BỘ THÔNG TIN VÀ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2202/VBHN-BTTTT |
Hà Nội, ngày 01 tháng 8 năm 2013 |
HƯỚNG DẪN VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN INTERNET
Thông tư số 09/2008/TT-BTTTT ngày 24 tháng 12 năm 2008 hướng dẫn về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 2 năm 2009, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư số 09/2011/TT-BTTTT ngày 08 tháng 4 năm 2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 09/2008/TT-BTTTT ngày 24 tháng 12 năm 2008 hướng dẫn về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet và Thông tư số 12/2008/TT-BTTTT ngày 30 tháng 12 năm 2008 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 90/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2008 về chống thư rác, có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 5 năm 2011.
- Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;
- Căn cứ Nghị định số 187/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Căn cứ Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet;[1]
Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn thực hiện các quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet như sau:
1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn thực hiện các quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet đối với mọi tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trong lĩnh vực Internet tại Việt Nam.
2. Các thuật ngữ sử dụng trong Thông tư này được hiểu như sau:
2.1. Tài nguyên Internet bao gồm hệ thống các tên và số dùng cho Internet được ấn định thống nhất trên phạm vi toàn cầu. Tài nguyên Internet bao gồm:
a) Tên miền (DN);
b) Địa chỉ Internet hay còn gọi là địa chỉ IP;
c) Số hiệu mạng (ASN);
d) Số và tên khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
2.2. Tên miền là tên được sử dụng để định danh địa chỉ Internet của máy chủ gồm các dãy ký tự cách nhau bằng dấu chấm “.” Cấu trúc tên miền bao gồm:
a) Tên miền cấp cao nhất (dãy ký tự cuối cùng):
Tên miền cấp cao nhất (TLD) gồm tên miền chung cấp cao nhất (gTLD) và tên miền quốc gia cấp cao nhất (ccTLD).
Tên miền chung cấp cao nhất (gTLD) bao gồm các tên miền sau: .COM; .NET; .EDU; .ORG; .INT; .BIZ; .INFO; .NAME; .PRO; .AERO; .MUSEUM; .COOP và những tên miền chung cấp cao nhất khác theo quy định của các tổ chức quốc tế có thẩm quyền về tài nguyên Internet.
Tên miền quốc gia cấp cao nhất (ccTLD) bao gồm các tên miền được quy định theo chuẩn quốc tế về mã quốc gia [ISO3166]. Các tên miền quốc gia cấp cao nhất thay đổi khi có thêm các quốc gia, lãnh thổ mới hoặc khi sáp nhập các quốc gia lại với nhau.
b) Tên miền (dãy ký tự) cấp 2, cấp 3, cấp 4, cấp 5 là các tên miền theo trật tự nằm dưới tên miền cấp cao nhất. Tên miền tối thiểu phải có 2 cấp: cấp 2 và cấp cao nhất.
c) Tên miền quốc tế là tên miền dưới tên miền chung cấp cao nhất gTLD và tên miền quốc gia cấp cao nhất ccTLD ngoài tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” .
2.3. Địa chỉ Internet là địa chỉ mạng của thiết bị, máy chủ bao gồm các thế hệ địa chỉ IPv4, IPv6 và các thế hệ địa chỉ mới sẽ được sử dụng trong tương lai.
2.4. Số hiệu mạng (ASN) là số được sử dụng để định danh một mạng máy tính tham gia vào các hoạt động định tuyến chung trên Internet.
2.5. Hệ thống máy chủ tên miền (DNS) là tập hợp các cụm máy chủ được kết nối với nhau để trả lời địa chỉ IP tương ứng với một tên miền khi được hỏi đến.
2.6. Đăng ký tên miền là việc thực hiện quy trình, thủ tục để tên miền đó được công nhận, kích hoạt và tồn tại trên Internet. Đăng ký trước đối với tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” là việc thực hiện quy trình, thủ tục để tên miền đó có trong cơ sở dữ liệu quản lý tên miền của hệ thống máy chủ tên miền (DNS) quốc gia ".vn".
2.7. Sử dụng tên miền là việc gắn tên miền đó với địa chỉ Internet (địa chỉ IP) của máy chủ đang hoạt động phục vụ các ứng dụng trên mạng; hoặc để bảo vệ thương hiệu, nhãn hiệu, tên dịch vụ, tên tổ chức khỏi bị chiếm dụng.
