BỘ GIAO THÔNG VẬN
TẢI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/VBHN-BGTVT |
Hà Nội, ngày 28 tháng 07 năm 2023 |
Thông tư số 40/2020/TT-BGTVT ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định việc đấu thầu, đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công vận hành khai thác bến phà đường bộ do Bộ Giao thông vận tải quản lý sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên của ngân sách trung ương, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2021 được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư số 06/2023/TT-BGTVT ngày 12 tháng 05 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư liên quan đến quản lý, khai thác, sử dụng, bảo trì và bảo vệ đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2023.
Căn cứ Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên;
Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính và Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định đấu thầu, đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công vận hành khai thác bến phà đường bộ do Bộ Giao thông vận tải quản lý sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên của ngân sách trung ương.[1]
Thông tư này quy định việc đấu thầu, đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công vận hành khai thác bến phà đường bộ do Bộ Giao thông vận tải quản lý sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên của ngân sách trung ương.
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến đấu thầu, đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công vận hành khai thác bến phà đường bộ sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên của ngân sách trung ương (sau đây viết tắt là dịch vụ sự nghiệp công vận hành khai thác bến phà đường bộ).
Điều 3. Nguồn kinh phí thực hiện cung ứng dịch vụ sự nghiệp công vận hành khai thác bến phà đường bộ
1. Nguồn kinh phí ngân sách nhà nước chi thường xuyên trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế đường bộ theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
2. Nguồn phí được để lại chi cho hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí theo pháp luật về phí và lệ phí.
3. Nguồn thu dịch vụ sự nghiệp công theo giá dịch vụ sự nghiệp công do Nhà nước định giá.
4. Nguồn khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
Điều 4. Phương thức cung cấp dịch vụ sự nghiệp công vận hành khai thác bến phà đường bộ
1. Việc cung cấp dịch vụ sự nghiệp công vận hành, khai thác bến phà đường bộ thực hiện theo phương thức lựa chọn nhà thầu quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
2. Việc cung cấp dịch vụ sự nghiệp công vận hành khai thác bến phà đường bộ thực hiện theo phương thức đặt hàng khi đáp ứng được các điều kiện sau:
a) Đặt hàng cho đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc cơ quan quản lý cấp trên để cung cấp dịch vụ vận hành, khai thác bến phà đường bộ khi đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định số 32/2019/NĐ-CP của Chính phủ:
b) Trường hợp không có đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc cơ quan quản lý cấp trên hoặc đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc cơ quan quản lý cấp trên không thể cung cấp được dịch vụ sự nghiệp công vận hành khai thác bến phà đường bộ, thì áp dụng hình thức đặt hàng cho nhà cung cấp dịch vụ sự nghiệp công khác khi đáp ứng các điều kiện tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 32/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
Điều 5. Tổ chức đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công vận hành khai thác bến phà đường bộ
1. Việc tổ chức đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công vận hành khai thác bến phà đường bộ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau:
a) Kế hoạch đấu thầu đã được phê duyệt;
b) Hồ sơ mời thầu đã được phê duyệt;
c) Thông tin về đấu thầu đã được đăng tải theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
d) Nội dung, danh mục sản phẩm, dịch vụ dịch vụ sự nghiệp công vận hành khai thác bến phà đường bộ và giá được duyệt theo quy định;
đ) Hồ sơ đấu thầu phải kèm theo quy trình vận hành, khai thác; yêu cầu chất lượng dịch vụ theo phương án vận hành khai thác; yêu cầu bảo đảm an toàn giao thông đường thủy, đường bộ.
2. Quy định về đấu thầu và các nội dung liên quan đến đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, thực hiện theo quy định của Luật đấu thầu, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có); các pháp luật có liên quan.
Điều 6. Tổ chức đặt hàng dịch vụ sự nghiệp công vận hành khai thác bến phà đường bộ
1. Đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công vận hành khai thác bến phà đường bộ phải tuân thủ theo quy định tại Điều 14 Nghị định 32/2019/NĐ-CP .
2. Hồ sơ đặt hàng phải kèm theo quy trình vận hành, khai thác; yêu cầu chất lượng dịch vụ theo phương án vận hành khai thác; yêu cầu bảo đảm an toàn giao thông đường thủy, đường bộ.
1. Kinh phí đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công vận hành khai thác bến phà đường bộ được điều chỉnh trong các trường hợp sau:
a) Nhà nước thay đổi về cơ chế, chính sách tiền lương;
b) Nhà nước điều chỉnh định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi phí, giá, đơn giá dịch vụ sự nghiệp công, thay đổi số lượng, khối lượng dịch vụ sự nghiệp công đặt hàng;
c) Nguyên nhân bất khả kháng theo quy định của pháp luật ảnh hưởng đến cung cấp dịch vụ sự nghiệp công.
