BỘ TƯ PHÁP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 301/VBHN-BTP |
Hà Nội, ngày 03 tháng 02 năm 2023 |
Thông tư số 08/2017/TT-BTP ngày 15 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, được sửa đổi, bổ sung bởi:
1. Thông tư số 03/2021/TT-BTP ngày 25 tháng 5 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2017/TT-BTP ngày 15 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý; Thông tư số 12/2018/TT-BTP ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và quản lý chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2021;
2. Thông tư số 09/2022/TT-BTP ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp bãi bỏ một số nội dung tại các Thông tư trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý, hộ tịch do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2023.
Căn cứ Luật Trợ giúp pháp lý ngày 20 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý;
Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý[1].
Thông tư này quy định chi tiết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý; đăng ký tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý; tập sự, kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý.
Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng sau:
1. Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn viên pháp luật thực hiện trợ giúp pháp lý.
2. Người tập sự trợ giúp pháp lý.
3. Người được trợ giúp pháp lý.
4. Tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật tham gia trợ giúp pháp lý.
5. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, Sở Tư pháp và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
HỢP ĐỒNG THỰC HIỆN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
Mục 1. LỰA CHỌN, KÝ HỢP ĐỒNG VỚI LUẬT SƯ; KÝ HỢP ĐỒNG VỚI CỘNG TÁC VIÊN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
Điều 3. Xác định số lượng luật sư dự kiến ký hợp đồng
Căn cứ vào nguồn lực trợ giúp pháp lý tại địa phương, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước (sau đây gọi là Trung tâm) đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu trợ giúp pháp lý của Trung tâm dựa trên kết quả thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý của năm trước, số lượng trợ giúp viên pháp lý, số lượng luật sư đã ký hợp đồng, số lượng vụ án được xét xử của năm trước, tổng số người được trợ giúp pháp lý, biến động của dân số địa phương và các nội dung khác có tác động tới công tác trợ giúp pháp lý tại địa phương để dự kiến số lượng luật sư ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý (sau đây gọi là luật sư).
Điều 4. Tổ đánh giá hồ sơ lựa chọn luật sư
1. Giám đốc Trung tâm quyết định thành lập Tổ đánh giá hồ sơ lựa chọn luật sư (sau đây gọi là Tổ đánh giá luật sư) gồm từ 03 đến 05 thành viên là những người có kiến thức pháp luật, am hiểu hoạt động trợ giúp pháp lý, trong đó có đại diện của Đoàn luật sư địa phương. Tổ trưởng Tổ đánh giá luật sư là lãnh đạo Trung tâm.
2.[2] Tổ đánh giá luật sư có trách nhiệm:
a) Xây dựng thông báo lựa chọn luật sư;
b) Đánh giá hồ sơ lựa chọn luật sư và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá, kết quả lựa chọn.
3. Thành viên Tổ đánh giá luật sư có trách nhiệm:
a) Đánh giá và chịu trách nhiệm cá nhân về kết quả đánh giá của mình;
b) Độc lập, khách quan, trung thực, giữ bí mật các thông tin liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ;
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổ trưởng phân công.
Điều 5. Thông báo lựa chọn luật sư
1. Thông báo lựa chọn luật sư gồm những nội dung sau đây:
a) Số lượng luật sư dự kiến lựa chọn;
b) Điều kiện ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 14 của Luật Trợ giúp pháp lý; cách thức, tiêu chí, thang bảng điểm đánh giá hồ sơ;
c) Yêu cầu về hồ sơ theo quy định tại Điều 6 Thông tư này;
d)[3] Địa điểm, thời hạn nộp hồ sơ. Thời hạn nộp hồ sơ được quy định cụ thể trong thông báo, tối thiểu là 20 ngày, tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày thông báo được đăng tải;
đ) Dự thảo hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý;
e) Các yêu cầu khác (nếu có).
2. Thông báo lựa chọn luật sư phải được đăng tải tối thiểu là 05 ngày làm việc trên Trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp địa phương.
Điều 6. Hồ sơ lựa chọn luật sư
1.[4] Hồ sơ lựa chọn luật sư gồm:
a) Giấy đề nghị tham gia lựa chọn ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý, trong đó có nêu rõ việc đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 14 Luật Trợ giúp pháp lý và giới thiệu về quá trình hành nghề của luật sư, vụ việc tham gia tố tụng; kinh nghiệm tham gia trợ giúp pháp lý (nếu có);
b) Bản sao thẻ luật sư;
c) Các tài liệu khác theo thông báo lựa chọn luật sư (nếu có).
2. Luật sư chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin đã cung cấp.
3.[5] Luật sư nộp trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính, thư điện tử 01 bộ hồ sơ về Trung tâm. Trường hợp hồ sơ được nộp trực tiếp thì ngày nộp là ngày ghi trên giấy biên nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ được gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày nộp được căn cứ theo ngày đến trên dấu của dịch vụ bưu chính. Trường hợp hồ sơ được gửi qua thư điện tử thì thời điểm nộp hồ sơ là thời điểm hồ sơ đã gửi đến thư điện tử của Trung tâm. Nếu thời điểm hồ sơ gửi đến thư điện tử của Trung tâm ngoài giờ hành chính thì thời điểm nộp được tính là thời điểm bắt đầu từ ngày, giờ hành chính kế tiếp.
