BỘ GIAO THÔNG
VẬN TẢI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19/VBHN-BGTVT |
Hà Nội, ngày 29 tháng 07 năm 2024 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ CUNG CẤP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG DỮ LIỆU TỪ THIẾT BỊ GIÁM SÁT HÀNH TRÌNH CỦA XE Ô TÔ
Thông tư số 09/2015/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về cung cấp, quản lý và sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2015, được sửa đổi, bổ sung bởi:
1. Thông tư số 36/2020/TT-BGTVT ngày 24 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2021.
2. Thông tư số 05/2023/TT-BGTVT ngày 27 tháng 4 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2023.
3. Thông tư số 05/2024/TT-BGTVT ngày 31 tháng 3 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2024.
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;
Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ và Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam,
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về cung cấp, quản lý và sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô[1].
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về cung cấp, quản lý và sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô sau (sau đây gọi chung là thiết bị giám sát hành trình).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các đơn vị kinh doanh vận tải, bến xe khách, bến xe hàng, các đơn vị cung cấp dịch vụ giám sát hành trình và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc cung cấp, quản lý và sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô trong phạm vi toàn quốc.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hệ thống thông tin: là tập hợp các thiết bị phần cứng, phần mềm và đường truyền dùng để thu nhận, quản lý, khai thác dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình.
2. Dữ liệu: là tập hợp các thông tin có cấu trúc được truyền từ thiết bị giám sát hành trình về máy chủ dịch vụ và từ máy chủ dịch vụ truyền về Cục Đường bộ Việt Nam[2].
3. Máy chủ dịch vụ: là máy chủ của đơn vị vận tải hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ giám sát hành trình thực hiện việc tiếp nhận dữ liệu truyền về từ thiết bị giám sát hành trình và có nhiệm vụ truyền các dữ liệu bắt buộc về Cục Đường bộ Việt Nam[3] theo quy định.
4. Đơn vị cung cấp dịch vụ giám sát hành trình của xe ô tô (sau đây gọi dung là đơn vị cung cấp dịch vụ): là đơn vị tổ chức thực hiện việc cung cấp dịch vụ quản lý, khai thác, tổng hợp, phân tích và lưu trữ dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô theo hợp đồng với đơn vị kinh doanh vận tải.
Chương II
CUNG CẤP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG DỮ LIỆU TỪ THIẾT BỊ GIÁM SÁT HÀNH TRÌNH CỦA XE Ô TÔ
Điều 4. Quy định về cung cấp dữ liệu
1. Yêu cầu về cung cấp dữ liệu: dữ liệu cung cấp được chia thành 02 loại, bao gồm các dữ liệu định danh và dữ liệu giám sát hành trình.
a) Dữ liệu định danh bao gồm: tên đơn vị kinh doanh vận tải; tên Sở Giao thông vận tải (nơi cấp giấy phép kinh doanh vận tải); biển số xe; trọng tải xe (số lượng hành khách hoặc khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông); loại hình kinh doanh. Dữ liệu định danh này phải được gắn kết với dữ liệu giám sát hành trình.
b) Dữ liệu giám sát hành trình phải được cập nhật liên tục các thông tin bao gồm: số giấy phép lái xe; tốc độ, thời gian, tọa độ của phương tiện.
2. Dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình phải được truyền về máy chủ dịch vụ với tần suất không quá 30 giây trên một lần khi xe chạy và không quá 15 phút trên một lần khi xe dừng không hoạt động (khi xe dừng, đỗ để nghỉ trên hành trình, xe chờ vào nốt xếp khách tại các bến xe đối với tuyến cố định).
3. Dữ liệu phải đảm bảo đầy đủ theo cấu trúc quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này và phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình phải được truyền về máy chủ của Cục Đường bộ Việt Nam[4] trong thời gian không quá 02 phút, kể từ thời điểm máy chủ dịch vụ nhận được dữ liệu;
b)[5] Dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình được truyền từ máy chủ dịch vụ về máy chủ của Cục Đường bộ Việt Nam phải đảm bảo theo thứ tự thời gian. Trong thời gian không quá 03 ngày kể từ ngày cuối cùng máy chủ của Cục Đường bộ Việt Nam nhận dữ liệu, trường hợp dữ liệu truyền bị gián đoạn thì thực hiện gửi đồng thời cả dữ liệu cũ và dữ liệu hiện tại khi có kết nối trở lại; đối với các trường hợp quá 03 ngày, đơn vị truyền dữ liệu gửi thông báo đến Cục Đường bộ Việt Nam để bố trí kênh truyền lại dữ liệu;
c)[6] Giao thức truyền dữ liệu do Cục Đường bộ Việt Nam công bố công khai trên Trang Thông tin điện tử của Cục Đường bộ Việt Nam.
4. Máy chủ dịch vụ và máy chủ Cục Đường bộ Việt Nam[7] tham gia việc truyền, nhận dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình phải được đồng bộ với thời gian chuẩn Quốc gia theo chuẩn NTP (Network Time Protocol).
5. Dữ liệu cung cấp phải bảo đảm kịp thời, chính xác, không được sửa chữa và làm sai lệch dữ liệu trước hoặc trong khi truyền.
Điều 5. Quy định về phương pháp tính toán[8]
1. Việc tính toán về km xe chạy, tốc độ xe chạy, thời gian lái xe liên tục, thời gian làm việc của lái xe trong ngày được thực hiện trên máy chủ dịch vụ, trên máy chủ của Cục Đường bộ Việt Nam. Không sử dụng dữ liệu trong các bản tin truyền về bị lỗi để thực hiện tính toán, chi tiết xử lý lọc nhiễu các bản tin trước khi tính toán quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Tính toán quá tốc độ xe chạy
a) Phương pháp xác định quá tốc độ xe chạy được thực hiện theo quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Phần mềm trên máy chủ thực hiện tính toán quá tốc độ xe chạy dựa trên tọa độ, chiều của các biển báo tốc độ và khu vực hạn chế tốc độ được cơ quan quản lý đường bộ công bố. Trường hợp chưa có dữ liệu về tọa độ, chiều của các biển báo tốc độ và khu vực hạn chế tốc độ được cơ quan quản lý đường bộ công bố thì thực hiện tính toán trên cơ sở tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông ngoài khu vực đông dân cư đối với từng loại xe. Trường hợp tốc độ tối đa cho phép giữa các làn của tuyến đường khác nhau thì thực hiện tính toán trên cơ sở tốc độ tối đa cho phép của làn xe có tốc độ cao nhất.