2.8. Nhà đăng ký tên miền là tổ chức cung cấp dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền bao gồm Nhà đăng ký tên miền “.vn” và Nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam.
3. Nguyên tắc quản lý, sử dụng tài nguyên Internet
3.1. Tài nguyên Internet của Việt Nam là một phần của tài nguyên thông tin quốc gia phải được quản lý, khai thác, sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả.
3.2. Nghiêm cấm sử dụng tài nguyên Internet vào mục đích chống lại nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, gây rối an ninh, kinh tế, trật tự, an toàn xã hội, vi phạm thuần phong mỹ tục của dân tộc, xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; cản trở bất hợp pháp hoạt động của hệ thống máy chủ tên miền (DNS) quốc gia.
3.3. Tài nguyên Internet liên quan đến hoạt động của các cơ quan, tổ chức Đảng, Nhà nước phải được ưu tiên bảo vệ và không được xâm phạm.
4. Cơ quan quản lý tài nguyên Internet
Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) là đơn vị trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện chức năng quản lý, giám sát, thúc đẩy phát triển và hỗ trợ việc sử dụng tài nguyên Internet ở Việt Nam.
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng tài nguyên Internet có trách nhiệm nộp phí và lệ phí trước khi tài nguyên đi vào hoạt động hoặc tiếp tục duy trì hoạt động. Trung tâm Internet Việt Nam tổ chức thực hiện việc thu nộp phí và lệ phí theo đúng quy định của Bộ Tài chính và các quy định hiện hành khác.
1.1. Tên miền “.vn” là tên miền quốc gia cấp cao nhất dành cho Việt Nam. Các tên miền cấp dưới “.vn” đều có giá trị sử dụng như nhau để định danh địa chỉ Internet cho các máy chủ đăng ký tại Việt Nam.
1.2. Tên miền cấp 2 là tên miền dưới “.vn” bao gồm tên miền cấp 2 không phân theo lĩnh vực và tên miền cấp 2 dùng chung (gSLD) phân theo lĩnh vực như sau:
a) COM.VN: Dành cho tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại.
b) BIZ.VN: Dành cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh, tương đương với tên miền COM.VN.
c) EDU.VN: Dành cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
d) GOV.VN: Dành cho các cơ quan, tổ chức nhà nước ở trung ương và địa phương.
đ) NET.VN: Dành cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực thiết lập và cung cấp các dịch vụ trên mạng.
e) ORG.VN: Dành cho các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực chính trị, văn hoá, xã hội.
f) INT.VN: Dành cho các tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
g) AC.VN: Dành cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu.
h) PRO.VN: Dành cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong những lĩnh vực có tính chuyên ngành cao.
i) INFO.VN: Dành cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, phân phối, cung cấp thông tin.
k) HEALTH.VN: Dành cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực dược, y tế.
l) NAME.VN: Dành cho tên riêng của cá nhân tham gia hoạt động Internet.
m) Những tên miền khác do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định.
1.3. Các tên miền cấp 2 theo địa giới hành chính là tên miền Internet được đặt theo tên các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Tên miền cấp 2 theo địa giới hành chính được viết theo tiếng Việt hoặc tiếng Việt không dấu.
1.4. Tên miền tiếng Việt
a) Tên miền tiếng Việt nằm trong hệ thống tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” trong đó các ký tự tạo nên tên miền là các ký tự được quy định trong bảng mã tiếng Việt theo tiêu chuẩn TCVN 6909:2001 và các ký tự nằm trong bảng mã mở rộng của tiếng Việt theo tiêu chuẩn nói trên.
b) Tên miền tiếng Việt gồm có tên miền cấp 2 và tên miền cấp 3 dưới tên miền cấp 2 theo địa giới hành chính viết theo tiếng Việt. Tên miền phải rõ nghĩa trong ngôn ngữ tiếng Việt, không viết tắt toàn bộ tên miền.
