự kiến đặt trụ sở của chi nhánh, của ngân hàng, hoặc của văn phòng đại diện.
b) Bộ Công an (Cục An ninh Kinh tế).
c) Thanh tra Ngân hàng Nhà nước.
d) Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố nơi dự kiến đặt trụ sở của chi nhánh, của ngân hàng, hoặc của văn phòng đại diện.
Trong thời hạn 30 ngày làm việc (riêng đối với trường hợp hồ sơ xin mở văn phòng đại diện là 20 ngày làm việc), kể từ ngày nhận được văn bản của Ngân hàng Nhà nước, các cơ quan liên quan nêu trên có ý kiến bằng văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước (Vụ các Ngân hàng). Trường hợp không nhận được ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan trong thời hạn này, Ngân hàng Nhà nước coi như cơ quan đó không có ý kiến phản đối đối với đề nghị cấp Giấy phép.
7.4. Trong thời hạn 90 ngày làm việc (riêng đối với trường hợp hồ sơ xin mở văn phòng đại diện là 30 ngày làm việc) kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ xin cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước cấp hoặc từ chối cấp Giấy phép. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước có văn bản giải thích rõ lý do.
7.5. Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể nội dung và thời hạn hoạt động trong Giấy phép (theo phụ lục số 2a, 2b, 2c, và 2d đính kèm); thời hạn hoạt động chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài tối đa không quá 99 năm; thời hạn hoạt động văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài tối đa không quá 5 năm.
IV. GIA HẠN THỜI HẠN HOẠT ĐỘNG
8. Điều kiện để được gia hạn thời hạn hoạt động:
8.1. Điều kiện đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam:
a) Hoạt động hiệu quả, có lãi; không vi phạm các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng; không có các vi phạm pháp luật nghiêm trọng khác trong ba (03) năm liên tiếp liền kề trước năm xin gia hạn thời hạn hoạt động cho đến thời điểm Ngân hàng Nhà nước xem xét hồ sơ xin gia hạn thời hạn hoạt động;
b) Bộ máy quản trị, điều hành, kiểm toán nội bộ và hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động ổn định, an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật.
8.2. Điều kiện đối với ngân hàng nước ngoài:
a) Luôn thực hiện tốt các cam kết của Ngân hàng nước ngoài đối với chi nhánh, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;
b) Ngân hàng nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ chấp thuận cho tiếp tục duy trì hoạt động của chi nhánh, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam;
c) Cơ quan thanh tra, giám sát có thẩm quyền của nước nguyên xứ thực hiện tốt cam kết với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phối hợp quản lý, giám sát và trao đổi thông tin giám sát hoạt động ngân hàng;
d) Ngoài các điều kiện nêu trên, Ngân hàng Nhà nước xem xét, cấp giấy phép gia hạn thời hạn hoạt động căn cứ theo các điều kiện như quy định đối với trường hợp cấp Giấy phép mới (cấp Giấy phép lần đầu) tại các điểm 1, 2 và 3 khoản 5 Mục III nêu trên.
8.3. Điều kiện đối với văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài
a) Văn phòng đại diện không vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong thời gian ba (03) năm liên tiếp liền kề trước năm xin gia hạn thời hạn hoạt động cho đến thời điểm Ngân hàng Nhà nước xem xét hồ sơ xin gia hạn thời hạn hoạt động;
b) Ngoài điều kiện nêu trên, Ngân hàng Nhà nước xem xét, cấp giấy phép gia hạn thời hạn hoạt động căn cứ theo các điều kiện như quy định đối với trường hợp cấp Giấy phép mới (cấp Giấy phép lần đầu) quy định tại điểm 5.4 Mục III nêu trên.
9. Hồ sơ xin gia hạn thời hạn hoạt động
a)5 Đơn đề nghị gia hạn thời hạn hoạt động (Phụ lục 01a.ĐGH, 01b.ĐGH đính kèm theo Thông tư này).
b) Nghị quyết của Hội đồng quản trị ngân hàng 100% vốn nước ngoài, Hội đồng quản trị Ngân hàng liên doanh về việc tiếp tục gia hạn thời hạn hoạt động ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh tại Việt Nam.
c) Báo cáo tổng quan tình hình hoạt động kể từ khi được cấp Giấy phép; trong đó có báo cáo cụ thể về tình hình hoạt động, kinh doanh ba (03) năm gần nhất và phương án hoạt động, kinh doanh trong thời gian tới sau khi được gia hạn thời hạn hoạt động.
d) Báo cáo tài chính thường niên đã được kiểm toán ba (03) năm gần nhất của ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng nước ngoài; các thành viên góp vốn khác trong ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh.
e) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài:
- Cho phép ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng nước ngoài, các thành viên góp vốn nước ngoài khác tiếp tục duy trì hoạt động chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh, Ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam;
- Cung cấp thông tin, xác nhận về tình hình tuân thủ pháp luật và tình hình tài chính của ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng nước ngoài, các thành viên góp vốn nước ngoài khác trong vòng ba (03) năm liên tiếp trước khi xin gia hạn thời hạn hoạt động, chứng tỏ được khả năng đáp ứng các điều kiện quy định tại tiết a, c điểm 5.1 Mục III nêu trên.
g)6 (được bãi bỏ)
10. Thủ tục, quy trình gia hạn thời hạn hoạt động
a) Hồ sơ xin gia hạn thời hạn hoạt động chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài phải nộp cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ các Ngân hàng) trước khi thời hạn hoạt động kết thúc tối thiểu là 180 ngày; đối với văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài trước tối thiểu 60 ngày.
b) Việc lập hồ sơ, thủ tục, và quy trình gia hạn thời hạn hoạt động được thực hiện như đối với trường hợp cấp Giấy phép mới quy định tại khoản 7 Mục III Phần I Thông tư này. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước không yêu cầu phải hợp pháp hoá lãnh sự chứng thực con dấu, chữ ký đối với hồ sơ gia hạn thời hạn hoạt động, trừ trường hợp cần thiết đối với một số tài liệu quan trọng mà theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước cần được chứng thực.
V. LỆ PHÍ CẤP GIẤY PHÉP VÀ LỆ PHÍ GIA HẠN THỜI HẠN HOẠT ĐỘNG
11. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày được cấp Giấy phép hoặc được chấp thuận gia hạn, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài phải nộp lệ phí cấp Giấy phép, lệ phí gia hạn thời hạn hoạt động tại Sở Giao dịch – Ngân hàng Nhà nước.
12. Mức lệ phí cấp Giấy phép và lệ phí gia hạn thời hạn hoạt động do Bộ Tài chính quy định. Số lệ phí này không được khấu trừ vào vốn pháp định và không được hoàn trả lại trong bất kỳ trường hợp nào.
VI. ĐĂNG KÝ VÀ KHAI TRƯƠNG HOẠT ĐỘNG
13. Để tiến hành hoạt động, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện khai trương hoạt động quy định tại Điều 15 Nghị định.
14. Chậm nhất 30 ngày trước ngày khai trương hoạt động, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài phải có văn bản báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Vụ các Ngân hàng, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở chính) về ngày khai trương hoạt động, việc đáp ứng đủ các điều kiện để được khai trương hoạt động, trong đó có điều kiện thiết lập được hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ phù hợp đảm bảo phòng ngừa và quản lý rủi ro có hiệu quả; đồng thời thông báo về ngày khai trương hoạt động cho cơ quan đăng ký kinh doanh, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở của chi nhánh, trụ sở của ngân hàng, và cho các cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật.
15. Ngân hàng Nhà nước có thể yêu cầu chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài tạm ngừng, chưa được tiến hành hoạt động nếu xét thấy chưa đáp ứng được đầy đủ các điều kiện để được khai trương hoạt động; đặc biệt là khi hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ, hệ thống tin học và kho quỹ chưa bảo đảm vận hành hiệu quả và an toàn.
16. Ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài hoặc Ngân hàng mẹ (đối với trường hợp Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài) phải đảm bảo góp đủ số vốn điều lệ, vốn được cấp thiếu hụt so với vốn pháp định trong vòng 06 tháng kể từ ngày giá trị thực có của vốn điều lệ, vốn được cấp bị giảm thấp hơn mức vốn pháp định.
17. Điều kiện chuyển đổi
Các trường hợp chuyển đổi phải đáp ứng các điều kiện như đối với trường hợp cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài quy định tại điểm 1 và điểm 3 khoản 5 Mục III Phần I của Thông tư này.
18.7 Hồ sơ chuyển đổi
18.1. Chuyển từ Ngân hàng liên doanh sang Ngân hàng 100% vốn nước ngoài
Hồ sơ chuyển đổi ngân hàng liên doanh thành ngân hàng 100% vốn nước ngoài gồm các hồ sơ quy định tại tiết a, b, c, d, e, g, h, o, p khoản 6.2 Mục III Phần I của Thông tư 03/2007/TT-NHNN. Ngoài ra, Ngân hàng liên doanh có nhu cầu chuyển đổi còn phải nộp:
a) Đơn đề nghị chuyển đổi ngân hàng liên doanh thành ngân hàng 100% vốn nước ngoài do chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng liên doanh ký;
b) Biên bản (hoặc Nghị quyết) họp Hội đồng quản trị ngân hàng liên doanh thống nhất việc chuyển đổi từ ngân hàng liên doanh sang mô hình hoạt động ngân hàng 100% vốn nước ngoài;
c) Hợp đồng (hoặc cam kết) chuyển nhượng vốn của bên Việt Nam trong liên doanh cho bên nhận chuyển nhượng vốn nước ngoài.
Việc chuyển nhượng vốn phải đảm bảo có một ngân hàng nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ của ngân hàng 100% vốn nước ngoài.
18.2. Chuyển từ ngân hàng 100% vốn nước ngoài sang ngân hàng liên doanh
Hồ sơ chuyển đổi ngân hàng 100% vốn nước ngoài thành ngân hàng liên doanh gồm các hồ sơ quy định tại tiết a, b, c, d, e, g, h, o, p khoản 6.2 Mục III Phần I của Thông tư này. Ngoài ra, ngân hàng 100% vốn nước ngoài có nhu cầu chuyển đổi còn phải nộp:
a) Đơn đề nghị chuyển đổi ngân hàng 100% vốn nước ngoài thành ngân hàng liên doanh do chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng 100% vốn nước ngoài ký;
b) Biên bản (hoặc nghị quyết) họp Hội đồng quản trị ngân hàng 100% vốn nước ngoài thống nhất việc chuyển đổi từ ngân hàng 100% vốn nước ngoài sang mô hình hoạt động ngân hàng liên doanh;
c) Hợp đồng (hoặc cam kết) chuyển nhượng vốn cho bên Việt Nam tham gia liên doanh.
Việc chuyển nhượng vốn phải đảm bảo tỷ lệ quy định tại Điều 46 của Nghị định (mức góp vốn của Bên nước ngoài tối đa không quá 50% vốn điều lệ của ngân hàng liên doanh).
19. Thủ tục và quy trình chuyển đổi
19.1. Việc lập hồ sơ, thủ tục, và quy trình cấp phép chuyển đổi được thực hiện như đối với trường hợp cấp Giấy phép mới quy định tại khoản 7 Mục III phần I Thông tư này.
19.2. Sau khi nhận được Giấy phép mới và quyết định thu hồi Giấy phép cũ của Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài phải thực hiện đăng báo công bố về những nội dung này và thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh, tiến hành khai trương hoạt động theo quy định tại Điều 14, 15 của Nghị định, quy định tại Mục VI phần I của Thông tư này và các quy định pháp luật có liên quan.
IX. ĐỒNG TIỀN SỬ DỤNG TRONG HẠCH TOÁN, TÀI CHÍNH, BÁO CÁO
20. Đồng tiền được sử dụng để hạch toán là Đồng Việt Nam. Trường hợp chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài có nhu cầu hạch toán bằng ngoại tệ để báo cáo cho Hội sở chính của ngân hàng nước ngoài, phải có văn bản đề nghị gửi Bộ Tài chính để được xem xét, chấp thuận trước khi thực hiện.
21. Bộ Tài chính có trách nhiệm sao gửi văn bản thể hiện kết quả xử lý nêu trên cho Ngân hàng Nhà nước để nắm và phối hợp quản lý.
X. NHỮNG THAY ĐỔI PHẢI ĐƯỢC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHẤP THUẬN BẰNG VĂN BẢN
22. Ngoài các thay đổi phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản đã được quy định tại các phần khác trong Thông tư này; chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản trước khi thay đổi tên; mức vốn điều lệ, vốn được cấp; sửa đổi, bổ sung Điều lệ; nội dung, phạm vi hoạt động.
23. Hồ sơ đối với các thay đổi nêu trên được thực hiện như sau:
23.1. Trường hợp thay đổi tên:
a)8 Đơn đề nghị đổi tên do Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, hoặc người có thẩm quyền của ngân hàng nước ngoài (đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài) ký (Phụ lục 02a.ĐGH, 02b.ĐGH đính kèm).
b) Nghị quyết của Hội đồng quản trị ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài về việc đổi tên; văn bản chấp thuận việc đổi tên ngân hàng nước ngoài của cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ (đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài).
c)9 (được bãi bỏ).