3. Tính toán thời gian lái xe
a) Thời gian lái xe của một người lái xe được xác định khi người lái xe điều khiển phương tiện tham gia giao thông (chỉ tính thời gian khi phương tiện di chuyển có tốc độ);
b) Quá thời gian lái xe liên tục được xác định khi có tổng thời gian lái xe của một người vượt quá 04 giờ nhưng người lái xe không dừng nghỉ theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô hoặc không thực hiện đổi người lái xe;
c) Quá thời gian làm việc của người lái xe trong ngày được xác định khi có tổng thời gian lái xe của một người trong ngày vượt quá 10 giờ. Ngày làm việc của người lái xe được tính từ 00:00 giờ đến 24:00 giờ;
d) Phương pháp tính toán thực hiện theo quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Xác định không truyền dữ liệu
Không truyền dữ liệu được xác định khi phương tiện có sự dịch chuyển về vị trí so với vị trí được ghi nhận tại thời điểm bắt đầu ngừng truyền dữ liệu và không có dữ liệu trong khoảng thời gian phương tiện di chuyển giữa hai vị trí. Phương pháp tính toán thực hiện theo quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Tính toán về km xe chạy được thực hiện theo quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Giá trị của kết quả tính toán được làm tròn đến 02 chữ số thập phân.
Điều 6. Quy định khai thác, sử dụng dữ liệu[9]
1. Việc khai thác dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình thực hiện theo quy định của pháp luật về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước.
2. Thông tin dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của phương tiện được khai thác, sử dụng để phục vụ công tác quản lý hoạt động vận tải của đơn vị kinh doanh vận tải; phục vụ công tác quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, về trật tự an toàn giao thông, an ninh trật tự, thuế, phòng, chống buôn lậu.
3. Thông tin, dữ liệu trong cơ sở dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình trên môi trường mạng được bảo mật theo quy định của pháp luật về công nghệ thông tin.
4. Công bố công khai trên trang Thông tin điện tử của Sở Giao thông vận tải kết quả xử lý vi phạm thông qua thiết bị giám sát hành trình đối với các xe, lái xe do Sở cấp phù hiệu, biển hiệu.
Chương III
PHÂN CẤP QUẢN LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
Điều 7. Phân cấp quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình
1.[10] Cục Đường bộ Việt Nam quản lý hệ thống thông tin thống nhất trong phạm vi cả nước, tổng hợp và phân tích theo các chỉ tiêu dữ liệu đầu vào được truyền về từ máy chủ dịch vụ để phục vụ công tác quản lý hoạt động kinh doanh vận tải, bao gồm:
a) Báo cáo tổng hợp và chi tiết các trường hợp phương tiện quá tốc độ; báo cáo tổng hợp và chi tiết các trường hợp lái xe liên tục quá 4 giờ; báo cáo tổng hợp và chi tiết các trường hợp lái xe làm việc quá 10 giờ trong ngày; báo cáo tổng hợp và chi tiết các trường hợp không truyền dữ liệu theo ngày; báo cáo tổng hợp và chi tiết các trường hợp không truyền dữ liệu khi xe đang di chuyển; báo cáo tổng hợp và chi tiết đối với các trường hợp không truyền đầy đủ thông tin theo quy định; báo cáo chi tiết các hiện tượng bất thường của dữ liệu;
b) Báo cáo tổng hợp và chi tiết hành trình chạy xe; báo cáo tổng hợp phương tiện, đơn vị kinh doanh vận tải theo loại hình kinh doanh; báo cáo chi tiết dừng, đỗ của phương tiện;
c) Báo cáo tổng hợp và chi tiết theo quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8 và Điều 22 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;
d) Hiển thị thông tin của phương tiện trên bản đồ số phục vụ giám sát trực tuyến, tra cứu thông tin.
2.[11] Thực hiện việc tiếp nhận, tổng hợp, phân tích dữ liệu được truyền từ máy chủ dịch vụ theo các chỉ tiêu quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư này. Cảnh báo trên hệ thống thông tin của Cục Đường bộ Việt Nam để các đơn vị khai thác dữ liệu thiết bị giám sát hành trình biết các trường hợp không nhận được dữ liệu từ 30 phút trở lên hoặc các sự cố về đường truyền hoặc sự cố máy Chủ của Cục Đường bộ Việt Nam.
3. Bến xe khách, bến xe hàng được cung cấp tài khoản đăng nhập vào cơ sở dữ liệu của Cục Đường bộ Việt Nam[12] để phục vụ công tác quản lý đối với phương tiện hoạt động tại bến.
4.[13] (được bãi bỏ).
Điều 8. Trách nhiệm của Cục Đường bộ Việt Nam[14]
1. Đầu tư, xây dựng hệ thống thông tin, quản lý, nâng cấp, bảo trì trang thiết bị phần cứng, phần mềm và đường truyền dữ liệu của hệ thống thông tin, khai thác và sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình.
2. Xây dựng phần mềm để tiếp nhận, tổng hợp, phân tích dữ liệu được truyền từ các đơn vị kinh doanh vận tải, đơn vị cung cấp dịch vụ theo mẫu quy định tại các Phụ lục từ 3 đến 21 của Thông tư này. Cảnh báo trên hệ thống thông tin của Cục Đường bộ Việt Nam[15] để các đơn vị khai thác dữ liệu thiết bị giám sát hành trình biết các trường hợp không nhận được dữ liệu từ 30 phút trở lên hoặc các sự cố về đường truyền hoặc máy chủ của Cục Đường bộ Việt Nam[16].
3. Đảm bảo tính liên tục, chính xác các thông tin, dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình trên hệ thống thông tin khi cung cấp cho các cơ quan, đơn vị khai thác và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu; chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin, dữ liệu cung cấp.
4. Cung cấp tài khoản truyền dữ liệu cho các đơn vị vận tải hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ giám sát hành trình được ủy quyền; tài khoản đăng nhập vào hệ thống thông tin của Cục Đường bộ Việt Nam[17] cho các đơn vị theo phân cấp quản lý, khai thác và sử dụng quy định tại Điều 7 của Thông tư này.
5. Hướng dẫn cụ thể đối với các đơn vị kinh doanh vận tải, đơn vị cung cấp dịch vụ về phương thức và quy trình thực hiện việc truyền dữ liệu về Cục Đường bộ Việt Nam[18].
6.[19] Khai thác, sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình trên hệ thống thông tin của Cục Đường bộ Việt Nam khi thực hiện thanh tra, kiểm tra tại các địa phương hoặc khi có yêu cầu bằng văn bản của các cơ quan chức năng.
7. Hướng dẫn sử dụng, cập nhật, khai thác và quản lý hệ thống thông tin từ thiết bị giám sát hành trình cho Sở Giao thông vận tải.
