CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM |
|
Số: 21/VBHN-BNNPTNT |
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2022 |
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN VỀ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THỦY SẢN
Thông tư số 19/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản;
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư hướng dẫn về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.1
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về quy trình, hướng dẫn thực hiện điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản; trình tự, thủ tục lập, thẩm định dự án thành lập, nội dung quyết định thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh; hướng dẫn quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản; tiêu chí và ban hành Danh mục nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản; Danh mục khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn; đánh dấu ngư cụ đang sử dụng tại ngư trường.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, khai thác thủy sản trong nội địa, đảo, quần đảo và vùng biển Việt Nam.
Chương II
ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ NGUỒN LỢI THỦY SẢN VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA LOÀI THỦY SẢN
Điều 3. Quy trình điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản
Điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản được thực hiện theo quy trình sau đây:
1. Thiết kế điều tra.
2. Chuẩn bị điều tra.
3. Thực hiện điều tra.
4. Phân tích kết quả điều tra.
5. Xử lý số liệu điều tra.
6. Báo cáo kết quả điều tra.
7. Lưu trữ kết quả điều tra.
Điều 4. Hướng dẫn thực hiện điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản
1. Nội dung điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản bao gồm:
a) Thành phần loài, thành phần sản lượng, mật độ, độ phong phú, phân bố, trữ lượng của các loài thủy sản, sản lượng cho phép khai thác nguồn lợi thủy sản;
b) Đặc điểm sinh học của loài thủy sản;
c) Yếu tố môi trường, thủy văn, hải dương học, thủy sinh vật khác có liên quan đến nguồn lợi thủy sản;
d) Nội dung khác theo yêu cầu quản lý, sử dụng nguồn lợi thủy sản bền vững.
2. Điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản thực hiện như sau:
a) Thiết kế điều tra: thu thập tài liệu, dữ liệu liên quan đến đối tượng, khu vực điều tra; xây dựng kế hoạch, phương án điều tra;
b) Chuẩn bị điều tra: bố trí nhân sự, thiết bị, phương tiện; xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện phương án điều tra;
c) Thực hiện điều tra: kiểm tra tình trạng hoạt động của các dụng cụ, thiết bị sử dụng điều tra; tiến hành thu mẫu các đối tượng điều tra theo phương pháp phù hợp; phân tích, xác định mẫu thành phần loài, sản lượng và sinh học loài thủy sản; xử lý mẫu tại hiện trường theo phương pháp phù hợp với từng loại đối tượng; thu thập, ghi chép thông tin tại thực địa;
d) Phân tích kết quả điều tra: phân tích, xử lý mẫu tiêu bản; các chỉ tiêu sinh học, mẫu trầm tích đáy, các chỉ tiêu thủy lý, thủy hóa; sinh vật phù du, động vật đáy; trứng cá, cá con, ấu trùng tôm, tôm con;
đ) Xử lý số liệu điều tra: sử dụng các công cụ, phần mềm thống kê, phần mềm chuyên ngành khác để phân tích và chỉnh lý số liệu;
e) Báo cáo kết quả điều tra: xây dựng các báo cáo chuyên đề, báo cáo tổng hợp đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản;
g) Lưu trữ kết quả điều tra;
h) Nhiệm vụ khác theo yêu cầu.
Điều 5. Hướng dẫn thực hiện điều tra nghề cá thương phẩm
1. Nội dung điều tra, đánh giá nghề cá thương phẩm bao gồm:
a) Thống kê tàu cá;
b) Thông tin về hoạt động khai thác của các đội tàu cá, sản lượng khai thác, giá bán của sản phẩm khai thác;
c) Thu, phân tích mẫu sinh học nghề cá gồm một số nội dung chủ yếu sau; thu, phân tích mẫu thành phần loài trong nhóm hoặc loài thủy sản trong sản lượng khai thác; thu mẫu, đo kích thước, phân tích đặc điểm sinh học của loài thủy sản trong mẫu phân tích thành phần loài.
