BỘ LAO ĐỘNG -
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3305/VBHN-BLĐTBXH |
Hà Nội, ngày 25 tháng 7 năm 2024 |
Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Điều 52 của Luật Việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2015, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư số 15/2023/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Điều 52 của Luật Việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2024.
Căn cứ Luật Việc làm ngày 16 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Việc làm,
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Điều 52 của Luật Việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp.[1]
Thông tư này hướng dẫn thực hiện Điều 52 của Luật Việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP, Nghị định số 61/2020/NĐ-CP.
Đối tượng áp dụng của Thông tư này là đối tượng áp dụng quy định tại Điều 2 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp.
THAM GIA VÀ ĐÓNG BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
Điều 3. Tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP
1. Người sử dụng lao động phải lập và nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp của người lao động cho tổ chức bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc của người lao động thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp có hiệu lực.
2. Trường hợp người lao động giao kết nhiều hợp đồng lao động đều thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp và đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo hợp đồng lao động có hiệu lực đầu tiên thì khi chấm dứt hoặc thay đổi hợp đồng lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp dẫn đến người lao động không thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp của hợp đồng lao động kế tiếp theo quy định của pháp luật lao động phải lập và nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp của người lao động cho tổ chức bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày người lao động chấm dứt hoặc thay đổi hợp đồng lao động nêu trên. Hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp của người lao động trong trường hợp nêu trên nộp cùng với hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động.
3. Trường hợp trước ngày 01/01/2015 người sử dụng lao động đã giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng với người lao động và đang thực hiện hợp đồng lao động này, tính đến ngày 01/01/2015 thời hạn hợp đồng lao động nêu trên còn ít nhất 03 tháng trở lên thì người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động kể từ ngày 01/01/2015 trở đi.
Điều 4. Đóng bảo hiểm thất nghiệp
1. Người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định mà mức tiền lương tháng của người lao động cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu vùng thì người sử dụng lao động và người lao động phải đóng bảo hiểm thất nghiệp theo mức tiền lương bằng hai mươi tháng lương tối thiểu vùng từ ngày 01/01/2015 trở đi.
2. Trình tự, thủ tục đóng bảo hiểm thất nghiệp thực hiện theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
3.[3] Người lao động tại đơn vị sử dụng lao động không có người đại diện theo pháp luật hoặc người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền có nhu cầu chấm dứt hợp đồng lao động để hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh thực hiện theo quy trình tại điểm h khoản 2 Điều 16 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP đã được bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 61/2020/NĐ-CP.
4.[4] Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm thực hiện xác nhận mức đóng, thời gian đóng, thời gian gián đoạn và lý do gián đoạn đóng bảo hiểm thất nghiệp.
HỖ TRỢ TƯ VẤN, GIỚI THIỆU VIỆC LÀM
1. Người lao động ghi đầy đủ các thông tin cá nhân, nhu cầu tư vấn, nhu cầu giới thiệu việc làm vào phiếu tư vấn, giới thiệu việc làm theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này và nộp trực tiếp cho trung tâm dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là trung tâm dịch vụ việc làm).
2. Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm tiếp nhận phiếu tư vấn, giới thiệu việc làm và căn cứ vào nhu cầu, khả năng của người lao động, nhu cầu tuyển lao động của người sử dụng lao động để kết nối việc làm phù hợp với người lao động.
3. Trung tâm dịch vụ việc làm gửi cho người lao động Phiếu giới thiệu việc làm theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này để người lao động tham gia dự tuyển lao động.
4. Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm theo dõi kết quả dự tuyển lao động để kịp thời hỗ trợ người lao động.
Điều 6. Từ chối nhận việc làm theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP
Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được xác định là từ chối nhận việc làm mà không có lý do chính đáng khi thuộc một trong các trường hợp sau:
1. Người lao động được trung tâm dịch vụ việc làm giới thiệu việc làm phù hợp với ngành nghề, trình độ được đào tạo mà người lao động đã ghi theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này nhưng không đến tham gia dự tuyển lao động.
2. Người lao động được trung tâm dịch vụ việc làm giới thiệu việc làm mà người lao động đó đã từng làm nhưng không đến tham gia dự tuyển lao động.
3. Người lao động đã tham gia dự tuyển lao động theo giới thiệu của trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp và có thông báo trúng tuyển của người sử dụng lao động nhưng không nhận việc làm đã trúng tuyển, trừ trường hợp việc làm đó không đúng như thông báo tuyển lao động của người sử dụng lao động.
Điều 7. Người lao động không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp
Trong thời hạn 15 ngày tính theo ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu người lao động không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động phải trực tiếp nộp đề nghị không hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Mẫu số 08 ban hành kèm theo Thông tư này cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đã nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm gửi lại hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động vào ngày trả kết quả theo phiếu hẹn trả kết quả.
Điều 8. Mức hưởng và tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của người lao động được xác định như sau:
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng |
= |
Mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp |
x 60% |
a) Trường hợp những tháng cuối cùng trước khi thất nghiệp, người lao động có thời gian gián đoạn đóng bảo hiểm thất nghiệp thì 06 tháng liền kề để tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp là bình quân tiền lương của 06 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.
Ví dụ 1: Bà Nguyễn Thị A giao kết hợp đồng lao động có thời hạn 24 tháng với trường tiểu học E với mức lương như sau: từ ngày 01/9/2013 đến ngày 31/8/2014 là 2.000.000 đồng/tháng, từ ngày 01/09/2014 đến 31/8/2015 là 4.000.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, từ ngày 01/1/2015 đến ngày 30/6/2015, bà A nghỉ hưởng chế độ thai sản. Sau đó, do điều kiện hoàn cảnh gia đình khó khăn nên bà không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động vì vậy bà A đã làm đơn xin nghỉ việc theo quy định của pháp luật lao động và ngày 01/7/2015 trường tiểu học E ban hành quyết định nghỉ việc cho bà A, quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký. Như vậy, mức tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp làm căn cứ tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp của bà A là bình quân tiền lương của 06 tháng liền kề trước khi bà nghỉ việc mà có đóng bảo hiểm thất nghiệp (tháng 7, 8, 9, 10, 11, 12/2014). Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của bà A là (2.000.000 đồng x 2 tháng + 4.000.000 đồng x 4 tháng)/6 x 60% = 2.000.000 đồng/tháng.
