BỘ TÀI NGUYÊN
VÀ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/VBHN-BTNMT |
Hà Nội, ngày 02 tháng 4 năm 2024 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VIỆC XÂY DỰNG, CẤP THƯ XÁC NHẬN, CẤP THƯ PHÊ DUYỆT DỰ ÁN THEO CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH TRONG KHUÔN KHỔ NGHỊ ĐỊNH THƯ KYOTO
Thông tư số 15/2014/TT-BTNMT ngày 24 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc xây dựng, cấp thư xác nhận, cấp thư phê duyệt dự án theo Cơ chế phát triển sạch trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07 tháng 5 năm 2014, được sửa đổi, bổ sung bởi:
1. Thông tư số 11/2022/TT-BTNMT ngày 20 tháng 10 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi, bổ sung một số điều của một số thông tư liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2022.
2. Thông tư số 19/2023/TT-BTNMT ngày 15 tháng 11 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi và bãi bỏ một số thông tư thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 12 năm 2023.
Căn cứ Luật bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo Cơ chế phát triển sạch;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu[1] và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định việc xây dựng, cấp Thư xác nhận, cấp Thư phê duyệt dự án theo Cơ chế phát triển sạch trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto[2].
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định việc chuẩn bị, trình tự, thủ tục xem xét, xác nhận, phê duyệt các tài liệu dự án đầu tư theo Cơ chế phát triển sạch trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto tại Việt Nam.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xây dựng, cấp Thư xác nhận, cấp Thư phê duyệt và thực hiện dự án theo Cơ chế phát triển sạch trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto tại Việt Nam.
Điều 3. Danh mục từ viết tắt
1. Cơ chế phát triển sạch (CDM).
2. Dự án đầu tư theo CDM (dự án CDM).
3. Chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính được chứng nhận (CER).
4. Tài liệu ý tưởng dự án theo CDM (PIN).
5. Văn kiện thiết kế (DD).
6. Quy mô nhỏ (SSC).
7. Trồng rừng, tái trồng rừng (AR).
8. Thu hồi và lưu giữ các-bon (CCS).
9. Văn kiện thiết kế dự án theo CDM (PDD).
10. Văn kiện thiết kế dự án quy mô nhỏ theo CDM (SSC-PDD).
11. Văn kiện thiết kế dự án trồng rừng hoặc tái trồng rừng (AR-PDD).
12. Văn kiện thiết kế dự án thu hồi và lưu giữ các-bon (CCS-PDD).
13. Văn kiện thiết kế dự án trồng rừng hoặc tái trồng rừng quy mô nhỏ theo CDM (SSC AR-PDD).
14. Chương trình các hoạt động theo CDM (PoA).
15. Hoạt động chương trình (CPA).
16. Văn kiện thiết kế Chương trình các hoạt động theo CDM (PoA-DD).
17. Văn kiện thiết kế Chương trình các hoạt động quy mô nhỏ theo CDM (SSC-PoA-DD).
18. Văn kiện thiết kế Chương trình các hoạt động trồng rừng hoặc tái trồng rừng theo CDM (AR-PoA-DD).
19. Văn kiện thiết kế Chương trình các hoạt động trồng rừng hoặc tái trồng rừng quy mô nhỏ theo CDM (SSC-AR-PoA-DD).
20. Văn kiện thiết kế Hoạt động chương trình theo CDM (CPA-DD).
21. Văn kiện thiết kế Hoạt động chương trình quy mô nhỏ theo CDM (SSC-CPA-DD).
22. Văn kiện thiết kế Hoạt động chương trình trồng rừng hoặc tái trồng rừng theo CDM (AR-CPA-DD).
23. Văn kiện thiết kế Hoạt động chương trình trồng rừng, tái trồng rừng quy mô nhỏ theo CDM (SSC-AR-CPA-DD).
24. Ban Chỉ đạo thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto (Ban Chỉ đạo).
25. Cục Biến đổi khí hậu[3], Bộ Tài nguyên và Môi trường (Cục Biến đổi khí hậu).
26. Ban chấp hành quốc tế về CDM (EB).
27. Tổ chức nghiệp vụ được EB chỉ định (DOE).
28. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng và thực hiện dự án theo Cơ chế phát triển sạch tại Việt Nam (Bên xây dựng dự án).
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thư xác nhận là văn bản được cấp cho các bên xây dựng dự án nộp PIN và xác nhận PIN có thể phát triển, xây dựng thành dự án CDM tại Việt Nam.