8. Bố trí cán bộ theo dõi, vận hành hệ thống thông tin, đảm bảo hệ thống hoạt động liên tục trong quá trình khai thác và sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình.
9.[20] Lưu trữ dữ liệu báo cáo trên hệ thống thông tin của Cục Đường bộ
Việt Nam tối thiểu 02 năm.
10.[21] Tổng hợp kết quả xử lý thông qua dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của các Sở Giao thông vận tải.
11. Xử lý hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý trách nhiệm đối với các Sở Giao thông vận tải, đơn vị kinh doanh vận tải và các cá nhân, tổ chức liên quan theo quy định.
12. Công bố dữ liệu về tọa độ, chiều của các biển báo tốc độ, khu vực hạn chế tốc độ trên các tuyến quốc lộ, đường cao tốc.
13.[22] (được bãi bỏ).
Điều 9. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải
1. Bố trí cán bộ theo dõi, khai thác và sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình trên hệ thống thông tin của Cục Đường bộ Việt Nam[23], của các đơn vị kinh doanh vận tải tại địa phương để phục vụ công tác quản lý vận tải bao gồm:
a) Quản lý, thanh tra, kiểm tra hoạt động vận tải;
b)[24] Khai thác, sử dụng dữ liệu trên hệ thống thông tin của Cục Đường bộ Việt Nam để theo dõi, chấn chỉnh, xử lý các vi phạm trong hoạt động vận tải đối với các đơn vị kinh doanh vận tải, phương tiện, lái xe trên địa bàn địa phương.
c) Công tác đánh giá đơn vị kinh doanh vận tải tại địa phương trong việc chấp hành các quy định về quản lý vận tải;
d) Công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông của các cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu.
2. Kiểm tra, cập nhật, đối chiếu thông tin đảm bảo tính chính xác của các dữ liệu do các đơn vị kinh doanh vận tải và đơn vị cung cấp dịch vụ truyền về Cục Đường bộ Việt Nam[25] để khai thác và sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình, bao gồm: tên Sở Giao thông vận tải; tên đơn vị kinh doanh vận tải; biển số xe; trọng tải xe (số lượng hành khách hoặc khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông); loại hình kinh doanh của các đơn vị kinh doanh vận tải và số lượng phương tiện vận tải thuộc đối tượng phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình.
3.[26] Bảo mật tên đăng nhập và mật khẩu truy cập, thông tin dữ liệu trên hệ thống của Cục Đường bộ Việt Nam theo quy định. Trường hợp có nhu cầu cấp lại hoặc cấp bổ sung phải có văn bản gửi Cục Đường bộ Việt Nam.
4. Yêu cầu đơn vị kinh doanh vận tải thuộc địa phương quản lý tiến hành xử lý các hành vi vi phạm của lái xe; theo dõi, đôn đốc các đơn vị báo cáo kết quả xử lý.
5. Xử lý hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý trách nhiệm đối với đơn vị kinh doanh vận tải trên địa bàn theo quy định.
6. Xử lý trách nhiệm cá nhân, tổ chức liên quan đến việc cung cấp, quản lý và sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình trong quản lý, theo dõi, khai thác, sử dụng dữ liệu thiết bị giám sát hành trình.
7. Công bố dữ liệu về tọa độ, hướng của các biển báo tốc độ, khu vực hạn chế tốc độ trên các tuyến đường địa phương quản lý trên trang Thông tin điện tử của Sở Giao thông vận tải.
8.[27] Thực hiện chế độ báo cáo như sau:
a) Tên báo cáo: Báo cáo kết quả xử lý vi phạm của địa phương và đơn vị kinh doanh vận tải.
b) Nội dung yêu cầu báo cáo: Báo cáo kết quả xử lý vi phạm của địa phương và đơn vị kinh doanh vận tải.
c) Đối tượng thực hiện báo cáo: Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông vận tải - Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
d) Cơ quan nhận báo cáo: Cục Đường bộ Việt Nam[28].
đ) Phương thức gửi, nhận báo cáo: Báo cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử. Báo cáo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau: gửi trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính, fax, qua hệ thống thư điện tử, hoặc các phương thức khác theo quy định của pháp luật.
e) Tần suất thực hiện báo cáo: Định kỳ hàng tháng.
g) Thời hạn gửi báo cáo: Trước ngày 05 tháng tiếp theo của kỳ báo cáo.
h) Thời gian chốt số liệu báo cáo: Từ ngày 01 đến ngày cuối cùng của tháng báo cáo.
i) Mẫu biểu số liệu báo cáo: Theo mẫu quy định tại Phụ lục 23 của Thông tư này.
9.[29] Thông báo đến Cục Đường bộ Việt Nam đối với các trường hợp dữ liệu có sự bất thường hoặc cần kiểm tra lại thông tin trong quá trình khai thác, sử dụng dữ liệu trên hệ thống.
Điều 10. Trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải
1. Đầu tư, bảo trì thiết bị phần cứng, phần mềm và đường truyền dữ liệu đặt tại đơn vị đảm bảo tương thích với phần mềm tiếp nhận dữ liệu của Cục Đường bộ Việt Nam[30].
2.[31] Truyền dẫn chính xác, đầy đủ dữ liệu theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Thông tư này về Cục Đường bộ Việt Nam. Cung cấp mật khẩu truy cập vào cơ sở dữ liệu và phần mềm khai thác, thuật toán giải mã trong trường hợp có thông tin được mã trong cơ sở dữ liệu của đơn vị cho cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu.
3. Bảo đảm tính khách quan, chính xác, kịp thời trong việc cung cấp dữ liệu, không được sửa chữa hoặc làm sai lệch dữ liệu truyền về Cục Đường bộ Việt Nam[32].
4. Bố trí cán bộ để theo dõi, khai thác dữ liệu trên phần mềm khai thác dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình để phục vụ công tác quản lý, điều hành của đơn vị; kiểm tra tính chính xác các thông tin về biển số xe, trọng tải xe (số lượng hành khách hoặc khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông), loại hình kinh doanh vận tải, họ tên lái xe, số giấy phép lái xe thuộc đơn vị quản lý.
5. Lưu trữ có hệ thống các thông tin bắt buộc trong thời hạn tối thiểu 01 năm.
6. Bảo đảm an toàn dữ liệu, bảo mật cho hệ thống thông tin từ thiết bị giám sát hành trình tại đơn vị và trên hệ thống thông tin của Cục Đường bộ Việt Nam[33].
7.[34] Xử lý trách nhiệm quản lý, theo dõi, khai thác, sử dụng dữ liệu đối với các cá nhân, bộ phận của đơn vị.