23.2. Thay đổi mức vốn điều lệ, vốn được cấp
a) Đơn đề nghị thay đổi mức vốn điều lệ, vốn được cấp do Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, người có thẩm quyền của ngân hàng nước ngoài (đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài) ký. Trong đơn cần nêu rõ lý do của việc thay đổi (tăng, giảm vốn), thời gian thực hiện; đồng thời nêu rõ đề nghị sửa đổi Điều lệ (đối với ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài).
b) Nghị quyết của Hội đồng quản trị ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài nhất trí với việc thay đổi mức vốn điều lệ.
c)10 Trường hợp ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh tăng vốn do có sự thay đổi về thành viên tham gia góp vốn sẽ phải gửi thêm hồ sơ theo quy định tại điểm 57.3 Thông tư 03/2007/TT-NHNN”.
d)11 (được bãi bỏ).
23.3. Thay đổi, bổ sung nội dung, phạm vi hoạt động
a) Đơn đề nghị thay đổi, bổ sung nội dung, phạm vi hoạt động do Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, Tổng giám đốc (Giám đốc) chi nhánh ngân hàng nước ngoài ký. Trong đơn cần giải trình rõ lý do, bản chất của việc thay đổi, bổ sung nội dung, phạm vi hoạt động, nêu rõ đề nghị sửa đổi Điều lệ (nếu có) do việc thay đổi này.
b) Nghị quyết của Hội đồng quản trị ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài nhất trí đối với việc thay đổi, bổ sung nội dung, phạm vi hoạt động.
c) Các văn bản khác theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước trong trường hợp cần thiết.
23.4. Sửa đổi, bổ sung Điều lệ
a) Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung Điều lệ do Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài ký; trong đơn cần nêu rõ lý do của việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ.
b) Nghị quyết của Hội đồng quản trị ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài nhất trí đối với nội dung sửa đổi, bổ sung Điều lệ. (Quy định này không áp dụng đối với những trường hợp sửa đổi, bổ sung Điều lệ do các thay đổi nêu tại các điểm 1, 2, 3 nói trên của khoản này)
c) Các văn bản khác theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước trong trường hợp cần thiết.
24. Thủ tục và quy trình xử lý
a)12 Các hồ sơ đề nghị thay đổi nêu trên được lập thành 01 bộ gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng). Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận hoặc từ chối chấp thuận các đề nghị thay đổi nêu trên. Trong trường hợp từ chối Ngân hàng Nhà nước giải thích rõ lý do.
b) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, phải thực hiện đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh (đối với những thay đổi có liên quan đến nội dung giấy đăng ký kinh doanh), với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật và đăng báo trên 2 số liên tiếp của một báo Trung ương và một báo địa phương về nội dung thay đổi.
CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI
25. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được mở điểm giao dịch ngoài địa điểm của chi nhánh ngân hàng nước ngoài ghi trong Giấy phép dưới bất kỳ hình thức nào, ngoại trừ việc đặt máy rút tiền tự động (ATM).
26. Việc đặt máy ATM, đặt và sử dụng các thiết bị ngoại vi phục vụ thanh toán thẻ tín dụng, thẻ thanh toán, thanh toán không dùng tiền mặt, được thực hiện theo quy định liên quan của pháp luật và hướng dẫn của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
27. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được đặt đơn vị, bộ phận không thực hiện giao dịch với khách hàng ngoài địa điểm của chi nhánh sau khi có chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước đối với từng trường hợp cụ thể.
28. Hồ sơ xin chuyển địa điểm:
28.1. Trường hợp cùng phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
a) Đơn xin chuyển địa điểm chi nhánh do Tổng giám đốc (Giám đốc) của chi nhánh ngân hàng nước ngoài ký; trong đơn phải nêu rõ (hoặc có văn bản giải trình kèm theo) về sự cần thiết chuyển địa điểm, địa điểm nơi chuyển đến, vị trí, diện tích, chứng minh được sự phù hợp với yêu cầu hoạt động ngân hàng và đảm bảo các điều kiện về an ninh, an toàn kho quỹ.
b) Văn bản, tài liệu chứng minh chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ có quyền sử dụng hợp pháp đối với trụ sở chi nhánh tại địa điểm mới nếu được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
28.2. Trường hợp ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
Ngoài các tài liệu nêu tại điểm 28.1 nêu trên, trong đó đơn xin chuyển địa điểm phải do đại diện có thẩm quyền của ngân hàng nước ngoài ký, ngân hàng nước ngoài phải nộp bổ sung:
a) Phương án hoạt động ba (03) năm đầu tại địa bàn mới, chứng minh được tính khả thi của việc chuyển đến địa điểm mới; bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- Sự cần thiết chuyển đến địa điểm mới, nhu cầu khách hàng, khả năng đáp ứng nhu cầu về dịch vụ ngân hàng;
- Nội dung hoạt động, phương thức hoạt động kinh doanh;
- Bảng tổng kết tài sản; báo cáo thu nhập và chi phí; báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các chỉ số tài chính lớn, các tỷ lệ an toàn dự kiến và các thuyết minh liên quan chứng minh được lợi ích kinh tế và tính toán hiệu quả kinh tế trong 3 năm đầu hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại địa bàn mới.
b) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ cho phép ngân hàng nước ngoài chuyển chi nhánh ngân hàng nước ngoài đến hoạt động tại địa điểm mới (trong trường hợp văn bản trước đây của cơ quan này quy định rõ địa bàn tỉnh, thành phố tại Việt Nam nơi ngân hàng nước ngoài được mở chi nhánh).
29. Thủ tục và quy trình chuyển địa điểm
29.1. Sau khi nhận đủ hồ sơ xin chuyển địa điểm, Ngân hàng Nhà nước (Vụ các Ngân hàng) có văn bản gửi lấy ý kiến các cơ quan dưới đây về đề nghị chuyển địa điểm:
a) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động và nơi dự kiến chuyển đến.
b) Thanh tra Ngân hàng Nhà nước.
c) Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố nơi chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động và nơi dự kiến chuyển đến.
29.2. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Ngân hàng Nhà nước, các cơ quan có liên quan nêu trên có ý kiến bằng văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước (Vụ các Ngân hàng). Trường hợp không nhận được ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan trong thời hạn này, Ngân hàng Nhà nước coi như cơ quan đó không có ý kiến phản đối đề nghị chuyển địa điểm của chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
29.3. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ xin chuyển địa điểm, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận hoặc từ chối. Trong trường hợp từ chối, Ngân hàng Nhà nước giải thích rõ lý do trong văn bản.
29.4. Sau khi nhận được văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước, trong thời hạn 180 ngày, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải hoàn tất việc thực hiện, giải quyết các nghĩa vụ, quyền lợi đối với các cá nhân, tổ chức có liên quan; thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng báo về việc chuyển địa điểm, các thủ tục khác có liên quan theo quy định của pháp luật và tiến hành hoạt động tại địa điểm mới.
30. Điều kiện mở thêm chi nhánh
30.1. Điều kiện đối với chi nhánh (các chi nhánh) ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam:
a) Không vi phạm các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng, không có các vi phạm pháp luật nghiêm trọng khác trong ba (03) năm liên tiếp liền kề trước năm xin mở thêm chi nhánh cho đến thời điểm Ngân hàng Nhà nước xem xét hồ sơ xin cấp giấy phép mở thêm chi nhánh.
b) Hoạt động hiệu quả, có lãi; bộ máy quản trị, điều hành, kiểm toán nội bộ và hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động ổn định, an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật.
30.2. Điều kiện đối với ngân hàng nước ngoài:
a) Luôn thực hiện tốt các cam kết của ngân hàng nước ngoài đối với chi nhánh (các chi nhánh) hoạt động tại Việt Nam;
b) Ngân hàng nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ chấp thuận cho mở thêm chi nhánh tại Việt Nam;
c) Cơ quan thanh tra, giám sát có thẩm quyền của nước nguyên xứ thực hiện tốt cam kết với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phối hợp quản lý, giám sát và trao đổi thông tin giám sát hoạt động ngân hàng;
d) Ngoài các điều kiện nêu trên, căn cứ theo quy định tại Điều 34 Nghị định, Ngân hàng Nhà nước xem xét, cấp Giấy phép mở thêm chi nhánh theo các điều kiện như quy định đối với trường hợp cấp Giấy phép mở chi nhánh ngân hàng nước ngoài (cấp Giấy phép mới) tại điểm 1 và điểm 2 khoản 5 Mục III phần I Thông tư này.
31. Hồ sơ, thủ tục và quy trình cấp giấy phép:
Hồ sơ, thủ tục và quy trình cấp Giấy phép, nội dung Giấy phép được thực hiện như quy định đối với trường hợp cấp Giấy phép mở chi nhánh ngân hàng nước ngoài (cấp Giấy phép mới) tại mục III phần I Thông tư này. Ngân hàng Nhà nước có thể xem xét, miễn trừ các tài liệu đã có trong hồ sơ xin cấp Giấy phép mở chi nhánh trước đó của ngân hàng nước ngoài và thủ tục hợp pháp hoá lãnh sự chứng thực con dấu, chữ ký.
Việc sử dụng vốn được cấp của Chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
32. Để đầu tư, phục vụ kinh doanh, cho vay, gửi tại các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước theo các quy định liên quan của pháp luật và phải tuân thủ quy định hiện hành về quản lý ngoại hối, về quản lý giao dịch vốn của Việt Nam.
33. Mua, đầu tư vào tài sản cố định, tài sản phục vụ kinh doanh của chi nhánh ngân hàng nước ngoài không quá 50% vốn tự có của chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
34. Đối với số vốn được cấp gửi tại các tổ chức tín dụng ở nước ngoài, ngân hàng nước ngoài phải có cam kết (do đại diện có thẩm quyền của ngân hàng nước ngoài ký) đảm bảo sẽ chuyển đầy đủ số vốn này về Việt Nam ngay khi Ngân hàng Nhà nước có yêu cầu.
Tuỳ thuộc loại hình, quy mô, lĩnh vực hoạt động của ngân hàng nước ngoài (ngân hàng mẹ), Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể về loại hình, nội dung hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong Giấy phép mở chi nhánh ngân hàng nước ngoài và theo các nguyên tắc sau đây:
35. Căn cứ loại hình hoạt động của ngân hàng mẹ là ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, và các loại hình ngân hàng khác, Ngân hàng Nhà nước quy định chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện loại hình hoạt động ngân hàng tương ứng theo loại hình hoạt động của ngân hàng mẹ và theo Luật các tổ chức tín dụng.
36. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện các nghiệp vụ hoạt động của loại hình ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, hoặc của các loại hình ngân hàng khác theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng, các quy định của pháp luật về hoạt động của loại hình ngân hàng đó trên cơ sở nguyên tắc không phân biệt đối xử (được thực hiện như các ngân hàng Việt Nam hoạt động loại hình ngân hàng tương ứng); ngoại trừ một số hạn chế theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phù hợp với các cam kết quốc tế song phương và đa phương của Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng, và các nghiệp vụ mà chính ngân hàng mẹ cũng không được thực hiện theo quy định của nước nguyên xứ.
37. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện các nghiệp vụ hoạt động mặc dù các nghiệp vụ hoạt động này không được ghi trên Giấy phép khi:
a) Được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản; hoặc
b) Đã có văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc thực hiện các nghiệp vụ này, đồng thời trong đó quy định rõ chi nhánh ngân hàng nước ngoài là đối tượng áp dụng và được thực hiện các nghiệp vụ đó. Trong trường hợp này, văn bản quy phạm pháp luật đó được coi là văn bản bổ sung nội dung Giấy phép, tuy nhiên chi nhánh ngân hàng nước ngoài vẫn phải đảm bảo thực hiện đúng các quy định tại khoản 35, 36 nêu trên.