2. Thư phê duyệt là văn bản được cấp cho các bên xây dựng dự án nộp PDD, PoA-DD và khẳng định việc thực hiện dự án theo nội dung của PDD, PoA-DD có thể đóng góp vào sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
3. Dự án CDM quy mô nhỏ bao gồm các hoạt động sau:
a) Các hoạt động dự án năng lượng tái tạo có công suất tối đa tương đương tới 15 MW.
b) Các hoạt động dự án nâng cao hiệu quả năng lượng nhằm giảm tiêu thụ năng lượng (cung hoặc cầu) tối đa tương đương tới 60 GW/giờ/năm.
c) Các hoạt động dự án khác giảm phát thải khí nhà kính tối đa tương đương tới 60.000 tấn CO2/năm.
Điều 5. Những lĩnh vực xây dựng, đầu tư dự án CDM
Dự án CDM được xây dựng, đầu tư trong các lĩnh vực sau đây:
1. Sản xuất năng lượng.
2. Chuyển tải năng lượng.
3. Tiêu thụ năng lượng.
4. Nông nghiệp.
5. Xử lý chất thải.
6. Trồng rừng và tái trồng rừng.
7. Công nghiệp hóa chất.
8. Công nghiệp chế tạo.
9. Xây dựng.
10. Giao thông.
11. Khai mỏ hoặc khai khoáng.
12. Sản xuất kim loại.
13. Phát thải từ nhiên liệu (nhiên liệu rắn, dầu và khí).
14. Phát thải từ sản xuất và tiêu thụ Halocarbons và Sulphur hexafluoride.
15. Sử dụng dung môi.
16. Thu hồi và lưu giữ các-bon.
17. Các lĩnh vực khác theo quy định của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và phù hợp với pháp luật Việt Nam.
Điều 6[4]. (được bãi bỏ)
Điều 7[5]. (được bãi bỏ)
Điều 8[6]. (được bãi bỏ)
Điều 9[7]. (được bãi bỏ)
Điều 10[8]. (được bãi bỏ)
Điều 11. Hiệu lực Thư xác nhận, Thư phê duyệt
1. Thư xác nhận PIN có hiệu lực trong thời hạn mười tám (18) tháng kể từ ngày ký.
2. Thư phê duyệt PDD hoặc PoA-DD có hiệu lực trong thời hạn hai mươi tư (24) tháng kể từ ngày ký.
Điều 12[9]. (được bãi bỏ)
Điều 13. Điều chỉnh nội dung Thư phê duyệt
1. Trường hợp có sự thay đổi thành phần bên xây dựng dự án trong nội dung Thư phê duyệt đã được cấp, bên xây dựng dự án phải đề nghị điều chỉnh nội dung Thư phê duyệt.
2. Điều kiện điều chỉnh nội dung Thư phê duyệt:
a) Thư phê duyệt còn hiệu lực ít nhất ba mươi (30) ngày hoặc Thư phê duyệt đã hết hiệu lực nhưng dự án đã được EB đăng ký là dự án CDM;
b) Không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư này.
3. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh nội dung Thư phê duyệt:
a) Đơn đề nghị điều chỉnh nội dung Thư phê duyệt theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 kèm Thông tư này;
b) Thư phê duyệt đã được cấp;
c) Các Báo cáo tình hình thực hiện dự án theo quy định tại khoản 1 Điều 15 của Thông tư này;
d) PDD hoặc PoA-DD sửa đổi bổ sung phù hợp với nội dung xin điều chỉnh và các văn bản có liên quan.
4.[10] Trình tự, thủ tục điều chỉnh nội dung Thư phê duyệt:
a) Bên xây dựng dự án nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Văn phòng Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến;
b) Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc, Cục Biến đổi khí hậu[11] kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Cục Biến đổi khí hậu yêu cầu bên xây dựng dự án bổ sung hồ sơ;
c) Trong thời hạn không quá 08 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ theo quy định, Cục Biến đổi khí hậu thẩm định hồ sơ dự án và xem xét, điều chỉnh nội dung Thư phê duyệt; trường hợp không chấp thuận bên xây dựng dự án được thông báo lý do bằng văn bản;
d) Trong thời hạn tối đa 01 ngày làm việc kể từ khi quyết định việc điều chỉnh nội dung Thư phê duyệt, Văn phòng Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường trả kết quả cho bên xây dựng dự án.