Ví dụ 2: Ông Đào Văn B có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục 38 tháng (từ ngày 01/01/2012 đến ngày 28/02/2015), mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp 06 tháng cuối trước khi chấm dứt hợp đồng lao động (từ tháng 9/2014 đến tháng 2/2015) là 8.000.000 đồng/tháng, ông B được hưởng trợ cấp thất nghiệp với thời gian 03 tháng (thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông B tính từ ngày 05/4/2015 đến ngày 04/7/2015). Ngày 02/5/2015, ông B giao kết hợp đồng lao động có thời hạn 12 tháng với doanh nghiệp X (mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp là 7.000.000 đồng/tháng) và thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định. Ông B bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp từ ngày 02/5/2015 và được bảo lưu 26 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp. Do ốm đau cần phải điều trị dài ngày nên ngày 28/7/2015 ông B thỏa thuận với doanh nghiệp X để chấm dứt hợp đồng lao động và nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp lần hai. Sáu tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp để làm căn cứ tính mức trợ cấp thất nghiệp của ông B là các tháng sau: tháng 12/2014 và tháng 01, 02, 5, 6, 7/2015. Như vậy, mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của ông B là (8.000.000 đồng x 3 tháng + 7.000.000 đồng x 3 tháng)/6 x 60% = 4.500.000 đồng/tháng.
b) Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của người lao động tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.
Ví dụ 3: Ngày 01/01/2015, ông Trịnh Xuân C giao kết hợp đồng lao động có thời hạn 12 tháng với doanh nghiệp F với mức lương là 70.000.000 đồng/tháng. Doanh nghiệp F hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I, áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ là 3.100.000 đồng/tháng. Do đó, mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của ông C là: 20 lần x 3.100.000 đồng = 62.000.000 đồng/tháng.
Ngày 28/9/2015, ông C thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động với doanh nghiệp F và chuyển sang giao kết hợp đồng lao động có thời hạn 03 tháng với doanh nghiệp G (từ ngày 01/10/2015 đến 31/12/2015) với mức lương là 80.000.000 đồng/tháng. Doanh nghiệp G có trụ sở chính hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV, áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ là 2.150.000 đồng/tháng nhưng ông C không làm việc tại trụ sở chính mà làm việc tại chi nhánh, chi nhánh này hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III, áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ là 2.400.000 đồng/tháng. Do đó, ông C tham gia và đóng bảo hiểm thất nghiệp tại tổ chức bảo hiểm xã hội nơi chi nhánh hoạt động với mức lương là: 20 lần x 2.400.000 đồng = 48.000.000 đồng/tháng.
Hết hạn hợp đồng lao động với doanh nghiệp G, ông C nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp. Như vậy, 60% mức tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề trước khi ông C chấm dứt hợp đồng lao động là: (62.000.000 đồng x 3 tháng + 48.000.000 đồng x 3 tháng)/6 x 60% = 33.000.000 đồng. Tuy nhiên, theo quy định thì mức hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông C tối đa không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm ông chấm dứt hợp đồng lao động. Do đó, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của ông C là 12.000.000 đồng/tháng (2.400.000 đồng x 5 lần = 12.000.000 đồng/tháng).
2.[5] Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo tháng dương lịch. Mỗi tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày người lao động bắt đầu hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 50 Luật Việc làm đến ngày đó của tháng sau trừ 01 ngày, trường hợp tháng sau không có ngày tương ứng thì ngày kết thúc của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp là ngày cuối cùng của tháng đó.
Ví dụ 4: Ông Cao Văn D được hưởng trợ cấp thất nghiệp với thời gian là 05 tháng, từ ngày 01/01/2022 đến ngày 31/5/2022. Như vậy, tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông D được xác định như sau:
Tháng hưởng thứ nhất là từ ngày 01/01/2022 đến hết ngày 31/01/2022;
Tháng hưởng thứ hai là từ ngày 01/02/2022 đến hết ngày 28/02/2022;
Tháng hưởng thứ ba là từ ngày 01/3/2022 đến hết ngày 31/3/2022;
Tháng hưởng thứ tư là từ ngày 01/4/2022 đến hết ngày 30/4/2022;
Tháng hưởng thứ năm là từ ngày 01/5/2022 đến hết ngày 31/5/2022.
3. Trình tự, thủ tục, hình thức chi trả trợ cấp thất nghiệp theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Điều 9. Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp[6]
1. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu xác định như sau:
Tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu |
= |
Thời
gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu khi người lao động có tháng đóng
chưa được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp |
+ |
Thời
gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu khi người lao động bị hủy quyết
định hưởng trợ cấp thất nghiệp |
+ |
Thời
gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu khi người lao động bị chấm dứt
hưởng trợ cấp thất nghiệp |
+ |
Thời
gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu khi người lao động không đến nhận
tiền hưởng trợ cấp thất nghiệp |
+ |
Thời
gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được xác nhận bổ sung sau khi chấm dứt hưởng
trợ cấp thất nghiệp (đối với các trường hợp người lao động đã hưởng trợ cấp
thất nghiệp có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp dưới 36 tháng khi giải
quyết thì căn cứ thực tế vào thời gian đã đóng, hưởng trợ cấp thất nghiệp) |
a) Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp khi người lao động có tháng đóng chưa được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp
Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 36 tháng đến đủ 144 tháng thì thời gian đóng chưa được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp được bảo lưu. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng thì những thời gian chưa được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp không được bảo lưu. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu ghi tại quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Ví dụ 5: Bà Nguyễn Thị Đ có tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 41 tháng, như vậy, nếu bà Đ đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm và các văn bản hướng dẫn thì được hưởng trợ cấp thất nghiệp 03 tháng (tương ứng với 36 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp) và được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 05 tháng.