2. Nguyên tắc đăng ký, sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”
2.1. Nguyên tắc chung:
a) Tên miền quốc gia Việt Nam ".vn" có ít nhất một hoặc một dãy ký tự dưới tên miền cấp cao “.vn”.
b) Đăng ký tại các Nhà đăng ký tên miền “.vn” theo nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt. Tổ chức, cá nhân đăng ký trước được quyền sử dụng trước.
c) Tên miền quốc gia Việt Nam ".vn" không nằm trong đối tượng điều chỉnh của Luật Sở hữu trí tuệ. Dãy ký tự hoặc ký tự là nhãn hiệu hàng hóa, tên thương hiệu, tên sản phẩm, tên dịch vụ, bản quyền tác giả, tác phẩm nằm trong cấu trúc tên miền nếu chỉ đăng ký bảo vệ trên mạng sẽ không được bảo vệ trên thực tế và ngược lại, nhãn hiệu hàng hóa, tên thương hiệu, tên sản phẩm, tên dịch vụ, bản quyền tác giả, tác phẩm nếu chỉ đăng ký bảo hộ trên thực tế cũng sẽ không được bảo vệ trên mạng nếu không đăng ký chúng trong tên miền.
d) Tên miền đăng ký được chứa các ký tự từ A đến Z; 0 đến 9, các ký tự tiếng Việt trong bảng chữ cái tiếng Việt và tất cả các ký tự được hệ thống máy chủ tên miền trên mạng chấp nhận. Các ký tự này không phân biệt viết hoa hay viết thường.
đ) Tên miền đăng ký được chứa ký tự “-” nhưng không được bắt đầu hoặc kết thúc với các ký tự này.
e) Tên miền đăng ký không được bắt đầu bằng dãy ký tự “xn--“.
f) Tên miền đăng ký ở mỗi cấp không được nhiều hơn 63 ký tự.
2.2. Nguyên tắc cụ thể:
a) Tên miền do tổ chức, cá nhân tự chọn để đăng ký phải đảm bảo không có các cụm từ xâm phạm đến lợi ích quốc gia hoặc không phù hợp với đạo đức xã hội, với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; phải thể hiện tính nghiêm túc để tránh sự hiểu nhầm hoặc xuyên tạc do tính đa âm, đa nghĩa hoặc khi không dùng dấu trong tiếng Việt.
b) Các tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài tham gia hoạt động Internet được đăng ký sử dụng tên miền cấp 2 dưới tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” (trừ các tên miền chung cấp 2 (gSLD) được quy định tại điểm 1.2 và điểm 1.3, khoản 1 mục II nêu trên) và tên miền cấp 3 dưới tên miền chung cấp 2.
c) Các cơ quan Đảng, Nhà nước phải sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” và lưu giữ thông tin trong các máy chủ có địa chỉ IP ở Việt Nam đối với trang thông tin điện tử chính thức của mình.
d) Tên miền là tên gọi của tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước chỉ dành cho tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước. Tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước có trách nhiệm đăng ký giữ chỗ với Trung tâm Internet Việt Nam để bảo vệ. Tổ chức, cá nhân khác không phải là đối tượng nêu trên không được đăng ký, sử dụng các tên miền này.
đ) Khi được cấp tên miền cấp 2 dưới tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nếu có nhu cầu chỉ được cấp tên miền cấp 3 dưới tên miền cấp 2 của mình cho các đơn vị thành viên, các cá nhân đang làm việc trong cơ quan để sử dụng nội bộ, đồng thời phải có trách nhiệm quản lý các tên miền dưới tên miền của mình. Cá nhân không được cấp tên miền cấp 3 dưới tên miền cấp 2 của mình cho các tổ chức, cá nhân khác.
e) Chỉ có Nhà đăng ký tên miền “.vn” mới được cấp tên miền cấp 3 dưới tên miền cấp 2 “.vn” cho các tổ chức, cá nhân khác.
3. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng tên miền
3.1. Tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng tên miền phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về mục đích sử dụng và tính chính xác của các thông tin cung cấp, đảm bảo việc đăng ký, sử dụng tên miền đúng quy định, không xâm phạm các quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác.
3.2. Tổ chức, cá nhân đăng ký tên miền chịu trách nhiệm về việc quản lý, duy trì quyền sử dụng tên miền của mình và phải chịu trách nhiệm trong bất kỳ trường hợp vi phạm nào về sử dụng tên miền của mình do quản lý lỏng lẻo gây ra.
3.3. Tổ chức, cá nhân khi đăng ký tên miền phải cung cấp đầy đủ thông tin về máy chủ tên miền mà nó được trỏ tới.
3.4. Tổ chức, cá nhân hoạt động hợp pháp tại Việt Nam sử dụng các tên miền quốc tế để thiết lập trang thông tin điện tử phải thông báo cho Bộ Thông tin và Truyền thông tại Website www.thongbaotenmien.vn.