Điều 7. Đánh giá hồ sơ và ký hợp đồng với luật sư
1.[6] Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ, Tổ đánh giá luật sư phải hoàn thành việc đánh giá. Trường hợp cần thiết, có thể kéo dài thời gian đánh giá nhưng không quá 03 ngày làm việc.
2. Việc đánh giá được tiến hành qua 02 bước, bao gồm:
Bước 1: Đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ. Sử dụng tiêu chí đạt hoặc không đạt để đánh giá. Các hồ sơ nộp đầy đủ và đúng hạn được đánh giá là đạt yêu cầu theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này sẽ tiếp tục được đánh giá ở bước 2.
Bước 2: Đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu trợ giúp pháp lý. Sử dụng phương pháp chấm điểm theo thang điểm 100 để đánh giá, trong đó quy định mức điểm tối thiểu và mức điểm tối đa đối với từng tiêu chí. Điểm cuối cùng là điểm trung bình cộng của các thành viên Tổ đánh giá luật sư và được xếp thứ tự từ cao xuống thấp. Trường hợp có từ 02 luật sư trở lên có cùng số điểm thì Tổ trưởng Tổ đánh giá luật sư quyết định.
3. Tổ trưởng Tổ đánh giá luật sư có trách nhiệm tổng hợp kết quả đánh giá của các thành viên và xếp thứ tự từ cao xuống thấp theo số điểm đạt được. Bảng tổng hợp kết quả đánh giá phải có chữ ký của các thành viên.
4.[7] Trung tâm có trách nhiệm thông báo kết quả lựa chọn đến các luật sư đã nộp hồ sơ. Luật sư phải có số điểm đánh giá cuối cùng từ 50 điểm trở lên và được lựa chọn theo thứ tự từ cao xuống thấp đến đủ số lượng dự kiến lựa chọn. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, luật sư được lựa chọn có trách nhiệm ký hợp đồng với Trung tâm, trừ trường hợp có lý do chính đáng thì có thể kéo dài nhưng không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo. Quá thời hạn trên mà luật sư được lựa chọn không ký hợp đồng thì Trung tâm thông báo để ký hợp đồng với luật sư có số điểm cao kế tiếp (nếu còn). Trường hợp luật sư nộp hồ sơ qua thư điện tử thì khi đến ký hợp đồng với Trung tâm, luật sư phải nộp đầy đủ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này.
Điều 8. Ký hợp đồng với cộng tác viên trợ giúp pháp lý [8]
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp thẻ, cộng tác viên trợ giúp pháp lý có trách nhiệm đến Trung tâm để ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp có lý do chính đáng thì có thể kéo dài nhưng không quá 35 ngày kể từ ngày được cấp thẻ.
Mục 2. LỰA CHỌN, KÝ HỢP ĐỒNG VỚI TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ, TỔ CHỨC TƯ VẤN PHÁP LUẬT
Điều 9. Xác định số lượng tổ chức dự kiến ký hợp đồng
Căn cứ vào tình hình thực tiễn địa phương, Sở Tư pháp đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu trợ giúp pháp lý của Trung tâm dựa trên kết quả thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý của năm trước, số lượng trợ giúp viên pháp lý, số lượng luật sư ký hợp đồng và nguồn lực khác của Trung tâm, kết quả thực hiện trợ giúp pháp lý của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý, số lượng vụ án được xét xử của năm trước, tổng số người được trợ giúp pháp lý, biến động của dân số địa phương và các nội dung khác có tác động tới công tác trợ giúp pháp lý tại địa phương để dự kiến số lượng tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý (sau đây gọi là tổ chức).
Điều 10. Tổ đánh giá hồ sơ lựa chọn tổ chức
1. Giám đốc Sở Tư pháp quyết định thành lập Tổ đánh giá hồ sơ lựa chọn tổ chức (sau đây gọi là Tổ đánh giá tổ chức) gồm 03 đến 05 thành viên là những người có kiến thức pháp luật, am hiểu hoạt động trợ giúp pháp lý. Thành viên Tổ đánh giá tổ chức gồm:
a) Lãnh đạo Sở Tư pháp làm Tổ trưởng;
b) Lãnh đạo Trung tâm và các thành viên khác, trong đó có đại diện của Đoàn luật sư địa phương do Giám đốc Sở Tư pháp quyết định.
2. Tổ đánh giá tổ chức, thành viên Tổ đánh giá tổ chức có trách nhiệm tương tự theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 4 Thông tư này, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Tư pháp về việc đánh giá.