Ví dụ 6: Bà Nguyễn Thị E có tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 150 tháng, như vậy, nếu bà E đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm và các văn bản hướng dẫn thì được hưởng trợ cấp thất nghiệp 12 tháng và được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 0 tháng.
b) Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp khi người lao động bị hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp
Người lao động bị hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 61/2020/NĐ-CP thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu là thời gian đã được tính hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Ví dụ 7: Ông Phạm Văn E có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 40 tháng, được hưởng trợ cấp thất nghiệp là 03 tháng và được bảo lưu 04 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp. Ông E không đến nhận quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp theo phiếu hẹn trả kết quả và không thông báo cho trung tâm dịch vụ việc làm về lý do không thể đến nhận kết quả, do đó, ông E bị hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp. Như vậy, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông E là 40 tháng.
c) Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp khi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp
Người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thuộc các trường hợp được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại khoản 5 Điều 21 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 61/2020/NĐ-CP thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu tương ứng với thời gian còn lại mà người lao động chưa nhận trợ cấp thất nghiệp. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu được ghi tại quyết định về việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.
Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có việc làm thuộc trường hợp giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã thực hiện thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định nhưng chưa có bản sao hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc thì phải có cam kết thể hiện nội dung về ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã giao kết có hiệu lực, lý do chưa cung cấp được bản sao hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc và nộp bổ sung bản sao hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Ví dụ 8: Ông Nguyễn Văn G có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 17 tháng, ông được hưởng trợ cấp thất nghiệp với thời gian là 03 tháng. Ông G đã được hưởng trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên và thông báo theo quy định với trung tâm dịch vụ việc làm về việc có việc làm ngay trong tháng đó. Như vậy, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của ông G được bảo lưu là 05 tháng (01 tháng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp tương ứng với 12 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp).
Ví dụ 9: Ông Nguyễn Văn H có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 52 tháng; ông được hưởng trợ cấp thất nghiệp 04 tháng kể từ ngày 02/4/2022 đến ngày 01/8/2022 và được bảo lưu 04 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp. Sau tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ nhất, ông H không đến thông báo tìm kiếm việc làm nên bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp kể từ ngày 02/5/2022. Tuy nhiên, ngày 04/7/2022, ông H thông báo đã có việc làm kể từ ngày 02/7/2022 nên bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp. Như vậy, ông H đã được hưởng trợ cấp thất nghiệp 02 tháng (tháng thứ nhất và tháng thứ tư), tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp 02 tháng (tháng thứ hai và tháng thứ ba) nên thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu tại Quyết định chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông H là 0 tháng (không tính 04 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp đã được bảo lưu trong quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp).
Ví dụ 10: Ông Nguyễn Văn K có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 60 tháng; ông được hưởng trợ cấp thất nghiệp 05 tháng kể từ ngày 18/01/2022 đến ngày 17/06/2022; ông bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp kể từ ngày 18/03/2022. Tuy nhiên, ngày 25/03/2022, ông K thông báo đã có việc làm kể từ ngày 11/03/2022, do đó, ông K bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp kể từ ngày 11/03/2022 và không được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp (do ông K không thực hiện thông báo về việc có việc làm trong thời hạn theo quy định tại khoản 9 Điều 1 của Nghị định số 61/2020/NĐ-CP).
d) Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp khi người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp
Người lao động không đến nhận tiền và không thông báo bằng văn bản với cơ quan bảo hiểm xã hội sau thời hạn 03 tháng kể từ ngày hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với số tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp mà người lao động không nhận tiền trợ cấp thất nghiệp. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu tại quyết định về việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Ví dụ 11: Bà Nguyễn Thị L có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 12 tháng, được hưởng trợ cấp thất nghiệp với thời gian là 03 tháng. Bà L đã nhận trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên. Tuy nhiên, sau 03 tháng kể từ ngày hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp, bà L vẫn không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ hai và thứ ba. Như vậy, bà L đã nhận trợ cấp thất nghiệp 01 tháng (tương ứng với 12 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp) nên thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của bà L được bảo lưu là 0 tháng.
Ví dụ 12: Ông Nguyễn Văn M có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp 18 tháng; được hưởng trợ cấp thất nghiệp 03 tháng. Ông M chưa nhận tiền trợ cấp thất nghiệp của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp đầu tiên; sau đó, ông M không thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm nên bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp từ tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ hai đến hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp. Sau 03 tháng kể từ ngày hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp, ông M không đến nhận tiền. Như vậy, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của ông M được bảo lưu là 12 tháng (tương ứng với 01 tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp mà ông M không đến nhận tiền).
Ví dụ 13: Bà Nguyễn Thị N có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 29 tháng, bà được hưởng trợ cấp thất nghiệp với thời gian là 03 tháng. Bà N đã nhận trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên, bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp tháng thứ hai và được tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp tháng thứ ba. Tuy nhiên, sau 03 tháng kể từ ngày hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp, bà N vẫn không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ ba. Như vậy, bà N đã hưởng trợ cấp thất nghiệp 01 tháng và bị tạm dừng 01 tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp (tương ứng với 24 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp) nên thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu của bà N là 05 tháng.
Ví dụ 13a: Ông Phạm Văn N có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 15 tháng, ông được hưởng trợ cấp thất nghiệp với thời gian là 03 tháng. Ông N đã nhận trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên, đã thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm tháng thứ 2 nhưng không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp tháng đó. Ông N bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp tháng thứ ba. Sau 03 tháng kể từ ngày hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp, ông N vẫn không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ hai. Như vậy, ông N đã hưởng trợ cấp thất nghiệp 01 tháng (tương ứng với 12 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp) nên thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu của ông N là 03 tháng.
đ) Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp đối với trường hợp người lao động được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận bổ sung thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp.
