BỘ CÔNG AN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/VBHN-BCA |
Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 2021 |
QUY ĐỊNH VỀ MẪU, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG GIẤY BẢO VỆ ĐẶC BIỆT CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH VỆ
Thông tư số 14/2018/TT-BCA ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về mẫu, quản lý và sử dụng Giấy bảo vệ đặc biệt của lực lượng Cảnh vệ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2018, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư số 89/2021/TT-BCA ngày 06 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 14/2018/TT-BCA ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về mẫu, quản lý và sử dụng Giấy Bảo vệ đặc biệt của lực lượng Cảnh vệ, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2021.
Căn cứ Luật Cảnh vệ số 13/2017/QH14 ngày 20 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 106/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Theo đề nghị của Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ,
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định về mẫu, quản lý và sử dụng Giấy bảo vệ đặc biệt của lực lượng Cảnh vệ.1
Thông tư này quy định về mẫu Giấy bảo vệ đặc biệt; đối tượng, thẩm quyền, thủ tục cấp, đổi, cấp lại Giấy bảo vệ đặc biệt; giao, thu hồi, quản lý, tiêu hủy Giấy bảo vệ đặc biệt; quyền hạn và trách nhiệm của đối tượng được giao Giấy bảo vệ đặc biệt; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và xử lý vi phạm trong công tác quản lý, sử dụng Giấy bảo vệ đặc biệt.
Điều 2. Nguyên tắc cấp, quản lý và sử dụng Giấy Bảo vệ đặc biệt2
1. Giấy Bảo vệ đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Công an cấp cho các đối tượng theo quy định tại Thông tư này để thực hiện công tác cảnh vệ. Thời hạn sử dụng của Giấy Bảo vệ đặc biệt là 5 năm, kể từ ngày ký.
2. Việc cấp, đổi, cấp lại, giao, thu hồi, tiêu hủy, quản lý và sử dụng Giấy Bảo vệ đặc biệt phải tuân thủ quy định của pháp luật
Điều 3. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Cấp, giao, đổi, cấp lại, thu hồi, tiêu hủy Giấy bảo vệ đặc biệt trái quy định của pháp luật.
2. Lạm dụng, lợi dụng việc được cấp, giao Giấy bảo vệ đặc biệt để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.
3. Làm giả, sửa chữa, tiêu hủy, chiếm đoạt, sử dụng trái phép, mua, bán, cho, tặng, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, cầm cố, nhận cầm cố Giấy bảo vệ đặc biệt.
Điều 4. Hình dáng, kích thước, nội dung, quy cách, ngôn ngữ khác và chất liệu Giấy Bảo vệ đặc biệt của lực lượng Cảnh vệ3
1. Giấy hình chữ nhật, chiều rộng 53,98 mm ± 0,12 mm, chiều dài 85,6 mm ± 0,12 mm, độ dày 0,76 mm ± 0,05 mm.
2. Mặt trước, từ trên xuống dưới: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM; SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM; hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đường kính 21 mm; THỰC HIỆN NGAY YÊU CẦU CẢNH VỆ; IMMEDIATELY PERFORM PROTECTION COMMAND.
3. Mặt sau, bên trái từ trên xuống: Hình Công an hiệu kích thước 15,6mm x 11,6mm; ảnh chân dung của người được cấp kích thước 25mm x 30mm; có giá trị đến.
Bên phải từ trên xuống: GIẤY BẢO VỆ ĐẶC BIỆT; SPECIAL PROTECTION CARD; Số seri; Họ và tên; Ngày sinh; Chức vụ; Đơn vị; Ngày, tháng, năm; BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN; chữ ký của Bộ trưởng; dấu của Bộ Công an; cấp bậc, họ và tên Bộ trưởng.
4. Ảnh chân dung của người được cấp
Ảnh chân dung của người được cấp Giấy Bảo vệ đặc biệt là ảnh màu, phông nền trắng, chụp chính diện, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính; trong mặc áo sơ mi trắng thắt cà vạt, bên ngoài mặc áo comple, tác phong nghiêm túc, lịch sự.
5. Quy cách
a) Nền mặt trước có màu đỏ tươi, in hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; mũi tên bên trong có dòng chữ “Thực hiện ngay yêu cầu cảnh vệ” hướng từ trái qua phải màu vàng đậm;
b) Nền mặt sau được in hoa văn chìm màu vàng nhạt, dưới thông tin cá nhân in hình Công an hiệu chìm được bao quanh bởi hoa văn trống đồng và các họa tiết truyền thống trang trí. Công an hiệu, ảnh cá nhân được in màu trực tiếp trên nền Giấy. Tem bảo an dán niêm phong phần phía góc phải, bên dưới ảnh cá nhân;
c) Màu sắc các nội dung thông tin được in trên Giấy Bảo vệ đặc biệt
Mặt trước: Các dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” phông chữ UTM HelvetIns đậm, cỡ chữ 10.5 màu vàng tươi; “SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM” phông chữ UVN Hong ha đậm, cỡ chữ 7.5 màu vàng tươi; “THỰC HIỆN NGAY YÊU CẦU CẢNH VỆ” phông chữ UTM HelvetIns đậm, cỡ chữ 12.5 màu đỏ tươi; “IMMEDIATELY PERFORM PROTECTION COMMAND” phông chữ UVN Hong ha hep đậm, cỡ chữ 6 màu đỏ tươi.