Điều 11. Thông báo lựa chọn tổ chức
1. Thông báo lựa chọn tổ chức gồm những nội dung sau đây:
a) Số lượng tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật dự kiến lựa chọn;
b) Điều kiện ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định tại khoản 2 và khoản 5 Điều 14 của Luật Trợ giúp pháp lý; cách thức, tiêu chí, thang bảng điểm đánh giá hồ sơ;
c) Yêu cầu về hồ sơ theo quy định tại Điều 12 Thông tư này;
d) Các nội dung quy định tại các điểm d, đ và e khoản 1 Điều 5 Thông tư này.
2. Thông báo lựa chọn tổ chức phải được đăng tải tối thiểu là 05 ngày làm việc trên Trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp địa phương.
Điều 12. Hồ sơ lựa chọn tổ chức
1.[9] Hồ sơ lựa chọn tổ chức gồm:
a) Giấy đề nghị tham gia lựa chọn ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý, trong đó nêu rõ việc đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 14 Luật Trợ giúp pháp lý và giới thiệu về tổ chức, hoạt động của tổ chức tham gia lựa chọn ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý, nêu rõ số luật sư, số tư vấn viên pháp luật làm việc tại tổ chức; vụ việc tham gia tố tụng; kinh nghiệm tham gia trợ giúp pháp lý (nếu có);
b) Bản sao Giấy đăng ký hoạt động;
c) Các tài liệu khác theo thông báo lựa chọn tổ chức (nếu có).
2. Tổ chức chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin đã cung cấp.
3.[10] Tổ chức nộp trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính, thư điện tử 01 bộ hồ sơ về Sở Tư pháp. Trường hợp hồ sơ được nộp trực tiếp thì ngày nộp là ngày ghi trên giấy biên nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ được gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày nộp được căn cứ theo ngày đến trên dấu của dịch vụ bưu chính. Trường hợp hồ sơ được gửi qua thư điện tử thì thời điểm nộp hồ sơ là thời điểm hồ sơ đã gửi đến thư điện tử của Sở Tư pháp. Nếu thời điểm nộp hồ sơ qua thư điện tử ngoài giờ hành chính thì thời điểm nộp được tính là thời điểm bắt đầu từ ngày, giờ hành chính kế tiếp.
Điều 13. Đánh giá hồ sơ lựa chọn và ký hợp đồng với tổ chức
1. Việc đánh giá hồ sơ được thực hiện tương tự theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 7 Thông tư này. Tổ trưởng Tổ đánh giá tổ chức có trách nhiệm tổng hợp kết quả đánh giá theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư này.
2.[11] Sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo kết quả đánh giá đến các tổ chức đã nộp hồ sơ. Tổ chức phải có số điểm đánh giá cuối cùng từ 50 điểm trở lên và được lựa chọn theo thứ tự từ cao xuống thấp đến đủ số lượng dự kiến lựa chọn. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, tổ chức được lựa chọn có trách nhiệm ký hợp đồng với Sở Tư pháp, trường hợp có lý do chính đáng thì có thể kéo dài nhưng không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo. Quá thời hạn trên mà tổ chức được lựa chọn không ký hợp đồng thì Sở Tư pháp thông báo để ký hợp đồng với tổ chức có số điểm cao kế tiếp (nếu còn). Trường hợp tổ chức nộp hồ sơ qua thư điện tử thì khi đến ký hợp đồng với Sở Tư pháp, tổ chức phải nộp đầy đủ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư này.
Mục 3. HỢP ĐỒNG THỰC HIỆN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
Điều 14. Nội dung của hợp đồng
Hợp đồng có các nội dung cơ bản sau đây:
1. Đối tượng, phạm vi, hình thức, lĩnh vực trợ giúp pháp lý.
2. Trách nhiệm của các bên trong thực hiện hợp đồng.
3. Thời hạn của hợp đồng.
4. Thù lao, chi phí thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý.
5. Sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng.
6. Cơ chế giải quyết tranh chấp và trách nhiệm vi phạm hợp đồng.
7. Các thỏa thuận khác (nếu có).
Điều 15. Thời hạn của hợp đồng
1. Thời hạn của hợp đồng do các bên thỏa thuận nhưng không quá 03 năm kể từ ngày ký hợp đồng.
2. Hết thời hạn thực hiện hợp đồng, Sở Tư pháp và Trung tâm căn cứ vào nhu cầu trợ giúp pháp lý tại địa phương, chất lượng thực hiện trợ giúp pháp lý có thể gia hạn hợp đồng mà không phải qua thủ tục lựa chọn theo quy định của Thông tư này. Hợp đồng có thể được gia hạn 01 lần, không quá 03 năm. Việc gia hạn hợp đồng phải được lập thành văn bản.
1. Tổ chức, luật sư, cộng tác viên trợ giúp pháp lý ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý (sau đây gọi là tổ chức, cá nhân) thực hiện các vụ việc do Sở Tư pháp, Trung tâm giao hoặc trực tiếp nhận yêu cầu thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý.