2. Điều tra, đánh giá nghề cá thương phẩm thực hiện như sau:
a)2 Thiết kế điều tra: địa điểm điều tra, thu mẫu tại các cảng cá hoặc địa điểm bốc dỡ thủy sản, đối với các tàu cá không bốc dỡ thủy sản tại cảng cá phải thu được sản lượng đại diện theo nhóm tàu (phân theo nghề khai thác và nhóm tàu cá theo chiều dài lớn nhất của tàu); đối tượng điều tra: phải bảo đảm thống kê được toàn bộ số lượng tàu cá của địa phương (phân theo nghề khai thác và nhóm tàu cá theo chiều dài lớn nhất của tàu); số ngày khai thác thực tế; thống kê toàn bộ sản lượng thủy sản khai thác của địa phương (phân theo thành phần loài/nhóm loài của sản lượng thủy sản khai thác); số liệu sinh học của các nhóm loài thủy sản trong sản lượng khai thác;
b) Chuẩn bị điều tra: bố trí nhân sự, thiết bị, phương án thực hiện;
c)3 Thực hiện điều tra: thống kê, phân tích mẫu sinh học nghề cá theo Mẫu số 01, Mẫu số 02 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Phân tích kết quả điều tra: mẫu thành phần loài của các nhóm sản phẩm, mẫu sinh học;
đ) Xử lý số liệu điều tra: sử dụng các công cụ, phần mềm thống kê, phần mềm chuyên ngành khác để phân tích và chỉnh lý số liệu;
e)4 Báo cáo kết quả điều tra bao gồm một số nội dung chủ yếu như sau: tổng số tàu cá, cơ cấu tàu cá theo nghề khai thác, nhóm tàu cá theo chiều dài lớn nhất của tàu; tổng sản lượng khai thác, cơ cấu sản lượng thủy sản khai thác theo loài/nhóm loài; giá bán thủy sản theo loài/nhóm loài; hiện trạng sinh học nghề cá, hiện trạng hoạt động khai thác thủy sản và đề xuất giải pháp quản lý khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
g) Lưu trữ kết quả điều tra;
h) Nhiệm vụ khác theo yêu cầu.
Điều 6. Hướng dẫn thực hiện điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản theo chuyên đề
1. Nội dung điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản theo chuyên đề bao gồm ít nhất một trong các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 4 của Thông tư này.
2. Điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản theo chuyên đề được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Thông tư này.
Điều 7. Kết quả điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản
Kết quả điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản bao gồm:
1. Bộ dữ liệu điều tra về nguồn lợi thủy sản và nghề cá thương phẩm;
2. Báo cáo chuyên đề cho từng nội dung, đối tượng cụ thể; báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản bao gồm một số nội dung chủ yếu như sau: hiện trạng nguồn lợi thủy sản, hiện trạng nghề khai thác thủy sản, đặc điểm sinh học các loài thủy sản, hiện trạng các yếu tố môi trường, thủy văn, hải dương học, trứng cá, cá con, ấu trùng tôm, tôm con, các nội dung khác (nếu có).
3. Bản đồ, sơ đồ liên quan đến nguồn lợi thủy sản, nghề cá thương phẩm.
4. Các mẫu vật đã thu thập, xử lý và phân tích.
5. Các tài liệu khác nếu có.
Chương III
THÀNH LẬP KHU BẢO TỒN BIỂN CẤP TỈNH; QUẢN LÝ KHU BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN
Điều 8. Trình tự lập dự án thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh
Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh lập dự án thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh theo trình tự sau đây:
1. Tổ chức điều tra, đánh giá đa dạng sinh học và lập dự án thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh.
2. Lấy ý kiến của các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã liên quan; ý kiến của cộng đồng dân cư sống hợp pháp trong và xung quanh khu vực dự kiến thành lập khu bảo tồn biển thông qua hình thức biểu quyết hoặc phiếu lấy ý kiến đối với dự án thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh.
3. Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh.
Điều 9. Trình tự, thủ tục thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh
1. Hồ sơ thẩm định dự án:
a) Tờ trình đề nghị thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh;
b) Dự án thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh theo mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Bảng tổng hợp giải trình, tiếp thu ý kiến của các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã liên quan; ý kiến của cộng đồng dân cư sống hợp pháp trong và xung quanh khu vực dự kiến thành lập khu bảo tồn biển;
d) Tài liệu liên quan khác (nếu có).
