BỘ CÔNG THƯƠNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 25/VBHN-BCT |
Hà Nội, ngày 04 tháng 12 năm 2019 |
THỰC HIỆN QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG HÓA TRONG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA ASEAN
Thông tư số 22/2016/TT-BCT ngày 03 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN, có hiệu lực từ ngày 15 tháng 11 năm 2016, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư số 10/2019/TT-BCT ngày 22 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung Thông tư số 22/2016/TT-BCT ngày 03 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN, có hiệu lực từ ngày 05 tháng 9 năm 2019.
Thông tư số 25/2019/TT-BCT ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2016/TT-BCT ngày 03 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.
Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 02 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa;
Thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN ký ngày 26 tháng 02 năm 2009 tại Hội nghị cấp cao lần thứ 14, tại Cha-am, Thái Lan giữa các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á;
Thực hiện Nghị định thư về Khung pháp lý thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN được ký tại Hà Nội, Việt Nam ngày 04 tháng 9 năm 2015;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu,
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN[1].
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và Đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (sau đây gọi tắt là ATIGA).
2. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia các hoạt động có liên quan đến xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định ATIGA.
Ban hành kèm theo Thông tư này các Phụ lục sau để hướng dẫn thực hiện Chương 3 Quy tắc xuất xứ và Thủ tục cấp và kiểm tra C/O trong Hiệp định ATIGA:
1. Quy tắc xuất xứ (Phụ lục I).
2. Quy tắc cụ thể mặt hàng (Phụ lục I[2]).
3. Tiêu chí chuyển đổi cơ bản đối với sản phẩm dệt may (Phụ lục II[3]).
4. Danh mục các mặt hàng công nghệ thông tin (ITA) (Phụ lục [4]).
5. Các nguyên tắc và hướng dẫn tính hàm lượng giá trị khu vực (Phụ lục V).
6. Hướng dẫn về cộng gộp từng phần (Phụ lục VI).
7. Cấp và kiểm tra C/O (Phụ lục VII).
8. Mẫu C/O mẫu D (Phụ lục VIII).
9. Hướng dẫn kê khai C/O (Phụ lục IX).
10. Danh mục các Tổ chức cấp C/O (Phụ lục X).
Điều 3. Thủ tục cấp, kiểm tra C/O và tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa
1. [5] Thủ tục cấp và kiểm tra C/O thực hiện theo quy định tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa và Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư số 22/2016/TT-BCT.
2. Cơ chế thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định ATIGA thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Công Thương. Hàng hóa do thương nhân tự khai báo xuất xứ theo cơ chế này phải đáp ứng các Quy tắc xuất xứ hàng hóa quy định tại Thông tư này.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2016.
2. Thông tư này bãi bỏ Thông tư số 21/2010/TT-BCT ngày 17 tháng 5 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN và Thông tư số 42/2014/TT-BCT ngày 18 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2010/TT-BCT./.
|
XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.