38. Ngân hàng Nhà nước thực hiện phong tỏa vốn và tài sản của chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong các trường hợp sau đây:
a) Giá trị thực có của vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị giảm thấp hơn vốn pháp định quá thời gian 6 tháng.
b) Vi phạm tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng và Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản yêu cầu khắc phục nhưng không có biện pháp khắc phục theo đúng yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.
c) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật.
d) Ngân hàng mẹ có dấu hiệu mất khả năng chi trả, khả năng thanh toán; hoặc bị cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, hoặc có yêu cầu phải giải thể, thanh lý, phá sản, hoặc bị rút giấy phép thành lập và hoạt động.
e) Ngân hàng mẹ không thực hiện đúng các nghĩa vụ đã cam kết đối với chi nhánh hoạt động tại Việt Nam và đối với Ngân hàng Nhà nước.
g) Khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện giải thể, kết thúc hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài và thu hồi Giấy phép mở chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
39. Ngân hàng Nhà nước hủy bỏ biện pháp phong tỏa vốn và tài sản của chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi:
a) Ngân hàng mẹ và/hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã khắc phục được các vi phạm, tồn tại.
b) Kết thúc quy trình giải thể, kết thúc hoạt động và thu hồi Giấy phép mở chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
VII. GIẢI THỂ, KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG
40. Hồ sơ giải thể, kết thúc hoạt động
40.1. Trường hợp chấm dứt hoạt động theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều 41 Nghị định (hết thời hạn hoạt động hoặc tự nguyện chấm dứt hoạt động):
a) Đơn xin giải thể, kết thúc hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài do đại diện có thẩm quyền của ngân hàng nước ngoài ký, gửi đến Ngân hàng Nhà nước (Vụ các Ngân hàng) tối thiểu 180 ngày trước ngày dự kiến giải thể, kết thúc hoạt động. Trường hợp xin chấm dứt hoạt động trước thời hạn, trong đơn cần ghi rõ ngày dự kiến chấm dứt hoạt động của Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
b) Kế hoạch thanh lý, giải thể, kết thúc hoạt động bao gồm: trình tự và thủ tục thanh lý các tài sản nợ, tài sản có; cách thức, thời hạn và kế hoạch thanh toán các nghĩa vụ nợ, thu hồi tài sản có, giải quyết các nghĩa vụ, quyền lợi với các cá nhân, tổ chức có liên quan; kế hoạch chuyển vốn, lợi nhuận và tài sản ra nước ngoài.
c) Các văn bản khác khi Ngân hàng Nhà nước yêu cầu.
40.2. Trường hợp ngân hàng mẹ bị giải thể, phá sản (quy định tại Khoản 4 Điều 41 Nghị định):
Ngoài hồ sơ theo quy định tại điểm 40.1 nêu trên, ngân hàng nước ngoài phải gửi bổ sung Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ về việc giải thể hoặc phá sản ngân hàng nước ngoài.
41. Thủ tục, quy trình giải thể, kết thúc hoạt động của Chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
a) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ bộ hồ sơ nói trên, hoặc khi xét thấy cần thu hồi giấy phép mở chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 41 Nghị định, Ngân hàng Nhà nước ra Quyết định về việc chấm dứt hoạt động của Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, thành lập Tổ giám sát thanh lý, giải thể, kết thúc hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, và các nội dung khác (bao gồm cả yêu cầu phong tỏa vốn, tài sản của chi nhánh ngân hàng nước ngoài nếu xét thấy cần thiết). Quyết định này được sao gửi cho Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi chi nhánh ngân hàng nước ngoài đặt trụ sở, cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan công an, và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
b) Ngay sau khi nhận được Quyết định nêu trên của Ngân hàng Nhà nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ngừng thực hiện các giao dịch ngân hàng mới (nhận tiền gửi, vay, cho vay...); yết thị tại trụ sở chi nhánh đồng thời đăng báo 3 số liên tiếp trên một báo trung ương và một báo địa phương nơi đặt trụ sở chi nhánh ngân hàng nước ngoài thông báo về việc chấm dứt hoạt động để thực hiện các thủ tục thanh lý, giải thể, kết thúc hoạt động chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
c) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện các thủ tục thanh lý theo Kế hoạch thanh lý, các quy định của pháp luật Việt Nam, dưới sự chỉ đạo và giám sát của Tổ thanh lý do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thành lập.
d) Trên cơ sở chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã hoàn tất các thủ tục thanh lý, thực hiện đầy đủ mọi nghĩa vụ, quyền lợi với các cá nhân, tổ chức liên quan theo quy định của pháp luật Việt Nam và các văn bản, tài liệu liên quan chứng minh việc này (xác nhận của cơ quan thuế, văn bản thanh lý hợp đồng thuê trụ sở...), Ngân hàng Nhà nước ra Quyết định giải thể, kết thúc hoạt động và thu hồi Giấy phép mở chi nhánh ngân hàng nước ngoài và công bố về Quyết định này trên 3 số báo liên tiếp.
e) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận được Quyết định của Ngân hàng Nhà nước về việc thu hồi Giấy phép, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trả lại Giấy phép cho Ngân hàng Nhà nước và được chuyển ra nước ngoài vốn, tài sản và lợi nhuận còn lại (nếu có) sau thanh lý theo quy định của pháp luật hiện hành về quản lý ngoại hối.
VIII. VIỆC GÓP VỐN, MUA CỔ PHẦN
42. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được thực hiện việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp và của các tổ chức tín dụng khác khi được ngân hàng mẹ ủy quyền rõ ràng bằng văn bản và cấp vốn riêng để thực hiện việc góp vốn, mua cổ phần đó.
43. Việc góp vốn, mua cổ phần, điều kiện góp vốn, mức góp vốn, tỷ lệ góp vốn và phương thức góp vốn được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành trên nguyên tắc như áp dụng đối với trường hợp ngân hàng nước ngoài góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp và của tổ chức tín dụng khác.
NGÂN HÀNG LIÊN DOANH, NGÂN HÀNG 100% VỐN NƯỚC NGOÀI
I. QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC, QUẢN TRỊ, ĐIỀU HÀNH, KIỂM SOÁT
44. Ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài thực hiện tổ chức, quản trị, điều hành, kiểm soát theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng, của Nghị định, các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Luật các Tổ chức tín dụng và Thông tư này (quy định pháp luật chuyên ngành).
45. Trong trường hợp các văn bản trên không có quy định, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài được thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp, các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Luật Doanh nghiệp và các quy định pháp luật có liên quan (quy định pháp luật chung) áp dụng đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn.
46. Trong trường hợp quy định pháp luật chuyên ngành và quy định pháp luật chung có quy định khác nhau đối với cùng một vấn đề, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài thực hiện theo quy định pháp luật chuyên ngành.
II. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ, BAN KIỂM SOÁT, TỔNG GIÁM ĐỐC (GIÁM ĐỐC)
47. Hội đồng quản trị
a) Hội đồng quản trị là cơ quan lãnh đạo cao nhất của ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài; là đại diện cho các thành viên góp vốn thành lập ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu.
b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài do các bên tham gia liên doanh, các thành viên góp vốn bầu chọn và chỉ định phù hợp với quy định của hợp đồng liên doanh và Điều lệ ngân hàng liên doanh, Điều lệ của ngân hàng 100% vốn nước ngoài, và phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chuẩn y.
c) Hội đồng quản trị có tối thiểu là ba (03) thành viên, trong đó ít nhất phải có hai (02) thành viên (bao gồm cả Chủ tịch Hội đồng quản trị) không phải là Người điều hành (không tham gia điều hành ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài); tối thiểu một nửa số thành viên Hội đồng quản trị phải cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.
d) Tổ chức, cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể đối với các thành viên Hội đồng quản trị và các nội dung khác có liên quan tới tổ chức, hoạt động của Hội đồng quản trị ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài được thực hiện theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng, của Nghị định, và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Luật các Tổ chức tín dụng có liên quan, theo Điều lệ ngân hàng liên doanh, Điều lệ ngân hàng 100% vốn nước ngoài; và theo quy định của Luật Doanh nghiệp về Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn, trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc nêu tại Mục I phần này.
48. Ban Kiểm soát
a) Tổ chức, cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể đối với các thành viên Ban kiểm soát và các nội dung khác có liên quan tới tổ chức, hoạt động của Ban kiểm soát ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài được thực hiện theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng, của Nghị định, và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Luật các Tổ chức tín dụng có liên quan, theo Điều lệ ngân hàng liên doanh, Điều lệ ngân hàng 100% vốn nước ngoài; và theo quy định của Luật Doanh nghiệp về Ban kiểm soát của công ty trách nhiệm hữu hạn, trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc nêu tại Mục I phần này.
b) Trưởng ban và các thành viên trong Ban kiểm soát do các bên tham gia liên doanh, các thành viên góp vốn bầu chọn và chỉ định phù hợp với quy định của hợp đồng liên doanh, Điều lệ ngân hàng liên doanh, Điều lệ ngân hàng 100% vốn nước ngoài, và phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chuẩn y.
c) Ban kiểm soát có tối thiểu là ba (03) thành viên, trong đó ít nhất phải có hai (02) thành viên (bao gồm cả Trưởng ban) không phải là Người điều hành (không tham gia điều hành ngân hàng) để đảm bảo tính độc lập và hiệu quả của công tác kiểm toán nội bộ trong việc kiểm tra, rà soát tính hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ; tối thiểu 2/3 số thành viên Ban kiểm soát phải cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.
49. Tổng Giám đốc (Giám đốc)
a) Tổng Giám đốc (Giám đốc) do Hội đồng quản trị ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài bổ nhiệm, miễn nhiệm và phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chuẩn y.
b) Tổng Giám đốc (Giám đốc) ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài không được kiêm nhiệm chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Trưởng ban kiểm soát ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài và phải cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.
c) Tổng Giám đốc (Giám đốc) ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị về việc điều hành hoạt động hàng ngày của ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài;
d) Tiêu chuẩn, điều kiện, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Tổng Giám đốc (Giám đốc) ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài thực hiện theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng, của Nghị định, và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Luật các Tổ chức tín dụng có liên quan, theo Điều lệ ngân hàng liên doanh, Điều lệ ngân hàng 100% vốn nước ngoài; và theo quy định của Luật Doanh nghiệp đối với Tổng giám đốc (Giám đốc) của công ty trách nhiệm hữu hạn, trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc nêu tại Mục I phần này.
50. Hồ sơ bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát:
a) Đơn đề nghị chuẩn y việc bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát do đại diện có thẩm quyền của ngân hàng mẹ, đại diện của các bên tham gia liên doanh ký (trong trường hợp ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài mới thành lập), do Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc do người có thẩm quyền thay mặt Hội đồng quản trị ký (trong trường hợp ngân hàng đang hoạt động).
b) Biên bản họp hoặc nghị quyết của các bên tham gia liên doanh (đối với ngân hàng liên doanh) hoặc các thành viên góp vốn (đối với ngân hàng 100% vốn nước ngoài) về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát.
c) Lý lịch của thành viên được bổ nhiệm có xác nhận của bên tham gia liên doanh, thành viên góp vốn liên quan (trong trường hợp ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài mới thành lập), hoặc của Chủ tịch Hội đồng quản trị (trong trường hợp ngân hàng đang hoạt động).
d) Các văn bằng, chứng chỉ chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn của thành viên được đề nghị chuẩn y bổ nhiệm.
51. Hồ sơ bổ nhiệm, miễn nhiệm Tổng giám đốc (Giám đốc)
a) Đơn đề nghị chuẩn y việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Tổng giám đốc (Giám đốc) do Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài ký.
b) Nghị quyết của Hội đồng quản trị Ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Tổng giám đốc (Giám đốc).
c) Lý lịch của Tổng giám đốc (Giám đốc) được bổ nhiệm có xác nhận của Chủ tịch Hội đồng quản trị.
d) Các văn bằng, chứng chỉ chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn của Tổng giám đốc (Giám đốc) được đề nghị chuẩn y bổ nhiệm.
52. Quy trình, thủ tục chuẩn y
a) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ xin chuẩn y bổ nhiệm, miễn nhiệm hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước quyết định chuẩn y hoặc không chuẩn y. Trường hợp không chuẩn y, Ngân hàng Nhà nước có văn bản giải thích rõ lý do.
b) Sau khi được Ngân hàng Nhà nước chuẩn y việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, trong thời hạn 30 ngày làm việc, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài phải hoàn tất việc đăng ký thay đổi nhân sự nêu trên với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thực hiện các thủ tục khác (nếu có) theo quy định.
IV. TỶ LỆ, PHƯƠNG THỨC GÓP VỐN ĐIỀU LỆ
53. Tỷ lệ, phương thức góp vốn điều lệ của các thành viên góp vốn trong ngân hàng 100% vốn nước ngoài, của Bên nước ngoài và Bên Việt Nam trong ngân hàng liên doanh do các thành viên góp vốn, các Bên tự thoả thuận và phải được ghi rõ trong Điều lệ ngân hàng liên doanh, Điều lệ ngân hàng 100% vốn nước ngoài, trên cơ sở đảm bảo tuân thủ nguyên tắc:
a) Đối với ngân hàng 100% vốn nước ngoài: phải đảm bảo tỷ lệ góp vốn của ngân hàng mẹ trên 50% vốn điều lệ;
b) Đối với ngân hàng liên doanh: phải đảm bảo tỷ lệ góp vốn của Bên nước ngoài tối đa không quá 50% vốn điều lệ (trừ trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định).
54. Vốn điều lệ ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài được góp bằng tiền Đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc bằng tài sản. Việc góp vốn bằng tài sản và định giá tài sản góp vốn phải tuân thủ quy định tại các Điều 4, Điều 30 Luật Doanh nghiệp.