2. Trình tự thẩm định dự án:
a) Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành và chủ trì thẩm định theo nội dung quy định tại khoản 3 Điều này. Hội đồng thẩm định liên ngành gồm ít nhất 07 thành viên do lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm Chủ tịch; các thành viên là lãnh đạo các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan;
c) Sau khi có văn bản thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh của Hội đồng thẩm định liên ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn biển để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến chính thức bằng văn bản trước khi quyết định thành lập.
Hồ sơ gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm có: dự án thành lập khu bảo tồn biển; bảng tổng hợp giải trình, tiếp thu ý kiến của các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã liên quan; ý kiến của cộng đồng dân cư sống hợp pháp trong và xung quanh khu vực dự kiến thành lập khu bảo tồn biển; văn bản thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn biển Hội đồng thẩm định liên ngành;
d) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến đồng thuận bằng văn bản gửi Ủy ban nhân dân tỉnh; trường hợp không đồng thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
đ) Sau khi nhận được ý kiến đồng thuận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập khu bảo tồn biển.
3. Thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Sự cần thiết thành lập khu bảo tồn biển;
b) Căn cứ lập dự án thành lập khu bảo tồn biển;
c) Mục tiêu, đối tượng bảo tồn;
d) Đáp ứng các tiêu chí xác lập khu bảo tồn biển theo quy định tại Điều 15 Luật Thủy sản;
đ) Vị trí địa lý, ranh giới và diện tích khu bảo tồn biển; ranh giới, diện tích các phân khu chức năng và vùng đệm của khu bảo tồn biển;
e) Phương án bảo tồn đa dạng sinh học, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên; bảo vệ, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, giá trị văn hóa, lịch sử;
g) Phương án chuyển đổi sinh kế cho các hộ gia đình, cá nhân có hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản liên quan đến khu bảo tồn biển;
h) Giải pháp và tổ chức thực hiện các chương trình quản lý.
Điều 10. Quyết định thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh.
2. Nội dung Quyết định thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh theo mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 10a.5 Điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển
Khu bảo tồn biển được xem xét điều chỉnh ranh giới, diện tích để phù hợp với thực tiễn quản lý. Việc điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển được thực hiện như sau:
1. Trình tự thực hiện:
a) Ban quản lý khu bảo tồn biển có văn bản đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển;
b) Ban quản lý khu bảo tồn biển chủ trì xây dựng dự án điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh chủ trì tổ chức lấy ý kiến của cộng đồng dân cư sống hợp pháp trong và xung quanh khu bảo tồn biển về phương án điều chỉnh, bảo đảm tối thiểu 70% ý kiến cộng đồng dân cư và có văn bản lấy ý kiến các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã liên quan; trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị góp ý, cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm góp ý bằng văn bản;
d) Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định dự án điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển.
2. Hồ sơ gửi thẩm định gồm:
a) Tờ trình đề nghị thẩm định dự án điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển;
b) Báo cáo thuyết minh dự án điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển;
c) Bảng tổng hợp giải trình, tiếp thu ý kiến của các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã liên quan; ý kiến cộng đồng dân cư sống hợp pháp trong và xung quanh khu bảo tồn biển khu vực dự kiến điều chỉnh;
d) Tài liệu liên quan khác (nếu có).
3. Nội dung thẩm định:
a) Sự cần thiết phải điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển (cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn);
b) Mục tiêu điều chỉnh;
c) Phương án điều chỉnh;
d) Phương án bảo tồn đa dạng sinh học, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên; bảo vệ, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, giá trị văn hóa, lịch sử;
đ) Kinh phí thực hiện;
e) Giải pháp tổ chức thực hiện.
4. Quy trình thẩm định:
a) Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập hội đồng thẩm định liên ngành gồm ít nhất 07 thành viên là lãnh đạo các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan và các chuyên gia trong lĩnh vực thủy sản, đa dạng sinh học do lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm Chủ tịch hội đồng và tổ chức thẩm định theo nội dung tại khoản 3 Điều này;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi hồ sơ về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xin ý kiến bằng văn bản. Hồ sơ gồm: Văn bản thẩm định và tài liệu quy định tại điểm b, c và d khoản 2 Điều này;
d) Căn cứ ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển;
đ) Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế (nếu cần), ban hành quyết định điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển. Trường hợp không ban hành quyết định điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
5. Báo cáo thuyết minh dự án điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển theo Mẫu số 03 Phụ lục I, Quyết định điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển theo Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 11. Quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản
1. Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản được giao cho cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh hoặc chính quyền cấp huyện, cấp xã hoặc tổ chức cộng đồng để quản lý.
2. Khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản được quản lý như sau:
a) Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh hoặc chính quyền cấp huyện, cấp xã được giao quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản phải xây dựng và ban hành quy chế quản lý, kế hoạch quản lý phù hợp với điều kiện thực tế tại mỗi khu vực;
b) Tổ chức cộng đồng tự nguyện đề xuất được giao quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản thực hiện theo quy định của pháp luật về đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
3. Hoạt động được thực hiện trong khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản bao gồm:
a) Điều tra, nghiên cứu khoa học về loài thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản;
b) Khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản, du lịch giải trí gắn với hoạt động thủy sản theo quy định của pháp luật;
c) Tuần tra, kiểm soát việc thực thi pháp luật;
d) Hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Giao tổ chức quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b)6 (được bãi bỏ).
c) Giao đơn vị chức năng thực hiện tuần tra, kiểm soát việc thực thi pháp luật tại khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản; kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức được giao quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
5. Quy định chế độ báo cáo về công tác quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản như sau:
a) Tổ chức được giao quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản định kỳ trước ngày 10 tháng 11 hằng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh định kỳ trước ngày 20 tháng 11 hằng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Tổng cục Thủy sản).
Chương IV
ĐÁNH DẤU NGƯ CỤ; DANH MỤC NGHỀ, NGƯ CỤ CẤM SỬ DỤNG KHAI THÁC THỦY SẢN; DANH MỤC KHU VỰC CẤM KHAI THÁC THỦY SẢN CÓ THỜI HẠN
Điều 12. Đánh dấu ngư cụ khai thác thủy sản tại ngư trường
1. Nghề câu vàng, lưới rê khi vàng lưới, vàng câu trải dài trên biển với chiều dài trên 200m; nghề lưới kéo phải đánh dấu ngư cụ hoạt động trên biển theo quy định của Quy tắc phòng ngừa tàu thuyền đâm va trên biển.
2. Nghề khai thác thủy sản sử dụng chà trên biển phải có dấu hiệu chỉ rõ khu vực đang có hoạt động khai thác thủy sản.
3.7 Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản phải đánh dấu ngư cụ theo quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 13. Nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản
1. Tiêu chí xác định nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản
Nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản được xác định bởi một trong các tiêu chí sau đây:
a) Nghề, ngư cụ gây nguy hại, hủy diệt nguồn lợi thủy sản, môi trường sống của loài thủy sản, hệ sinh thái thủy sinh đã được đánh giá tác động;
b) Nghề, ngư cụ thuộc danh mục cấm theo quy định của tổ chức quản lý nghề cá khu vực mà Việt Nam là thành viên hoặc không phải là thành viên nhưng có hợp tác.
2. Danh mục nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 14. Khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn
1. Tiêu chí xác định khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn.
Khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn được xác định bởi một trong các tiêu chí sau đây:
a) Khu vực tập trung sinh sản của loài thủy sản, khu vực có mật độ phân bố trứng của các loài thủy sản cao hơn so với vùng lân cận;
b) Khu vực tập trung sinh sống của thủy sản chưa thành thục sinh sản, khu vực có mật độ phân bố cá con, tôm con và ấu trùng các loài thủy sản cao so với vùng lân cận;
c) Khu vực di cư sinh sản của loài thủy sản;
d) Khu vực cấm khai thác thủy sản của các tổ chức quản lý nghề cá khu vực mà Việt Nam là thành viên hoặc không phải là thành viên nhưng có hợp tác.
2. Danh mục khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 15. Trách nhiệm của Tổng cục Thủy sản
1. Chủ trì tham mưu, xây dựng trình cấp có thẩm quyền, tổ chức thực hiện Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản; tổ chức quản lý, định kỳ báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thông báo cho Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kết quả điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản.
2.8 (được bãi bỏ).
3.9 Tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản, tổ chức quản lý cảng cá, hệ thống cộng tác viên địa phương và tổ chức, cá nhân có liên quan về thực hiện điều tra, đánh giá nghề cá thương phẩm.