2.[12] (được bãi bỏ)
2.[13] Tổ chức, cá nhân thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật trợ giúp pháp lý, nội dung hợp đồng; có trách nhiệm bảo đảm chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật và hợp đồng.
1. Hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
a) Các bên thỏa thuận chấm dứt trước thời hạn;
b) Hết thời hạn thực hiện hợp đồng;
c) Tổ chức thuộc trường hợp chấm dứt thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 16 của Luật Trợ giúp pháp lý; cá nhân ký hợp đồng thuộc trường hợp không được tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý quy định tại điểm b khoản 1 Điều 25 của Luật Trợ giúp pháp lý;
d) Tổ chức, cá nhân vi phạm khoản 1 Điều 6 của Luật Trợ giúp pháp lý;
đ) Vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ đã được quy định trong hợp đồng gây thiệt hại cho người được trợ giúp pháp lý;
e) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2.[14] Khi chấm dứt hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức chuyển hồ sơ vụ việc đang thực hiện cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý được Sở Tư pháp giao để tiếp tục thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Luật Trợ giúp pháp lý.
3.[15] Khi chấm dứt hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định tại khoản 1 Điều này, cá nhân chuyển hồ sơ vụ việc đang thực hiện cho Trung tâm. Trung tâm phân công người thực hiện trợ giúp pháp lý để tiếp tục thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý.
4. Sau khi chấm dứt hợp đồng, tổ chức, cá nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về những công việc trợ giúp pháp lý đã thực hiện.
Điều 18. Kiểm tra, giám sát thực hiện hợp đồng
1. Sở Tư pháp có trách nhiệm:
a) Kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về trợ giúp pháp lý và hợp đồng của tổ chức, cá nhân ký hợp đồng;
b) Công bố danh sách các tổ chức, cá nhân ký hợp đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 10 và khoản 2 Điều 17 của Luật Trợ giúp pháp lý;
c) Khen thưởng hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng khi tổ chức, cá nhân ký hợp đồng có thành tích hoặc đóng góp tích cực cho công tác trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật;
d) Xử lý vi phạm hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân ký hợp đồng theo quy định của pháp luật.
2. Trung tâm có trách nhiệm kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về trợ giúp pháp lý và hợp đồng của cá nhân ký hợp đồng.
ĐĂNG KÝ THAM GIA THỰC HIỆN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
Điều 19. Thủ tục đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý
1. Tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật có đủ điều kiện đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định tại khoản 1 Điều 15 của Luật Trợ giúp pháp lý nộp trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính, fax, hình thức điện tử 01 bộ hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi đã cấp Giấy đăng ký hoạt động.
Hồ sơ đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý bao gồm:
a) Đơn đề nghị tham gia trợ giúp pháp lý theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này (Mẫu TP-TGPL-01);
b) Danh sách luật sư, tư vấn viên pháp luật đủ điều kiện thực hiện trợ giúp pháp lý (Mẫu TP-TGPL-02);
c) Bản sao thẻ luật sư, thẻ tư vấn viên pháp luật.
2. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ, Sở Tư pháp kiểm tra hồ sơ, cấp Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này (Mẫu TP-TGPL-03) cho tổ chức đăng ký tham gia đủ điều kiện và thông báo cho Trung tâm để phối hợp thực hiện. Trường hợp từ chối phải thông báo rõ lý do bằng văn bản. Việc thực hiện trợ giúp pháp lý được bắt đầu kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý, Sở Tư pháp công bố danh sách tổ chức đăng ký tham gia, người thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương theo quy định tại khoản 2 Điều 10 và khoản 2 Điều 17 của Luật Trợ giúp pháp lý.
Trường hợp thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý phải có văn bản thông báo để Sở Tư pháp xem xét, cập nhật danh sách người thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương và thông báo về Bộ Tư pháp.
4. Việc đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý không phải nộp lệ phí.
Điều 20. Thay đổi nội dung Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý
1. Khi muốn thay đổi nội dung của Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý, tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý nộp trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính 01 bộ hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi đã đăng ký. Hồ sơ bao gồm: Đơn đề nghị thay đổi nội dung Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này (Mẫu TP-TGPL-04); Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý đã được cấp.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp bổ sung nội dung thay đổi vào Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý đã được cấp. Trường hợp từ chối phải thông báo rõ lý do bằng văn bản. Việc thay đổi nội dung Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý không phải nộp lệ phí.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày bổ sung nội dung thay đổi vào Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý, Sở Tư pháp công bố những nội dung thay đổi trên Trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp và thông báo về Bộ Tư pháp.
Điều 21. Cấp lại Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý
1. Trong trường hợp Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý bị mất, bị hư hỏng không sử dụng được, tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý nộp trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính, fax, hình thức điện tử đơn đề nghị cấp lại Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này (Mẫu TP-TGPL-05) đến Sở Tư pháp để được cấp lại Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, Sở Tư pháp cấp lại Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý cho tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý. Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý được cấp lại giữ nguyên số được cấp lần đầu nhưng thời gian cấp ghi trên giấy là ngày được cấp lại. Việc cấp lại Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý không phải nộp lệ phí.