55. Vốn điều lệ có thể được cơ cấu lại nhưng không được giảm thấp hơn vốn pháp định. Mọi thay đổi về mức vốn điều lệ, tỷ lệ góp vốn của của các thành viên góp vốn, của các bên tham gia liên doanh đều phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
56. Nguyên tắc chuyển nhượng
Việc chuyển nhượng phần vốn góp của các thành viên góp vốn, của các Bên trong liên doanh phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
a) Ưu tiên chuyển nhượng cho các thành viên góp vốn khác trong ngân hàng 100% vốn nước ngoài hoặc cho các Bên trong ngân hàng liên doanh.
b) Trường hợp chuyển nhượng cho đối tác mới ngoài ngân hàng 100% vốn nước ngoài hoặc đối tác mới ngoài ngân hàng liên doanh cần đảm bảo tỷ lệ góp vốn theo quy định tại khoản 53 nêu trên và đảm bảo:
- Đối với ngân hàng 100% vốn nước ngoài: Các đối tác mới và ngân hàng mẹ mới (nếu việc chuyển nhượng dẫn đến việc có ngân hàng nước ngoài khác sở hữu trên 50% vốn điều lệ của ngân hàng 100% vốn nước ngoài) phải đáp ứng đủ các điều kiện để được tham gia thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài như quy định tại điểm 5.3 Mục III phần I Thông tư này về các điều kiện để được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng 100% vốn nước ngoài.
- Đối với ngân hàng liên doanh: Đối tác mới phải đáp ứng đủ các điều kiện để được tham gia thành lập ngân hàng liên doanh như quy định tại điểm 5.3 Mục III phần I Thông tư này về các điều kiện để được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng liên doanh.
c) Các thành viên góp vốn trong ngân hàng 100% vốn nước ngoài hoặc các Bên trong ngân hàng liên doanh chỉ được chuyển nhượng vốn sau năm (05) năm kể từ khi bắt đầu góp vốn vào ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh. Việc chuyển nhượng vốn phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận trước khi thực hiện.
57. Hồ sơ đề nghị chấp thuận việc chuyển nhượng vốn góp
57.1. Trường hợp chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của Bên Việt Nam cho Bên nước ngoài trong ngân hàng liên doanh hoặc cho một đối tác nước ngoài khác dẫn đến chuyển đổi hình thức tổ chức ngân hàng liên doanh thành ngân hàng 100% vốn nước ngoài hoặc chuyển nhượng một phần vốn điều lệ của ngân hàng 100% vốn nước ngoài cho một hoặc nhiều ngân hàng Việt Nam dẫn đến chuyển đổi hình thức tổ chức ngân hàng 100% vốn nước ngoài thành ngân hàng liên doanh:
Hồ sơ, thủ tục và quy trình được thực hiện như đối với trường hợp chuyển đổi hình thức tổ chức từ ngân hàng liên doanh thành ngân hàng 100% vốn nước ngoài và ngược lại theo quy định tại Mục VIII phần I Thông tư này.
57.2. Hồ sơ chuyển nhượng vốn giữa các Bên trong ngân hàng liên doanh hoặc giữa các thành viên góp vốn trong ngân hàng 100% vốn nước ngoài:
a) Đơn xin chuyển nhượng vốn góp do Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh ký, trong đơn cần nêu:
- Lý do chuyển nhượng;
- Các đề nghị khác (nếu có) về việc sửa đổi bổ sung Điều lệ, tên gọi, địa điểm trụ sở chính, điều chỉnh nội dung Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh, hợp đồng liên doanh; thay đổi thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh; và các nội dung cần thay đổi, bổ sung khác (nếu có) có liên quan đến việc chuyển nhượng vốn này.
b) Nghị quyết Hội đồng quản trị ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh nhất trí đối với việc chuyển nhượng vốn.
c) Hợp đồng (cam kết, thoả thuận) chuyển nhượng vốn giữa bên chuyển nhượng vốn với bên nhận chuyển nhượng;
d)13 (được bãi bỏ).
57.3.14 Hồ sơ chuyển nhượng cho đối tác mới ngoài ngân hàng 100% vốn nước ngoài hoặc ngoài ngân hàng liên doanh:
Trong trường hợp này, đối tác mới phải có đơn đề nghị được nhận chuyển nhượng phần vốn góp trong ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh nộp một (01) bộ hồ sơ qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng); kèm theo các văn bản, tài liệu để chứng minh khả năng đáp ứng được các điều kiện theo quy định về các điều kiện để được thành lập và hoạt động ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh quy định tại điểm 5.3 Mục III Phần I Thông tư này và theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.
Ngoài ra, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh phải gửi Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) các văn bản, tài liệu sau đây:
a) Đơn xin chuyển nhượng vốn góp do Chủ tịch Hội đồng quản trị ký. Trong đơn cần nêu:
- Lý do chuyển nhượng;
- Báo cáo về việc thẩm định tư cách pháp lý, tình hình tài chính của đối tác mới, khả năng đáp ứng các điều kiện theo quy định để được tham gia ngân hàng 100% vốn nước ngoài, tham gia ngân hàng liên doanh của đối tác mới.
- Các đề nghị khác (nếu có) về việc sửa đổi bổ sung Điều lệ, tên gọi, địa điểm trụ sở chính, điều chỉnh nội dung Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh, hợp đồng liên doanh; thay đổi thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh; và các nội dung cần thay đổi, bổ sung khác có liên quan đến việc chuyển nhượng vốn này.
b) Nghị quyết của Hội đồng quản trị ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh nhất trí đối với việc chuyển nhượng vốn.
c) Hợp đồng (cam kết, thỏa thuận) chuyển nhượng vốn giữa hai bên chuyển nhượng vốn với bên nhận chuyển nhượng.
57.4. Hồ sơ chuyển nhượng trong trường hợp một thành viên góp vốn trong ngân hàng liên doanh hoặc ngân hàng 100% vốn bị mua lại, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách dẫn đến việc hình thành một pháp nhân mới:
Trong trường hợp này, thành viên góp vốn bị mua lại, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách được gọi là Bên bị tiếp quản, pháp nhân mới hình thành được gọi là Bên nhận tiếp quản. Bên nhận tiếp quản tiếp nhận vốn góp cũng như mọi quyền lợi, nghĩa vụ của Bên bị tiếp quản trong ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh.
Hồ sơ đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận trong trường hợp này gồm:
a) Tờ trình do Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh ký đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận việc chuyển nhượng này, trong đó nêu rõ:
- Lý do chuyển nhượng;
- Các đề nghị khác (nếu có) về việc sửa đổi bổ sung Điều lệ, tên gọi, địa điểm trụ sở chính, điều chỉnh nội dung Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh, hợp đồng liên doanh; thay đổi thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh; và các nội dung cần thay đổi, bổ sung khác có liên quan đến việc chuyển nhượng vốn này.
b) Văn bản pháp lý chứng minh việc mua lại, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách được tiến hành hợp pháp và kết quả của việc mua lại, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách này như quyền lợi, nghĩa vụ của pháp nhân mới, tên của pháp nhân mới (nếu có thay đổi).
c) Các văn bản, tài liệu khác theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước nhằm xác định tư cách pháp lý, khả năng đáp ứng các điều kiện để được tham gia thành lập ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam của pháp nhân mới hình thành.
58. Thủ tục, quy trình xem xét chấp thuận
a)15 Các tài liệu có liên quan trong hồ sơ chuyển nhượng vốn được lập ở nước ngoài (nếu có) phải lập bằng tiếng Anh và phải được hợp pháp hoá lãnh sự (trừ những trường hợp được quy định tại điểm 7.1 mục III phần I Thông tư này). Các tài liệu bằng tiếng Việt được nộp phải là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu; trong trường hợp người nộp hồ sơ nộp bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu, người đối chiếu có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính. Các bản dịch tài liệu từ tiếng Anh sang tiếng Việt phải được công chứng hoặc chứng thực chữ ký của người dịch theo quy định của pháp luật.
b)16 Ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài lập 01 bộ hồ sơ nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng). Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, riêng đối với trường hợp chuyển nhượng vốn cho đối tác mới ngoài ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh là 90 ngày, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận hoặc từ chối đề nghị chuyển nhượng vốn và các thay đổi kèm theo. Trong trường hợp từ chối, Ngân hàng Nhà nước có văn bản giải thích rõ lý do.
c) Sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản về việc chuyển nhượng vốn và các thay đổi kèm theo, trong thời hạn 30 ngày làm việc, ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh phải đăng ký những thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành, đồng thời đăng báo 2 số liên tiếp trên một báo Trung ương và một báo địa phương về những thay đổi này.
VI. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG LIÊN DOANH, NGÂN HÀNG 100% VỐN NƯỚC NGOÀI
59. Ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài được thực hiện các nghiệp vụ hoạt động của loại hình ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, hoặc của các loại hình ngân hàng khác theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng, các quy định của pháp luật về hoạt động của loại hình ngân hàng đó.
60. Căn cứ đề nghị tại đơn và hồ sơ xin cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài về loại hình hoạt động và nội dung hoạt động, Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể về loại hình ngân hàng, nội dung hoạt động của ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài trong Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài theo nguyên tắc không phân biệt đối xử (ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài thuộc loại hình nào sẽ được thực hiện các nghiệp vụ hoạt động của loại hình đó như các ngân hàng Việt Nam hoạt động loại hình tương ứng).
61. Ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài được thực hiện các nghiệp vụ hoạt động mặc dù các nghiệp vụ hoạt động này không được ghi trên Giấy phép khi:
a) Được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản; hoặc
b) Đã có văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc thực hiện các nghiệp vụ này, đồng thời quy định rõ ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài là đối tượng áp dụng và được thực hiện các nghiệp vụ đó. Trong trường hợp này, văn bản quy phạm pháp luật đó được coi là văn bản bổ sung nội dung Giấy phép, tuy nhiên ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài phải đảm bảo thực hiện đúng các quy định tại khoản 59, 60 nêu trên.
I. Đăng ký và khai trương hoạt động Văn phòng đại diện
62. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép mở Văn phòng đại diện, hoặc trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được gia hạn thời hạn Giấy phép, tổ chức tín dụng nước ngoài phải gửi đến Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở hồ sơ để đăng ký hoạt động văn phòng đại diện gồm:
a) Đơn đăng ký hoạt động (theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố);
b) Hợp đồng thuê trụ sở, thuê nhà;
c) Bản đăng ký số người nước ngoài (bao gồm người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài) và số người Việt Nam làm việc tại Văn phòng đại diện, Hợp đồng lao động ký kết với các nhân viên này;
d) Văn bản bổ nhiệm Trưởng Văn phòng đại diện do đại diện có thẩm quyền của tổ chức tín dụng nước ngoài ký, kèm theo sơ yếu lý lịch của Trưởng Văn phòng đại diện.
63. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được Giấy đăng ký hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi đặt văn phòng đại diện, văn phòng đại diện phải gửi một bản sao Giấy đăng ký hoạt động đến Ngân hàng Nhà nước (Vụ các Ngân hàng).
64. Sau khi được cấp giấy đăng ký hoạt động, Văn phòng đại diện làm thủ tục xin cấp con dấu với cơ quan công an (Sở công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt văn phòng đại diện) theo hướng dẫn của cơ quan công an.
65. Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép, văn phòng đại diện phải khai trương hoạt động và phải thông báo ngày khai trương hoạt động cho Ngân hàng Nhà nước(Vụ các Ngân hàng), Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi Văn phòng đại diện đặt trụ sở biết.
II. BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
66. Văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài báo cáo bằng văn bản về các hoạt động của Văn phòng đại diện trong 6 tháng đầu năm và cả năm cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ các Ngân hàng), Chi nhánh ngân hàng Nhà nước và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi Văn phòng đại diện đặt trụ sở.
Báo cáo 6 tháng đầu năm phải gửi trước ngày 30 tháng 7 và báo cáo hàng năm phải gửi trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
67. Nội dung báo cáo:
a) Cơ cấu tổ chức văn phòng, nhân sự, số người Việt Nam và người nước ngoài làm việc tại Văn phòng.
b) Những hoạt động chính:
- Tiếp cận thị trường của Văn phòng đại diện;
- Quan hệ đầu tư, quan hệ đại lý, tín dụng, quan hệ hợp tác giữa tổ chức tín dụng nước ngoài với các ngân hàng thương mại và các tổ chức kinh tế Việt Nam; vai trò của văn phòng đại diện trong các hoạt động này;
- Công tác tư vấn, đào tạo;
- Các hoạt động khác của Văn phòng đại diện.
c) Phương hướng hoạt động trong thời gian tới.
d) Báo cáo đột xuất khi có những sự việc bất thường có ảnh hưởng đến sự an toàn, lành mạnh của văn phòng đại diện. Báo cáo phải được gửi ngay khi phát sinh sự việc.
68. Trong trường hợp cần thiết Ngân hàng Nhà nước có thể yêu cầu văn phòng đại diện báo cáo đột xuất ngoài các báo cáo định kỳ nói trên, cung cấp các tài liệu, giải trình những vấn đề liên quan đến hoạt động của mình.