4.10 Xây dựng và trình cơ quan thẩm quyền ban hành các tiêu chuẩn nghề khai thác, các định mức kinh tế - kỹ thuật; tài liệu hướng dẫn về loài/nhóm loài thủy sản, phân ô ngư trường khai thác phục vụ điều tra, đánh giá nghề cá thương phẩm.
Điều 16. Trách nhiệm của Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan
1. Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh có trách nhiệm:
a)11 Bố trí kinh phí, nhân lực để tổ chức thực hiện điều tra nghề cá thương phẩm; tổng hợp, quản lý, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết quả điều tra, đánh giá nghề cá thương phẩm, nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản trên địa bàn tỉnh trước ngày 20 tháng 12 hằng năm;
b) Lập dự án thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh theo quy định tại Điều 8 Thông tư này;
c) Rà soát, tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định bổ sung nghề, ngư cụ, khu vực cấm khai thác thủy sản chưa có tên trong Danh mục quy định tại khoản 2 Điều 13 và khoản 2 Điều 14 Thông tư này.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản có trách nhiệm quản lý, sử dụng, lưu trữ, bảo mật thông tin, chia sẻ dữ liệu, kết quả điều tra theo quy định của pháp luật về lưu trữ và quy định của pháp luật khác có liên quan.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH12
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
2. Thông tư này thay thế, bãi bỏ nội dung các văn bản sau:
a) Bãi bỏ Chỉ thị số 08/2005/CT-BTS ngày 25 tháng 8 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản về việc triển khai hoạt động thu mẫu thống kê các số liệu nghề cá cơ bản;
b) Bãi bỏ Chỉ thị số 02/2007/CT-BTS ngày 15 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản về việc tăng cường quản lý nghề cá nội địa;
c) Bãi bỏ Quyết định số 105/2007/QĐ-BNN ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Tái tạo nguồn lợi thủy sản Việt Nam;
d) Bãi bỏ Quyết định số 82/2008/QĐ-BNN ngày 17 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển; Thông tư 01/2011/TT-BNNPTNT ngày 05 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về việc sửa đổi, bổ sung Danh mục ban hành kèm theo Quyết định số 82/2008/QĐ-BNN ;
đ) Thay thế Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản;
e) Thay thế Thông tư số 62/2008/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản;
g) Bãi bỏ Thông tư số 53/2009/TT-BNN ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý loài thủy sinh vật ngoại lai tại Việt Nam;
h) Thay thế Thông tư số 89/2011/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành danh mục khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn trong năm;
i) Thay thế Thông tư số 29/2013/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định thành lập và quản lý khu bảo tồn biển cấp tỉnh;
k) Thay thế Thông tư số 44/2013/TT-BNNPTNT ngày 23 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bãi bỏ Điều 6 và sửa đổi Điều 15 Thông tư số 29/2013/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định thành lập và quản lý khu bảo tồn biển cấp tỉnh.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc cần sửa đổi, bổ sung, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, giải quyết./.
|
XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT KT. BỘ TRƯỞNG |
Phụ lục I13
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Mẫu số 01: Mẫu dự án thành lập khu bảo tồn biển.
Mẫu số 02: Mẫu quyết định thành lập khu bảo tồn biển.
Mẫu số 03: Mẫu báo cáo thuyết minh dự án điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển.
Mẫu số 04: Mẫu quyết định điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển.