Mặt sau: Các dòng chữ “GIẤY BẢO VỆ ĐẶC BIỆT” phông chữ HelvetIns đậm, cỡ chữ 11 màu đỏ tươi; “SPECIAL PROTECTION CARD” phông chữ UVN Hong ha đậm, cỡ chữ 6 màu đỏ tươi, gạch chân màu đỏ; “Số seri” phông chữ Arial, cỡ chữ 7.5 màu đỏ tươi; các thông tin cá nhân phông chữ UVN Hong ha đậm, màu xanh tím than; “Ngày, tháng, năm” phông chữ Time new romans nghiêng; “BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN” phông chữ Time new romans in hoa đậm, cỡ chữ 6.5; “Có giá trị đến” phông chữ UVN Hong ha, cỡ chữ 6; họ và tên, chức danh người ký phông chữ Time new romans đậm, cỡ chữ 8, tất cả nội dung trên chữ màu xanh tím than. Chữ ký của Bộ trưởng Bộ Công an mực màu xanh. Dấu của Bộ Công an màu đỏ.
6. Ngôn ngữ khác trên Giấy Bảo vệ đặc biệt là Tiếng Anh, để sĩ quan cảnh vệ sử dụng các quyền đối với người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam.
7. Chất liệu
Giấy Ivory định lượng 400g/m2, ép màng dán Plastic.
8. Ban hành kèm theo Thông tư này mẫu Giấy Bảo vệ đặc biệt.
Điều 5. Đối tượng được cấp Giấy bảo vệ đặc biệt
1. Tư lệnh và các Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ Bộ Công an; Cục trưởng và các Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ an ninh Quân đội Bộ Quốc phòng.
2.4 Chỉ huy các đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Bộ Công an là đối tượng cấp Giấy Bảo vệ đặc biệt, gồm: Phòng Tham mưu; Phòng Bảo vệ các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước; Phòng Bảo vệ sự kiện đặc biệt quan trọng và khách quốc tế; Phòng Kỹ thuật bảo vệ; Phòng Cảnh vệ miền Trung; Phòng Cảnh vệ miền Nam.
3. Chỉ huy đơn vị Cảnh vệ thuộc Cục Bảo vệ an ninh Quân đội Bộ Quốc phòng.
4. Sĩ quan bảo vệ tiếp cận.
5. Sĩ quan thuộc lực lượng Cảnh vệ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ cảnh vệ theo mệnh lệnh của Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Cục trưởng Cục Bảo vệ an ninh Quân đội trong trường hợp đột xuất.
Điều 6. Trường hợp đổi, cấp lại Giấy bảo vệ đặc biệt
1. Giấy bảo vệ đặc biệt bị hư hỏng, rách, nát không sử dụng được thì được đổi.
2. Giấy bảo vệ đặc biệt bị mất thì được cấp lại.
Điều 7. Thẩm quyền cấp, đổi, cấp lại, giao, thu hồi, tiêu hủy Giấy bảo vệ đặc biệt
1. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định cấp, đổi, cấp lại, tiêu hủy Giấy bảo vệ đặc biệt.
2. Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Cục trưởng Cục Bảo vệ an ninh Quân đội quyết định giao, thu hồi Giấy bảo vệ đặc biệt thuộc phạm vi quản lý.
Điều 8. Thủ tục cấp, đổi, cấp lại Giấy bảo vệ đặc biệt
1. Cục Bảo vệ an ninh Quân đội lập danh sách các đối tượng được cấp, đổi, cấp lại Giấy bảo vệ đặc biệt kèm theo Công văn đề nghị gửi Bộ Tư lệnh Cảnh vệ.
2. Bộ Tư lệnh Cảnh vệ tập hợp danh sách các đối tượng được cấp, đổi, cấp lại Giấy bảo vệ đặc biệt thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh vệ và Cục Bảo vệ an ninh Quân đội và trình Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định cấp, đổi, cấp lại Giấy bảo vệ đặc biệt.
Điều 9. Giao Giấy bảo vệ đặc biệt để thực hiện nhiệm vụ cảnh vệ
1. Giấy bảo vệ đặc biệt được giao cho đối tượng quy định tại Điều 5 Thông tư này khi thực hiện nhiệm vụ cảnh vệ.
2. Việc giao Giấy bảo vệ đặc biệt phải được thể hiện bằng văn bản. Khi giao Giấy bảo vệ đặc biệt phải làm thủ tục giao, nhận.