III. ĐỔI TÊN, CHUYỂN ĐỊA ĐIỂM, THAY ĐỔI TRƯỞNG VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
69. Văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam chỉ được đổi tên, chuyển địa điểm văn phòng đến tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác sau khi có sự chấp thuận bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước.
69.1. Hồ sơ và thủ tục đổi tên Văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam:
a)17 Đại diện có thẩm quyền của tổ chức tín dụng nước ngoài nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) đơn đề nghị đổi tên văn phòng đại diện, trong đó có giải thích lý do xin đổi tên (do việc hợp nhất, sáp, chia tách, mua lại của tổ chức tín dụng nước ngoài ...); kèm theo một (01) bộ văn bản chuẩn y hoặc văn bản chấp nhận việc đổi tên của cơ quan có thẩm quyền nước nguyên xứ cho phép tổ chức tín dụng nước ngoài đổi tên.
b) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận; trong trường hợp không chấp thuận Ngân hàng Nhà nước giải thích rõ lý do.
c) Trong thời hạn 30 ngày làm việc sau khi nhận được văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước về việc đổi tên, Văn phòng đại diện phải thực hiện đăng ký việc thay đổi tên này với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố.
69.2. Hồ sơ, thủ tục chuyển địa điểm văn phòng đại diện đến một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác:
a)18 Đại diện có thẩm quyền của tổ chức tín dụng nước ngoài nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) đơn xin chuyển địa điểm văn phòng đại diện đến một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác, trong đó có giải thích lý do của việc chuyển địa điểm (01 bản chính).
b) Sau khi nhận được đơn đề nghị nêu trên, Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi văn phòng đại diện xin chuyển đến. Thủ tục, quy trình xử lý tiếp theo được thực hiện như đối với trường hợp cấp Giấy phép mở văn phòng đại diện mới (quy định tại khoản 8 Mục III phần I Thông tư này).
c) Sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản về việc chuyển địa điểm, Văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài phải thực hiện đăng ký, khai trương hoạt động theo các quy định tại phần I Mục này. Đồng thời văn phòng đại diện phải thực hiện việc thanh, quyết toán các quyền lợi và nghĩa vụ đối với các cá nhân, tổ chức có liên quan tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi văn phòng đại diện chuyển đi theo quy định của pháp luật (như trả trụ sở làm việc đã thuê, thanh lý các hợp đồng, thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động, nghĩa vụ thuế...).
70. Văn phòng đại diện thực hiện đăng ký chuyển địa điểm trên cùng địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thay đổi Trưởng văn phòng đại diện theo quy định và hướng dẫn của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố chấp thuận, văn phòng đại diện phải thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ các Ngân hàng) và Chi nhánh ngân hàng Nhà nước trên địa bàn biết, kèm theo bản sao văn bản chấp thuận.
IV. HỒ SƠ, THỦ TỤC CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
71. Trường hợp hết thời hạn hoạt động (trước khi hết thời hạn hoạt động ghi trong Giấy phép 60 ngày, tổ chức tín dụng nước ngoài không nộp hồ sơ xin gia hạn hoặc có nộp hồ sơ xin gia hạn nhưng không được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận):
a) Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu văn phòng đại diện tiến hành các thủ tục để chấm dứt hoạt động, đóng cửa văn phòng đại diện như trả giấy đăng ký hoạt động, nộp trả con dấu, thanh lý hợp đồng thuê trụ sở, và thanh toán các nghĩa vụ, khoản nợ khác (nếu có) với các cá nhân, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật.
b) Trên cơ sở văn phòng đại diện đã hoàn tất các nghĩa vụ, thủ tục nêu trên (có các văn bản liên quan chứng minh việc hoàn tất các nghĩa vụ, thủ tục), Ngân hàng Nhà nước ra quyết định đóng cửa, thu hồi Giấy phép của văn phòng đại diện.
c)19 Sau khi văn phòng đại diện đã hoàn tất các nghĩa vụ, thủ tục nêu trên, Văn phòng đại diện nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) 01 bộ bản sao được chứng thực các văn bản liên quan chứng minh việc hoàn tất các nghĩa vụ, thủ tục. Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày văn phòng đại diện nộp đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu, Ngân hàng Nhà nước ra quyết định đóng cửa, thu hồi Giấy phép của văn phòng đại diện.
72. Tự nguyện chấm dứt hoạt động:
a)20 Trong trường hợp này tối thiểu 60 ngày trước ngày dự kiến chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện, tổ chức tín dụng nước ngoài phải có đơn đề nghị nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng).
b) Thủ tục và quy trình xử lý chấm dứt hoạt động thực hiện như quy định tại khoản 71 nêu trên.
73. Bị thu hồi Giấy phép khi xảy ra một trong các trường hợp quy định ghi tại các điểm a, b, đ, khoản 1 Điều 29 Luật các tổ chức tín dụng hoặc khi tổ chức tín dụng nước ngoài bị phá sản, giải thể:
Thủ tục và quy trình xử lý chấm dứt hoạt động được thực hiện như quy định tại khoản 71 nêu trên.
V. MỘT SỐ QUY ĐỊNH KHÁC ĐỐI VỚI VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
74. Văn phòng đại diện chỉ được thực hiện những hoạt động theo nội dung và trong thời hạn hoạt động quy định tại Giấy phép. Văn phòng đại diện không được cho thuê lại trụ sở và không được thực hiện chức năng đại diện cho tổ chức khác, không được chuyển nhượng Giấy phép cho tổ chức hoặc cá nhân khác.
75. Văn phòng đại diện phải thực hiện việc đăng ký lao động, các thủ tục khác liên quan đến người lao động là người nước ngoài, người Việt Nam của văn phòng đại diện với ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố thuộc trung ương theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố.
76. Trưởng Văn phòng đại diện chỉ được thay mặt tổ chức tín dụng nước ngoài để ký kết các hợp đồng liên quan đến hoạt động kinh doanh, đầu tư của tổ chức tín dụng nước ngoài với các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng Việt Nam trong trường hợp có ủy quyền hợp pháp bằng văn bản của người có thẩm quyền của tổ chức tín dụng nước ngoài. Giấy ủy quyền phải được lập riêng cho mỗi lần ký kết (ủy quyền từng lần) và phải gửi cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ các Ngân hàng, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố) bản sao giấy ủy quyền đó để theo dõi việc thực hiện.
77. Văn phòng đại diện chỉ được mở tài khoản chuyên chi bằng ngoại tệ hoặc bằng Đồng Việt Nam có gốc ngoại tệ tại ngân hàng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam theo Luật các Tổ chức tín dụng (ngân hàng được phép) để chi phục vụ cho các hoạt động của Văn phòng đại diện.
78. Văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam có con dấu riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam và chỉ được sử dụng con dấu này trong các văn bản giao dịch thuộc quyền hạn và chức năng của Văn phòng đại diện.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ THUỘC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
79. Hội đồng thẩm định hồ sơ cấp Giấy phép mở chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài
79.1. Hội đồng thẩm định hồ sơ cấp giấy phép (Sau đây gọi là Hội đồng thẩm định) do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định, gồm: Thống đốc hoặc một Phó Thống đốc (được Thống đốc ủy quyền) làm Chủ tịch, thành viên là các thành viên trong Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và các thành viên khác (bao gồm Lãnh đạo các Vụ: Vụ Pháp Chế, Vụ các Ngân hàng, Vụ Chiến lược và phát triển Ngân hàng, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, Vụ Hợp tác quốc tế và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi ngân hàng dự kiến đặt chi nhánh hoặc trụ sở chính).
79.2. Chủ tịch Hội đồng thẩm định có trách nhiệm:
a) Triệu tập và chủ tọa cuộc họp các thành viên trong Hội đồng thẩm định; cuộc họp của Hội đồng thẩm định phải được ghi thành Biên bản;
b) Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong Hội đồng thẩm định theo phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn quy định;
c) Quyết định việc cấp giấy phép theo quy định tại Thông tư này;
d) Chịu trách nhiệm trước Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc cấp giấy phép trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng thẩm định là Phó Thống đốc được Thống đốc ủy quyền.
e) Trong thời hạn 90 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ xin cấp Giấy phép mở chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, Chủ tịch Hội đồng thẩm định có trách nhiệm ký Quyết định cấp Giấy phép hoặc từ chối cấp Giấy phép (trường hợp từ chối cấp Giấy phép phải nêu rõ lý do từ chối).
79.3. Các thành viên trong Hội đồng thẩm định chịu trách nhiệm thực hiện công việc theo sự chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng thẩm định; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng thẩm định về việc thực thi nhiệm vụ và về các ý kiến của mình.
80. Trách nhiệm của Vụ các Ngân hàng
80.1. Xem xét hồ sơ và trình Hội đồng thẩm định quyết định việc cấp Giấy phép mở chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Giấy phép thành lập và hoạt động Ngân hàng liên doanh, Ngân hàng 100% vốn nước ngoài.
80.2. Xem xét hồ sơ và trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định:
a) Việc cấp Giấy phép mở văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam.
b) Gia hạn thời hạn hoạt động hoặc thu hồi Giấy phép hoạt động của chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh, Ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam
c) Việc chuẩn y nhân sự và các thay đổi phải được chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, Văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng và hướng dẫn tại Thông tư này.
d) Việc chuyển đổi hình thức tổ chức của ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài.
e) Mạng lưới hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài.
g) Hướng dẫn (hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan trình Thống đốc Ngân hang Nhà nước hướng dẫn) các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh, Ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam trong việc thực hiện Thông tư này.
80.3. Phối hợp với Thanh tra Ngân hàng Nhà nước kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước biện pháp xử lý khi giá trị thực có của vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, vốn điều lệ của ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài giảm thấp hơn mức vốn pháp định.
80.4. Xác nhận việc đăng ký thực hiện tài chính, hạch toán, báo cáo tổng hợp và Tổng Giám đốc phụ trách chung đối với trường hợp ngân hàng nước ngoài có từ hai chi nhánh trở lên tại Việt Nam.
81. Trách nhiệm của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước
81.1. Tham gia ý kiến về khả năng đáp ứng các điều kiện và đề nghị cấp giấy phép mở, thành lập, gia hạn thời hạn hoạt động của chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh, Ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam; tham gia ý kiến về các ảnh hưởng đối với an toàn hệ thống và các ý kiến khác tham gia (nếu có) trong thời hạn theo quy định tại Thông tư này;
81.2. Phối hợp với Vụ các Ngân hàng trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước biện pháp xử lý khi phát hiện giá trị thực có của vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, vốn điều lệ của ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài giảm thấp hơn mức vốn pháp định.
82. Trách nhiệm của Vụ Pháp chế
Tham gia ý kiến về những vấn đề pháp lý liên quan đến hồ sơ, thủ tục, quy trình xin cấp giấy phép của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài.
83. Trách nhiệm của Vụ Chiến lược và phát triển ngân hàng
Tham gia ý kiến về những vấn đề liên quan đến chiến lược phát triển và khả năng phát triển bền vững của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài trong thời kỳ tới.
84. Trách nhiệm của Vụ Hợp tác quốc tế
Đánh giá những vấn đề phát sinh liên quan các cam kết Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế.
85. Trách nhiệm của Sở Giao dịch
85.1. Hướng dẫn các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài:
a) Thực hiện việc nộp lệ phí cấp giấy phép, lệ phí gia hạn thời hạn hoạt động.
b) Thủ tục mở tài khoản, chuyển vốn vào tài khoản phong tỏa, và giải tỏa vốn.
85.2. Gửi Vụ các Ngân hàng bản sao giấy tờ xác nhận việc đã nhận đủ lệ phí cấp Giấy phép, lệ phí gia hạn thời hạn hoạt động; giấy tờ xác nhận việc chuyển vốn vào tài khoản phong tỏa và việc giải tỏa vốn.
86. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố
86.1. Có ý kiến đối với hồ sơ xin cấp giấy phép của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài, về những vấn đề liên quan đến hoạt động ngân hàng trên địa bàn gửi Vụ Các Ngân hàng đúng thời hạn theo quy định tại Thông tư này, và tham mưu cho ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (khi có yêu cầu).
86.2. Kiểm tra, giám sát việc tiến hành khai trương hoạt động, khả năng đáp ứng các điều kiện để được khai trương hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài theo quy định tại Thông tư này.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH21,22
87. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo, thay thế Thông tư số 08/2000/TT-NHNN5 ngày 4/7/2000 hướng dẫn thi hành Nghị định số 13/1999/NĐ-CP ngày 17/3/1999 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam.