Mẫu số 01
MẪU DỰ ÁN THÀNH LẬP KHU BẢO TỒN BIỂN
GIỚI THIỆU CHUNG
1. Đặt vấn đề, giới thiệu tính cấp thiết phải thành lập khu bảo tồn biển
2. Căn cứ pháp lý
3. Căn cứ khoa học
CHƯƠNG I
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ, MÔI TRƯỜNG, TÀI NGUYÊN SINH VẬT
1. Đặc điểm địa lý
2. Đặc điểm khí hậu - thủy văn
3. Đặc điểm hiện trạng môi trường
4. Đặc điểm hệ sinh thái
5. Đặc điểm nguồn lợi và giá trị đa dạng sinh học
6. Đặc điểm các giá trị văn hóa - lịch sử liên quan đến khu bảo tồn biển
CHƯƠNG II
ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Dân số, giáo dục và y tế
2. Các hoạt động kinh tế của cộng đồng địa phương
3. Vai trò của địa phương trong công tác bảo tồn
CHƯƠNG III
CHÍNH SÁCH VÀ NĂNG LỰC CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
1. Chính sách, thể chế của địa phương có liên quan đến bảo tồn
2. Mức độ ưu tiên và cam kết hỗ trợ khu bảo tồn biển
3. Năng lực cán bộ quản lý về bảo tồn biển và yêu cầu đào tạo
CHƯƠNG IV
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHU BẢO TỒN BIỂN
1. Tác động của các hoạt động kinh tế của cộng đồng địa phương
2. Các vấn đề ngoại cảnh tác động đến khu bảo tồn biển
2.1. Các ngành kinh tế trong khu vực
2.2. Các dự án đang và sẽ thực hiện
2.3. Các tác động tự nhiên của vùng ven bờ
3. Các tác động khác
CHƯƠNG V
MỤC TIÊU, PHẠM VI, PHÂN KHU CHỨC NĂNG
1. Tên khu bảo tồn biển
2. Kiểu loại khu bảo tồn biển
3. Mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học trong khu bảo tồn biển
3.1. Mục tiêu chung
3.2. Mục tiêu cụ thể
4. Phạm vi địa lý: vị trí địa lý, ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển
5. Phân khu chức năng và vùng đệm trong khu bảo tồn biển
CHƯƠNG VI
CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ CỦA KHU BẢO TỒN BIỂN
CHƯƠNG VII
PHƯƠNG ÁN PHỤC HỒI HỆ SINH THÁI TỰ NHIÊN VÀ CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ
1. Phương án phục hồi hệ sinh thái tự nhiên
2. Phương án chuyển đổi sinh kế cho các hộ gia đình, cá nhân có hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản liên quan đến khu bảo tồn biển
Chương VIII
CÁC CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ
1. Chương trình bảo tồn
2. Chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng
3. Chương trình phát triển cộng đồng
4. Chương trình giáo dục môi trường kết hợp với du lịch sinh thái
5. Chương trình nghiên cứu khoa học
6. Chương trình phục hồi hệ sinh thái và các loài nguy cấp
7. Chương trình đào tạo nâng cao năng lực
Chương IX
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA KHU BẢO TỒN BIỂN
1. Hiệu quả về bảo tồn
2. Hiệu quả về kinh tế
3. Hiệu quả về xã hội
Chương X
TÀI CHÍNH CỦA KHU BẢO TỒN BIỂN
Chương XI
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
MẪU QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP KHU BẢO TỒN BIỂN CẤP TỈNH
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM |
Số: ........../QĐ-..(2).... |
.....(3)........, ngày.......tháng.....năm ...... |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc phê duyệt thành lập Khu bảo tồn biển........(4)............
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/THÀNH PHỐ……(1)………
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 5 năm 2015;
Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Thuỷ sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học;
Căn cứ Nghị định số …./…../NĐ-CP ngày … tháng …. năm của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;
Căn cứ Thông tư số …/2018/TT-BNNPTNT ngày … tháng …. năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản;
Xét đề nghị của…(5)… tại Tờ trình số…./TTr-… ngày… tháng… năm …
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Khu bảo tồn biển…..(4)….., gồm những nội dung sau:
1. Tên gọi:
- Tên tiếng Việt: Khu bảo tồn biển....(4)......;
- Tên tiếng Anh: ......;
2. Loại hình khu bảo tồn:…(6)…..
3. Mục tiêu, đối tượng bảo tồn.
4. Phạm vi, quy mô khu bảo tồn:
a) Phạm vi khu bảo tồn:
b) Tọa độ khu bảo tồn:
- Kinh độ:
- Vĩ độ:
c) Tổng diện tích:
d) Các phân khu chức năng (ghi rõ tọa độ và diện tích):
- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt;
- Phân khu phục hồi sinh thái;
- Phân khu dịch vụ - hành chính;
đ) Vùng đệm (ghi rõ tọa độ và diện tích).
(Bản đồ kèm theo)
5. Chương trình, dự án đầu tư
- Dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu.
- Chương trình, dự án truyền thông, chuyển đổi sinh kế và phát triển cộng đồng.
- Chương trình, dự án phục hồi hệ sinh thái.
- Chương trình nghiên cứu khoa học, giáo dục.
- Chương trình, dự án khác (nếu có).
6. Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý khu bảo tồn biển.