- Trường hợp người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ 36 tháng trở lên làm căn cứ để giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận bổ sung sẽ được bảo lưu để làm cơ sở tính hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.
Ví dụ 13b: Ông Nguyễn Văn P có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 42 tháng, được hưởng trợ cấp thất nghiệp là 03 tháng và được bảo lưu là 06 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp. Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, ông P được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận bổ sung thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 08 tháng thì thời gian này được bảo lưu để làm cơ sở tính hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.
- Trường hợp người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp dưới 36 tháng làm căn cứ để giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận bổ sung được bảo lưu theo nguyên tắc sau:
Số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp được xác nhận bổ sung để bảo lưu |
= |
Số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp đã xét hưởng trợ cấp thất nghiệp |
+ |
Số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp xác nhận bổ sung |
- |
Số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với số tháng đã nhận tiền trợ cấp thất nghiệp |
- |
Số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng số tháng bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp |
Ví dụ 13c: Ông Nguyễn Văn Q có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 13 tháng, được hưởng trợ cấp thất nghiệp là 03 tháng và ông Q đã hưởng đủ 03 tháng trợ cấp thất nghiệp. Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, ông Q được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận bổ sung thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 07 tháng. Như vậy, thời gian đã hưởng của ông Q là 03 tháng tương ứng với 36 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, thực tế ông Q có tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 20 tháng cho nên ông Q không được bảo lưu số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp được xác nhận bổ sung.
Ví dụ 13d: Ông Nguyễn Văn R có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 25 tháng, được hưởng trợ cấp thất nghiệp là 03 tháng và ông R đã hưởng đủ 03 tháng trợ cấp thất nghiệp. Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, ông R được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận bổ sung thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 15 tháng. Như vậy, thời gian đã hưởng của ông R là 03 tháng tương ứng với 36 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, trong khi thực tế ông R có tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 40 tháng nên thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông R là 04 tháng.
Ví dụ 13đ: Ông Nguyễn Văn S có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 16 tháng, được hưởng trợ cấp thất nghiệp là 03 tháng. Ông S hưởng trợ cấp thất nghiệp 01 tháng thì có việc làm, do đó, ông bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp và được bảo lưu 04 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp. Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp ông được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận bổ sung 12 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp. Như vậy, thời gian đã hưởng của ông S là 01 tháng tương ứng với 12 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, trong khi thực tế ông S có tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 28 tháng nên thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông S là 12 tháng (không bao gồm 04 tháng đã được bảo lưu tại quyết định chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp).
Ví dụ 13e: Ông Nguyễn Văn T có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 16 tháng, được hưởng trợ cấp thất nghiệp là 03 tháng. Ông T được hưởng trợ cấp thất nghiệp 02 tháng thì có việc làm, do đó, ông bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp và không còn số tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu. Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp ông được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận bổ sung 12 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp. Như vậy, tổng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp của Ông T là 28 tháng, Ông T đã hưởng 02 tháng trợ cấp thất nghiệp, tương ứng với 24 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp nên thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu của ông T là 4 tháng.
Ví dụ 13g: Bà Bùi Thị V có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 29 tháng, được hưởng trợ cấp thất nghiệp 03 tháng. Bà V đã hưởng trợ cấp thất nghiệp tháng thứ nhất và tháng thứ ba; tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ 2 bà bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp do không thông báo về việc tìm kiếm việc làm theo quy định. Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp bà được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận bổ sung 08 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp. Như vậy, thời gian đã hưởng của bà V là 03 tháng tương ứng với 36 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, trong khi thực tế bà V có tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 37 tháng nên thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp của bà V là 01 tháng.
2. Đối với các trường hợp tại điểm b, c, d khoản 1 Điều này thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu không bao gồm số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp đã được cơ quan bảo hiểm xã hội bảo lưu.
3. Cơ quan bảo hiểm xã hội căn cứ các quyết định liên quan đến việc hưởng trợ cấp thất nghiệp và việc xác nhận bổ sung thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để thực hiện việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp vào Sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Điều 10. Thông báo về việc tìm kiếm việc làm theo quy định tại Điều 52 Luật Việc làm
1. Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, hằng tháng người lao động phải trực tiếp thông báo về việc tìm kiếm việc làm với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Mẫu số 16 ban hành kèm theo Thông tư này, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
2.[7] (được bãi bỏ)
3.[8] Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không phải trực tiếp thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm nếu thời gian thông báo về việc tìm kiếm việc làm nằm trong khoảng thời gian mà người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Nam từ đủ 60 tuổi trở lên, nữ từ đủ 55 tuổi trở lên;
b) Ốm đau có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;
c) Nghỉ hưởng chế độ thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền. Riêng đối với trường hợp nam giới có vợ chết sau khi sinh con mà phải trực tiếp nuôi dưỡng con thì giấy tờ xác nhận là giấy khai sinh của con và giấy chứng tử của mẹ;
d) Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;
đ) Bị hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
e) Cha, mẹ, vợ/chồng, con của người lao động chết; người lao động hoặc con của người lao động kết hôn có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
g) Đang tham gia khóa học nghề theo quyết định của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và có xác nhận của cơ sở đào tạo nghề nghiệp;
h) Thực hiện hợp đồng lao động xác định thời hạn dưới 01 tháng;
i) Đi cai nghiện tự nguyện có xác nhận của cơ sở cai nghiện hoặc xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
k) Chuyển nơi hưởng trợ cấp theo quy định tại khoản 5 Điều này.
Người lao động phải thông tin cho trung tâm dịch vụ việc làm (thông qua điện thoại, thư điện tử, fax, ...) về lý do không phải trực tiếp đến thông báo và trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày cuối cùng của thời hạn thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm theo quy định, đồng thời gửi thư bảo đảm hoặc ủy quyền cho người khác nộp bản chính hoặc bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ nêu trên chứng minh thuộc trường hợp không phải thông báo trực tiếp đến trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này. Trường hợp gửi theo đường bưu điện thì ngày được coi là đã gửi thông báo là ngày gửi ghi trên dấu bưu điện.