Điều 22. Chấm dứt tham gia trợ giúp pháp lý
Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý chấm dứt tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật Trợ giúp pháp lý có trách nhiệm chuyển hồ sơ vụ việc chưa hoàn thành đến tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý được Sở Tư pháp chỉ định để tiếp tục thực hiện. Thủ tục chấm dứt tham gia trợ giúp pháp lý được thực hiện như sau:
1. Trường hợp chấm dứt theo quy định tại điểm b và điểm đ khoản 2 Điều 16 của Luật Trợ giúp pháp lý thì tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý nộp trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính 01 bộ hồ sơ về Sở Tư pháp. Hồ sơ bao gồm: văn bản thông báo về việc chấm dứt thực hiện trợ giúp pháp lý, Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý.
2. Trường hợp chấm dứt theo quy định tại các điểm a, c và d khoản 2 Điều 16 của Luật Trợ giúp pháp lý thì tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý bị thu hồi Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý. Việc thu hồi được thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày phát hiện tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, c và d khoản 2 Điều 16 của Luật Trợ giúp pháp lý, đơn vị được Sở Tư pháp giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý lập hồ sơ trình Giám đốc Sở Tư pháp quyết định thu hồi Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý. Hồ sơ bao gồm: Dự thảo quyết định thu hồi của Giám đốc Sở Tư pháp; Biên bản xác định hoặc giấy tờ, tài liệu chứng minh tổ chức đăng ký trợ giúp pháp lý thuộc một trong những trường hợp quy định tại các điểm a, c và d khoản 2 Điều 16 của Luật Trợ giúp pháp lý;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Tư pháp ra quyết định thu hồi Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này (Mẫu TP-TGPL-06).
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ quy định tại khoản 1 Điều này hoặc thu hồi Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý quy định tại khoản 2 Điều này, Sở Tư pháp công bố việc chấm dứt tham gia trợ giúp pháp lý, đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp và thông báo về Bộ Tư pháp.
TẬP SỰ, KIỂM TRA KẾT QUẢ TẬP SỰ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
Mục 1. TẬP SỰ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
Điều 23. Người tập sự trợ giúp pháp lý
Viên chức đang làm việc tại Trung tâm có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư hoặc được miễn đào tạo nghề luật sư theo quy định của pháp luật về luật sư thì được đề nghị tập sự trợ giúp pháp lý tại Trung tâm.
Điều 24. Trách nhiệm của Trung tâm, người tập sự và người hướng dẫn tập sự trợ giúp pháp lý
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, Trung tâm quyết định phân công trợ giúp viên pháp lý có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật Trợ giúp pháp lý (sau đây gọi là người hướng dẫn tập sự) để hướng dẫn cho người tập sự trợ giúp pháp lý (sau đây gọi là người tập sự). Trường hợp từ chối thì Trung tâm phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Người tập sự được người hướng dẫn tập sự hướng dẫn trong các hoạt động nghề nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 20 của Luật Trợ giúp pháp lý; có trách nhiệm tuân thủ quy định và nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý, nội quy, quy chế của nơi thực hiện trợ giúp pháp lý; chịu trách nhiệm trước người hướng dẫn tập sự và Trung tâm về kết quả, tiến độ của các công việc được phân công. Kết thúc thời gian tập sự, người tập sự phải có báo cáo kết quả tập sự.
3. Người hướng dẫn tập sự có trách nhiệm giám sát, kiểm tra và chịu trách nhiệm về các công việc do mình phân công cho người tập sự; nhận xét về báo cáo kết quả tập sự của người tập sự.
Điều 25. Thời gian tập sự trợ giúp pháp lý
1. Thời gian tập sự trợ giúp pháp lý (sau đây gọi là thời gian tập sự) được tính từ ngày ban hành quyết định phân công người hướng dẫn tập sự. Người đủ điều kiện được giảm hai phần ba thời gian tập sự hành nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư thì thời gian tập sự là 04 tháng; người đủ điều kiện được giảm một nửa thời gian tập sự hành nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư thì thời gian tập sự là 06 tháng.
Trường hợp có thay đổi về nơi tập sự thì thời gian tập sự được tiếp tục tính từ ngày Trung tâm nơi chuyển đến ban hành quyết định phân công người hướng dẫn tập sự. Thời gian tập sự được tính bằng tổng thời gian tập sự của người đó tại các Trung tâm nơi người đó công tác.
2. Người được miễn tập sự hành nghề luật sư theo quy định của pháp luật về luật sư thì được miễn tập sự trợ giúp pháp lý.