2. Các cơ quan, đơn vị được giao ký hợp đồng đặt hàng, quyết định đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công thực hiện điều chỉnh kinh phí đặt hàng dịch vụ sau khi có sự chấp thuận bằng văn bản của Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam[2].
3. Việc điều chỉnh hợp đồng đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công vận hành khai thác bến phà đường bộ thực hiện theo quy định của hợp đồng và pháp luật về đấu thầu, pháp luật về hợp đồng xây dựng.
1. Các cơ quan, đơn vị được giao quản lý sử dụng vốn để đặt hàng, lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực đường bộ chịu trách nhiệm giám sát, nghiệm thu, thanh toán, quyết toán dịch vụ sự nghiệp công vận hành khai thác bến phà đường bộ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện của mình.
2. Các đơn vị sự nghiệp công lập, nhà cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, nhà thầu thực hiện dịch vụ sự nghiệp công chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện, chất lượng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo quy định của pháp luật.
1. Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam[3]:
a) Thực hiện trách nhiệm của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đấu thầu và quy định tại Thông tư này;
b) Quyết định và chịu trách nhiệm về việc áp dụng phương thức đấu thầu, đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công vận hành khai thác bến phà đường bộ.
2. Giám đốc các Khu Quản lý đường bộ[4], Thủ trưởng các cơ quan được giao quản lý, bảo trì quốc lộ có trách nhiệm:
a) Xây dựng phương án đặt hàng, kế hoạch lựa chọn nhà thầu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Tổ chức đấu thầu, đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo quy định của Nghị định số 32/2019/NĐ-CP , quy định của pháp luật về đấu thầu và các quy định tại Thông tư này.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2021. Bãi bỏ Thông tư số 31/2014/TT-BGTVT ngày 05 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn đấu thầu, đặt hàng sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích quản lý, bảo trì công trình đường bộ sử dụng Quỹ bảo trì đường bộ Trung ương và Thông tư số 38/2017/TT-BGTVT ngày 01 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 31/2014/TT-BGTVT ngày 08 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn đấu thầu, đặt hàng sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích quản lý, bảo trì công trình đường bộ sử dụng Quỹ bảo trì đường bộ Trung ương.
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam[6], Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
|
XÁC THỰC VĂN BẢN
HỢP NHẤT |
[1] Thông tư số 06/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư liên quan đến quản lý, khai thác, sử dụng, bảo trì và bảo vệ đường bộ, có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 56/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ kết cấu hạ tầng giao thông và Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến quản lý, khai thác, sử dụng, bảo trì và bảo vệ đường bộ.”
[2] Cụm từ “Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam” được thay thế bởi cụm từ “Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam” theo quy định tại khoản 1, Điều 18 của Thông tư số 06/2023/TT-BGTVT ngày 12 tháng 05 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư liên quan đến quản lý, khai thác, sử dụng, bảo trì và bảo vệ đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2023.
[3] Cụm từ “Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam” được thay thế bởi cụm từ “Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam” theo quy định tại khoản 1, Điều 18 của Thông tư số 06/2023/TT-BGTVT ngày 12 tháng 05 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư liên quan đến quản lý, khai thác, sử dụng, bảo trì và bảo vệ đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2023.
[4] Cụm từ “Cục trưởng Cục Quản lý đường bộ” được thay thế bởi cụm từ “Giám đốc Khu Quản lý đường bộ” theo quy định tại khoản 2, Điều 18 của Thông tư số 06/2023/TT-BGTVT ngày 12 tháng 05 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư liên quan đến quản lý, khai thác, sử dụng, bảo trì và bảo vệ đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2023.
[5] Điều 20 của của Thông tư số 06/2023/TT-BGTVT ngày 12 tháng 05 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư liên quan đến quản lý, khai thác, sử dụng, bảo trì và bảo vệ đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2023 quy định như sau:
“Điều 20. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2023.
2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường Cao tốc Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Giám đốc Sở Giao thông vận tải
- Xây dựng các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./."
[6] Cụm từ “Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam” được thay thế bởi cụm từ “Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam” theo quy định tại khoản 1, Điều 18 của Thông tư số 06/2023/TT-BGTVT ngày 12 tháng 05 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư liên quan đến quản lý, khai thác, sử dụng, bảo trì và bảo vệ đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2023.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.