BỘ LAO ĐỘNG -
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4083/VBHN-BLĐTBXH |
Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2024 |
QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA NHÀ GIÁO GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
Thông tư số 07/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10 tháng 03 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2017, được sửa đổi, bổ sung bởi:
1. Thông tư số 34/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 quy định về đào tạo trình độ sơ cấp, Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 quy định về đào tạo thường xuyên, Thông tư số 07/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10/3/2017 quy định chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10/3/2017 quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, Thông tư số 10/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13/3/2017 quy định về mẫu bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng; việc in, quản lý, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và Thông tư số 31/2017/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2017 quy định về đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo vừa làm vừa học, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 02 năm 2019;
2. Thông tư số 28/2022/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng và chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2023.
Căn cứ Bộ Luật Lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 48/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp;
Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp;
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.[1]
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng[2]
1. Thông tư này quy định chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên.
2. Thông tư này áp dụng đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, viên chức quản lý, viên chức tham gia giảng dạy trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 40 Luật Giáo dục nghề nghiệp (sau đây gọi là các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác) trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên; cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan.
3. Thông tư này không áp dụng đối với nhà giáo giảng dạy nhóm ngành đào tạo giáo viên thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo; nhà giáo đang giảng dạy ở các trường cao đẳng, trường trung cấp được quy định tại Thông tư số 96/2017/TT-BQP ngày 27 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về định mức giờ chuẩn giảng dạy và nghiên cứu khoa học đối với nhà giáo trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
Điều 2. Giờ chuẩn, thời gian giảng dạy, định mức giờ giảng[3]
1. Giờ chuẩn là đơn vị thời gian quy đổi từ số giờ lao động cần thiết trước, trong và sau giờ giảng để hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy trực tiếp hoặc trực tuyến. Một giờ chuẩn giảng dạy trực tuyến được tính bằng một giờ chuẩn giảng dạy trực tiếp.
Một giờ chuẩn được tính đối với giảng dạy lý thuyết không quá 35 học viên, học sinh, sinh viên; đối với giảng dạy thực hành, tích hợp không quá 18 học viên, học sinh, sinh viên; đối với giảng dạy các ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành không quá 10 học viên, học sinh, sinh viên. Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên căn cứ số học viên, học sinh, sinh viên cụ thể của lớp học để quy đổi giờ chuẩn đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế và đặc điểm của từng ngành, nghề.
2. Thời gian giảng dạy trong kế hoạch đào tạo được tính bằng giờ chuẩn, trong đó:
a) Một giờ dạy lý thuyết là 45 phút được tính bằng 01 giờ chuẩn;
b) Một giờ dạy tích hợp (kết hợp cả lý thuyết và thực hành) là 60 phút được tính bằng 01 giờ chuẩn;
c) Một giờ dạy thực hành là 60 phút được tính bằng 01 giờ chuẩn.
3. Định mức giờ giảng được xác định là số giờ chuẩn cho mỗi nhà giáo phải giảng dạy, được quy định theo năm học.
NHIỆM VỤ VÀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA NHÀ GIÁO DẠY TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG, TRUNG CẤP
1. Công tác giảng dạy, bao gồm:
a) Chuẩn bị giảng dạy: Soạn giáo án, lập đề cương bài giảng, chuẩn bị tài liệu, trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy mô-đun, môn học được phân công giảng dạy;
b) Giảng dạy mô-đun, môn học được phân công theo kế hoạch và quy định của chương trình;
c) Đánh giá kết quả học tập của học viên, học sinh, sinh viên gồm: Soạn đề kiểm tra, coi kiểm tra, đánh giá kiểm tra định kỳ.
2. Coi thi, kiểm tra, đánh giá kết thúc mô-đun, môn học; chấm thi tuyển sinh; chấm thi tốt nghiệp; hướng dẫn, đánh giá chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp; đánh giá kết quả nghiên cứu của học viên, học sinh, sinh viên.
3. Hoàn thiện các biểu mẫu, sổ sách quản lý lớp học được bố trí, phân công giảng dạy theo quy định.
4. Hướng dẫn sinh viên làm chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp (nếu có); hướng dẫn thực tập, thực tập kết hợp với lao động sản xuất; luyện thi cho học viên, học sinh, sinh viên giỏi tham gia kỳ thi các cấp.
5. Biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy; góp ý kiến xây dựng chương trình, nội dung mô-đun, môn học được phân công giảng dạy.