4. Ngày người lao động thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm được ghi cụ thể trong phụ lục quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động như sau:
a) Ngày của tháng thứ nhất hưởng trợ cấp thất nghiệp là ngày nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp theo phiếu hẹn trả kết quả;
b) Từ tháng thứ hai trở đi người lao động thực hiện ngày thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày đầu tiên của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp.
5.[9] Người lao động thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm trong trường hợp chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
Trường hợp ngày thông báo về việc tìm kiếm việc làm của người lao động nằm trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng trước ngày người lao động nộp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đến thì người lao động không phải trực tiếp thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm. Người lao động thực hiện việc thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đến theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Trường hợp ngày thông báo về việc tìm kiếm việc làm của người lao động sau thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động thực hiện thông báo theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Trường hợp người lao động đã nhận hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng chưa nộp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đến và không có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp nữa thì thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều này với trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đi.
Trường hợp ngày thông báo về việc tìm kiếm việc làm của người lao động nằm trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng sau ngày người lao động nộp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đến thì người lao động phải trực tiếp thông báo về việc tìm kiếm việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều này tại trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đến.
Ví dụ 14: Ông Nguyễn Văn X đang hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Hà Nội và có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến Cà Mau. Ngày 10/5/2022, ông X nhận được hồ sơ đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp; ngày 19/5/2022, ông X nộp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Cà Mau. Ngày thông báo về việc tìm kiếm việc làm của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp mà ông X đang thực hiện thủ tục chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp là ngày 11-13/5/2022 (trước thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày ông X nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp). Do đó, ông X không phải trực tiếp thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm.
Ví dụ 15: Ông Đinh Văn X đang hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Hải Dương và có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến Vĩnh Long. Ngày 10/5/2022, ông X nhận được hồ sơ đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp; ngày 19/5/2022, ông X nộp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Vĩnh Long. Ngày thông báo về việc tìm kiếm việc làm của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp mà ông X đang thực hiện thủ tục chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp là ngày 20-24/5/2022 (trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày ông X nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp). Do đó, ông X phải trực tiếp thông báo về việc tìm kiếm việc làm tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Vĩnh Long trong khoảng thời gian từ ngày 20-24/5/2022 theo quy định.
Ví dụ 15a: Bà Nguyễn Thị Y đang hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Bắc Ninh và có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến Bạc Liêu. Ngày 04/5/2022, bà Y nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, thực hiện các thủ tục nộp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bạc Liêu. Ngày thông báo về việc tìm kiếm việc làm của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp mà bà Y đang thực hiện thủ tục chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp là ngày 25-27/5/2022 (sau thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp), do đó, bà Y phải thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bạc Liêu trong khoảng thời gian từ ngày 25-27/5/2022.”
6. Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được coi là đã thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm khi đã ghi đúng và đầy đủ các nội dung trong thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm và chịu trách nhiệm về nội dung thông báo.
Điều 11. Nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề
Người lao động có nhu cầu học nghề phải nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP được hướng dẫn thực hiện như sau:
1. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thì nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề tại trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Ví dụ 16: Bà Mai Thị K đang hưởng trợ cấp thất nghiệp tại tỉnh Hải Dương. Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp bà K có nhu cầu học nghề. Như vậy, bà K phải nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề cho Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Hải Dương để Trung tâm xem xét, tư vấn học nghề, trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương quyết định việc hỗ trợ học nghề cho bà K.
2. Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trở lên nhưng không thuộc diện đang hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu có nhu cầu học nghề thì nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề cùng với hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm ở địa phương nơi người lao động có nhu cầu học nghề.
Ví dụ 17: Ông Nguyễn Văn M làm việc tại tỉnh Bình Dương, có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục là 11 tháng. Khi chấm dứt hợp đồng lao động, ông M có nhu cầu học nghề tại thành phố Hồ Chí Minh thì ông M nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề cùng với hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cho Trung tâm Dịch vụ việc làm thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 12. Giải quyết hỗ trợ học nghề
1.[10] (được bãi bỏ)
2. Sau thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ghi trong phiếu hẹn trả kết quả, nếu người lao động không đến nhận quyết định về việc hỗ trợ học nghề thì được coi là không có nhu cầu hỗ trợ học nghề trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày người lao động không đến nhận quyết định về việc hỗ trợ học nghề theo quy định, trung tâm dịch vụ việc làm trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định về việc hủy quyết định hỗ trợ học nghề của người lao động.[11]
3. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nhận quyết định hỗ trợ học nghề, người lao động vẫn được nhận hoặc ủy quyền cho người khác nhận quyết định hỗ trợ học nghề nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;
b) Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;
c) Bị hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
4.[12] Đối với trường hợp người lao động đề nghị hỗ trợ học nghề theo quy định tại khoản 3 Điều 24 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 61/2020/NĐ-CP, sau 03 tháng kể từ ngày hết thời hạn trả kết quả giải quyết hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề nếu người lao động không đến nhận Sổ bảo hiểm xã hội thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày cuối cùng của 03 tháng nêu trên, trung tâm dịch vụ việc làm chuyển Sổ bảo hiểm xã hội của người lao động đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để quản lý.
5. Hằng tháng, cơ sở dạy nghề lập danh sách và có chữ ký của người lao động đang học nghề chuyển tổ chức bảo hiểm xã hội để thanh, quyết toán kinh phí hỗ trợ học nghề theo tháng và thời gian thực tế người lao động tham gia học nghề.
6. Trình tự, thủ tục, hình thức chi trả hỗ trợ học nghề theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
7.[13] Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề, trung tâm dịch vụ việc làm trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định về việc hỗ trợ học nghề cho người lao động khi người lao động đáp ứng đủ các điều kiện hỗ trợ học nghề theo quy định.