Điều 10. Thu hồi Giấy bảo vệ đặc biệt
1. Giấy bảo vệ đặc biệt được thu hồi trong các trường hợp sau:
a) Đối tượng được giao Giấy bảo vệ đặc biệt thôi thực hiện nhiệm vụ cảnh vệ;
b) Đối tượng được giao Giấy bảo vệ đặc biệt nghỉ hưu, thôi việc, được điều động, bổ nhiệm, luân chuyển, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức hoặc tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật;
c) Đối tượng được giao Giấy bảo vệ đặc biệt chết, mất tích, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
d) Đối tượng được giao Giấy bảo vệ đặc biệt bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử hoặc vi phạm quy định về sử dụng Giấy bảo vệ đặc biệt;
đ) Giấy bảo vệ đặc biệt hết thời hạn sử dụng.
2. Việc thu hồi Giấy bảo vệ đặc biệt phải được thể hiện bằng văn bản, có xác nhận của bên giao, bên nhận.
Điều 11. Quản lý Giấy bảo vệ đặc biệt
1. Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Cục Bảo vệ an ninh Quân đội có trách nhiệm lập sổ theo dõi việc cấp, đổi, cấp lại, giao, thu hồi, tiêu hủy Giấy bảo vệ đặc biệt.
2. Định kỳ hằng tháng, đơn vị quản lý trực tiếp đối tượng được giao Giấy bảo vệ đặc biệt phải kiểm tra việc quản lý, sử dụng Giấy bảo vệ đặc biệt thuộc đơn vị mình và báo cáo kết quả về Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Cục Bảo vệ an ninh Quân đội.
3. Hằng năm, Cục Bảo vệ an ninh Quân đội báo cáo việc quản lý, sử dụng Giấy bảo vệ đặc biệt thuộc phạm vi quản lý, gửi Bộ Tư lệnh Cảnh vệ tập hợp; Bộ Tư lệnh Cảnh vệ có trách nhiệm báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an việc quản lý, sử dụng Giấy bảo vệ đặc biệt của lực lượng Cảnh vệ thuộc Bộ Công an và Bộ Quốc phòng.
Điều 12. Tiêu hủy Giấy bảo vệ đặc biệt
1. Giấy bảo vệ đặc biệt được tiêu hủy trong trường hợp sau:
a) Hết thời hạn sử dụng;
b) Bị rách nát, hư hỏng.
2. Thủ tục tiêu hủy Giấy bảo vệ đặc biệt
a) Cục Bảo vệ an ninh Quân đội tập hợp Giấy bảo vệ đặc biệt thuộc trường hợp tiêu hủy kèm theo Công văn đề nghị gửi Bộ Tư lệnh Cảnh vệ;
b) Bộ Tư lệnh Cảnh vệ có trách nhiệm tập hợp Giấy bảo vệ đặc biệt thuộc trường hợp tiêu hủy của lực lượng Cảnh vệ thuộc Bộ Công an và Bộ Quốc phòng và báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định tiêu hủy;
c) Việc tiêu hủy phải lập thành biên bản.
Điều 13. Trách nhiệm của đối tượng được giao Giấy bảo vệ đặc biệt
1. Chỉ sử dụng Giấy bảo vệ đặc biệt khi thực hiện nhiệm vụ cảnh vệ.
2. Bảo quản và sử dụng Giấy bảo vệ đặc biệt đúng mục đích.
3. Báo cáo ngay thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý trong trường hợp Giấy bảo vệ đặc biệt được giao bị mất, hư hỏng, rách, nát.
Điều 14. Xử lý vi phạm trong công tác quản lý, sử dụng Giấy bảo vệ đặc biệt
Người nào có hành vi vi phạm quy định về cấp, đổi, cấp lại, giao, thu hồi, tiêu hủy, quản lý, bảo quản, sử dụng Giấy bảo vệ đặc biệt thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân5
Khi sĩ quan cảnh vệ xuất trình Giấy Bảo vệ đặc biệt để thực hiện công tác cảnh vệ thì cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh yêu cầu của người đó.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2018 và thay thế Thông tư số 08/2012/TT-BCA ngày 06 tháng 02 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về Giấy bảo vệ đặc biệt.
1. Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Thông tư này.
2. Thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương, Cục trưởng Cục Bảo vệ an ninh Quân đội và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương và các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Công an (qua Bộ Tư lệnh Cảnh vệ) để hướng dẫn thực hiện./.
|
XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT BỘ TRƯỞNG |
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 89/2021/TT-BCA ngày 06 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Công an sửa đổi, bổ sung Thông tư số 14/2018/TT-BCA ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Công an quy định về mẫu, quản lý và sử dụng Giấy Bảo vệ đặc biệt của lực lượng Cảnh vệ)
Mặt trước:
Mặt sau:
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.