Điều 25a. Thay đổi người hướng dẫn tập sự [16]
1. Người tập sự có quyền đề nghị bằng văn bản với người đứng đầu Trung tâm về việc thay đổi người hướng dẫn tập sự khi người hướng dẫn tập sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người hướng dẫn tập sự vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 7 của Quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý ban hành kèm theo Thông tư số 03/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 4 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
b) Người hướng dẫn tập sự chuyển công tác, nghỉ việc, thôi việc, buộc thôi việc, chết hoặc vì lý do sức khỏe hoặc các lý do khác mà không thể tiếp tục hướng dẫn tập sự trợ giúp pháp lý.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị thay đổi người hướng dẫn tập sự, người đứng đầu Trung tâm có trách nhiệm xem xét, quyết định.
Điều 26. Thay đổi nơi tập sự trợ giúp pháp lý
1. Khi thay đổi nơi làm việc đến Trung tâm của địa phương khác, người tập sự đề nghị bằng văn bản kèm theo báo cáo kết quả tập sự có nhận xét của người hướng dẫn tập sự đến Trung tâm nơi đang tập sự.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị theo quy định tại khoản 1 Điều này, Trung tâm nơi người tập sự đang làm việc có văn bản gửi Trung tâm nơi người tập sự chuyển đến làm việc trong đó nêu rõ thời gian đã tập sự, số lần tạm ngừng tập sự (nếu có).
Điều 27. Tạm ngừng tập sự trợ giúp pháp lý
1. Trong thời gian tập sự, người tập sự được tạm ngừng tập sự nhưng phải thông báo bằng văn bản đến Trung tâm nơi đang tập sự.
2. Người có thời gian tập sự 12 tháng thì được tạm ngừng tối đa 02 lần, mỗi lần không quá 06 tháng; người có thời gian tập sự 06 tháng thì được tạm ngừng tập sự 01 lần không quá 06 tháng.
3. Thời gian tạm ngừng tập sự không được tính vào thời gian tập sự. Thời gian tập sự trước khi tạm ngừng tập sự được tính vào tổng thời gian tập sự.
Mục 2. KIỂM TRA KẾT QUẢ TẬP SỰ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
1. Khi có nhu cầu kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý, Sở Tư pháp gửi Bộ Tư pháp văn bản đề nghị kèm theo danh sách và hồ sơ người có đủ điều kiện tham dự kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý.
2. Bộ Tư pháp tổ chức kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý không quá 02 lần trong một năm. Kế hoạch kiểm tra, danh sách người đủ điều kiện tham dự, thời gian, địa điểm tổ chức kiểm tra cụ thể được thông báo chậm nhất 01 tháng trước ngày tổ chức kiểm tra và được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.
Điều 29. Nguyên tắc, nội dung và hình thức kiểm tra
1. Việc kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý phải nghiêm túc, công khai, công bằng, khách quan, trung thực và tuân thủ quy định của pháp luật.
2. Nội dung kiểm tra bao gồm: Kiến thức pháp luật trong lĩnh vực hình sự, dân sự, hành chính, trợ giúp pháp lý; kỹ năng thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý.
3. Hình thức kiểm tra bao gồm kiểm tra viết và kiểm tra thực hành.
a)[17] Kiểm tra viết: Kiểm tra kiến thức pháp luật trong lĩnh vực hình sự, dân sự, hành chính, trợ giúp pháp lý; kỹ năng tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, tư vấn pháp luật. Thời gian kiểm tra viết là 180 phút;
b) Kiểm tra thực hành: Thí sinh chuẩn bị phương án giải quyết 01 vụ việc tham gia tố tụng và gửi về Hội đồng kiểm tra chậm nhất 10 ngày trước ngày kiểm tra. Tại buổi kiểm tra thực hành, thí sinh trình bày phương án đã được chuẩn bị và trả lời các câu hỏi do thành viên Hội đồng kiểm tra nêu ra.
1. Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý (sau đây gọi là Hội đồng kiểm tra) do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thành lập trên cơ sở đề xuất của Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý. Hội đồng kiểm tra được sử dụng con dấu của Bộ Tư pháp để thực hiện nhiệm vụ theo quy định.
2. Hội đồng kiểm tra có từ 07 đến 09 thành viên gồm: Chủ tịch Hội đồng kiểm tra là Lãnh đạo Cục Trợ giúp pháp lý; các thành viên là đại diện một số đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, đại diện Liên đoàn Luật sư Việt Nam, một số luật sư và trợ giúp viên pháp lý có uy tín.
3. Giúp việc cho Hội đồng kiểm tra có Ban thư ký, Ban đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi viết và Ban phúc tra do Chủ tịch Hội đồng kiểm tra thành lập (sau đây gọi là các Ban của Hội đồng kiểm tra).
1. Mỗi bài kiểm tra viết do 02 thành viên Ban chấm thi viết chấm và cho điểm độc lập theo thang điểm 100. Điểm bài kiểm tra viết là điểm trung bình cộng của hai thành viên. Trường hợp hai thành viên cho điểm chênh lệch nhau từ 20 điểm trở lên thì Trưởng ban chấm thi viết tổ chức chấm lần thứ ba vào bài kiểm tra của thí sinh, điểm chấm lần này là điểm chính thức của bài kiểm tra.