4.1. Nhà đăng ký tên miền “.vn” là tổ chức thực hiện dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền các cấp của “.vn” được Trung tâm Internet Việt Nam lựa chọn trên cơ sở hợp đồng theo nguyên tắc sau:
a) Là tổ chức ở Việt Nam hoặc tổ chức ở nước ngoài có tư cách pháp nhân đầy đủ, rõ ràng theo quy định của pháp luật.
b) Có năng lực tài chính, có đủ phương tiện kỹ thuật, nhân sự, mạng Internet, hệ thống quản lý phục vụ cho việc cung cấp dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” phù hợp với quy mô hoạt động, theo yêu cầu của Trung tâm Internet Việt Nam.
c) Có cam kết tuân thủ các quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet và quản lý thông tin điện tử trên Internet.
4.2. Trách nhiệm của Nhà đăng ký tên miền “.vn”
a) Tuân thủ các quy định về viễn thông, Internet và luật pháp có liên quan khác, các quy định tại Thông tư này và các điều khoản hợp đồng ký kết với Trung tâm Internet Việt Nam.
b) Chịu trách nhiệm thực hiện việc đăng ký tên miền, đảm bảo duy trì, an ninh, an toàn đối với các tên miền của tổ chức, cá nhân đã đăng ký trên hệ thống máy chủ tên miền (DNS) của mình.
c) Cung cấp đầy đủ thông tin về chủ thể đăng ký tên miền theo yêu cầu của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và Trung tâm Internet Việt Nam, bao gồm: Tên, địa chỉ liên hệ, số điện thoại, địa chỉ thư điện tử đối với tổ chức; Tên, địa chỉ liên hệ, số điện thoại, số giấy chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu đối với cá nhân.
d) Nhà đăng ký tên miền “.vn” ở trong nước phải sử dụng máy chủ tên miền chính (Primary DNS) dùng tên miền quốc gia Việt Nam ".vn" để cung cấp dịch vụ DNS khi chủ thể đăng ký tên miền ".vn" có nhu cầu sử dụng dịch vụ DNS của mình.
đ) Nhà đăng ký tên miền ".vn" ở trong nước được tiếp nhận đăng ký tên miền ".vn" của các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam và ở nước ngoài. Việc cung cấp dịch vụ đăng ký tên miền cho các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài phải tuân thủ theo các quy định của luật pháp Việt Nam và luật pháp của nước sở tại.
e) Nhà đăng ký tên miền ".vn" ở nước ngoài được tiếp nhận đăng ký tên miền ".vn" của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tại Việt Nam. Việc cung cấp dịch vụ đăng ký tên miền cho các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam phải tuân thủ các quy định pháp luật của Việt Nam và chỉ được thực hiện thông qua đại lý chính thức tại Việt Nam.
f) Nhà đăng ký tên miền “.vn” không được đăng ký đầu cơ tên miền “.vn” dưới mọi hình thức; không được cản trở hoặc tìm cách cản trở tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng tên miền hợp pháp mà họ mong muốn.
g) Sau khi kết thúc, thanh lý hợp đồng duy trì tên miền với Nhà đăng ký tên miền ".vn" cũ, tổ chức, cá nhân được quyền lựa chọn, chuyển đổi việc duy trì tên miền sang Nhà đăng ký tên miền ".vn" mới. Nhà đăng ký tên miền ".vn" cũ phải thực hiện việc chuyển đổi và không được phép ngăn cản khi tổ chức, cá nhân đang sử dụng tên miền có yêu cầu.
h) Phối hợp với Trung tâm Internet Việt Nam và cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết, xử lý các vụ việc liên quan tới tên miền “.vn”.
i) Thực hiện việc báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu và hướng dẫn của Trung tâm Internet Việt Nam.
k) Ngừng hoặc tạm ngừng cung cấp dịch vụ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
l) Xây dựng và công bố công khai các biểu mẫu, quy trình, thủ tục đăng ký tên miền.
4.3. Quyền hạn của Nhà đăng ký tên miền “.vn”
a) Được tổ chức thực hiện dịch vụ đăng ký tên miền ".vn" tại Việt Nam và ở nước ngoài.
b) Được hưởng hoa hồng đăng ký, duy trì tên miền ".vn" theo quy định hiện hành.
c) Được quyền từ chối cung cấp dịch vụ khi tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về đăng ký tên miền.
d) Được quyền ngừng cung cấp dịch vụ khi tổ chức, cá nhân đăng ký tên miền không đóng phí, lệ phí tên miền theo quy định.
5. Nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam
5.1. Nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam là tổ chức, doanh nghiệp hoạt động hợp pháp ở Việt Nam được tổ chức đăng ký tên miền quốc tế ở nước ngoài ký hợp đồng làm đại lý cung cấp dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền quốc tế tại Việt Nam.
5.2. Trách nhiệm của Nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam:
a) Hoàn tất việc đăng ký hoạt động với Bộ Thông tin và Truyền thông theo trình tự, thủ tục quy định tại điểm 5.3, khoản 5, mục II của Thông tư này.
b) Cam kết tuân thủ các quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet và quản lý thông tin điện tử trên Internet.
c) Chịu trách nhiệm quản lý tên miền quốc tế và các thông tin chính xác về tên, địa chỉ liên hệ, số điện thoại, hộp thư điện tử của tổ chức, cá nhân ở Việt Nam đăng ký tên miền quốc tế đó; Hướng dẫn tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng tên miền quốc tế thông báo cho Bộ Thông tin và Truyền thông biết trên Website www.thongbaotenmien.vn theo quy định tại Điều 23 - Luật Công nghệ thông tin.
d) Trước ngày 15 của tháng đầu tiên hàng quý, báo cáo danh sách cập nhật các tên miền quốc tế mà mình đang quản lý về Bộ Thông tin và Truyền thông trên môi trường mạng. Thông tin hướng dẫn chi tiết được quy định tại Website www.thongbaotenmien.vn.
đ) Cung cấp thông tin và phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết, xử lý các vụ việc liên quan tới tên miền quốc tế.
5.3.[2] Trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động Nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam
a) Hồ sơ đăng ký bao gồm:
- Bản khai đăng ký theo mẫu quy định (Phụ lục 1) ban hành kèm theo Thông tư này.
- Bản sao (kèm bản gốc để đối chiếu nếu nộp hồ sơ trực tiếp, có chứng thực nếu gửi hồ sơ qua đường bưu chính, chuyển phát) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định thành lập.
b) Địa chỉ nhận hồ sơ:
- Bộ Thông tin và Truyền thông - 18 Nguyễn Du, Hà Nội.
c) Xác nhận đăng ký:
- Trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ của doanh nghiệp, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ gửi doanh nghiệp thông báo xác nhận đã nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ và đưa vào danh sách quản lý tại Website www.thongbaotenmien.vn, hoặc văn bản yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ trong trường hợp hồ sơ đăng ký không hợp lệ theo quy định.
- Doanh nghiệp chỉ được cung cấp dịch vụ hoặc tiếp tục cung cấp dịch vụ cho công cộng sau khi nhận được thông báo của Bộ Thông tin và Truyền thông xác nhận đã nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ của doanh nghiệp.
- Hình thức xác nhận: Bằng văn bản hoặc thông qua môi trường mạng theo các địa chỉ do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định tại Website www.thongbaotenmien.vn.
6. Thủ tục đăng ký tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”
6.1. Nơi đăng ký: Đăng ký qua các Nhà đăng ký tên miền “.vn”, địa chỉ được nêu tại Website www.nhadangky.vn
6.2. Hồ sơ đăng ký: Hồ sơ đăng ký tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” theo mẫu do Nhà đăng ký tên miền ".vn" quy định tại Website của Nhà đăng ký tên miền ".vn", nhưng phải có tối thiểu các thông tin sau:
a) Đối với cơ quan, tổ chức: Tên, địa chỉ, số điện thoại, hộp thư điện tử.
b) Đối với cá nhân: Tên, năm sinh, địa chỉ, số giấy chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu, số điện thoại, hộp thư điện tử.
6.3. Phương thức đăng ký:
a) Thực hiện trực tiếp tại các cơ sở của Nhà đăng ký tên miền ".vn".
b) Đăng ký trực tuyến qua mạng Internet: Nếu các tổ chức, cá nhân sử dụng tài khoản tại Ngân hàng hoặc thẻ tín dụng của mình để nộp phí, lệ phí tên miền.
7. Thay đổi thông tin tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”
7.1. Thay đổi hoàn toàn tên miền là đăng ký một tên miền mới theo nguyên tắc đăng ký quy định tại khoản 2, mục II, Thông tư này. Trong trường hợp này tên miền cũ sẽ bị thu hồi.