Điều 14. Thu hồi Thư phê duyệt
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện việc thu hồi Thư phê duyệt trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy chứng nhận đầu tư của dự án hết thời hạn hoạt động.
b) Các bên xây dựng dự án có quyết định bằng văn bản chấm dứt hoạt động của dự án CDM.
c) Hoạt động của dự án bị chấm dứt theo quyết định của cơ quan nhà nước quản lý đầu tư hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài do vi phạm pháp luật.
d) Trong thời gian mười hai (12) tháng sau khi được cấp Thư phê duyệt, các bên xây dựng dự án không thực hiện báo cáo định kỳ theo quy định tại khoản 1 Điều 15 của Thông tư này.
2. Trong trường hợp Thư phê duyệt bị thu hồi, các bên xây dựng dự án chỉ được xem xét cấp Thư phê duyệt mới sau một (01) năm, kể từ ngày thu hồi, nếu đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến lý do thu hồi Thư phê duyệt trước đây.
Điều 15. Trách nhiệm báo cáo của các bên xây dựng dự án
1. Các bên xây dựng dự án được cấp Thư phê duyệt phải gửi báo cáo định kỳ 06 tháng một lần về tình hình hoạt động của dự án đến Cục Biến đổi khí hậu[12], Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của dự án của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi triển khai dự án theo mẫu tại Phụ lục 6 kèm Thông tư này. Thời hạn nộp báo cáo chậm nhất là ngày 15 tháng 01 và tháng 7 hàng năm.
2. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc kể từ khi có thay đổi liên quan đến các bên xây dựng dự án hoặc nội dung dự án, các bên xây dựng dự án phải thông báo bằng văn bản cho Biến đổi khí hậu[13] và kèm theo bản sao có chứng thực các văn bản có liên quan.
Điều 16. Quy định chuyển tiếp
1. Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp Thư xác nhận, Thư phê duyệt dự án CDM đã nộp nhưng chưa được cấp Thư xác nhận, Thư phê duyệt trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì tiếp tục thực hiện theo quy định tại Thông tư số 12/2010/TT-BTNMT ngày 26 tháng 7 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Thông tư số 15/2011/TT-BTNMT ngày 28 tháng 4 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Đối với dự án đã được cấp Thư xác nhận hoặc Thư phê duyệt dự án CDM trước ngày Thông tư này có hiệu lực, bên xây dựng dự án tiếp tục thực hiện theo nội dung Thư xác nhận hoặc Thư phê duyệt đã được cấp.
Trường hợp[14] điều chỉnh, thu hồi Thư phê duyệt và báo cáo thực hiện theo quy định tại các Điều[15] 13, 14 và 15 Thông tư này.
Điều 17. Hiệu lực thi hành[16]
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07 tháng 05 năm 2014 và thay thế Thông tư số 12/2010/TT-BTNMT ngày 26 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc xây dựng, cấp Thư xác nhận, cấp Thư phê duyệt dự án theo CDM trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto và Thông tư số 15/2011/TT-BTNMT ngày 28 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi, bổ sung một số điều quy định tại Thông tư số 12/2010/TT-BTNMT ngày 26 tháng 7 năm 2010.
Điều 18. Tổ chức thực hiện
1. Trách nhiệm của Cục Biến đổi khí hậu[17]:
a) Theo dõi, hướng dẫn các bên xây dựng dự án trong quá trình xem xét, cấp Thư xác nhận, Thư phê duyệt theo quy định tại Thông tư này.
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hàng năm lập kế hoạch và tiến hành kiểm tra việc thực hiện các quy định hiện hành trong nước và quốc tế đối với dự án CDM; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị các cấp có thẩm quyền giải quyết, xử lý vi phạm đối với hoạt động thực hiện dự án theo CDM quy định tại Thông tư này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân các cấp và hỗ trợ các bên xây dựng dự án trong quá trình xây dựng và thực hiện dự án CDM theo quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành các quy định tại Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, xử lý./.
|
XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT KT. BỘ TRƯỞNG |
[1] Cụm từ “Cục Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu” được sửa đổi thành cụm từ “Cục Biến đổi khí hậu” theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 1 của Thông tư số 11/2022/TT-BTNMT sửa đổi, bổ sung một số điều của một số thông tư liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2022.
[2] 1. Thông tư số 11/2022/TT-BTNMT ngày 20 tháng 10 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi, bổ sung một số điều của một số thông tư liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Theo đề nghị của Cục Biến đổi khí hậu và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của một số thông tư liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường.”