2. Kiểm tra thực hành do thành viên trong Hội đồng kiểm tra chấm và cho điểm độc lập theo thang điểm 100. Điểm kiểm tra thực hành là điểm trung bình cộng của các thành viên Hội đồng kiểm tra. Hội đồng kiểm tra tổ chức chấm bài kiểm tra viết và thông báo điểm các bài kiểm tra cho các thí sinh, đồng thời đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông báo điểm, thí sinh không đồng ý với kết quả chấm bài kiểm tra viết của mình có quyền làm đơn phúc tra gửi Chủ tịch Hội đồng kiểm tra. Không phúc tra bài kiểm tra thực hành.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn phúc tra, Chủ tịch Hội đồng kiểm tra quyết định thành lập Ban phúc tra và tổ chức chấm phúc tra. Ban phúc tra có từ 03 người trở lên trong đó có 01 Trưởng Ban. Các thành viên Ban phúc tra không phải là thành viên Ban chấm thi viết.
Cách thức tiến hành chấm phúc tra được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này. Kết quả phúc tra phải được Chủ tịch Hội đồng kiểm tra phê duyệt và là kết quả cuối cùng.
5. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc phúc tra, Hội đồng kiểm tra có trách nhiệm báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt kết quả kiểm tra trước khi thông báo kết quả kiểm tra cho các thí sinh và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.
Thí sinh đạt yêu cầu kiểm tra phải có số điểm mỗi bài kiểm tra đạt từ 50 điểm trở lên.
6. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết quả kiểm tra được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp, Chủ tịch Hội đồng kiểm tra cấp Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này (Mẫu TP-TGPL-07) cho thí sinh đạt yêu cầu kiểm tra.
Điều 32. Kinh phí kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý
Người tham dự kiểm tra kết quả tập sự không phải nộp lệ phí nhưng phải trả các chi phí liên quan tới việc tham gia kiểm tra của mình. Kinh phí tổ chức kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý được cấp cho Cục Trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
GIẤY TỜ TRONG HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
Điều 33. Giấy tờ chứng minh người thuộc diện trợ giúp pháp lý
1. Giấy tờ chứng minh là người có công với cách mạng gồm một trong các giấy tờ sau:
a) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền công nhận là người có công với cách mạng theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;
b) Quyết định phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến;
c) Huân chương Kháng chiến, Huy chương Kháng chiến, Bằng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Bằng Anh hùng, Bằng Có công với nước;
d) Quyết định trợ cấp, phụ cấp do cơ quan có thẩm quyền cấp xác định là người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;
đ) Quyết định hoặc giấy chứng nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh, bệnh tật do nhiễm chất độc hóa học, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
e)[18] Kỷ niệm chương Tổ quốc ghi công đối với người có công giúp đỡ cách mạng, Giấy chứng nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945, Giấy chứng nhận người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, Huân chương Chiến thắng, Huy chương Chiến thắng.
2. Giấy tờ chứng minh người thuộc hộ nghèo là giấy chứng nhận hộ nghèo.
3. Giấy tờ chứng minh là trẻ em gồm một trong các giấy tờ sau:
a) Giấy khai sinh,[19] chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu;
b) Văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng xác định người có yêu cầu trợ giúp pháp lý là trẻ em;
c) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền về áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc xử phạt vi phạm hành chính xác định người có yêu cầu trợ giúp pháp lý là trẻ em.
4. Giấy tờ chứng minh là người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn gồm một trong các giấy tờ sau:
a) Giấy tờ hợp pháp do cơ quan có thẩm quyền cấp xác định người có tên là người dân tộc thiểu số và nơi cư trú của người đó;
b) Văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng xác định người có yêu cầu trợ giúp pháp lý là người dân tộc thiểu số và nơi cư trú của người đó.
5. Giấy tờ chứng minh người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng xác định người có yêu cầu trợ giúp pháp lý là người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
6. Giấy tờ chứng minh là người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo gồm các giấy tờ sau:
a) Giấy chứng nhận hộ cận nghèo;
b) Văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng xác định người có yêu cầu trợ giúp pháp lý là người bị buộc tội.
7. Giấy tờ chứng minh là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ có khó khăn về tài chính gồm các giấy tờ sau:
a) Giấy chứng nhận hộ cận nghèo hoặc quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hoặc quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội;
b) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền về trợ cấp ưu đãi, trợ cấp tiền tuất đối với cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ hoặc Giấy chứng nhận gia đình liệt sỹ, Bằng tổ quốc ghi công có tên liệt sỹ kèm theo giấy tờ chứng minh mối quan hệ thân nhân với liệt sỹ.
8. Giấy tờ chứng minh là người nhiễm chất độc da cam có khó khăn về tài chính gồm các giấy tờ sau:
a) Giấy tờ quy định tại điểm a khoản 7 Điều này;
b) Quyết định về việc trợ cấp ưu đãi đối với con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học hoặc Giấy chứng nhận bệnh tật, dị dạng, dị tật do nhiễm chất độc hóa học.