6. Tham gia thiết kế, xây dựng phòng học chuyên môn; thiết kế, cải tiến, tự làm đồ dùng, trang thiết bị giáo dục nghề nghiệp.
7. Tổ chức các hoạt động giáo dục và rèn luyện học viên, học sinh, sinh viên.
8. Học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao; thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn; dự giờ, hao đổi kinh nghiệm giảng dạy.
9. Tham gia bồi dưỡng cho nhà giáo theo yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của trường, khoa, bộ môn.
10. Nghiên cứu khoa học; hướng dẫn học viên, học sinh, sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học; ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật hoặc sáng kiến, cải tiến kỹ thuật vào giảng dạy và thực tiễn sản xuất.
11. Tham gia sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ, tham gia công tác quản lý đảo tạo.
12.[4] Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Hiệu trưởng, giám đốc cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
Điều 4. Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm
1. Thời gian làm việc của nhà giáo dạy trình độ cao đẳng, trung cấp là 44 tuần/năm theo chế độ tuần làm việc 40 giờ, trong đó:
a) Thực hiện công tác giảng dạy và giáo dục học viên, học sinh, sinh viên: 32 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng; 36 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp;
b)[5] Học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao, nghiên cứu khoa học: 08 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng; 04 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp. Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp căn cứ vào tình hình thực tế, đặc điểm của từng ngành, nghề đào tạo để quy định về nghiên cứu khoa học đối với nhà giáo và quyết định số giờ nghiên cứu khoa học tối thiểu mà nhà giáo phải thực hiện trong năm học;
c) Thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn: 04 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng, trung cấp;
d)[6] Trường hợp nhà giáo sử dụng không hết thời gian để học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao, nghiên cứu khoa học theo quy định thì Hiệu trưởng, giám đốc quy đổi thời gian còn lại chuyển sang làm công tác giảng dạy hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng, giám đốc giao. Số giờ quy đổi được tính thêm vào định mức giờ giảng trong năm học của nhà giáo. Tính số giờ quy đổi theo tỷ lệ tương ứng giữa thời gian không sử dụng để học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao, nghiên cứu khoa học với thời gian thực hiện công tác giảng dạy và giáo dục học viên, học sinh, sinh viên được quy định tại điểm a khoản này. Trường hợp nhà giáo tham gia các khóa học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao vượt quá quy định tại điểm b khoản này thì được giảm giờ theo quy định tại điểm a Khoản 4 Điều 10 Thông tư này.
2.[7] Thời gian nghỉ hè hằng năm của nhà giáo là 06 tuần; của viên chức quản lý, viên chức đang giữ chức danh giảng viên, giáo viên giáo dục nghề nghiệp có tham gia giảng dạy được quy định tại khoản 5 Điều 5 Thông tư này là 04 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hằng năm. Trong thời gian nghỉ hè nhà giáo được hưởng nguyên lương và phụ cấp (nếu có). Ngoài thời gian nghỉ hè nhà giáo được nghỉ lễ, tết và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật Lao động. Việc nghỉ hè của nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục.
Căn cứ kế hoạch năm học và điều kiện thực tế, Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp bố trí cho nhà giáo nghỉ hè vào thời gian thích hợp.
1.[8] Định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm học: Từ 350 đến 450 giờ chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng; từ 400 đến 510 giờ chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp.
Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp căn cứ vào tình hình thực tế, đặc điểm của từng ngành, nghề đào tạo để quyết định định mức giờ giảng và số giờ tối thiểu mà nhà giáo phải giảng dạy cho phù hợp trong năm học.
2. Định mức giờ giảng của nhà giáo dạy các môn học chung trong một năm học là 450 giờ chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng; 510 giờ chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp.
3.[9] Định mức giờ giảng của nhà giáo dạy các môn văn hóa phổ thông trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông.
4.[10] Định mức giờ giảng của nhà giáo tham gia giảng dạy nhiều cấp trình độ trong một năm học được tính quy đổi và áp dụng theo định mức giờ giảng ở cấp trình độ cao nhất. Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quy định hệ số quy đổi giờ chuẩn đối với các cấp trình độ thấp hơn để tính định mức giờ chuẩn trong một năm học cho nhà giáo phù hợp với tình hình thực tế và đặc điểm của từng ngành, nghề đào tạo.