II. ĐIỀU CHỈNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
88. Đối với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh
88.1. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh đang hoạt động tại Việt Nam không có nhu cầu cấp lại Giấy phép để được hoạt động theo thời hạn mới (tối đa là 99 năm) quy định tại Nghị định, được hoạt động theo thời hạn còn lại ghi trong Giấy phép hiện hành và được thực hiện các nội dung hoạt động theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung nội dung hoạt động trong Giấy phép mở chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng liên doanh; Quyết định về việc sửa đổi, bổ sung nêu trên được ban hành và áp dụng chung cho các đối tượng nêu tại điểm này căn cứ theo quy định của Nghị định, của Thông tư này và các quy định pháp luật có liên quan nhằm đảm bảo thực hiện đúng các cam kết quốc tế song phương và đa phương của Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng.
88.2. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh có nhu cầu cấp lại Giấy phép để được hoạt động theo thời hạn mới (tối đa là 99 năm) quy định tại Nghị định phải lập hồ sơ xin cấp lại Giấy phép gửi Ngân hàng Nhà nước trong thời hạn 3 năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành. Điều kiện cấp Giấy phép, hồ sơ, thủ tục, quy trình cấp phép, lệ phí cấp phép được thực hiện theo các quy định như đối với trường hợp gia hạn thời hạn hoạt động Giấy phép quy định tại Mục IV phần I Thông tư này.
89. Đối với các chi nhánh phụ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài
89.1. Đối với chi nhánh phụ không có nhu cầu hoạt động theo thời hạn mới (tối đa là 99 năm) quy định tại Nghị định:
a) Trong thời hạn một (01) năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, ngân hàng nước ngoài phải có đơn do đại diện có thẩm quyền của ngân hàng nước ngoài ký gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đề nghị được cấp Giấy phép mở chi nhánh ngân hàng nước ngoài để hoạt động theo đúng quy định của Luật các Tổ chức tín dụng, của Nghị định và của Thông tư này.
b) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài (được chuyển đổi từ chi nhánh phụ) phải có vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ và được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép mở chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thời hạn theo thời hạn hoạt động còn lại của chi nhánh phụ.
89.2. Đối với chi nhánh phụ có nhu cầu hoạt động theo thời hạn mới (tối đa là 99 năm) quy định tại Nghị định:
a) Trong thời hạn ba (03) năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, ngân hàng nước ngoài phải có đơn và hồ sơ gửi Ngân hàng Nhà nước (Vụ Các Ngân hàng) đề nghị được cấp Giấy phép mở chi nhánh ngân hàng nước ngoài để hoạt động theo đúng quy định của Luật các Tổ chức tín dụng, của Nghị định và của Thông tư này.
b) Trong trường hợp này, điều kiện cấp Giấy phép, hồ sơ, thủ tục, quy trình cấp phép, lệ phí cấp phép được thực hiện theo các quy định như áp dụng đối với trường hợp mở thêm chi nhánh quy định tại Mục III phần II Thông tư này.
89.3. Trường hợp không có nhu cầu hoạt động chi nhánh phụ (ngân hàng nước ngoài không có đơn đề nghị cấp Giấy phép theo quy định tại điểm 89.1 và 89.2 nêu trên), hoặc ngân hàng nước ngoài có đề nghị cấp Giấy phép nhưng không được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cấp Giấy phép, hoặc ngân hàng nước ngoài có đề nghị đóng cửa chi nhánh phụ, ngân hàng nước ngoài phải thực hiện giải thể, kết thúc hoạt động chi nhánh phụ.
Hồ sơ, thủ tục, quy trình giải thể, kết thúc hoạt động chi nhánh phụ được áp dụng như đối với trường hợp giải thể, kết thúc hoạt động chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định tại Mục VII Phần II Thông tư này.
90. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ các Ngân hàng và Tổ chức tín dụng phi ngân hàng, Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Trưởng Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, Tổng giám đốc (Giám đốc) chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Trưởng Văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, chịu trách nhiệm triển khai thực hiện theo đúng các quy định của Thông tư này.
ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP
MỞ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
Kính gửi: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Ngân hàng ...................................................
Sau khi nghiên cứu các quy định pháp luật của Việt Nam về điều kiện, thủ tục hồ sơ cấp Giấy phép và tổ chức, hoạt động của chi nhánh ngân hàng ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, căn cứ nhu cầu phát triển hoạt động kinh doanh và tính khả thi của phương án hoạt động kinh doanh, Ngân hàng ..... kính gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đơn xin cấp Giấy phép mở chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam với các nội dung chính sau đây:
I. Thông tin về Ngân hàng mẹ
1. Tên đầy đủ, tên giao dịch và tên viết tắt (nếu có) của ngân hàng mẹ.
2. Địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại, fax, email.
3. Ngày thành lập, ngày đăng ký kinh doanh, ngày bắt đầu hoạt động và ngày kết thúc hoạt động.
4. Cơ quan cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng, số và ngày của Giấy phép, ngày hết hạn (nếu có).
5. Cơ quan cấp Giấy đăng ký kinh doanh, số và ngày của Giấy đăng ký kinh doanh.
6. Vốn điều lệ, vốn thực góp.
7. Người đại diện theo pháp luật của Ngân hàng mẹ.
8. Loại hình hoạt động của ngân hàng mẹ; những nội dung hoạt động chính được phép theo pháp luật của nước nguyên xứ; những hạn chế trong hoạt động (nếu có).
II. Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài xin mở tại Việt Nam
1. Tên Chi nhánh: tên đầy đủ, tên giao dịch và tên viết tắt (nếu có) của chi nhánh ngân hàng nước ngoài bằng Tiếng Việt, và bằng Tiếng Anh (nếu có đề nghị).
2. Địa điểm (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) nơi dự kiến mở chi nhánh.
3. Vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài
4. Tổng Giám đốc (Giám đốc) dự kiến của chi nhánh: Tên, tuổi, trình độ chuyên môn (kèm theo sơ yếu lý lịch; các văn bằng, chứng chỉ để chứng minh năng lực, tư cách và trình độ chuyên môn)
5. Dự kiến số lượng cán bộ, nhân viên của chi nhánh: Số người mang quốc tịch nước ngoài, số người mang quốc tịch Việt Nam.
6. Thời hạn hoạt động của chi nhánh
7. Loại hình hoạt động của chi nhánh (ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển...); các nội dung hoạt động chủ yếu.
8. Tên, chức vụ của cá nhân, tổ chức đại diện (hoặc thay mặt) cho ngân hàng...... theo dõi việc xin mở chi nhánh và thực hiện các thủ tục liên quan đến việc mở chi nhánh, kèm theo văn bản uỷ quyền (nếu có).
Ngân hàng .... cam kết đảm bảo:
- Về tính chính xác, trung thực của nội dung trong đơn và hồ sơ xin cấp Giấy phép.
- Bảo đảm chịu trách nhiệm đối với mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt Nam; đảm bảo duy trì giá trị thực có của vốn được cấp của chi nhánh không thấp hơn mức vốn pháp định và đáp ứng đầy đủ các quy định về an toàn hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam và các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
| ….........., ngày.... tháng.... năm ....... |
(Ghi chú: Phụ lục này chỉ quy định những nội dung chủ yếu cần có; ngân hàng nước ngoài có thể bổ sung thêm các nội dung khác nếu thấy cần thiết)
TÊN TỔ CHỨC TÍN DỤNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …………….. | …………., ngày ….. tháng ….. năm ………. |
ĐƠN XIN GIA HẠN THỜI HẠN HOẠT ĐỘNG
CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI
Kính gửi: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Ngày … tháng … năm …, Ngân hàng … (tên ngân hàng nước ngoài) đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp Giấy phép mở chi nhánh ngân hàng nước ngoài số … tại … (tỉnh/thành phố nơi đặt trụ sở chi nhánh ngân hàng nước ngoài). Theo đó, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Tên chi nhánh ngân hàng nước ngoài) có thời hạn hoạt động đến …. Căn cứ nhu cầu hoạt động, hợp tác, đầu tư, kinh doanh với các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế Việt Nam, Ngân hàng … (tên ngân hàng nước ngoài) kính gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đơn và hồ sơ xin gia hạn thời hạn hoạt động chi nhánh ngân hàng nước ngoài (tên chi nhánh ngân hàng nước ngoài) tại Việt Nam.
Ngân hàng … (tên ngân hàng nước ngoài) cam kết đảm bảo:
- Về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ xin gia hạn thời hạn hoạt động.
- Tiếp tục chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam và các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
| CHỦ TỊCH HĐQT |
ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP
THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG LIÊN DOANH TẠI VIỆT NAM
Kính gửi: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
........................................................
Sau khi nghiên cứu các quy định pháp luật của Việt Nam về điều kiện, thủ tục, hồ sơ cấp Giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng liên doanh tại Việt Nam, căn cứ nhu cầu phát triển hoạt động kinh doanh và tính khả thi của phương án hoạt động kinh doanh, các bên ngân hàng..... (dự kiến tham gia thành lập ngân hàng liên doanh), kính gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đơn xin cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng liên doanh tại Việt Nam với các nội dung chính sau đây:
I. Thông tin về Bên nước ngoài
1. Tên đầy đủ, tên giao dịch và tên viết tắt (nếu có) của ngân hàng (các ngân hàng) dự kiến tham gia liên doanh.
2. Địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại, fax, email.
3. Ngày thành lập, ngày đăng ký kinh doanh, ngày bắt đầu hoạt động và ngày kết thúc hoạt động.
4. Cơ quan cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng, số và ngày của Giấy phép, ngày hết hạn (nếu có).
5. Cơ quan cấp Giấy đăng ký kinh doanh, số và ngày của Giấy đăng ký kinh doanh.
6. Vốn điều lệ, vốn thực góp.
7. Người đại diện theo pháp luật của ngân hàng (các ngân hàng).
II. Thông tin về Bên Việt Nam
Gồm những nội dung chủ yếu như nêu tại phần I trên đây.
III. Ngân hàng liên doanh dự kiến thành lập tại Việt Nam
1. Tên ngân hàng liên doanh: tên đầy đủ, tên giao dịch và tên viết tắt (nếu có) của ngân hàng liên doanh bằng Tiếng Việt, và bằng Tiếng Anh (nếu có đề nghị).
2. Địa điểm (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) nơi dự kiến đặt trụ sở chính.
3. Vốn điều lệ; tỷ lệ góp vốn của các Bên, mức góp vốn cụ thể của từng ngân hàng tham gia liên doanh; phương thức và tiến độ góp vốn.
4. Dự kiến nhân sự:
- Hội đồng quản trị: cơ cấu, số lượng thành viên, Chủ tịch; tên tuổi, trình độ của các thành viên
- Ban kiểm soát: cơ cấu, số lượng thành viên, Chủ tịch; tên tuổi, trình độ của các thành viên
- Tổng Giám đốc (Giám đốc): Tên, tuổi, trình độ chuyên môn.
(Kèm theo sơ yếu lý lịch; các văn bằng, chứng chỉ để chứng minh năng lực, tư cách và trình độ chuyên môn của các nhân sự nêu trên)
5. Dự kiến số lượng cán bộ, nhân viên của chi nhánh: Số người mang quốc tịch nước ngoài, số người mang quốc tịch Việt Nam.
6. Thời hạn hoạt động của ngân hàng liên doanh.
7. Loại hình hoạt động của ngân hàng liên doanh (ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển...); các nội dung hoạt động chủ yếu.
8. Tên, chức vụ của cá nhân, tổ chức đại diện (hoặc thay mặt) cho các Bên ...... theo dõi việc xin thành lập và thực hiện các thủ tục liên quan đến việc thành lập ngân hàng liên doanh, kèm theo văn bản uỷ quyền (nếu có).
Các Bên (các ngân hàng) tham gia liên doanh cam kết đảm bảo:
- Về tính chính xác, trung thực của nội dung trong đơn, hồ sơ xin cấp Giấy phép.
- Sẵn sàng hỗ trợ về tài chính, công nghệ, quản trị, điều hành, hoạt động cho ngân hàng liên doanh tại Việt Nam; Đảm bảo duy trì giá trị thực có của vốn điều lệ của ngân hàng liên doanh không thấp hơn mức vốn pháp định và đáp ứng đầy đủ các quy định về an toàn hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam và các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
| ....…., ngày.... tháng.... năm......... |
(Ghi chú: Phụ lục này chỉ quy định những nội dung chủ yếu cần có, các Bên tham gia liên doanh có thể bổ sung thêm các nội dung khác nếu thấy cần thiết)
TÊN TỔ CHỨC TÍN DỤNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …………….. | …………., ngày ….. tháng ….. năm ………. |
ĐƠN XIN GIA HẠN THỜI HẠN HOẠT ĐỘNG
NGÂN HÀNG LIÊN DOANH, NGÂN HÀNG 100% VỐN NƯỚC NGOÀI
Kính gửi: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Ngày … tháng … năm …, Ngân hàng … (tên ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài) đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp Giấy phép thành lập và hoạt động số …. Theo đó, Ngân hàng (tên ngân hàng) có thời hạn hoạt động đến …
Căn cứ biên bản cuộc họp thành viên góp vốn … (hoặc văn bản của ngân hàng mẹ …), Ngân hàng (tên ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài) và nhu cầu hoạt động, hợp tác, đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, Ngân hàng … (tên ngân hàng) kính gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đơn và hồ sơ xin gia hạn thời hạn hoạt động.