8. Đơn vị kinh doanh vận tải trực tiếp thực hiện hoặc ủy thác cho đơn vị cung cấp dịch vụ thực hiện thông qua hợp đồng có hiệu lực pháp lý các quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 và khoản 6 Điều này.
9.[35] (được bãi bỏ)
Điều 11. Trách nhiệm của đơn vị kinh doanh bến xe khách và bến xe hàng
1. Khai thác dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của đơn vị kinh doanh vận tải hoạt động tại bến xe trên hệ thống thông tin của Cục Đường bộ Việt Nam[36] để phục vụ công tác theo dõi, giám sát và điều hành hoạt động của các phương tiện tại bến xe.
2. Kiểm tra trên hệ thống thông tin của Cục Đường bộ Việt Nam[37] đảm bảo đầy đủ dữ liệu của phương tiện. Đối với các phương tiện không có thông tin trên hệ thống thông tin của Cục Đường bộ Việt Nam[38] thì đơn vị kinh doanh Bến xe phải có trách nhiệm yêu cầu lái xe xác nhận và tổng hợp báo cáo Sở Giao thông vận tải nơi phương tiện đăng ký kinh doanh vận tải trong khoảng thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày lái xe xác nhận không có dữ liệu trên hệ thống thông tin của Cục Đường bộ Việt Nam[39].
3. Bảo mật tên đăng nhập và mật khẩu truy cập hệ thống thông tin, khai thác và sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình trên hệ thống thông tin của Cục Đường bộ Việt Nam[40].
Điều 12. Trách nhiệm của đơn vị cung cấp dịch vụ
1. Đầu tư, bảo trì trang thiết bị, phần mềm cung cấp và truyền dữ liệu theo đúng hợp đồng đã ký với đơn vị kinh doanh vận tải để đảm bảo tương thích với phần mềm tiếp nhận dữ liệu của Cục Đường bộ Việt Nam[41].
2. Bảo đảm tính khách quan, chính xác, kịp thời trong việc cung cấp dữ liệu, không được sửa chữa hoặc làm sai lệch các thông tin, dữ liệu truyền về Cục Đường bộ Việt Nam[42]; đảm bảo an toàn và bảo mật dữ liệu của các đơn vị kinh doanh vận tải do mình cung cấp.
3. Cung cấp kịp thời, chính xác các thông tin, dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu; chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin, dữ liệu cung cấp và truyền về Cục Đường bộ Việt Nam[43].
4. Xây dựng phần mềm khai thác dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 31:2014/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị giám sát hành trình xe ô tô để đơn vị kinh doanh vận tải khai thác, quản lý phương tiện.
5. Có phương án bảo đảm thay thế khi thiết bị lắp trên phương tiện vận tải bị hỏng hoặc đang sửa chữa nhằm đảm bảo dữ liệu của phương tiện không bị gián đoạn trong suốt quá trình hoạt động vận tải (trừ trường hợp phương tiện đang hoạt động vận tải nhưng chưa kết thúc hành trình).
6. Có trách nhiệm cảnh báo các thiết bị không truyền dữ liệu trên phần mềm khai thác dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình.
7.[44] Cung cấp mật khẩu truy cập vào cơ sở dữ liệu, thuật toán giải mã trong trường hợp có thông tin được mã hóa trong cơ sở dữ liệu cho cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu.
Chương IV
HIỆU LỰC THI HÀNH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 13. Hiệu lực thi hành[45]
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2015 và thay thế Thông tư số 23/2013/TT-BGTVT ngày 26 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về cung cấp, quản lý và sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô.
Điều 14. Tổ chức thực hiện[46]
1. Cục Đường bộ Việt Nam[47] có trách nhiệm triển khai và hướng dẫn các đơn vị liên quan thực hiện Thông tư này.
2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục Đường bộ Việt Nam[48], Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
CẤU
TRÚC DỮ LIỆU TRUYỀN VỀ MÁY CHỦ CỦA CỤC ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2015/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2015 của
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Biển kiểm soát |
Thời gian |
Tốc độ (km/h) |
Vị trí (Tọa độ) |
Số giấy phép lái xe |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mô tả các trường dữ liệu:
(1) Biển kiểm soát: Viết liền, không phân biệt chữ hoa, chữ thường, không ký tự đặc biệt. Ví dụ 29A12345
(2) Thời gian: Unix-time theo múi giờ Việt Nam
(http://en.wikipedia.org/wiki/Unix_time)
(3) Số Giấy phép lái xe: Viết liền, không phân biệt chữ hoa, chữ thường, không ký tự đặc biệt.
(4) Tốc độ: đơn vị km/h.
(5) Vị trí (Tọa độ): Decimal Degree, WGS84
GIẢI
THUẬT TÍNH TOÁN QUÁ TỐC ĐỘ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2015/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2015 của
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
I. Thuật ngữ viết tắt:
- N: Là thứ tự bản tin từ thiết bị giám sát hành trình.
- V[N]: Tốc độ tức thời (km/h).
- Vlimit[N]: Tốc độ tối đa cho phép (km/h).
- Vtb[N]: Tốc độ trung bình (km/h).
- Vss[N]: Tốc độ để so sánh với Vlimit[N] xác định phương tiện vi phạm (km/h).
- Vvipham[N]: Tốc độ vi phạm (km/h).
- Ttb[N]: Thời gian giữa bản tin thứ N và N-1 (giây).
- Dtb[N]: Khoảng cách giữa bản tin thứ N và N-1 (km).
II. Lưu đồ tính toán
III. Mô tả lưu đồ tính toán
Sau khi thực hiện lọc các bản tin không hợp lệ được mô tả tại Phụ lục VI của Thông tư này thì thực hiện tính toán quá tốc độ.
a) Tính khoảng thời gian so với bản tin trước (Ttb[N]), tùy thuộc vào khoảng thời gian này sẽ có những tính toán tốc độ trung bình, quãng đường như sau:
- Ttb[N] > 60 giây: Không tính toán quá tốc độ và sẽ thống kê vi phạm truyền dữ liệu.
- 10 giây < Ttb[N] <= 60 giây: Tính quãng đường dựa vào tọa độ 2 bản tin liên tiếp. Tính tốc độ = min (((Dtb[N] / Ttb[N]) *3600); (Dtb[N] / Ttb[N]) *3600));
- Ttb[N] <= 10 giây: Tính quãng đường = Vtb[N] * Ttb[N]. Tính tốc độ: Vtb[N] = (V[N]+ V[N-1])/2.
b) Tính tốc độ so sánh (Vss[N]): Vss[N] = Vtb[N] -3
Sai số về tốc độ đang áp dụng trên hệ thống cho toàn bộ các thiết bị là -3 km/h.
c) Tính tốc độ vi phạm
- Thời gian bắt đầu tính vi phạm tốc độ tại thời điểm Vss[N] > Vlimit[N] đến thời điểm kết thúc vi phạm Vss[N] <= Vlimit[N] (đơn vị tính theo giây). Nếu Vss[N] > Vlimit[N] được duy trì liên tục trong khoảng thời gian từ 20 giây trở lên thì được ghi nhận là phương tiện vi phạm tốc độ xe chạy.