7. Nội dung khác (nếu có).
Điều 2. Tổ chức thực hiện
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Giao thông vận tải, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Chỉ huy trưởng: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; thủ trưởng các đơn vị có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện...(7).... và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
CHỦ TỊCH |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức xây dựng văn bản. Trường hợp có cơ quan cấp trên trực tiếp thì ghi tên cơ quan cấp trên trực tiếp ở trên tên cơ quan, tổ chức trình văn bản.
(2) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức xây dựng văn bản.
(3) Địa danh.
(4) Tên khu bảo tồn biển.
(5) Tên cơ quan đề nghị thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh.
(6) Loại hình khu bảo tồn biển: Vườn quốc gia; khu dự trữ thiên nhiên; khu bảo tồn loài - sinh cảnh; khu bảo vệ cảnh quan.
(7) Tên địa phương cấp huyện có khu bảo tồn biển.
(8) Chữ viết tắt tên đơn vị chủ trì lập đề nghị và số lượng bản lưu (nếu cần).
(9) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).
MẪU BÁO CÁO THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐIỀU CHỈNH RANH GIỚI, DIỆN TÍCH KHU BẢO TỒN BIỂN
Phần I. SỰ CẦN THIẾT
I. GIỚI THIỆU TÍNH CẤP THIẾT PHẢI ĐIỀU CHỈNH RANH GIỚI, DIỆN TÍCH KHU BẢO TỒN BIỂN
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ, CĂN CỨ THỰC TIỄN
1. Căn cứ pháp lý
2. Căn cứ thực tiễn
III. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG, TÀI NGUYÊN SINH VẬT
1. Phân tích, đánh giá bổ sung điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và thực trạng môi trường
2. Phân tích, đánh giá bổ sung thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
IV. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU CỦA KHU BẢO TỒN BIỂN (TỪ KHI THÀNH LẬP ĐẾN THỜI ĐIỂM ĐỀ XUẤT ĐIỀU CHỈNH)
1. Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu bảo tồn trong thời kỳ trước
2. Phân tích, đánh giá những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong thực hiện các mục tiêu bảo tồn trong thời kỳ trước
3. Bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện mục tiêu bảo tồn trong thời gian tới
PHẦN II. PHƯƠNG ÁN ĐIỀU CHỈNH RANH GIỚI, DIỆN TÍCH KHU BẢO TỒN BIỂN
I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ
1. Quan điểm điều chỉnh
2. Mục tiêu điều chỉnh
3. Nhiệm vụ
II. PHƯƠNG ÁN ĐIỀU CHỈNH RANH GIỚI, DIỆN TÍCH KHU BẢO TỒN BIỂN
1. Về vị trí, tọa độ địa lý
2. Về diện tích
3. Các phân khu chức năng
III. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA PHƯƠNG ÁN ĐIỀU CHỈNH RANH GIỚI, DIỆN TÍCH KHU BẢO TỒN BIỂN
1. Đánh giá tác động của phương án điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển đến nguồn tài nguyên thiên nhiên
2. Đánh giá tác động của phương án điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển đến kinh tế - xã hội của địa phương
3. Đánh giá tác động của phương án điều chỉnh ranh giới, diện tích đến công tác quản lý
IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ./.
MẪU QUYẾT ĐỊNH ĐIỀU CHỈNH RANH GIỚI, DIỆN TÍCH KHU BẢO TỒN BIỂN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/THÀNH
PHỐ (1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM |
Số: ........../QĐ-..(2).... |
.....(3)........, ngày.......tháng.....năm ...... |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc phê duyệt điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển........(4)............
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/THÀNH PHỐ……(1)………
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 5 năm 2015;
Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Luật Thuỷ sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học;
Căn cứ Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 8 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;
Căn cứ Thông tư …………….. của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản;
Căn cứ……(quyết định thành lập khu bảo tồn biển…..);
Xét đề nghị của…(5)… tại Tờ trình số…./TTr-… ngày… tháng… năm …
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh diện tích, ranh giới khu bảo tồn biển…..(4)….., gồm những nội dung sau:
1. Mục tiêu, nhiệm vụ của việc điều chỉnh diện tích, ranh giới:
2. Vị trí, tọa độ địa lý Khu bảo tồn biển……(4)…..sau khi điều chỉnh
a) Vị trí địa lý:
b) Tọa độ khu bảo tồn: Kinh độ: Vĩ độ:
3. Diện tích Khu bảo tồn……(4)…….. sau khi điều chỉnh là:……ha.
4. Các phân khu chức năng như sau:
- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt:
- Phân khu phục hồi sinh thái:
- Phân khu dịch vụ - hành chính:
5. Vùng đệm (ghi rõ tọa độ và diện tích), (Bản đồ kèm theo)
Điều 2. Tổ chức thực hiện
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Giao thông vận tải, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Chỉ huy trưởng: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, thành phố; thủ trưởng các đơn vị có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện...(6).... và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
CHỦ TỊCH |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức xây dựng văn bản. Trường hợp có cơ quan cấp trên trực tiếp thì ghi tên cơ quan cấp trên trực tiếp ở trên tên cơ quan, tổ chức trình văn bản.
(2) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức xây dựng văn bản.
(3) Địa danh.
(4) Tên khu bảo tồn biển.
(5) Tên cơ quan đề nghị điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển.
(6) Tên địa phương cấp huyện có khu bảo tồn biển.
(7) Chữ viết tắt tên đơn vị chủ trì lập đề nghị và số lượng bản lưu (nếu cần).
(8) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).
DANH MỤC NGHỀ, NGƯ CỤ CẤM SỬ DỤNG KHAI THÁC THỦY SẢN
(Ban hành
kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản
TT |
Nghề, ngư cụ cấm |
Phạm vi |
1 |
Nghề lưới kéo (trừ lưới kéo moi/ruốc) |
Vùng ven bờ; vùng nội địa |
2 |
Nghề lồng xếp (lờ dây, bát quái, dớn, lừ) |
Vùng ven bờ; vùng nội địa |
3 |
Nghề kết hợp ánh sáng (trừ nghề câu tay mực) |
Vùng ven bờ |
4 |
Các nghề: đáy; xăm; chấn; xiệp; xịch; te, xẻo kết hợp với tàu có gắn động cơ. |
Vùng ven bờ; vùng nội địa |
5 |
Nghề cào đáy bằng khung sắt có kết hợp với tàu, máy kéo, bơm thổi (cào lươn, cào nhuyễn thể, banh lông). |
Vùng lộng; vùng ven bờ; vùng nội địa |
Ghi chú: Nghề lưới kéo khai thác ở vùng nội địa; Nghề chấn; Nghề te, xẻo kết hợp với tàu có gắn động cơ khai thác tại vùng ven bờ, vùng nội địa; Nghề cào đáy bằng khung sắt kết hợp với tàu có gắn động cơ (cào lươn, cào nhuyễn thể, banh lông) khai thác ở vùng nội địa, vùng ven bờ, vùng lộng cấm hoạt động từ ngày 01/01/2023.
2. Quy định kích thước mắt lưới tối thiểu tại bộ phận tập trung thủy sản đối với ngư cụ khai thác nguồn lợi thủy sản ở vùng biển
TT |
Tên loại ngư cụ |
Kích thước mắt lưới quy định (2a (mm)) |
1 |
Rê trích |
28 |
2 |
Rê thu ngừ |
90 |
3 |
Rê mòi |
60 |
4 |
Vây, vó, mành, rút, rùng hoạt động ngoài vụ cá cơm |
20 |
5 |
Nò, sáo, quầng |
18 |
6 |
Các loại lưới đánh cá cơm |
10 |
7 |
Lưới kéo hoạt động vùng lộng |
34 |
8 |
Lưới kéo hoạt động vùng khơi |
40 |
9 |
Lưới chụp; lồng bẫy ở vùng lộng, vùng khơi |
40 |
3. Quy định kích thước mắt lưới tối thiểu tại bộ phận tập trung thủy sản đối với ngư cụ khai thác nguồn lợi thủy sản ở vùng nội địa
TT |
Tên loại ngư cụ |
Kích thước mắt lưới quy định (2a (mm)) |
1 |
Lưới vây |
18 |
2 |
Đăng, nò, sáo |
18 |
3 |
Lưới rê (lưới bén hoặc tên gọi khác tùy theo vùng miền) |
40 |
4 |
Lưới rê (cá linh) |
15 |
5 |
Vó, rớ |
20 |
6 |
Chài các loại |
15 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.