Ngân hàng … (tên ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài) cam kết đảm bảo:
- Về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ xin gia hạn thời hạn hoạt động.
- Tiếp tục chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam và các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
| CHỦ TỊCH HĐQT |
ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP
THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG 100% VỐN
NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
Kính gửi: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
......................................................
Sau khi nghiên cứu các quy định pháp luật của Việt Nam về điều kiện, thủ tục, hồ sơ cấp Giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, căn cứ nhu cầu phát triển hoạt động kinh doanh và tính khả thi của phương án hoạt động kinh doanh, Ngân hàng..... (đại diện cho các thành viên góp vốn trong trường hợp từ 2 tổ chức tham gia góp vốn thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài trở lên), kính gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đơn xin cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam với các nội dung chính sau đây:
I. Thông tin về ngân hàng mẹ (về các thành viên góp vốn trong trường hợp có từ 2 tổ chức tham gia góp vốn trở lên)
1. Tên đầy đủ, tên giao dịch và tên viết tắt (nếu có) của ngân hàng mẹ (các thành viên góp vốn).
2. Địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại, fax, email.
3. Ngày thành lập, ngày đăng ký kinh doanh, ngày bắt đầu hoạt động và ngày kết thúc hoạt động.
4. Cơ quan cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng, số và ngày của Giấy phép, ngày hết hạn (nếu có).
5. Cơ quan cấp Giấy đăng ký kinh doanh, số và ngày của Giấy đăng ký kinh doanh.
6. Vốn điều lệ, vốn thực góp.
7. Người đại diện theo pháp luật của ngân hàng mẹ (các thành viên góp vốn).
III. Ngân hàng 100% vốn nước ngoài dự kiến thành lập tại Việt Nam
1. Tên ngân hàng: tên đầy đủ, tên giao dịch và tên viết tắt (nếu có) của ngân hàng 100% vốn nước ngoài bằng tiếng Việt, và bằng Tiếng Anh (nếu có đề nghị).
2. Địa điểm (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) nơi dự kiến đặt trụ sở chính.
3. Vốn điều lệ; tỷ lệ góp vốn của các thành viên, mức góp vốn cụ thể của từng thành viên (trường hợp có 2 thành viên góp vốn trở lên); phương thức và tiến độ góp vốn.
4. Dự kiến nhân sự:
- Hội đồng quản trị: cơ cấu, số lượng thành viên, Chủ tịch; tên tuổi, trình độ của các thành viên
- Ban kiểm soát: cơ cấu, số lượng thành viên, Chủ tịch; tên tuổi, trình độ của các thành viên
- Tổng Giám đốc (Giám đốc): Tên, tuổi, trình độ chuyên môn.
(Kèm theo sơ yếu lý lịch; các văn bằng, chứng chỉ để chứng minh năng lực, tư cách và trình độ chuyên môn của các nhân sự nêu trên)
5. Dự kiến số lượng cán bộ, nhân viên của ngân hàng: Số người mang quốc tịch nước ngoài, số người mang quốc tịch Việt Nam.
6. Thời hạn hoạt động của ngân hàng 100% vốn nước ngoài.
7. Loại hình hoạt động của ngân hàng 100% vốn nước ngoài (ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển...); các nội dung hoạt động chủ yếu.
8. Tên, chức vụ của cá nhân, tổ chức đại diện (hoặc thay mặt) cho Ngân hàng mẹ (hoặc các thành viên góp vốn) theo dõi việc xin thành lập và thực hiện các thủ tục liên quan đến việc thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài, kèm theo văn bản uỷ quyền (nếu có).
Ngân hàng mẹ (và các thành viên góp vốn) cam kết đảm bảo:
- Về tính chính xác, trung thực của nội dung trong đơn, hồ sơ xin cấp Giấy phép.
- Sẵn sàng hỗ trợ về tài chính, công nghệ, quản trị, điều hành, hoạt động cho ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam; Đảm bảo duy trì giá trị thực có của vốn điều lệ của ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam không thấp hơn mức vốn pháp định và đáp ứng đầy đủ các quy định về an toàn hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam và các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
| .........…., ngày.... tháng.... năm...... |
(Ghi chú: Phụ lục này chỉ quy định những nội dung chủ yếu cần có, ngân hàng nước ngoài có thể bổ sung thêm các nội dung khác nếu thấy cần thiết)
ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP
MỞ VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC TÍN DỤNG NƯỚC NGOÀI
TẠI VIỆT NAM
Kính gửi: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
........................................................
Căn cứ nhu cầu phát triển quan hệ hợp tác, đầu tư, kinh doanh với các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế Việt Nam, Tổ chức tín dụng nước ngoài (tên) kính gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đơn xin cấp Giấy phép mở văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam với các nội dung chính sau đây:
I. Thông tin về Tổ chức tín dụng nước ngoài
1. Tên đầy đủ, tên giao dịch và tên viết tắt (nếu có) của TCTD nước ngoài.
2. Địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại, fax, email.
3. Ngày thành lập, ngày đăng ký kinh doanh, ngày bắt đầu hoạt động và ngày kết thúc hoạt động.
4. Cơ quan cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng, số và ngày của Giấy phép, ngày hết hạn (nếu có).
5. Cơ quan cấp Giấy đăng ký kinh doanh, số và ngày của Giấy đăng ký kinh doanh.
6. Vốn điều lệ, vốn thực góp.
7. Người đại diện theo pháp luật của TCTD nước ngoài.
II. Văn phòng đại diện xin mở tại Việt Nam
1. Tên VPĐD: tên đầy đủ, tên giao dịch và tên viết tắt (nếu có) của VPĐD bằng tiếng Việt, và bằng Tiếng Anh (nếu có đề nghị).
2. Địa điểm (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) nơi dự kiến mở VPĐD.
3. Mục đích xin mở VPĐD và nội dung hoạt động của VPĐD.
4. Dự kiến số lượng cán bộ, nhân viên của VPĐD: Số người mang quốc tịch nước ngoài, số người mang quốc tịch Việt Nam.
6. Thời hạn hoạt động của VPĐD.
7. Trưởng VPĐD dự kiến: tên, tuổi, quốc tịch (kèm theo sơ yếu lý lịch).
8. Tên, chức vụ của cá nhân, tổ chức đại diện (hoặc thay mặt) cho TCTD nước ngoài theo dõi việc xin mở VPĐD và thực hiện các thủ tục liên quan đến việc mở VPĐD, kèm theo văn bản uỷ quyền (nếu có).
TCTD nước ngoài cam kết đảm bảo:
- Về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ xin cấp Giấy phép.
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam và các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
| .......…., ngày.... tháng.... năm....... |
(Ghi chú: Phụ lục này chỉ quy định những nội dung chủ yếu cần có, TCTD nước ngoài có thể bổ sung thêm các nội dung khác nếu thấy cần thiết)
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /GP-NHNN | ......., Ngày ..... tháng ..... năm .......... |
MỞ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12/12/1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 10/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003;
Căn cứ Luật các Tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12/12/1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng số 20/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 22/2006/NĐ-CP ngày 28/02/2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam;
Xét đơn và hồ sơ xin cấp Giấy phép mở chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam của Ngân hàng......,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cho phép Ngân hàng.........., có địa chỉ giao dịch........., địa chỉ trụ sở chính tại............. được mở chi nhánh tại (tỉnh, thành phố thuộc Trung ương), CHXHCN Việt Nam.
Điều 2. Tên của chi nhánh ngân hàng nước ngoài: Tên đầy đủ, tên giao dịch, tên viết tắt (nếu có) bằng tiếng Việt, và bằng Tiếng Anh (nếu có đề nghị).
Địa chỉ giao dịch của chi nhánh ngân hàng nước ngoài: số......., tỉnh, thành phố (như nêu trên), Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài:..........
Điều 3. Thời hạn hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài:..........
Điều 4. Loại hình hoạt động ngân hàng của chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
............ (ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, hoặc các loại hình ngân hàng khác).
Điều 5. Nội dung hoạt động:
Chi nhánh Ngân hàng.... thực hiện các hoạt động nghiệp vụ bằng đồng Việt Nam và bằng ngoại tệ, thực hiện các hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng thuộc (loại hình ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển,....) theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng, các quy định của pháp luật về hoạt động của (ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển....). Nội dung hoạt động chủ yếu của Chi nhánh Ngân hàng ..... như sau:
1. Huy động vốn:
- ...............................................
2. Hoạt động tín dụng:
- ...............................................
3. Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ:
- ...............................................
4. Các hoạt động khác
- ...............................................
5. Ngoài các hoạt động nêu trên, Chi nhánh Ngân hàng....... được thực hiện các nghiệp vụ khác của (ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển....) khi có nhu cầu và được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
Điều 6. Trong quá trình hoạt động, Chi nhánh Ngân hàng..... phải tuân thủ pháp luật Việt Nam, Luật Các Tổ chức tín dụng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng, Quy định về quản lý ngoại hối, Nghị định số 22/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam, các chế độ và quy định do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành.
Điều 7. Khi chuyển lợi nhuận ra khỏi Việt Nam, Chi nhánh Ngân hàng....... phải nộp thuế theo quy định tại Luật Thuế của Việt Nam.
Điều 8. Giấy phép này có hiệu lực kể từ ngày ký. Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép, Chi nhánh Ngân hàng........ phải hoàn thành các thủ tục cần thiết và khai trương hoạt động. Sau thời hạn nói trên, nếu Chi nhánh Ngân hàng .... không khai trương hoạt động, Giấy phép này không còn hiệu lực.
Điều 9. Giấy phép thành lập và hoạt động Chi nhánh Ngân hàng....... được lập thành ...... bản chính: một bản cấp cho Ngân hàng nước ngoài (mẹ), một bản đăng ký tại Sở Kế hoạch và Đầu tư; một bản lưu tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Nơi nhận: | THỐNG ĐỐC |
TÊN TỔ CHỨC TÍN DỤNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …………….. | …………., ngày ….. tháng ….. năm ………. |
CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI
Kính gửi: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Ngày … tháng … năm …, Ngân hàng (tên) đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép mở chi nhánh ngân hàng nước ngoài số …. Nay, Ngân hàng (tên) có nhu cầu đổi tên chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Ngân hàng (tên) kính gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đơn và hồ sơ xin thay đổi tên chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam với các nội dung sau:
- Tên chi nhánh ngân hàng nước ngoài ghi trong Giấy phép:
- Tên đề nghị được thay đổi:
- Lý do thay đổi:
Ngân hàng (tên) cam kết việc thay đổi tên sẽ không làm ảnh hưởng đến hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
| CHỦ TỊCH HĐQT |
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /GP-NHNN | ......., Ngày ..... tháng ..... năm .......... |
THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG LIÊN DOANH
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12/12/1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 10/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003;
Căn cứ Luật các Tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12/12/1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng số 20/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 22/2006/NĐ-CP ngày 28/02/2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam;
Xét đơn và hồ sơ xin cấp Giấy phép thành lập và hoạt động Ngân hàng liên doanh....... tại Việt Nam của Ngân hàng......... và Ngân hàng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Cho phép các Bên sau đây được thành lập Ngân hàng liên doanh tại Việt Nam:
- Bên Việt Nam: tên và địa chỉ của Ngân hàng (các ngân hàng) tham gia liên doanh.
- Bên nước ngoài: Tên và địa chỉ của Ngân hàng (các ngân hàng) tham gia liên doanh.
Điều 2.
Tên của Ngân hàng liên doanh: Tên đầy đủ, tên giao dịch, tên viết tắt (nếu có) bằng tiếng Việt, và bằng Tiếng Anh (nếu có đề nghị).
Ngân hàng liên doanh có trụ sở chính tại (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương..., Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
Địa chỉ giao dịch của ngân hàng liên doanh: số ......., tỉnh, thành phố (như nêu trên), Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ngân hàng liên doanh được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam và có con dấu riêng.
Điều 3.
Vốn điều lệ của Ngân hàng liên doanh............. là:............
Trong đó:
Bên Việt Nam góp:......, bằng:.... % vốn điều lệ.
Bên nước ngoài góp:......., bằng:....% vốn điều lệ.
* Nêu cụ thể mức góp vốn của từng ngân hàng, số vốn góp bằng tiền, bằng tài sản (nếu có), phương thức góp vốn và thời gian thực hiện (nếu có).
Điều 4. Thời hạn hoạt động của Ngân hàng liên doanh.........: .....năm.
Điều 5. Loại hình hoạt động ngân hàng của Ngân hàng Liên doanh.............:
(ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, hoặc các loại hình ngân hàng khác).
Điều 6. Nội dung hoạt động:
Ngân hàng liên doanh thực hiện các hoạt động nghiệp vụ bằng đồng Việt Nam và bằng ngoại tệ, thực hiện các hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng thuộc loại hình ngân hàng.... (ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển....) theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng, các quy định của pháp luật về hoạt động của (ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển...). Nội dung hoạt động chủ yếu của Ngân hàng liên doanh như sau:
1. Huy động vốn:
- ................................................