5.[11] Định mức giờ giảng đối với viên chức quản lý; viên chức đang giữ chức danh giảng viên, giáo viên giáo dục nghề nghiệp được quy định như sau:
a) Chủ tịch hội đồng trường, hiệu trưởng: 8% định mức giờ giảng/năm;
b) Phó hiệu trưởng: 10% định mức giờ giảng/năm;
c) Trưởng phòng và tương đương: 14% định mức giờ giảng/năm;
d) Phó trưởng phòng và tương đương: 18% định mức giờ giảng/năm;
đ) Đối với viên chức khác: 20% định mức giờ giảng/năm.
6. Định mức giờ giảng đối với nhà giáo thuộc khoa Sư phạm trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp được tính như định mức giờ giảng của nhà giáo dạy trình độ cao đẳng.
7. Viên chức các phòng chuyên môn, nghiệp vụ khác đủ tiêu chuẩn để tham gia giảng dạy thì căn cứ vào khối lượng công việc, nhiệm vụ được giao, Hiệu trưởng, giám đốc cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp có thể ký hợp đồng giảng dạy nếu có nhu cầu.
NHIỆM VỤ VÀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA NHÀ GIÁO DẠY TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
1. Công tác giảng dạy, bao gồm:
a) Chuẩn bị giảng dạy: Soạn giáo án, lập đề cương bài giảng, chuẩn bị tài liệu, trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy mô-đun được phân công giảng dạy;
b) Giảng dạy mô-đun được phân công theo kế hoạch và quy định của chương trình;
c) Đánh giá kết quả học tập của học viên, học sinh gồm: Soạn đề kiểm tra, coi kiểm tra, đánh giá kiểm tra định kỳ.
2. Coi thi, kiểm tra, đánh giá kết thúc mô-đun.
3. Hoàn thiện các biểu mẫu, sổ sách quản lý lớp học được bố trí, phân công giảng dạy theo quy định.
4. Biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy; góp ý kiến xây dựng chương trình, nội dung mô-đun được phân công giảng dạy.
5. Tham gia thiết kế, xây dựng phòng học chuyên môn; thiết kế, cải tiến, tự làm đồ dùng, trang thiết bị giáo dục nghề nghiệp.
6. Tổ chức các hoạt động giáo dục và rèn luyện học viên, học sinh.
7. Học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao; dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy; thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn, tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ.
8. Tham gia bồi dưỡng cho nhà giáo theo yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ.
9. Tham gia công tác quản lý đào tạo, quản lý học viên, học sinh.
10.[12] Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên
Điều 7. Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm
1. Thời gian làm việc của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp là 46 tuần/năm theo chế độ tuần làm việc 40 giờ, trong đó:
a) Thực hiện công tác giảng dạy và giáo dục học viên, học sinh: 42 tuần;
b) Học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao; dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy; tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ: 02 tuần;
c) Thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn: 02 tuần;
d) [13] Trường hợp nhà giáo sử dụng không hết thời gian để học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao; dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy; tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định thì Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên quy đổi thời gian còn lại chuyển sang làm công tác giảng dạy hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng, Giám đốc giao. Số giờ quy đổi được tính thêm vào định mức giờ giảng trong năm học của nhà giáo. Tính số giờ quy đổi theo tỷ lệ tương ứng giữa thời gian không sử dụng để học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao, dự giờ trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ với thời gian thực hiện công tác giảng dạy và giáo dục học viên, học sinh được quy định tại điểm a khoản này. Trường hợp nhà giáo tham gia các khóa học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao vượt quá 02 tuần được giảm giờ giảng theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 10 Thông tư này.
2.[14] Thời gian nghỉ hè hằng năm của nhà giáo là 04 tuần; của viên chức quản lý, viên chức đang giữ chức danh giảng viên, giáo viên giáo dục nghề nghiệp có tham gia giảng dạy được quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư này là 03 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hằng năm. Trong thời gian nghỉ hè nhà giáo được hưởng nguyên lương và phụ cấp (nếu có). Ngoài thời gian nghỉ hè nhà giáo được nghỉ lễ, tết và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật Lao động. Việc nghỉ hè của nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục.
Căn cứ kế hoạch năm học và điều kiện thực tế, Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên bố trí cho nhà giáo nghỉ hè vào thời gian thích hợp.
Điều 8. Định mức giờ giảng[15]
1. Định mức giờ giảng trong một năm học của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp, nhà giáo dạy các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d khoản 1 Điều 40 Luật Giáo dục nghề nghiệp: Từ 450 đến 580 giờ chuẩn.
Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên căn cứ vào tình hình thực tế, đặc điểm của từng ngành, nghề đào tạo để quyết định định mức giờ giảng và số giờ tối thiểu mà nhà giáo phải giảng dạy cho phù hợp trong năm học.