- Vvipham[N] = Vss[N] – Vlimit[N]
Sử dụng tốc độ vi phạm cao nhất và tốc độ tối đa cho phép tương ứng để xác định mức độ vi phạm theo khoảng (dưới 5 km/h, từ 5km/h đến dưới 10 km/h, từ 10 km/h đến 20 km/h, trên 20 km/h đến 35 km/h, trên 35 km/h).
Lưu ý:
- Tốc độ hiển thị trên bản đồ số theo dõi trực truyến và tại bảng thống kê chi
tiết hành trình là tốc độ tức thời (V[N]) (lấy thông tin theo từng bản tin truyền).
- V[N] > 200 km/h. → bỏ bản tin. Nếu bản tin sau bản tin V[N] > 200 km/h so với bản tin trước V[N] > 200 km/h, thời gian >60 giây thì dừng tính toán vi phạm tốc độ. Còn nếu thời gian <60 giây thì vẫn tính Vss.
- V[N] = 0 km/h → vẫn tính Vss như bình thường.
XỬ
LÝ LỌC NHIỄU CÁC BẢN TIN TRƯỚC KHI TÍNH TOÁN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2015/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2015 của
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Máy chủ của đơn vị kinh doanh vận tải hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ và máy chủ của Cục Đường bộ Việt Nam sẽ thực hiện xử lý lọc nhiễu, loại bỏ đối với các bản tin nhận được trước khi đưa vào tính toán gồm:
1. Bản tin có thời gian không hợp lệ
o Thời gian gửi về tương lai
o Thời gian bản tin sau nhỏ hơn thời gian bản tin trước
2. Bản tin có tọa độ không hợp lệ
o Kinh độ hoặc vĩ độ = 0
o Kinh độ, vĩ độ nhảy ra xa trong khoảng thời gian ngắn (Quãng đường/thời gian >= 200 km/h).
o Tọa độ nằm ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam, toạ độ không nằm trên mặt đất.
3. Bản tin có tốc độ không hợp lệ
o Tốc độ tức thì trên bản tin gửi về >=200 km/h.
o Tốc độ tại các bản tin liên tiếp là một số cố định
o Tốc độ < 0 km/h.
Trường hợp các đơn vị sử dụng trạng thái bật máy hoặc tắt máy để tính toán xe di chuyển cần chú ý trường hợp xe tắt máy nhưng vẫn gửi về tốc độ > 3 km/h.
4. Các trường hợp xử lý ngoại lệ
- Các trường hợp ngoại lệ khác phát sinh trong quá trình xử lý dữ liệu sẽ được cập nhật liên tục theo thời gian. Cục Đường bộ Việt Nam cung cấp phương án xử lý đối với các trường hợp cụ thể trên trang web của Cục và thông báo đến các đơn vị để thực hiện thống nhất phương án xử lý.
- Phương án xử lý đối với một số trường hợp ngoại lệ
Trường hợp ngoại lệ |
Phương án xử lý |
Trường hợp 1: Đối với xe có gửi kèm trạng thái hoạt động của động cơ (nếu có) |
- Động cơ bật: ghi nhận tọa độ bình thường. - Động cơ tắt: ghi nhận trạng thái cuối cùng trước khi trạng thái động cơ chuyển từ bật sang tắt. - Đơn vị truyền dẫn dữ liệu đảm bảo tính đúng đắn của tín hiệu động cơ xe. |
Trường hợp 2: Nhiễu vị trí/tốc độ - Trong 5 phút (đối với xe taxi, xe buýt nội tỉnh) có phần lớn tốc độ bằng 0 km/h, có một vài bản tin có tốc độ. - Trong 15 phút (đối với các loại xe còn lại) có phần lớn tốc độ bằng 0 km/h, có một vài bản tin có tốc độ. |
Cách 1: - Đối với trường hợp nghỉ 5 phút: tổng thời gian có bản tin nhiễu không quá 1 phút. Vị trí điểm đầu và điểm cuối của chu kì 5 phút không lệch nhau quá 100m thì không ghi nhận là nhiễu tốc độ. - Đối với trường hợp nghỉ 15 phút: Trong 15p này, thời gian các bản tin có tốc độ <=5 phút. Tọa độ điểm đầu và điểm cuối trong khoảng thời gian 15 phút không lệch nhau quá 100m thì không ghi nhận tốc độ nhiễu. Tính toán trên để loại bỏ nhiễu khi xe đứng yên. Điểm đầu và điểm cuối không lệnh nhau quá 100m thì vẫn ghi nhận xe đứng yên. Thực hiện ghi nhận xe đã dừng nghỉ đủ theo quy định. Cách 2: (Tham khảo Phụ lục VIII). - Khi xe đang dừng, có 3 bản tin liên tiếp có tốc độ > 3km/h thì ghi nhận trạng thái là di chuyển. |
Trường hợp 3: Tọa độ ngoài lãnh thổ Việt Nam |
- Máy chủ truyền dữ liệu và máy chủ Cục Đường bộ Việt Nam không tính toán đối với dữ liệu này. |
Trường hợp 4: Đồng bộ thời gian |
- Máy chủ các đơn vị truyền dẫn thường xuyên đồng bộ thời gian với máy chủ của Cục Đường bộ Việt Nam. - Các bản tin truyền về máy chủ dịch vụ, máy chủ Cục ĐBVN vượt quá 2 phút sẽ ghi nhận vi phạm truyền dẫn dữ liệu. |
Trường hợp 5: Mất tín hiệu GPS |
- Gửi kinh độ = 0, vĩ độ = 0 khi xe đang di chuyển - Máy chủ dịch vụ, máy chủ Cục ĐBVN không tính toán vi phạm đối với các bản tin mất GPS. - Việc ghi nhận được tọa độ là tính năng quan trọng của thiết bị giám sát hành trình. Việc không có tín hiệu GPS được coi là vi phạm truyền dẫn dữ liệu. |
- Trong trường hợp mất tín hiệu trong ngày (chỉ xét từ 00:00 đến 23:59). Dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình truyền về không liên tục do không có dữ liệu hoặc không có tín hiệu GPS. - Đối với các đoạn mất tín hiệu: không thực hiện tính toán quãng đường. |
PHƯƠNG
PHÁP TÍNH TOÁN KHÔNG TRUYỀN DỮ LIỆU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2015/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2015 của
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
1. Về tần suất truyền dữ liệu:
Để đảm bảo tính chính xác và dễ dàng tính toán, đề nghị các đơn vị nên truyền dữ liệu với tần suất ≤ 10s/bản tin).
