BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/VBHN-BNNPTNT |
Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2023 |
HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT CHĂN NUÔI VỀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI
Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư số 31/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 02 năm 2023.
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19 tháng 11 năm 2018;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Chăn nuôi,
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi.[1]
Thông tư này hướng dẫn một số nội dung quy định tại khoản 4 Điều 37, khoản 2 Điều 46, điểm d khoản 2 Điều 48, điểm c khoản 2 Điều 79 của Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi, bao gồm:
1. Chỉ tiêu chất lượng thức ăn chăn nuôi bắt buộc phải công bố trong tiêu chuẩn công bố áp dụng;
2. Ghi nhãn thức ăn chăn nuôi;
3. Báo cáo tình hình sản xuất thức ăn chăn nuôi;
4. Danh mục hóa chất, sản phẩm sinh học, vi sinh vật cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi; Danh mục nguyên liệu được phép sử dụng làm thức ăn chăn nuôi.
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến thức ăn chăn nuôi trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều 3. Chỉ tiêu chất lượng thức ăn chăn nuôi bắt buộc phải công bố trong tiêu chuẩn công bố áp dụng
Chỉ tiêu chất lượng thức ăn chăn nuôi bắt buộc phải công bố trong tiêu chuẩn công bố áp dụng được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 4. Ghi nhãn thức ăn chăn nuôi
1. Nội dung thể hiện trên nhãn thức ăn chăn nuôi được quy định lại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Thức ăn chăn nuôi là hàng rời khi lưu thông phải có tài liệu kèm theo được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này, trừ trường hợp thức ăn chăn nuôi truyền thống chưa qua chế biến và bán trực tiếp cho người chăn nuôi.
3. Thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng, thức ăn chăn nuôi tiêu thụ nội bộ có bao bì khi lưu thông không phải ghi nhãn theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng phải có dấu hiệu trên bao bì để nhận biết, tránh nhầm lẫn và có tài liệu kèm theo được quy định tại phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
4.[2] Thức ăn chăn nuôi có chứa thuốc thú y để phòng, trị bệnh cho vật nuôi
a) Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gia súc, gia cầm và thức ăn tinh cho gia súc ăn cỏ chứa thuốc thú y có thành phần kháng sinh để phòng, trị bệnh cho vật nuôi phải ghi đủ các thông tin: Tên và hàm lượng kháng sinh, mục đích sử dụng kháng sinh, hướng dẫn sử dụng, thời gian ngừng sử dụng, tên và địa chỉ trang trại hoặc cơ sở chăn nuôi (đối với trường hợp điều trị, điều trị dự phòng) trên nhãn sản phẩm hoặc tài liệu kèm theo khi lưu hành phù hợp với nội dung ghi trong đơn thuốc của người kê đơn thuốc thú y theo quy định của pháp luật về chăn nuôi, thú y;
b) Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gia súc, gia cầm và thức ăn tinh cho gia súc ăn cỏ chứa thuốc thú y không phải kê đơn theo quy định về thú y để phòng, trị bệnh cho vật nuôi phải ghi đủ các thông tin: Tên và hàm lượng hoạt chất có tác dụng phòng, trị bệnh; mục đích sử dụng; hướng dẫn sử dụng; thời gian ngừng sử dụng trên nhãn sản phẩm hoặc tài liệu kèm theo khi lưu hành phù hợp với hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất thuốc thú y và pháp luật về quản lý thuốc thú y.
5.[3] Thức ăn chăn nuôi đã công bố hợp quy trước khi lưu thông trên thị trường phải thể hiện dấu hợp quy như sau:
a) Thức ăn chăn nuôi thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này: Dấu hợp quy được thể hiện trong tài liệu kèm theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Thức ăn chăn nuôi không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản này: Dấu hợp quy được thể hiện trên nhãn hoặc bao bì của sản phẩm hoặc trong tài liệu kỹ thuật kèm theo lô hàng khi lưu hành. Tài liệu kỹ thuật bao gồm các thông tin tối thiểu: Tên cơ sở chịu trách nhiệm về hàng hóa, địa chỉ sản xuất bảo đảm truy xuất được nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm; tên sản phẩm; số tiêu chuẩn công bố áp dụng.