Ví dụ 17a: Bà Nguyễn Thị Q hưởng trợ cấp thất nghiệp từ ngày 04/3/2022 đến 03/6/2022. Ngày 04/4/2022, bà Q nộp Đề nghị hỗ trợ học nghề. Ngày 06/4/2022, bà Q có việc làm. Như vậy, bà Q đã tìm được việc làm trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề nên không đáp ứng đủ điều kiện được hỗ trợ học nghề theo quy định tại khoản 1 Điều 55 Luật Việc làm.
Ví dụ 17b: Bà Nguyễn Thị S hưởng trợ cấp thất nghiệp từ ngày 05/4/2022 đến 04/7/2022. Ngày 06/5/2022, bà S nộp Đề nghị hỗ trợ học nghề tại tỉnh A và đến ngày 22/5/2022 bà S chưa tìm được việc làm. Như vậy, bà S đã đáp ứng đủ các điều kiện hỗ trợ học nghề theo quy định tại Điều 55 Luật Việc làm nên trong thời hạn từ ngày 23/5/2022 đến ngày 03/6/2022, trung tâm dịch vụ việc làm phải trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh A ban hành Quyết định về việc hỗ trợ học nghề cho bà S.”
8.[14] Trường hợp người lao động có nhu cầu tham gia khóa đào tạo nghề đang được cơ sở đào tạo nghề nghiệp thực hiện thì vẫn được hỗ trợ học nghề nếu thời điểm bắt đầu khóa đào tạo nghề tính đến thời điểm ban hành quyết định hỗ trợ học nghề không quá 01 tháng và cơ sở đào tạo nghề nghiệp đảm bảo dạy bù kiến thức của khoảng thời gian trước thời điểm ban hành quyết định hỗ trợ học nghề. Thời điểm người lao động được tính hỗ trợ học nghề là ngày đầu tiên của khóa đào tạo nghề, thời điểm kết thúc là ngày cuối cùng của thời hạn hỗ trợ học nghề theo quy định tại Điều 56 Luật Việc làm.
Ví dụ 17c: Ngày 07/3/2022, ông Bùi Minh T đề nghị hỗ trợ học nghề điện dân dụng có thời gian đào tạo 09 tháng tại cơ sở đào tạo nghề nghiệp X; khóa đào tạo nghề này đã bắt đầu từ ngày 01/3/2022 đến ngày 30/11/2022. Ông T đáp ứng đủ các điều kiện về hỗ trợ học nghề tại Điều 55 Luật Việc làm. Ngày 24/3/2022, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quyết định về việc hỗ trợ học nghề đối với ông T với thời gian được hỗ trợ học nghề 06 tháng từ ngày 01/3/2022 đến hết ngày 31/8/2022.”
9.[15] Trường hợp người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp tại nơi ban hành quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp mà đề nghị và được hỗ trợ học nghề tại địa phương khác thì trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động được hỗ trợ học nghề gửi 01 bản quyết định về việc hỗ trợ học nghề cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Trường hợp người lao động đã chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, người lao động đề nghị và được hỗ trợ học nghề tại địa phương khác nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thì trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đề nghị hỗ trợ học nghề gửi 01 bản quyết định về việc hỗ trợ học nghề cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi ban hành quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, đồng thời, xác định và gửi
01 bản quyết định về việc hỗ trợ học nghề cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
HỖ TRỢ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ KỸ NĂNG NGHỀ ĐỂ DUY TRÌ VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động phải bao gồm các nội dung cơ bản sau:
1. Thông tin chung về đơn vị: Tên; địa chỉ; ngày thành lập; ngành, nghề hoặc lĩnh vực sản xuất kinh doanh, người đại diện.
2. Tình hình sản xuất, kinh doanh của đơn vị.
3. Tổng số lao động của đơn vị, số lao động có nguy cơ bị cắt giảm tại thời điểm đề nghị hỗ trợ (không bao gồm người lao động có giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng), số lao động đề nghị được hỗ trợ.
4. Nguyên nhân buộc phải thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ sản xuất, kinh doanh.
5. Tổng kinh phí để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động (có dự toán chi tiết kèm theo bao gồm các chi phí để thực hiện phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động).
6. Cam kết tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và sử dụng lao động theo đúng phương án đã được phê duyệt.
Điều 14. Phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và duy trì việc làm
Phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và duy trì việc làm bao gồm các nội dung cơ bản sau:
1. Thông tin chung về đơn vị: Tên; địa chỉ trụ sở; ngày thành lập; ngành, nghề hoặc lĩnh vực sản xuất kinh doanh, người đại diện.
2. Danh sách lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm tại đơn vị và nêu rõ ngành, nghề đào tạo; thời gian đào tạo; địa điểm đào tạo của từng người lao động.
3. Cơ sở đào tạo (ghi rõ cơ sở đào tạo thuộc đơn vị hay liên kết đào tạo, nếu liên kết đào tạo đề nghị kèm theo hợp đồng liên kết đào tạo, cơ sở đào tạo phải có đăng ký hoạt động dạy nghề theo quy định của pháp luật về dạy nghề).
4. Hình thức tổ chức đào tạo và dự kiến thời gian khai giảng và bế giảng của khóa học.
5. Phương án duy trì việc làm cho người lao động sau khi đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề bao gồm các nội dung sau:
a) Số lao động được tiếp tục làm việc hoặc thay đổi vị trí việc làm phù hợp với phương án chuyển đổi công nghệ sản xuất kinh doanh;
b) Cam kết của người sử dụng lao động về việc sử dụng lao động theo đúng phương án. Nếu người lao động không được bố trí việc làm thì người sử dụng lao động sẽ phải hoàn trả toàn bộ kinh phí hỗ trợ bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
6. Dự toán chi tiết kinh phí thực hiện.
1. Đối với trường hợp khóa đào tạo được thực hiện tại cơ sở dạy nghề thì mức hỗ trợ kinh phí cụ thể để đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm của người lao động được tính theo tháng, thời gian học thực tế, mức thu học phí của từng nghề hoặc từng khóa đào tạo nghề theo quy định của cơ sở dạy nghề nhưng không quá mức hỗ trợ quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 28/2015/NĐ-CP.