7.2. Khi thay đổi tên gọi của các cơ quan, tổ chức hoặc các thông tin dùng để liên hệ như địa chỉ liên hệ, điện thoại, fax, hộp thư điện tử, giấy chứng minh nhân dân thì cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thông báo ngay cho Nhà đăng ký tên miền ".vn" của mình biết để đảm bảo thông tin chính xác cho việc thực hiện thủ tục duy trì tên miền.
8. Trả lại, tạm ngừng, thu hồi tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”
8.1. Trả lại tên miền:
Khi không còn nhu cầu sử dụng, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có văn bản đề nghị trả lại tên miền gửi cho Nhà đăng ký tên miền ".vn" liên quan. Tên miền hết thời hạn sử dụng mà không đóng tiếp phí duy trì cũng được xem như không còn nhu cầu sử dụng đề nghị trả lại.
8.2. Tạm ngừng sử dụng tên miền trong các trường hợp sau:
a) Trường hợp có vi phạm: Theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vi phạm các quy định cấm tại Thông tư này. Việc tạm ngừng tên miền sẽ được thực hiện ngay.
b) Trường hợp không đóng tiếp phí duy trì khi hết hạn sử dụng: Nhà đăng ký tên miền ".vn" nhắc nhở hoặc tạm ngừng tên miền trong thời gian gia hạn nộp phí tối đa không quá 30 ngày liên tục kể từ khi tên miền hết thời hạn sử dụng.
c) Tạm ngừng tên miền cấp 2 nếu tên miền cấp 3 dưới tên miền cấp 2 của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp vi phạm phải xử lý theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không xử lý ngay hoặc cấp tên miền cấp 3 dưới tên miền cấp 2 không đúng quy định .
8.3. Thu hồi tên miền trong trường hợp có vi phạm:
a) Theo yêu cầu bằng văn bản của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo kết quả giải quyết tranh chấp tên miền theo quy định của pháp luật.
b) Vi phạm quy định tại điểm 3.2, khoản 3, mục I; điểm 2.2,a), khoản 2, mục II của Thông tư này theo quyết định của cơ quan quản lý; Cung cấp thông tin không chính xác khi đăng ký tên miền; Đối tượng không đúng quy định đăng ký tên miền là tên gọi của tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước.
c) Tên miền sẽ bị thu hồi sau khi tạm ngừng hoặc nhắc nhở bằng văn bản mà cơ quan, tổ chức, cá nhân vẫn tiếp tục vi phạm.
8.4. Gửi thông báo để thực hiện
a) Tạm ngừng:
Trung tâm Internet Việt Nam yêu cầu Nhà đăng ký tên miền “.vn” thông báo bằng văn bản để thực hiện việc tạm ngừng cho các tổ chức, cá nhân có liên quan theo điểm 8.2,a), khoản 8, mục II nêu trên.
b) Thu hồi:
Trung tâm Internet Việt Nam yêu cầu Nhà đăng ký tên miền “.vn” thông báo bằng văn bản để thực hiện việc thu hồi tên miền theo điểm 8.3, khoản 8, mục II nêu trên cho các tổ chức, cá nhân có liên quan.
1. Nguyên tắc cấp và sử dụng địa chỉ IP
1.1. Các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu thiết lập mạng kết nối với Internet được quyền xin cấp địa chỉ IP, số hiệu mạng để sử dụng và phân bổ lại cho khách hàng vào mục đích sử dụng trong mạng của mình. Khuyến khích việc đăng ký sử dụng địa chỉ IPv6. Khi hết nguồn địa chỉ IPv4, địa chỉ IPv6 sẽ được mặc định cấp phát cho các yêu cầu xin cấp mới địa chỉ IP.
1.2. Địa chỉ IP được cấp đầy đủ cho nhu cầu sử dụng thực tế và có giá trị sử dụng trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Các cơ quan, tổ chức, tham gia hoạt động Internet phải thực hiện việc định tuyến các vùng địa chỉ này theo hướng dẫn của Trung tâm Internet Việt Nam; không được định tuyến những vùng địa chỉ IP nằm ngoài phạm vi Trung tâm Internet Việt Nam quản lý, phân bổ trừ trường hợp kết nối với cổng quốc tế; phối hợp với hệ thống DNS quốc gia trong lĩnh vực kỹ thuật và chính sách định tuyến để đảm bảo Internet Việt Nam hoạt động an toàn, hiệu quả.