2. Truyền dữ liệu trong trường hợp xe bị mất tín hiệu:
a) Ngay khi thiết bị có tín hiệu, đơn vị truyền dữ liệu thực hiện việc truyền dữ liệu hiện tại và dữ liệu quá khứ từ thời điểm bị mất tín hiệu đến thời điểm có tín hiệu theo quy định.
Việc truyền dữ liệu bổ sung sẽ thực hiện trên một kênh truyền riêng, dữ liệu truyền lại hàng tháng phải thực hiện xong trước ngày mùng 4 của tháng sau liền kề. Sau khi có dữ liệu truyền tại các thời điểm bị mất trước đó, hệ thống sẽ thực hiện tính toán lại toàn bộ các thông số.
b) Truyền dữ liệu hiện tại để phục vụ hiển thị vị trí phương tiện đang hoạt động trên màn hình theo dõi trực tuyến.
c) Dữ liệu kể từ thời điểm mất tín hiệu đến thời điểm hiện tại được truyền theo thứ tự về thời gian để phục vụ việc tính toán theo quy định.
3. Tính toán chi tiết từng lần vi phạm không truyền dữ liệu
a) Vi phạm không truyền dữ liệu được xác định khi phương tiện có sự dịch chuyển về vị trí so với vị trí được ghi nhận tại thời điểm bắt đầu ngừng truyền dữ liệu và không có dữ liệu trong khoảng thời gian phương tiện di chuyển giữa hai vị trí. Cụ thể Ttb[N] > 120s và Dtb[N]> 500m.
b) Hoặc căn cứ vào dữ liệu thu thập thông qua các trạm thu phí trên đường để làm cơ sở đối chiếu với dữ liệu hiện có trên hệ thống.
4. Phương tiện không truyền dữ liệu trong ngày
Phương tiện không truyền dữ liệu trong ngày được tính là phương tiện không truyền bản tin nào lên hệ thống N=0, hoặc có truyền dữ liệu nhưng các thông tin trong bản tin truyền không có giá trị sử dụng (bản tin lỗi).
PHƯƠNG
PHÁP TÍNH KM XE CHẠY
(Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2015/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2015 của
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
1. Phương pháp tính km xe chạy Dtb[N]:
Trong đó: KINHDO1, VIDO1 lần lượt là kinh độ và vĩ độ bản tin thứ N-1
KINHDO2, VIDO2 lần lượt là kinh độ và vĩ độ bản tin thứ N
Dtb[N]=khoangcach(KINHDO1,VIDO1,KINHDO2,VIDO2)(km)
Function khoangcach(KINHDO1,VIDO1,KINHDO2,VIDO2)
{double P1X = VIDO1 * (Math.PI / 180);
double P1Y = KINHDO1 * (Math.PI / 180);
double P2X = VIDO2 * (Math.PI / 180);
double P2Y = KINHDO2 * (Math.PI / 180);
double Kc = 0;
double Temp = 0; Kc = P2X - P1X;
Temp = Math.Cos(Kc);
Temp = Temp * Math.Cos(P2Y);
Temp = Temp * Math.Cos(P1Y);
Kc = Math.Sin(P1Y);
Kc = Kc * Math.Sin(P2Y); Temp = Temp + Kc;
Kc = Math.Acos(Temp); Kc = Kc * 6376;}
Ghi chú:
Chỉ thực hiện tính toán khoảng cách di chuyển của phương tiện khi tốc độ tức thời > 0 km/h.
2. Ví dụ mẫu
Cấu trúc bản tin (thời gian, kinh độ, vĩ độ, tốc độ)
Ví dụ 1: Các bản tin liên tiếp của biển số xe 24C04608.
Bản tin 1 (26/05/2017 00:04:51, 104.33167167, 22.14283667 , 20)
Bản tin 2 (26/05/2017 00:04:56, 104.33180167, 22.14273667,12 )
Bản tin 3 (26/05/2017 00:05:09, 104.33188833, 22.14348, 19 )
Tính khoảng cách
Dtb[3] = khoangcach(104.33180167, 22.142736, 104.33188833, 22.14348) = 0.0833 (km)
Ví dụ 2: Các bản tin liên tiếp của biển số xe 30S4546
Bản tin 1 (26/05/2017 07:39:40, 105.65094, 21.101326, 41 )
Bản tin 2 (26/05/2017 07:39:45, 105.651398, 21.101025, 41 )
Bản tin 3 (26/05/2017 07:40:04, 105.652657, 21.100183, 36 )
Tính khoảng cách
Dtb[3] = khoangcach(105.651398, 21.101025, 105.652657, 21.100183) = 0.1608 (km)
PHƯƠNG
PHÁP TÍNH TOÁN THỜI GIAN LÁI XE
(Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2015/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2015 của
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
1. Thời gian lái xe:
a) Thời gian xác định xe bắt đầu di chuyển khi có 2 bản tin liên tiếp có V[N] > 3 km/h.
b) Thời gian kết thúc khi:
- Thời gian dừng, đỗ >= 15 phút (áp dụng đối với xe tuyến cố định, xe hợp đồng, xe du lịch và xe vận tải hàng hoá, xe buýt liên tỉnh); >= 5 phút (áp dụng đối với xe buýt nội tỉnh, xe taxi).
- Thiết bị ghi nhận thay đổi lái xe.
2. Tính toán vi phạm thời gian lái xe:
a) Vi phạm thời gian lái xe liên tục: được xác định khi có thời gian lái xe của một người vượt quá 4 giờ nhưng không dừng, đỗ xe >= 15 phút (áp dụng đối với xe tuyến cố định, xe hợp đồng, xe du lịch, xe buýt liên tỉnh và xe vận tải hàng hoá); >= 5 phút (áp dụng đối với xe buýt nội tỉnh, xe taxi) hoặc không đổi lái xe.
Bổ sung thuật toán: đối với các đơn vị có truyền thông tin bật/tắt động cơ xe là một điều kiện tính toán, trong trường hợp phương tiện vẫn di chuyển nhưng không có dữ liệu thì vẫn tính thời gian lái xe liên tục.
b) Vi phạm thời gian lái xe trong ngày: được xác định khi tổng thời gian lái xe của một người trong ngày vượt quá 10 giờ.