2. Đối với trường hợp khóa đào tạo do người sử dụng lao động thực hiện thì mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cụ thể của người lao động được tính theo tháng, thời gian học thực tế của từng nghề hoặc từng khóa đào tạo nhưng không quá mức hỗ trợ quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 28/2015/NĐ-CP.
3. Đối với trường hợp khóa học nghề có những ngày lẻ không đủ tháng thì mức hỗ trợ được tính theo nguyên tắc: Dưới 15 ngày tính là ½ tháng, từ đủ 15 ngày trở lên thì tính là 01 tháng để xác định mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
Ví dụ 18: Doanh nghiệp N được hỗ trợ kinh phí để đào tạo lắp ráp thiết bị điện tử cho 100 người lao động. Khóa đào tạo bắt đầu từ ngày 05/3/2015 đến ngày 15/5/2015 với mức hỗ trợ là 600.000 đồng/tháng/người (trong đó: Tháng thứ nhất được tính từ ngày 05/3/2015 đến ngày 04/4/2015; tháng thứ hai được tính từ ngày 05/4/2015 đến ngày 04/5/2015). Do đó, khóa đào tạo này có số ngày lẻ được tính từ ngày 05/5/2015 đến ngày 15/5/2015. Số ngày lẻ này dưới 15 ngày nên được tính là ½ tháng. Như vậy, thời gian doanh nghiệp N được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề là 2,5 tháng với tổng số kinh phí được hỗ trợ là: 600.000 đồng x 100 người x 2,5 tháng = 150.000.000 đồng.
Điều 16. Thông báo tình hình biến động lao động
1. Người sử dụng lao động thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc về số lao động đang làm việc tại thời điểm ngày 01 tháng 10 năm 2015 theo Mẫu số 28 ban hành kèm theo Thông tư này trong thời hạn 30 ngày, kể từ thời điểm nêu trên.
Đối với các đơn vị thành lập sau ngày 01 tháng 10 năm 2015 thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thành lập phải thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc về số lao động làm việc tại đơn vị theo Mẫu số 28 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Trước ngày 03 hằng tháng, người sử dụng lao động phải thông báo theo Mẫu số 29 ban hành kèm theo Thông tư này với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc về tình hình biến động lao động làm việc tại đơn vị nếu có (tính theo tháng dương lịch của tháng liền trước thời điểm thông báo).
3. Trường hợp, người sử dụng lao động giảm từ 50 lao động trở lên thì phải thông báo ngay với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.
Điều 17. Báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện bảo hiểm thất nghiệp
1. Báo cáo định kỳ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định tại Khoản 3 Điều 38 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP
Định kỳ 06 tháng, trước ngày 31 tháng 7; định kỳ hằng năm trước ngày 31 tháng 01, báo cáo về Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tình hình thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn theo Mẫu số 30 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Báo cáo định kỳ của trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại Khoản 5 Điều 34 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP .
a) Trước ngày 03 hằng tháng, báo cáo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) về việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn theo Mẫu số 31 ban hành kèm theo Thông tư này (tính theo tháng dương lịch của tháng liền trước thời điểm báo cáo);
b) Định kỳ 06 tháng, trước ngày 15 tháng 7; định kỳ hằng năm trước ngày 15 tháng 01, báo cáo về Sở Lao động- Thương binh và Xã hội và Cục Việc làm (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) về tình hình thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn theo Mẫu số 32 ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Trường hợp phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật hoặc giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp không đúng quy định của pháp luật thì cơ quan ban hành quyết định về việc hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp phải ban hành quyết định thu hồi số tiền đã chi sai.
2. Căn cứ quyết định thu hồi theo quy định tại Khoản 1 Điều này, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện.
3. Tiền thu hồi theo quy định tại các Khoản 2 Điều này được chuyển vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Điều 19. Các mẫu biểu ban hành kèm theo Thông tư
1. Phiếu tư vấn, giới thiệu việc làm của người lao động thực hiện theo Mẫu số 01.
2. Phiếu giới thiệu việc làm cho người lao động thực hiện theo Mẫu số 02
3. Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động thực hiện theo Mẫu số 03.
4. Phiếu hẹn trả kết quả của trung tâm dịch vụ việc làm khi người lao động nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề được thực hiện theo Mẫu số 04.
5. Quyết định của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo Mẫu số 05.
6. Quyết định của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội về việc tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo Mẫu số 06.
7. Quyết định của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội về việc tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động đang bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo Mẫu số 07.
8. Đề nghị của người lao động về việc không hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Mẫu số 08.
9. Quyết định của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội về việc hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo Mẫu số 09.
10. Đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo Mẫu số 10.
11. Giấy giới thiệu của trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp về việc chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo Mẫu số 11.
12. Thông báo của trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động chuyển đi với Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh về việc thực hiện chấm dứt chi trả trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động thực hiện theo Mẫu số 12.
13. Đề nghị của trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động chuyển đến hưởng trợ cấp thất nghiệp với Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh nơi người lao động chuyển đến về việc tiếp tục thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo Mẫu số 13.
14. Thông báo của Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh nơi người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp với trung tâm dịch vụ việc làm về việc người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo Mẫu số 14.
15. Quyết định của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội về việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trong trường hợp người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo Mẫu số 15.
16. Thông báo về việc tìm việc làm hằng tháng của người lao động trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo Mẫu số 16.
17. Đề nghị không thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo Mẫu số 17
18. Đề nghị hỗ trợ học nghề thực hiện theo Mẫu số 18.
19. Quyết định của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội về việc hỗ trợ học nghề đối với người lao động thực hiện theo Mẫu số 19.
20. Quyết định của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội về việc hủy quyết định hỗ trợ học nghề đối với người lao động thực hiện theo Mẫu số 20.