1.3. Quản lý, cấp địa chỉ IP sử dụng trên mạng Internet Việt Nam phải phù hợp với chính sách của các tổ chức quốc tế có thẩm quyền quy hoạch, phân bổ địa chỉ cho Việt Nam. Quá thời hạn 6 tháng kể từ ngày cấp phát, địa chỉ không được sử dụng trên mạng sẽ bị thu hồi, nếu không có lý do chính đáng.
2. Thủ tục cấp địa chỉ Internet
2.1. Tổ chức, cá nhân xin cấp địa chỉ IP từ các Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet (ISP), nộp hồ sơ trực tiếp tại ISP và thực hiện theo các hướng dẫn của ISP.
2.2. Các ISP, các tổ chức có nhu cầu xin cấp địa chỉ IP độc lập để kết nối đa hướng tới nhiều ISP, nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Internet Việt Nam.
2.3. Hồ sơ gửi cho Trung tâm Internet Việt Nam bao gồm:
a) “Đơn xin cấp Địa chỉ Internet" theo mẫu do Trung tâm Internet Việt Nam quy định.
b) Quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản gốc hoặc bản sao có công chứng).
c) Địa chỉ nhận hồ sơ: Trung tâm Internet Việt Nam: 18 Nguyễn Du, Hà Nội.
2.4. Thời hạn trả lời kết quả hoặc cấp "Quyết định cấp địa chỉ" cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chậm nhất là 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được đủ hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp từ chối cấp, Trung tâm Internet Việt Nam sẽ thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Nguyên tắc cấp và sử dụng số hiệu mạng (ASN)
3.1. Theo nhu cầu sử dụng thực tế của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Các tổ chức đã được cấp địa chỉ IP từ Trung tâm Internet Việt Nam được quyền đăng ký xin cấp số hiệu mạng ASN.
3.2. Sử dụng số hiệu mạng vào vùng địa chỉ IP của Việt Nam với chính sách định tuyến độc lập, kết nối với những nhà cung cấp dịch vụ có chính sách định tuyến khác nhau.
3.3. Các tổ chức được cấp số hiệu mạng chỉ được sử dụng số hiệu mạng đó trong phạm vi mạng của mình.
3.4. Quá thời hạn 6 tháng kể từ ngày cấp, số hiệu mạng không được đưa vào sử dụng trên Internet sẽ bị thu hồi, nếu không có lý do chính đáng.
4.[3] Thủ tục cấp số hiệu mạng
4.1. Hồ sơ gửi cho Trung tâm Internet Việt Nam bao gồm:
- “Bản khai đăng ký số hiệu mạng" theo mẫu do Trung tâm Internet Việt Nam quy định.
4.2. Địa chỉ nhận hồ sơ và trả kết quả: Nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Trung tâm Internet Việt Nam, địa chỉ: 18 - Nguyễn Du, Hà Nội ; hoặc qua hòm thư điện tử: info@vnnic.net.vn.
4.3. Thời hạn trả lời kết quả hoặc cấp "Quyết định cấp số hiệu mạng" cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đăng ký chậm nhất là 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được đủ hồ sơ theo quy định. Trong trường hợp từ chối cấp, Trung tâm Internet Việt Nam sẽ thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
IV. GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TRANH CHẤP VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
1. Giải quyết khiếu nại
Khi có khiếu nại nghiệp vụ về việc đăng ký, cấp phát và duy trì tên miền Internet, các bên có liên quan gửi văn bản khiếu nại cho Nhà đăng ký tên miền “.vn" liên quan để xem xét giải quyết. Các khiếu nại về đăng ký, cấp phát và duy trì địa chỉ Internet, số hiệu mạng thì gửi đến Trung tâm Internet Việt Nam giải quyết. Khi nhận được văn bản khiếu nại, Nhà đăng ký tên miền ".vn" liên quan, Trung tâm Internet Việt Nam có trách nhiệm xem xét, giải quyết khiếu nại theo quy định hiện hành của pháp luật.
2. Giải quyết tranh chấp
Tranh chấp trong quan hệ dân sự hoặc thương mại liên quan tới việc sử dụng tên miền của tổ chức, cá nhân thì giải quyết theo các hình thức được quy định tại Điều 76 - Luật Công nghệ thông tin: Thông qua thương lượng, hòa giải; Thông qua trọng tài; Khởi kiện tại Tòa án.