Điều 5. Báo cáo tình hình sản xuất và kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi[4]
1. Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng báo cáo tình hình sản xuất thức ăn chăn nuôi theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này gửi về Cục Chăn nuôi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn qua Hệ thống cơ sở dữ liệu ngành chăn nuôi của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc dịch vụ bưu chính hoặc fax hoặc thư điện tử hoặc gửi trực tiếp định kỳ hằng tháng trước ngày 07 của tháng tiếp theo kỳ báo cáo; báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng thức ăn chăn nuôi theo mẫu quy định tại Phụ lục IVa ban hành kèm theo Thông tư này gửi về Cục Chăn nuôi, Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn qua Hệ thống cơ sở dữ liệu ngành chăn nuôi của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc trục liên thông văn bản quốc gia hoặc dịch vụ bưu chính hoặc fax hoặc thư điện tử hoặc gửi trực tiếp định kỳ hằng quý trước ngày 07 của tháng tiếp theo kỳ báo cáo; báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Cục Chăn nuôi chủ trì, phối hợp với Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng thức ăn chăn nuôi trên phạm vi cả nước.
1. Danh mục hóa chất, sản phẩm sinh học, vi sinh vật cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi được quy định lại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Danh mục nguyên liệu được phép sử dụng làm thức ăn chăn nuôi được quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Cục Chăn nuôi có trách nhiệm:
a) Tổng hợp, trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, cập nhật Danh mục quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này định kỳ hằng năm;
b) Cập nhật, công bố sản phẩm thức ăn truyền thống, nguyên liệu đơn thương mại trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Sản phẩm thức ăn truyền thống chưa được công bố theo quy định tại điểm này được sản xuất nhằm mục đích mua bán, trao đổi trong phạm vi chăn nuôi nông hộ, hộ gia đình, hộ kinh doanh.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 01 năm 2020.
2. Thông tư này thay thế các văn bản sau:
a) Thông tư số 28/2014/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành danh mục hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam;
b) Thông tư số 42/2015/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục bổ sung hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại việt Nam;
c) Thông tư số 01/2017/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ sung danh mục hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại việt Nam;
d) Thông tư số 02/2019/TT-BNNPTNT ngày 11 tháng 02 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo tập quán và nguyên liệu đơn được phép lưu hành tại việt Nam.
1. Nhãn sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo quy định tại Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Nghị định số 39/2017/NĐ- CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản đã in trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021.
2. Thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam theo quy định tại Nghị định số 39/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành mà trong thành phần có nguyên liệu chưa được công bố theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 6 Thông tư này được tiếp tục lưu hành đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị cơ quan, tổ chức cá nhân phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét sửa đổi, bổ sung./.
|
XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT KT. BỘ TRƯỞNG |
CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI BẮT BUỘC PHẢI CÔNG
BỐ TRONG TIÊU CHUẨN CÔNG BỐ ÁP DỤNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 11 năm 2019
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc
TT |
Chỉ tiêu |
Đơn vị tính |
Hình thức công bố |
1 |
Chỉ tiêu cảm quan: Dạng, màu sắc |
- |
Mô tả |
2 |
Độ ẩm |
% |
Không lớn hơn |
3 |
Protein thô |
% |
Không nhỏ hơn |
4 |
Năng lượng trao đổi (ME) |
Kcal/kg |
Không nhỏ hơn |
5 |
Xơ thô |
% |
Không lớn hơn |