21. Xác nhận của trung tâm dịch vụ việc làm về việc đã giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề thực hiện theo Mẫu số 21.
22. Thông báo của trung tâm dịch vụ việc làm về việc người lao động không được hưởng trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề thực hiện theo Mẫu số 22.
23. Thông báo của người lao động với trung tâm dịch vụ việc làm khi thuộc một trong các trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định thực hiện theo Mẫu số 23.
24. Quyết định của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội về việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động thực hiện theo Mẫu số 24.
25. Biên bản bàn giao sổ bảo hiểm xã hội thực hiện theo Mẫu số 25.
26. Quyết định của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội về việc phê duyệt Phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và duy trì việc làm của người sử dụng lao động thực hiện theo Mẫu số 26.
27. Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động thực hiện theo Mẫu số 27.
28. Thông báo ban đầu về số lao động đang làm việc tại đơn vị theo Mẫu số 28.
29. Thông báo về tình hình biến động lao động của người sử dụng lao động thực hiện theo Mẫu số 29.
30. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về tình hình thực hiện bảo hiểm thất nghiệp 6 tháng đầu năm, 01 năm thực hiện theo Mẫu số 30.
31. Trung tâm dịch vụ việc làm báo cáo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Cục Việc làm (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) về tình hình thực hiện bảo hiểm thất nghiệp hằng tháng thực hiện theo Mẫu số 31.
32. Trung tâm dịch vụ việc làm báo cáo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội và Cục Việc làm (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) về tình hình thực hiện bảo hiểm thất nghiệp 6 tháng đầu năm, 01 năm thực hiện theo Mẫu số 32.
33. Người sử dụng lao động báo cáo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội về tình hình tham gia bảo hiểm thất nghiệp hằng năm thực hiện theo Mẫu số 33.
34. Quyết định thu hồi tiền trợ cấp thất nghiệp theo Mẫu số 34.
35. Quyết định thu hồi tiền hỗ trợ học nghề theo Mẫu số 35.
36. Quyết định thu hồi kinh phí hỗ trợ, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo Mẫu số 36.
Điều 20. Hiệu lực thi hành[16]
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2015. Các chế độ quy định tại Thông tư này được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.
2. Các Thông tư sau đây hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành:
a) Thông tư 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 10 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp;
b) Thông tư số 04/2013/TT-BLĐTBXH ngày 01 tháng 3 năm 2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 10 năm 2010.
3. Những trường hợp tính thời hạn theo dương lịch tại Thông tư này mà ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ lễ hoặc ngày nghỉ hàng tuần thì ngày cuối cùng của thời hạn là ngày làm việc liền kề sau ngày nghỉ.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội để hướng dẫn, bổ sung kịp thời./.
|
XÁC THỰC VĂN BẢN
HỢP NHẤT |
Mẫu số 01[17]: Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2023/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
PHIẾU TƯ VẤN, GIỚI THIỆU VIỆC LÀM
Kính gửi: Trung tâm Dịch vụ việc làm…….............
Họ và tên: …………………………….. sinh ngày ...... /……./……………………..............
Số định danh cá nhân/Chứng minh nhân dân: …………...…………………………...........
Cấp ngày…. tháng…. năm…… Nơi cấp ....................................................................
Số sổ BHXH: ………………………………………………………………………..................
Số điện thoại:……………..……..… Địa chỉ email (nếu có)……..…….…………...............
Chỗ ở hiện nay (trường hợp khác nơi đăng ký thường trú) (1): ……………………........
Tình trạng sức khỏe :………………………………………………………………..................
Chiều cao (cm): ……………………….. Cân nặng (kg): ………………………...................
Trình độ giáo dục phổ thông: …..……….…………………………….……………..............
Ngoại ngữ:……………………………. Trình độ:………………………………….................
Tin học: …………………….……….... Trình độ:……...…………………………..................
Trình độ đào tạo:
Số TT |
Chuyên ngành đào tạo |
Trình độ đào tạo (2) |
1 |
|
|
2 |
|
|
…. |
|
|
Trình độ kỹ năng nghề (nếu có)……………………………………………………................
Khả năng nổi trội của bản thân:……………………………………………………................
………………………………………………………………..……….……………....................
………………………………………………………………………………………....................
………………………………………………………………………………………....................
I. THÔNG TIN VỀ QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC
Số TT |
Tên đơn vị đã làm việc |
Thời
gian làm việc |
Vị trí công việc đã làm |
1 |
|
|
|
2 |
|
|
|
….. |
|
|
|
Mức lương (trước lần thất nghiệp gần nhất):………………………………………..…
Lý do thất nghiệp gần nhất:………………………………………………………………
II. TÌNH TRẠNG TÌM KIẾM VIỆC LÀM HIỆN NAY
Đã liên hệ tìm việc làm ở đơn vị nào (từ lần thất nghiệp gần nhất đến nay):…….…
…………………………………………………………………………………………….….
III. NHU CẦU TƯ VẤN, GIỚI THIỆU VIỆC LÀM
1. Tư vấn
Chính sách, pháp luật về lao động việc làm Việc làm
Bảo hiểm thất nghiệp Khác
2. Giới thiệu việc làm
Vị trí công việc: .............................................. ……………………………………….....
Mức lương thấp nhất: ..................................... ……………………………………….....
Điều kiện làm việc:…………………………………………………………………................
Địa điểm làm việc: ......................................... ………………………………………......
Khác:…………………………………………………………………………………................
Loại hình đơn vị: Nhà nước ; Ngoài nhà nước ; Có vốn đầu tư nước ngoài
|
………,
ngày...... tháng...... năm ........... |
___________________
Ghi chú:
(1) Ghi rõ số nhà, đường phố, tổ, thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc.
(2) Công nhân kỹ thuật không có chứng chỉ nghề, chứng chỉ nghề ngắn hạn dưới 03 tháng, sơ cấp từ 03 tháng đến dưới 12 tháng, trung cấp, cao đẳng, đại học trở lên.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.