2. Xử lý vi phạm
Mọi vi phạm Quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet sẽ bị xử phạt theo pháp luật hiện hành về viễn thông, Internet, công nghệ thông tin và các quy định pháp luật khác có liên quan.
1. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay thế cho Quyết định số 27/2005/QĐ-BBCVT ngày 11 tháng 8 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông ban hành Quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet.
2. Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Trung tâm Internet Việt Nam, các Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc xử lý vi phạm các nội dung quy định trong Thông tư này .
3. Trung tâm Internet Việt Nam chịu trách nhiệm:
a) Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động Internet thực hiện đúng các nội dung hướng dẫn trong Thông tư này.
b) Thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo công tác quản lý tài nguyên. Ban hành các biểu mẫu, hướng dẫn liên quan tới việc quản lý và sử dụng tài nguyên Internet.
4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, phản ánh kịp thời về Bộ Thông tin và Truyền thông để xem xét, bổ sung, sửa đổi./.
Nơi nhận: |
XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT Hà Nội, ngày 01 tháng 8 năm 2013 KT.
BỘ TRƯỞNG |
BẢN KHAI ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG
NHÀ ĐĂNG KÝ TÊN MIỀN QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 09 /2008/TT-BTTTT ngày 24 tháng 12 năm 2008 của
Bộ Thông tin và Truyền thông)
1. Thông tin về tổ chức đăng ký
□ Tên tổ chức: .................................................................................
□ Tên viết tắt: .............................................................................................
□ Địa chỉ trụ sở chính: ...............................................................................
□ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy chứng nhận đầu tư, Quyết định thành lập) số, ngày: ......................................................................................
□ Điện thoại: .............................................................................................
□ Fax: ........................................................................................................
□ Email: ......................................................................................................
□ Website:...................................................................................................
2. Đầu mối liên hệ
□ Họ và tên người đứng đầu, chịu trách nhiệm của tổ chức đăng ký:
................................................................................................................
□ Chức vụ: .................................................................................................
□ Địa chỉ liên hệ: .......................................................................................
□ Điện thoại: ..............................................................................................
□ Fax: ......................................................................................................
□ Email: ....................................................................................................
3. Thông tin về các đối tác ở nước ngoài mà mình là Nhà đăng ký hay đại lý:
□ Tên đối tác: ...........................................................................................
□ Tên viết tắt: .............................................................................................
□ Địa chỉ trụ sở chính: ...............................................................................
□ Điện thoại/ Fax: ......................................................................................
□ Email: ......................................................................................................
□ Website:...................................................................................................
□ Tên đối tác: ...........................................................................................
.............
.............
Tổ chức đăng ký cam kết tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet và quản lý thông tin điện tử trên Internet.
|
......., ngày tháng năm Xác nhận của chủ thể đăng ký (Ký tên, đóng dấu) |
[1] Thông tư số 09/2011/TT-BTTTT ngày 08 tháng 4 năm 2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 09/2008/TT-BTTTT ngày 24 tháng 12 năm 2008 hướng dẫn về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet và Thông tư số 12/2008/TT-BTTTT ngày 30 tháng 12 năm 2008 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 90/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2008 về chống thư rác có căn cứ ban hành như sau:
“- Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;
- Căn cứ Nghị định số 187/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Căn cứ Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet;”
[2] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 09/2011/TT-BTTTT ngày 08 tháng 4 năm 2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 09/2008/TT-BTTTT ngày 24 tháng 12 năm 2008 hướng dẫn về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet và Thông tư số 12/2008/TT-BTTTT ngày 30 tháng 12 năm 2008 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 90/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2008 về chống thư rác, có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 5 năm 2011.
[3] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 09/2011/TT-BTTTT ngày 08 tháng 4 năm 2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 09/2008/TT-BTTTT ngày 24 tháng 12 năm 2008 hướng dẫn về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet và Thông tư số 12/2008/TT-BTTTT ngày 30 tháng 12 năm 2008 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 90/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2008 về chống thư rác, có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 5 năm 2011.
[4] Điều 3 của Thông tư số 09/2011/TT-BTTTT ngày 08 tháng 4 năm 2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 09/2008/TT-BTTTT ngày 24 tháng 12 năm 2008 hướng dẫn về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet và Thông tư số 12/2008/TT-BTTTT ngày 30 tháng 12 năm 2008 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 90/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2008 về chống thư rác, có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 5 năm 2011 quy định như sau:
“Điều 3. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 5 năm 2011.
2. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp Việt Nam và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.”
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.