2. Định mức giờ giảng đối với viên chức quản lý; viên chức đang giữ chức danh giảng viên, giáo viên giáo dục nghề nghiệp được quy định như sau:
a) Giám đốc: 8% định mức giờ giảng/năm;
b) Phó Giám đốc: 10% định mức giờ giảng/năm;
c) Trưởng phòng hoặc tương đương: 14% định mức giờ giảng/năm;
d) Phó trưởng phòng hoặc tương đương: 18% định mức giờ giảng/năm;
đ) Đối với viên chức khác: 20% định mức giờ giảng/năm.
CHẾ ĐỘ DẠY THÊM GIỜ, GIẢM GIỜ GIẢNG VÀ QUY ĐỔI CÁC HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN KHÁC RA GIỜ CHUẨN
1.[16] Trong năm học, nhà giáo, viên chức quản lý; viên chức đang giữ chức danh giảng viên, giáo viên giáo dục nghề nghiệp tham gia giảng dạy có số giờ giảng dạy vượt định mức giờ giảng quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 5 Điều 5 và Điều 8 của Thông tư này thì được tính dạy thêm giờ.
2. Đối với nhà giáo: số giờ dạy thêm không vượt quá số giờ theo quy định của pháp luật lao động hiện hành.
3.[17] Đối với viên chức quản lý; viên chức đang giữ chức danh giảng viên, giáo viên giáo dục nghề nghiệp có tham gia giảng dạy: số giờ dạy thêm không vượt quá 50% định mức giờ giảng quy định tại khoản 5 Điều 5 và khoản 2 Điều 8 Thông tư này.
4. Cách tính trả lương dạy thêm giờ theo quy định hiện hành.
Điều 10. Chế độ giảm định mức giờ giảng
1.[18] Nhà giáo được bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo hoặc kiêm nhiệm công tác quản lý:
a) Nhà giáo làm công tác chủ nhiệm lớp hoặc cố vấn học tập: Được giảm 15% định mức giờ giảng/1 lớp;
b) Nhà giáo phụ trách phòng học chuyên môn/xưởng thực hành: Có nhân viên chuyên trách được giảm 10% định mức giờ giảng/1 phòng, xưởng; không có nhân viên chuyên trách được giảm 15% định mức giờ giảng/1 phòng, xưởng;
c) Nhà giáo là trưởng khoa, trưởng trạm, trại và tương đương; phó trưởng khoa, phó trưởng trạm, trại và tương đương; trưởng bộ môn và tương đương; kiêm phụ trách thư viện: Được giảm từ 15% đến 30% định mức giờ giảng;
Nhà giáo kiêm nhiều nhiệm vụ quy định tại các điểm a, b, c khoản này được tính tổng định mức giảm giờ giảng nhưng không vượt quá 50% định mức giờ giảng. Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên căn cứ vào điều kiện thực tế, số lượng nhà giáo, số lượng học viên, học sinh, sinh viên để quyết định tỷ lệ giờ giảm cho từng trường hợp cụ thể.
2. Nhà giáo kiêm công tác Đảng, đoàn thể:
a) Nhà giáo kiêm Bí thư Đảng ủy cấp cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp hoặc Bí thư Chi bộ cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, Chủ tịch Hội đồng trường, Hội đồng quản trị được giảm từ 20% đến 30% định mức giờ giảng; nhà giáo kiêm cấp phó các chức danh nêu trên hoặc thư ký Hội đồng trường, Hội đồng quản trị được giảm từ 15% đến 20% định mức giờ giảng. Tùy theo quy mô của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, số lượng các thành viên trong từng tổ chức, sau khi thỏa thuận với các tổ chức Đảng, đoàn thể, Hiệu trưởng, giám đốc quyết định tỷ lệ giờ giảm cho các chức danh trong phạm vi quy định;
b) Nhà giáo làm công tác công đoàn không chuyên trách trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp được hưởng chế độ giảm định mức giờ dạy theo quy định tại Thông tư số 08/2016/TT-BGDĐT ngày 28/03/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chế độ giảm định mức giờ dạy cho giáo viên, giảng viên làm công tác công đoàn không chuyên trách trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;
c) Nhà giáo là cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam cấp trường được hưởng chế độ giảm định mức giờ giảng theo quy định tại Quyết định số 13/2013/QĐ-TTg ngày 06/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trong các cơ sở giáo dục và cơ sở dạy nghề;
d) Nhà giáo kiêm nhiều chức vụ được giảm định mức giờ giảng ở mức cao nhất
3.[19] Không giảm trừ giờ giảng được quy định tại điểm a, b, c khoản 1 và khoản 2 Điều này đối với viên chức quản lý; viên chức đang giữ chức danh giảng viên, giáo viên giáo dục nghề nghiệp quy định tại khoản 5 Điều 5 và khoản 2 Điều 8 Thông tư này
4. Chế độ giảm giờ giảng đối với các nhà giáo khác:
a) Nhà giáo tham gia học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao vượt quá thời gian quy định được giảm 14 giờ/1 tuần học tập, bồi dưỡng;
b) Nhà giáo trong thời gian tập sự được giảm 30% định mức giờ giảng;
c) Nhà giáo là nữ có con nhỏ dưới 12 tháng tuổi được giảm 15% định mức giờ giảng;
d) Nhà giáo trong thời gian thai sản, chữa bệnh dài ngày được giảm định mức giờ giảng theo tỷ lệ tương ứng giữa thời gian nghỉ hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội với thời gian phải thực hiện công tác giảng dạy được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 và điểm a khoản 1 Điều 7 cho từng cấp trình độ.