3. Thời gian dừng, đỗ:
Được bắt đầu tính khi 2 bản tin liên tiếp có V[N] ≤ 3 km/h và V[N-1] ≤ 3 km/h và kết thúc khi có 2 bản tin liên tiếp có V[N] > 3 km/h và V[N-1] > 3 km/h.
4. Mô tả lưu đồ tính toán như sau:
(Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2015/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
CƠ QUAN, ĐƠN VỊ:..... -------- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:…/…. |
………., ngày ... tháng ... năm ..…... |
BÁO CÁO KẾT QUẢ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VẬN TẢI THÔNG QUA DỮ LIỆU TỪ THIẾT BỊ GIÁM SÁT HÀNH TRÌNH
Kính gửi:......
Thực hiện chế độ báo cáo quy định tại Thông tư................. , ...... (tên cơ quan, đơn vị... báo cáo kết quả xử lý vi phạm của địa phương và đơn vị kinh doanh vận tải như sau:
TT |
Sở GTVT |
Tổng số xe |
Vi phạm tốc độ tháng |
Kết quả xử lý vi phạm tháng |
Lũy kế đến hết tháng |
Lũy kế xử lý vi phạm đến hết tháng |
||||||||
Số lần vi phạm |
Số phương tiện vi phạm tốc độ trên 5 lần/1000km |
Số lần vi phạm/ 1000 Km |
-/+ so với tháng |
Thu hồi cấp phù hiệu (xe) |
Xử phạt vi phạm hành chính (xe) |
Số lần vi phạm |
Số phương tiện vi phạm tốc độ trên 5 lần/1000km |
Số lần vi phạm/ 1000 Km |
-/+ so với lũy kế tháng |
Thu hồi cấp phù hiệu (xe) |
Xử phạt vi phạm hành chính (xe) |
|||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nơi nhận: |
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
|
[1] Thông tư số 36/2020/TT-BGTVT ngày 24 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực đường bộ có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Bộ và Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực đường bộ.”
Thông tư số 05/2023/TT-BGTVT ngày 27 tháng 4 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008; Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 56/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 65/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe;
Căn cứ Nghị định số 138/2016/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 65/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe;
Căn cứ Nghị định số 70/2022/NĐ-CP ngày 27 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đường bộ;
Căn cứ Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;
Căn cứ Nghị định số 47/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vận tải và Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái.”.
Thông tư số 05/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái, có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 65/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe; Nghị định số 138/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 65/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe; Nghị định số 70/2022/NĐ-CP ngày 27 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đường bộ;
Căn cứ Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; Nghị định số 47/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;
Căn cứ Nghị định số 56/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vận tải và Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái.”
[2] Cụm từ “Tổng cục Đường bộ Việt Nam” được thay thế bằng cụm từ “Cục Đường bộ Việt Nam” theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 của Thông tư số 05/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2023.
[3] Cụm từ “Tổng cục Đường bộ Việt Nam” được thay thế bằng cụm từ “Cục Đường bộ Việt Nam” theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 của Thông tư số 05/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2023.
[4] Cụm từ “Tổng cục Đường bộ Việt Nam” được thay thế bằng cụm từ “Cục Đường bộ Việt Nam” theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 của Thông tư số 05/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2023.
[5] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 của Thông tư số 05/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2024.
[6] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 của Thông tư số 05/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2024.
[7] Cụm từ “Tổng cục Đường bộ Việt Nam” được thay thế bằng cụm từ “Cục Đường bộ Việt Nam” theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 của Thông tư số 05/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2023.
[8] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của Thông tư số 05/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2024.
[9] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 2 của Thông tư số 05/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2024.
[10] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 2 của Thông tư số 05/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2024.
[11] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 2 của Thông tư số 05/2024/TT- BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2024.
[12] Cụm từ “Tổng cục Đường bộ Việt Nam” được thay thế bằng cụm từ “Cục Đường bộ Việt Nam” theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 của Thông tư số 05/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2023.
[13] Cụm từ “Tổng cục Đường bộ Việt Nam” được thay thế bằng cụm từ “Cục Đường bộ Việt Nam” theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 của Thông tư số 05/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2023.
[14] Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 10 Điều 2 của Thông tư số 05/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2024.
[15] Cụm từ “Tổng cục Đường bộ Việt Nam” được thay thế bằng cụm từ “Cục Đường bộ Việt Nam” theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 của Thông tư số 05/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2023.
[16] Cụm từ “Tổng cục Đường bộ Việt Nam” được thay thế bằng cụm từ “Cục Đường bộ Việt Nam” theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 của Thông tư số 05/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2023.
[17] Cụm từ “Tổng cục Đường bộ Việt Nam” được thay thế bằng cụm từ “Cục Đường bộ Việt Nam” theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 của Thông tư số 05/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2023.
[18] Cụm từ “Tổng cục Đường bộ Việt Nam” được thay thế bằng cụm từ “Cục Đường bộ Việt Nam” theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 của Thông tư số 05/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2023.
[19] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 2 của Thông tư số 05/2024/TT- BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2024.
[20] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 2 của Thông tư số 05/2024/TT- BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2024.
[21] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm d khoản 5 Điều 2 của Thông tư số 05/2024/TT- BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2024.
[22] Cụm từ “Tổng cục Đường bộ Việt Nam” được thay thế bằng cụm từ “Cục Đường bộ Việt Nam” theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 của Thông tư số 05/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2023.
[23] Cụm từ “Tổng cục Đường bộ Việt Nam” được thay thế bằng cụm từ “Cục Đường bộ Việt Nam” theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 của Thông tư số 05/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2023.
[24] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 2 của Thông tư số 05/2024/TT- BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2024.
[25] Cụm từ “Tổng cục Đường bộ Việt Nam” được thay thế bằng cụm từ “Cục Đường bộ Việt Nam” theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 của Thông tư số 05/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2023.
[26] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 2 của Thông tư số 05/2024/TT- BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2024.
[27] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 3 của Thông tư số 36/2020/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2021.
[28] Cụm từ “Tổng cục Đường bộ Việt Nam” được thay thế bằng cụm từ “Cục Đường bộ Việt Nam” theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 của Thông tư số 05/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2023.
[29] Khoản này được bổ sung theo quy định tại điểm c khoản 6 Điều 2 của Thông tư số 05/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2024.
[30] Cụm từ “Tổng cục Đường bộ Việt Nam” được thay thế bằng cụm từ “Cục Đường bộ Việt Nam” theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 của Thông tư số 05/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2023.
[31] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 7 Điều 2 của Thông tư số 05/2024/TT- BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2024.