2. Thông tư số 19/2023/TT-BTNMT ngày 15 tháng 11 năm 2023 sửa đổi và bãi bỏ một số thông tư thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về giá đất;
Căn cứ Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn;
Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 68/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Theo đề nghị của Cục trưởng các Cục: Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất, Kiểm soát ô nhiễm môi trường, Khoáng sản Việt Nam, Quản lý tài nguyên nước, Biến đổi khí hậu; Chánh Văn phòng Bộ; Vụ trưởng các Vụ: Khoa học và Công nghệ, Tổ chức cán bộ và Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư sửa đổi và bãi bỏ một số thông tư thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.”
[3] Cụm từ “Cục Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu” được sửa đổi thành cụm từ “Cục Biến đổi khí hậu” theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 1 của Thông tư số 11/2022/TT-BTNMT sửa đổi, bổ sung một số điều của một số thông tư liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2022.
[4] Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư số 19/2022/TT-BTNMT ngày 15 tháng 11 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định sửa đổi và bãi bỏ một số Thông tư thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 12 năm 2023.
[5] Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư số 19/2022/TT-BTNMT ngày 15 tháng 11 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định sửa đổi và bãi bỏ một số Thông tư thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 12 năm 2023.
[6] Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư số 19/2022/TT-BTNMT ngày 15 tháng 11 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định sửa đổi và bãi bỏ một số Thông tư thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 12 năm 2023.
[7] Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư số 19/2022/TT-BTNMT ngày 15 tháng 11 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định sửa đổi và bãi bỏ một số Thông tư thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 12 năm 2023.
[8] Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư số 19/2022/TT-BTNMT ngày 15 tháng 11 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định sửa đổi và bãi bỏ một số Thông tư thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 12 năm 2023.
[9] Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư số 19/2022/TT-BTNMT ngày 15 tháng 11 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định sửa đổi và bãi bỏ một số Thông tư thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 12 năm 2023.
[10] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 1 của Thông tư số 11/2022/TT-BTNMT sửa đổi, bổ sung một số điều của một số thông tư liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2022.
[11] Cụm từ “Cục Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu” được sửa đổi thành cụm từ “Cục Biến đổi khí hậu” theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 1 của Thông tư số 11/2022/TT-BTNMT sửa đổi, bổ sung một số điều của một số thông tư liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2022.
[12] Cụm từ “Cục Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu” được sửa đổi thành cụm từ “Cục Biến đổi khí hậu” theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 1 của Thông tư số 11/2022/TT-BTNMT sửa đổi, bổ sung một số điều của một số thông tư liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2022.
[13] Cụm từ “Cục Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu” được sửa đổi thành cụm từ “Cục Biến đổi khí hậu” theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 1 của Thông tư số 11/2022/TT-BTNMT sửa đổi, bổ sung một số điều của một số thông tư liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2022.
[14] Cụm từ “Gia hạn” được bãi bỏ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư số 19/2023/TT-BTNMT ngày 15 tháng 11 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định sửa đổi và bãi bỏ một số Thông tư thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 12 năm 2023.
[15] Cụm từ “Điều 12” được bãi bỏ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư số 19/2023/TT-BTNMT ngày 15 tháng 11 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định sửa đổi và bãi bỏ một số Thông tư thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 12 năm 2023.
[16] 1. Điều 2 của Thông tư số 11/2022/TT-BTNMT sửa đổi, bổ sung một số điều của một số thông tư liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2022 quy định như sau:
“Điều 2. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2022.
2. Điều khoản chuyển tiếp
Các yêu cầu điều kiện đầu tư kinh doanh, hồ sơ đã được tiếp nhận đầy đủ, hợp lệ trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì xử lý theo quy định của các Thông tư hiện hành tại thời điểm tiếp nhận.
3. Tổng cục Quản lý đất đai; Tổng cục Khí tượng thủy văn; Cục Quản lý tài nguyên nước; Cục Biến đổi khí hậu và Vụ Pháp chế có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thi hành Thông tư này.
4. Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.”
2. Điều 4 của Thông tư số 19/2023TT-BTNMT sửa đổi và bãi bỏ một số thông tư thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 12 năm 2023 quy định như sau:
“Điều 4. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 12 năm 2023.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.”
[17] Cụm từ “Cục Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu” được sửa đổi thành cụm từ “Cục Biến đổi khí hậu” theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 1 của Thông tư số 11/2022/TT-BTNMT sửa đổi, bổ sung một số điều của một số thông tư liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2022.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.