9. Giấy tờ chứng minh là người cao tuổi có khó khăn về tài chính gồm một trong các loại giấy tờ sau:
a) Quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; Quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội;
b) Giấy chứng nhận hộ cận nghèo kèm theo giấy tờ hợp pháp do cơ quan có thẩm quyền cấp xác định người có tên trong giấy là người cao tuổi.
10. Giấy tờ chứng minh là người khuyết tật có khó khăn về tài chính gồm một trong các loại giấy tờ sau:
a) Giấy chứng nhận hộ cận nghèo kèm theo Giấy chứng nhận khuyết tật do cơ quan có thẩm quyền cấp;
b) Giấy tờ quy định tại điểm a khoản 9 Điều này.
11. Giấy tờ chứng minh là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự có khó khăn về tài chính gồm các giấy tờ sau:
a) Giấy tờ quy định tại điểm a khoản 7 Điều này;
b) Văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng xác định người có yêu cầu trợ giúp pháp lý là bị hại và từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
12. Giấy tờ chứng minh là nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình có khó khăn về tài chính gồm một trong các loại giấy tờ sau:
a) Quyết định tiếp nhận nạn nhân bạo lực gia đình vào nhà xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội;
b) Giấy chứng nhận hộ cận nghèo kèm theo một trong các loại giấy tờ: Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về việc khám và điều trị thương tích do hành vi bạo lực gia đình gây ra; Quyết định cấm người gây bạo lực gia đình tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình; Quyết định xử lý vi phạm hành chính với người có hành vi bạo lực gia đình.
13. Giấy tờ chứng minh là nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người có khó khăn về tài chính gồm các giấy tờ sau:
a) Giấy tờ quy định tại điểm a khoản 7 Điều này;
b) Giấy tờ, tài liệu chứng nhận nạn nhân theo quy định tại Điều 28 Luật Phòng, chống mua bán người.
14. Giấy tờ chứng minh là người nhiễm HIV có khó khăn về tài chính gồm các giấy tờ sau:
a) Giấy tờ quy định tại điểm a khoản 7 Điều này;
b) Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền cấp xác định là người nhiễm HIV.
15. Các loại giấy tờ hợp pháp khác do cơ quan có thẩm quyền cấp xác định được người thuộc diện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật trợ giúp pháp lý.
Trong trường hợp những người thuộc diện được trợ giúp pháp lý bị thất lạc các giấy tờ nêu trên thì phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy tờ đó.
Điều 34. Mẫu giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý
Ban hành kèm theo Thông tư này mẫu giấy tờ sau đây:
1. Đơn đề nghị tham gia trợ giúp pháp lý (Mẫu TP-TGPL-01).
2. Danh sách luật sư, tư vấn viên pháp luật đủ điều kiện thực hiện trợ giúp pháp lý (Mẫu TP-TGPL-02).
3. Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý (Mẫu TP-TGPL-03).
4. Đơn đề nghị thay đổi nội dung Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý (Mẫu TP-TGPL-04).
5. Đơn đề nghị cấp lại Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý (Mẫu TP-TGPL-05).
6. Quyết định về việc thu hồi Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý (Mẫu TP-TGPL-06).
7. Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý (Mẫu TP-TGPL-07).
8. Thẻ trợ giúp viên pháp lý (Mẫu TP-TGPL-08).
9. Thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý (Mẫu TP-TGPL-09).
10. Đơn đề nghị làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý (Mẫu TP-TGPL-10).
11. Đơn đề nghị cấp lại thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý (Mẫu TP-TGPL-11).
12. Quyết định cấp/cấp lại thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý (Mẫu TP-TGPL-12).
13. Quyết định thu hồi thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý (Mẫu TP-TGPL-13).
14. Quyết định về việc cử trợ giúp viên pháp lý/luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng (Mẫu TP-TGPL-14).
15. Quyết định thay thế trợ giúp viên pháp lý/luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng (Mẫu TP-TGPL-15).
16.[20] (được bãi bỏ)
17.[21] (được bãi bỏ)
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 07/2012/TT-BTP ngày 30 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn về cộng tác viên trợ giúp pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và Quyết định số 03/2007/QĐ-BTP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành một số biểu mẫu dùng trong hoạt động trợ giúp pháp lý.
3. Bãi bỏ điểm 4, Mục I, Phần A Thông tư số 05/2008/TT-BTP ngày 23 tháng 9 năm 2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn về nghiệp vụ và quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý; bãi bỏ Mẫu số 01 và Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 18/2013/TT-BTP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tư pháp hướng dẫn cách tính thời gian thực hiện và thủ tục thanh toán chi phí thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý.
1. Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Trung tâm và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị kịp thời phản ánh về Bộ Tư pháp để nghiên cứu, giải quyết./.
|
XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT KT. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.