2. Hoạt động tín dụng:
- ................................................
3. Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ:
- ................................................
4. Các hoạt động khác
- ................................................
5. Ngoài các hoạt động nêu trên, Ngân hàng liên doanh được thực hiện các nghiệp vụ khác của (ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển....) khi có nhu cầu và được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
Điều 7. Trong quá trình hoạt động, Ngân hàng liên doanh phải tuân thủ pháp luật Việt Nam, Luật Các Tổ chức tín dụng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng, Quy định về quản lý ngoại hối, Nghị định số 22/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam, các chế độ và quy định do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành.
Điều 8. Khi chuyển lợi nhuận ra khỏi Việt Nam, Ngân hàng liên doanh phải nộp thuế theo quy định tại Luật Thuế của Việt Nam.
Điều 9. Giấy phép này có hiệu lực kể từ ngày ký. Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, Ngân hàng liên doanh phải hoàn thành các thủ tục cần thiết và khai trương hoạt động. Sau thời hạn nói trên, nếu Ngân hàng liên doanh không khai trương hoạt động, Giấy phép này không còn hiệu lực.
Điều 10. Giấy phép thành lập và hoạt động Ngân hàng liên doanh.... được lập thành ...... bản chính: Mỗi bên trong liên doanh giữ một bản; một bản cấp cho Ngân hàng liên doanh, một bản đăng ký tại Sở Kế hoạch và Đầu tư; một bản lưu tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Nơi nhận: | THỐNG ĐỐC |
TÊN TỔ CHỨC TÍN DỤNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …………….. | …………., ngày ….. tháng ….. năm ………. |
NGÂN HÀNG LIÊN DOANH, NGÂN HÀNG 100% VỐN NƯỚC NGOÀI
Kính gửi: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Ngày … tháng … năm …, Ngân hàng (tên ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài) đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp Giấy phép thành lập và hoạt động số …
Căn cứ biên bản cuộc họp thành viên góp vốn … (hoặc văn bản của ngân hàng mẹ …), Ngân hàng (tên ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài) kính gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đơn và hồ sơ xin thay đổi tên chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam với các nội dung sau:
- Tên ngân hàng trong Giấy phép:
- Tên đề nghị được thay đổi:
- Lý do thay đổi:
Ngân hàng (tên ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài) cam kết việc thay đổi tên sẽ không làm ảnh hưởng đến hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
| CHỦ TỊCH HĐQT |
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /GP-NHNN | ......., Ngày ..... tháng ..... năm .......... |
THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG 100% VỐN NƯỚC NGOÀI
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12/12/1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 10/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003;
Căn cứ Luật các Tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12/12/1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng số 20/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 22/2006/NĐ-CP ngày 28/02/2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam;
Xét đơn và hồ sơ xin cấp Giấy phép thành lập và hoạt động Ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam........ của Ngân hàng (ngân hàng mẹ).........,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Cho phép Ngân hàng......... (các tổ chức)........ sau đây được thành lập Ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam:
- Ngân hàng mẹ: tên và địa chỉ của Ngân hàng mẹ của ngân hàng 100% vốn nước ngoài.
- Các thành viên góp vốn là tổ chức nước ngoài khác: Tên và địa chỉ của các tổ chức nước ngoài là thành viên góp vốn thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài.
Điều 2.
Tên của Ngân hàng 100% vốn nước ngoài: Tên đầy đủ, tên giao dịch, tên viết tắt (nếu có) bằng tiếng Việt, và bằng Tiếng Anh (nếu có đề nghị).
Ngân hàng 100% vốn nước ngoài có trụ sở chính tại (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương......, Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
Địa chỉ giao dịch của ngân hàng 100% vốn nước ngoài: số......., tỉnh, thành phố (như nêu trên), Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ngân hàng 100% vốn nước ngoài được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam và có con dấu riêng.
Điều 3.
Vốn điều lệ của Ngân hàng 100% vốn nước ngoài.......... là:..........
Trong đó:
Ngân hàng (mẹ)..... góp:......, bằng:.... % vốn điều lệ.
Tổ chức thành viên góp vốn khác góp:......., bằng:....% vốn điều lệ.
* Nêu cụ thể mức góp vốn của từng thành viên góp vốn, số vốn góp bằng tiền, bằng tài sản (nếu có), phương thức góp vốn và thời gian thực hiện (nếu có).
Điều 4. Thời hạn hoạt động của Ngân hàng 100% vốn nước ngoài....: ....năm.
Điều 5. Loại hình hoạt động ngân hàng của Ngân hàng 100% vốn nước ngoài......:
(ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, hoặc các loại hình ngân hàng khác).
Điều 6. Nội dung hoạt động:
Ngân hàng 100% vốn nước ngoài thực hiện các hoạt động nghiệp vụ bằng đồng Việt Nam và bằng ngoại tệ, thực hiện các hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng thuộc loại hình ngân hàng..... (ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển....) theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng, các quy định của pháp luật về hoạt động của ngân hàng...... (ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển...). Nội dung hoạt động chủ yếu của Ngân hàng 100% vốn nước ngoài như sau:
1. Huy động vốn:
- ...............................................
2. Hoạt động tín dụng:
- ...............................................
3. Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ:
- ...............................................
4. Các hoạt động khác
- ...............................................
5. Ngoài các hoạt động nêu trên, Ngân hàng 100% vốn nước ngoài được thực hiện các nghiệp vụ khác của (ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển....) khi có nhu cầu và được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
Điều 7. Trong quá trình hoạt động, Ngân hàng 100% vốn nước ngoài phải tuân thủ pháp luật Việt Nam, Luật Các Tổ chức tín dụng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng, Quy định về quản lý ngoại hối, Nghị định số 22/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam, các chế độ và quy định do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành.
Điều 8. Khi chuyển lợi nhuận ra khỏi Việt Nam, Ngân hàng 100% vốn nước ngoài phải nộp thuế theo quy định tại Luật Thuế của Việt Nam.
Điều 9. Giấy phép này có hiệu lực kể từ ngày ký. Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, Ngân hàng 100% vốn nước ngoài phải hoàn thành các thủ tục cần thiết và khai trương hoạt động. Sau thời hạn nói trên, nếu Ngân hàng không khai trương hoạt động, Giấy phép này không còn hiệu lực.
Điều 10. Giấy phép thành lập và hoạt động Ngân hàng 100% vốn nước ngoài.... được lập thành...... bản chính: một bản cấp cho Ngân hàng mẹ; một bản cấp cho Ngân hàng 100% vốn nước ngoài, một bản đăng ký tại Sở Kế hoạch và Đầu tư; một bản lưu tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Nơi nhận: | THỐNG ĐỐC |
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /GP-NHNN | ......., Ngày ..... tháng ..... năm .......... |
MỞ VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC TÍN DỤNG
NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12/12/1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 10/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003;
Căn cứ Luật các Tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12/12/1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng số 20/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 22/2006/NĐ-CP ngày 28/02/2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam;
Xét đơn và hồ sơ xin cấp Giấy phép mở chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam của Ngân hàng........,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Cho phép Tổ chức tín dụng....., có địa chỉ giao dịch......, địa chỉ trụ sở chính tại....... được mở Văn phòng đại diện tại (tỉnh, thành phố thuộc Trung ương), CHXHCN Việt Nam.
Điều 2.
Tên Văn phòng đại diện: Tên đầy đủ, tên giao dịch, tên viết tắt (nếu có) bằng tiếng Việt, và bằng Tiếng Anh (nếu có đề nghị).
Điều 3. Thời hạn hoạt động của Văn phòng đại diện:.......
Điều 4. Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện:.........
Điều 5. Trong quá trình hoạt động, Văn phòng đại diện...... phải tuân thủ pháp luật Việt Nam, Luật Các Tổ chức tín dụng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng, Nghị định số 22/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam, các quy định pháp luật có liên quan.
Điều 6. Giấy phép này có hiệu lực kể từ ngày ký. Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép, Văn phòng đại diện...... phải hoàn thành các thủ tục cần thiết và khai trương hoạt động. Sau thời hạn nói trên, nếu Văn phòng đại diện....... không khai trương hoạt động, Giấy phép này không còn hiệu lực.
Điều 7. Giấy phép này được lập thành...... bản chính: một bản cấp cho Tổ chức tín dụng nước ngoài, một bản để đăng ký tại Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; một bản lưu tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam./.
Nơi nhận: | THỐNG ĐỐC |
Nơi nhận: | XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT KT. THỐNG ĐỐC |
1 Thông tư số 24/2011/TT-NHNN về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng theo các Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Nghị quyết số 60/NQ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa 258 thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ, ngành;
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định tại các văn bản do Ngân hàng Nhà nước ban hành để thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng như sau:”
2 Thông tư số 29/2015/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về thành phần hồ sơ có bản sao chứng thực giấy tờ, văn bản có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về thành phần hồ sơ có bản sao chứng thực giấy tờ, văn bản.”
3 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Thông tư số 24/2011/TT-NHNN về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng theo các Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2011.
4 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Thông tư số 24/2011/TT-NHNN về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng theo các Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2011.
5 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 24/2011/TT-NHNN về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng theo các Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2011.
6 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 24/2011/TT-NHNN về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng theo các Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2011.
7 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 4 Điều 4 của Thông tư số 24/2011/TT-NHNN về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng theo các Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2011.
8 Tiết này được sửa đổi theo quy định tại khoản 5 Điều 4 của Thông tư số 24/2011/TT-NHNN về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng theo các Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2011.
9 Tiết này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 6 Điều 4 của Thông tư số 24/2011/TT-NHNN về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng theo các Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2011.
10 Tiết này được sửa đổi theo quy định tại khoản 7 Điều 4 của Thông tư số 24/2011/TT-NHNN về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng theo các Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2011.
11 Tiết này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 8 Điều 4 của Thông tư số 24/2011/TT-NHNN về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng theo các Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2011.
12 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 9 Điều 4 của Thông tư số 24/2011/TT-NHNN về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng theo các Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2011.
13 Tiết này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 10 Điều 4 của Thông tư số 24/2011/TT-NHNN về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng theo các Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2011.
14 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 11 Điều 4 của Thông tư số 24/2011/TT-NHNN về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng theo các Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2011.
15 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 12 Điều 4 của Thông tư số 24/2011/TT-NHNN về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng theo các Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2011, được sửa đổi bởi Điều 5 của Thông tư số 29/2015/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về thành phần hồ sơ có bản sao chứng thực giấy tờ, văn bản, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 02 năm 2016.
16 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 12 Điều 4 của Thông tư số 24/2011/TT-NHNN về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng theo các Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2011, được sửa đổi bởi Điều 5 của Thông tư số 29/2015/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về thành phần hồ sơ có bản sao chứng thực giấy tờ, văn bản, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 02 năm 2016.
17 Tiết này được sửa đổi theo quy định tại khoản 13 Điều 4 của Thông tư số 24/2011/TT-NHNN về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng theo các Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2011.
18 Tiết này được sửa đổi theo quy định tại khoản 13 Điều 4 của Thông tư số 24/2011/TT-NHNN về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng theo các Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2011.
19 Điểm này được bổ sung theo quy định tại khoản 14 Điều 4 của Thông tư số 24/2011/TT-NHNN về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng theo các Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2011.
20 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 15 Điều 4 của Thông tư số 24/2011/TT-NHNN về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng theo các Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2011.
21 Điều 11 và Điều 12 Thông tư số 24/2011/TT-NHNN về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng theo các Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2011 quy định như sau:
“Điều 11. Điều khoản thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2011.
Điều 12. Tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Chủ tịch Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên), Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan có trách nhiệm thi hành Thông tư này./.”
22 Điều 21 Thông tư số 29/2015/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về thành phần hồ sơ có bản sao chứng thực giấy tờ, văn bản, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 02 năm 2016 quy định như sau:
“Điều 21. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 02 năm 2016.
2. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, các quy định sau đây hết hiệu lực thi hành:
- Khoản 12 Điều 4 Thông tư số 24/2011/TT-NHNN ngày 31/8/2011 của Ngân hàng Nhà nước về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng theo các nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10 và Phụ lục số 09.ĐGH kèm theo Thông tư số 25/2011/TT-NHNN ngày 31/8/2011 của Ngân hàng Nhà nước về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực hoạt động ngoại hối theo Nghị quyết về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Thông tư này./.”
23 Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại khoản 16 Điều 4 của Thông tư số 24/2011/TT-NHNN về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng theo các Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2011.
24 Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại khoản 16 Điều 4 của Thông tư số 24/2011/TT-NHNN về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng theo các Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2011.
25 Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại khoản 16 Điều 4 của Thông tư số 24/2011/TT-NHNN về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng theo các Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2011.
26 Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại khoản 16 Điều 4 của Thông tư số 24/2011/TT-NHNN về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng theo các Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2011.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.