Điều 11. Quy đổi các hoạt động chuyên môn khác ra giờ chuẩn[20]
1. Giảng dạy:
a) Một giờ giảng bằng tiếng nước ngoài đối với các môn học, mô-đun không phải là môn ngoại ngữ được tính bằng 1,5 đến 2,0 giờ chuẩn;
b) Một giờ giảng dạy lý thuyết đối với lớp học có số lượng học viên, học sinh, sinh viên vượt quá quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư này được nhân hệ số quy đổi nhưng không quá 1,5 giờ chuẩn;
c) Một giờ giảng dạy, hướng dẫn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho nhà giáo khác được tính bằng 1,5 giờ chuẩn;
d) Thời gian thiết kế, cải tiến, tự làm các trang thiết bị giáo dục nghề nghiệp (cấp tổ môn trở lên phê duyệt) được tính quy đổi ra giờ chuẩn;
đ) Đối với nhà giáo giáo dục quốc phòng, giáo dục thể chất, thời gian làm công tác phong trào thể dục thể thao, huấn luyện quân sự cho cán bộ, nhà giáo, nhân viên của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp được tính là thời gian giảng dạy.
Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên quy định việc quy đổi ra giờ chuẩn để tính khối lượng giảng dạy cho nhà giáo đối với các điểm a, b, d, đ khoản này.
2. Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên căn cứ vào điều kiện thực tế quy định việc quy đổi các hoạt động: soạn đề thi, coi thi, chấm thi kết thúc mô-đun, môn học; soạn đề thi, coi thi, chấm thi tốt nghiệp; hướng dẫn chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp (nếu có); chấm chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp (nếu có); hướng dẫn thực tập, thực tập kết hợp với lao động sản xuất; bồi dưỡng cho nhà giáo tham gia Hội giảng các cấp; bồi dưỡng cho học viên, học sinh, sinh viên tham gia kỳ thi tay nghề các cấp và các nội dung chuyên môn, nghiệp vụ khác ra giờ chuẩn để tính khối lượng giảng dạy hằng năm cho nhà giáo.
Điều 12. Trách nhiệm của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp
Hướng dẫn, thanh tra và kiểm tra việc thực hiện các quy định tại Thông tư này.
Điều 13. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương[21]
Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quy định tại Thông tư này đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thuộc thẩm quyền quản lý
Điều 14. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện các quy định tại Thông tư này.
2.[22] Thanh tra, kiểm tra, đánh giá, tổng hợp, báo cáo định kỳ, đột xuất việc thực hiện chế độ làm việc đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Điều 15.[23] Trách nhiệm của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên
1.[24] Quy định chi tiết chế độ làm việc của nhà giáo giảng dạy các cấp trình độ giáo dục nghề nghiệp tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên theo quy định tại Thông tư này.
2. Xây dựng kế hoạch giảng dạy, nghiên cứu khoa học, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn để nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2017.
2. Bãi bỏ Mục II Thông tư số 09/2008/TT-BLĐTBXH ngày 27/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn chế độ làm việc của giáo viên dạy nghề và Chương III của Thông tư số 40/2015/TT- BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ và chế độ làm việc của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để được hướng dẫn./.
|
XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT KT. BỘ TRƯỞNG |
[1] Thông tư số 34/2018/TT-BLĐTBXH có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 48/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Thực hiện Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp;
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015 quy định về đào tạo trình độ sơ cấp, Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015 quy định về đào tạo thường xuyên, Thông tư số 07/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10 tháng 3 năm 2017 quy định chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10 tháng 3 năm 2017 quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, Thông tư số 10/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 3 năm 2017 quy định về mẫu bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng; việc in, quản lý, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và Thông tư số 31/2017/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2017 quy định về đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo vừa làm vừa học.”