[32] Cụm từ “Tổng cục Đường bộ Việt Nam” được thay thế bằng cụm từ “Cục Đường bộ Việt Nam” theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 của Thông tư số 05/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2023.
[33] Cụm từ “Tổng cục Đường bộ Việt Nam” được thay thế bằng cụm từ “Cục Đường bộ Việt Nam” theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 của Thông tư số 05/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2023.
[34] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 2 của Thông tư số 05/2024/TT- BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2024.
[35] Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 3 Điều 3 của Thông tư số 36/2020/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2021.
[36] Cụm từ “Tổng cục Đường bộ Việt Nam” được thay thế bằng cụm từ “Cục Đường bộ Việt Nam” theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 của Thông tư số 05/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2023.
[37] Cụm từ “Tổng cục Đường bộ Việt Nam” được thay thế bằng cụm từ “Cục Đường bộ Việt Nam” theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 của Thông tư số 05/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2023.
[38] Cụm từ “Tổng cục Đường bộ Việt Nam” được thay thế bằng cụm từ “Cục Đường bộ Việt Nam” theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 của Thông tư số 05/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2023.
[39] Cụm từ “Tổng cục Đường bộ Việt Nam” được thay thế bằng cụm từ “Cục Đường bộ Việt Nam” theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 của Thông tư số 05/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2023.
[40] Cụm từ “Tổng cục Đường bộ Việt Nam” được thay thế bằng cụm từ “Cục Đường bộ Việt Nam” theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 của Thông tư số 05/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2023.
[41] Cụm từ “Tổng cục Đường bộ Việt Nam” được thay thế bằng cụm từ “Cục Đường bộ Việt Nam” theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 của Thông tư số 05/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2023.
[42] Cụm từ “Tổng cục Đường bộ Việt Nam” được thay thế bằng cụm từ “Cục Đường bộ Việt Nam” theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 của Thông tư số 05/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2023.
[43] Cụm từ “Tổng cục Đường bộ Việt Nam” được thay thế bằng cụm từ “Cục Đường bộ Việt Nam” theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 của Thông tư số 05/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2023.
[44] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 2 của Thông tư số 05/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2024.
[45] Điều 10 của Thông tư số 36/2020/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2021 quy định như sau:
“Điều 10. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 02 năm 2021.
2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.”
Điều 6 của Thông tư số 05/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2024 quy định như sau:
“Điều 6. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2024.
2. Thông tư này bãi bỏ: Phụ lục 24 Thông tư số 38/2019/TT-BGTVT ngày 08 tháng 10 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.
3. Điều khoản chuyển tiếp
a) Đối với các khóa đào tạo đã tuyển sinh trước ngày Thông tư này có hiệu lực, các cơ sở đào tạo tiếp tục tổ chức đào tạo theo quy định tại Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 38/2019/TT-BGTVT, Thông tư số 01/2021/TT-BGTVT, Thông tư số 04/2022/TT-BGTVT, Thông tư số 05/2023/TT-BGTVT);
b) Người vắng, trượt trong các kỳ sát hạch để được cấp lại giấy phép lái xe trước ngày Thông tư này có hiệu lực mà đăng ký sát hạch lái xe sau ngày Thông tư này có hiệu lực thì được xét duyệt và sát hạch theo quy định tại Thông tư này;
c) Người học nâng hạng giấy phép lái xe đã học nội dung kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại khóa đào tạo để được cấp giấy phép lái xe hiện có thì được bảo lưu kết quả (không phải học lại);
d) Trường hợp cơ quan có thẩm quyền không thực hiện được xác thực định danh điện tử của tổ chức hoặc công dân do Hệ thống định danh và xác thực điện tử bị lỗi thì tổ chức, cá nhân xuất trình một trong các giấy tờ còn hiệu lực sau: bản sao giấy đăng ký kinh doanh, bản sao căn cước công dân, bản sao chứng minh nhân dân, bản sao hộ chiếu khi thực hiện các thủ tục hành chính.
4. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải và Sở Giao thông vận tải - Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.”
[46] Điều 24 của Thông tư số 05/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2023 quy định như sau:
“Điều 24. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 6 năm 2023.
2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc các Sở Giao thông vận tải, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.”.
[47] Cụm từ “Tổng cục Đường bộ Việt Nam” được thay thế bằng cụm từ “Cục Đường bộ Việt Nam” theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 của Thông tư số 05/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2023.
[48] Cụm từ “Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam” được thay thế bằng cụm từ “Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam” theo quy định tại khoản 2 Điều 9 của Thông tư số 05/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2023.
[49] Phụ lục này được thay thế theo quy định tại khoản 9 Điều 2 của Thông tư số 05/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2024.
[50] Phụ lục này được thay thế theo quy định tại khoản 9 Điều 2 của Thông tư số 05/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2024.
[51] Phụ lục này được thay thế theo quy định tại khoản 9 Điều 2 của Thông tư số 05/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2024.
[52] Phụ lục này được thay thế theo quy định tại khoản 9 Điều 2 của Thông tư số 05/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2024.
[53] Phụ lục này được thay thế theo quy định tại khoản 9 Điều 2 của Thông tư số 05/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2024.
[54] Phụ lục này được thay thế theo quy định tại khoản 9 Điều 2 của Thông tư số 05/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2024.
[55] Phụ lục này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 11 Điều 2 của Thông tư số 05/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2024.
[56] Phụ lục này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 11 Điều 2 của Thông tư số 05/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2024.
[57] Phụ lục này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 11 Điều 2 của Thông tư số 05/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2024.
[58] Phụ lục này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 11 Điều 2 của Thông tư số 05/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2024.
[59] Phụ lục này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 11 Điều 2 của Thông tư số 05/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2024.
[60] Phụ lục này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 11 Điều 2 của Thông tư số 05/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2024.
[61] Phụ lục này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 11 Điều 2 của Thông tư số 05/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2024.
[62] Phụ lục này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 11 Điều 2 của Thông tư số 05/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2024.
[63] Phụ lục này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 11 Điều 2 của Thông tư số 05/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2024.
[64] Phụ lục này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 11 Điều 2 của Thông tư số 05/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2024.
[65] Phụ lục này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 11 Điều 2 của Thông tư số 05/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2024.
[66] Phụ lục này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 11 Điều 2 của Thông tư số 05/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2024.
[67] Phụ lục này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 11 Điều 2 của Thông tư số 05/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2024.
[68] Phụ lục này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 11 Điều 2 của Thông tư số 05/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2024.
[69] Phụ lục này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 11 Điều 2 của Thông tư số 05/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2024.
[70] Phụ lục này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 12 Điều 2 của Thông tư số 05/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2024.
[71] Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Thông tư số 36/2020/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2021.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.