Thông tư số 28/2022/TT-BLĐTBXH có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 20 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số đều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 62/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Giáo dục nghề nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 84/20201NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp;
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng và chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.”
[2] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Thông tư số 28/2022/TT-BLĐTBXH , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2023.
[3] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của Thông tư số 28/2022/TT-BLĐTBXH , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2023.
[4] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 2 của Thông tư số 28/2022/TT-BLĐTBXH , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2023.
[5] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 2 của Thông tư số 28/2022/TT-BLĐTBXH , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2023.
[6] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 3 của Thông tư số 34/2018/TT-BLĐTBXH , có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 02 năm 2019
[7] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 2 của Thông tư số 28/2022/TT-BLĐTBXH , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2023.
[8] Khoản này được sửa, bổ sung đổi theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 2 của Thông tư số 28/2022/TT-BLĐTBXH , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 thang 3 năm 2023.
[9] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 3 của Thông tư số 34/2018/TT-BLĐTBXH , có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 02 năm 2019
[10] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 2 của Thông tư số 28/2022/TT-BLĐTBXH , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2023.
[11] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 2 của Thông tư số 28/2022/TT-BLĐTBXH , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2023.
[12] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 2 của Thông tư số 28/2022/TT-BLĐTBXH , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2023.
[13] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 7 Điều 2 của Thông tư số 28/2022/TT-BLĐTBXH , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2023.
[14] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 2 của Thông tư số 28/2022/TT-BLĐTBXH , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2023.
[15] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 2 của Thông tư số 28/2022/TT-BLĐTBXH , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2023
[16] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 9 Điều 2 của Thông tư số 28/2022/TT-BLĐTBXH , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2023
[17] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 9 Điều 2 của Thông tư số 28/2022/TT-BLĐTBXH , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2023
[18] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 10 Điều 2 của Thông tư số 28/2022/TT-BLĐTBXH , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2023
[19] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 10 Điều 2 của Thông tư số 28/2022/TT-BLĐTBXH , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2023
[20] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 11 Điều 2 của Thông tư số 28/2022/TT-BLĐTBXH , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2023
[21] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 12 Điều 2 của Thông tư số 28/2022/TT-BLĐTBXH , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2023
[22] Khoản này được sửa, bổ sung đổi theo quy định tại khoản 13 Điều 2 của Thông tư số 28/2022/TT-BLĐTBXH , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 nám 2023
[23] Tên Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 14 Điều 2 của Thông tư số 28/2022/TT-BLĐTBXH , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2023
[24] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 14 Điều 2 của Thông tư số 28/2022/TT-BLĐTBXH , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2023
[25] Điều 7 của Thông tu số 34/2018/TT-BLĐTBXH , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 02 năm 2019, quy định như sau:
"Điều 7. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 02 năm 2019.
2. Đối với các khóa tuyển sinh trước ngày Thông tư này có hiệu lực, cơ sở đào tạo nghề nghiệp thực hiện việc tổ chức đào tạo theo các quy định hiện hành tại thời điểm bắt đầu khóa học cho đến khi kết thúc khóa học.
Mẫu phôi chứng chỉ sơ cấp, chứng chỉ đào tạo, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp trung cấp cơ sở đào tạo nghề nghiệp đã in hoặc mua trước ngày Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục sử dụng để cấp cho người học theo quy định hiện hành.
3. Các cơ quan, tổ chức trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc phát hiện những điểm mới phát sinh, có trách nhiệm phản ánh kịp thời về Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để hướng dẫn hoặc bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp./.”
Điều 3 của Thông tư số 28/2022/TT-BLĐTBXH , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2022, quy định như sau:
“Điều 3. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2023.
2. Bãi bỏ khoản 3, khoản 4 Điều 12 Thông tư số 06/2017/TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp; khoản 1 Điều 3 Thông tư số 34/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015 quy định về đào tạo trình độ sơ cấp, Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015 quy định về đào tạo thường xuyên, Thông tư số 07/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10 tháng 3 năm 2017 quy định chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10 tháng 3 năm 2017 quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với nhà giáo”
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.