6 |
Canxi |
% |
Trong khoảng |
7 |
Phốt pho tổng số |
% |
Trong khoảng |
8 |
Lysine tổng số |
% |
Không nhỏ hơn |
9 |
Methionine + Cystine tổng số* |
% |
Không nhỏ hơn |
10 |
Threonine tổng số |
% |
Không nhỏ hơn |
11 |
Khoáng tổng số |
% |
Không lớn hơn |
12 |
Cát sạn (khoáng không tan trong axit clohydric) |
% |
Không lớn hơn |
13 |
[6] (được bãi bỏ) |
- |
Không có |
* Không bắt buộc thử nghiệm chỉ tiêu Năng lượng trao đổi (ME) trong công tác quản lý nhà nước;
* Bao gồm các chất thay thế Methionine.[7]
2. Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho động vật cảnh*
TT |
Chỉ tiêu |
Đơn vị tính |
Hình thức công bố |
1 |
Chỉ tiêu cảm quan: Dạng, màu sắc |
- |
Mô tả |
2 |
Độ ẩm |
% |
Không lớn hơn |
3 |
Protein thô |
% |
Không nhỏ hơn |
4 |
Béo thô |
% |
Không nhỏ hơn |
5 |
Xơ thô |
% |
Không lớn hơn |
6 |
Khoáng tổng số |
% |
Không lớn hơn |
* Động vật cảnh là động vật nuôi không vì mục đích làm thực phẩm cho người
3. Thức ăn bổ sung dạng hỗn hợp
TT |
Chỉ tiêu |
Đơn vị tính |
Hình thức công bố |
1 |
Chỉ tiêu cảm quan: Dạng, màu sắc |
- |
Mô tả |
2 |
Độ ẩm hoặc hàm lượng nước |
% |
Không lớn hơn |
3 |
Chỉ tiêu chất lượng*[8] |
Khối lượng/khối lượng hoặc khối lượng/thể tích |
Không nhỏ hơn hoặc không lớn hơn hoặc trong khoảng |
4 |
Nguyên tố khoáng đơn (nếu có) |
Khối lượng/khối lượng hoặc khối lượng/thể tích |
Trong khoảng |
6 |
Cát sạn (khoáng không tan trong axit clohydric)** |
% |
Không lớn hơn |
- Không áp dụng chỉ tiêu độ ẩm hoặc hàm lượng nước đối với sản phẩm dạng lỏng;
- *Tuỳ theo sản phẩm để lựa chọn chỉ tiêu, hình thức công bố phù hợp (Ví dụ: Hình thức công bố là không nhỏ hơn đối với chỉ tiêu vitamin, axit amin);
- **Không áp dụng đối với sản phẩm dạng lỏng.[9]
4. Thức ăn truyền thống, nguyên liệu đơn
TT |
Chỉ tiêu |
Đơn vị tính |
Hình thức công bố |
1 |
Chỉ tiêu cảm quan: Dạng, màu sắc |
- |
Mô tả |
2 |
Độ ẩm hoặc hàm lượng nước |
% |
Không lớn hơn |
3 |
Chỉ tiêu chất lượng*[10] |
Khối lượng/khối lượng Hoặc khối lượng/thể tích |
Không nhỏ hơn hoặc không lớn hơn hoặc trong khoảng |
4 |
Cát sạn (khoáng không tan trong axit clohydric)** |
% |
Không lớn hơn |
“- Nguyên liệu đơn có hoặc không có chất kỹ thuật (không phải là chất mang) bắt buộc thêm vào trong quá trình sản xuất, hoàn thiện sản phẩm để duy trì đặc tính kỹ thuật của nguyên liệu đơn và không làm thay đổi bản chất của nguyên liệu đơn; tên và hàm lượng chất kỹ thuật phải được công bố tại mục thành phần nguyên liệu trong bản tiêu chuẩn công bố áp dụng và nhãn sản phẩm;
- Không áp dụng chỉ tiêu độ ẩm hoặc hàm lượng nước đối với sản phẩm dạng lỏng;
- *Tuỳ theo sản phẩm để lựa chọn chỉ tiêu, hình thức công bố phù hợp (Ví dụ: Hình thức công bố là không nhỏ hơn đối với chỉ tiêu vitamin, axit amin);
- **Không áp dụng đối với sản phẩm dạng lỏng.[11]
5. Tiêu chuẩn công bố áp dụng gồm những nội dung sau:
a) Tên, địa chỉ, số điện thoại của tổ chức, cá nhân công bố tiêu chuẩn;
b) Tên của sản phẩm, tên thương mại (nếu có);
c) Số tiêu chuẩn công bố áp dụng;
d) Phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn;
đ) Tài liệu viện dẫn (phương pháp lấy mẫu, phương pháp thử các chỉ tiêu chất lượng và chỉ tiêu an toàn của thức ăn chăn nuôi).
e)[12] Chỉ tiêu chất lượng
Chỉ tiêu chất lượng bao gồm chất chính và các chất khác.
Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gia súc, gia cầm; thức ăn tinh cho gia súc ăn cỏ chứa thuốc thú y có thành phần kháng sinh; hoạt chất phòng, trị bệnh cho vật nuôi không phải kê đơn theo quy định của pháp luật về thú y, không bắt buộc phải công bố thông tin kháng sinh; thông tin hoạt chất của thuốc thú y trong bảng chỉ tiêu chất lượng của tiêu chuẩn công bố áp dụng nhưng bắt buộc phải ghi trên nhãn hoặc tài liệu kỹ thuật kèm theo khi lưu hành theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư này.
Thức ăn chăn nuôi sản xuất trong nước có chỉ tiêu chất lượng chưa có phương pháp thử nghiệm được chỉ định hoặc thừa nhận thì không phải công bố hàm lượng chỉ tiêu đó trong bảng chỉ tiêu chất lượng của tiêu chuẩn công bố áp dụng và nhãn sản phẩm nhưng phải ghi thành phần định lượng nguyên liệu chứa chỉ tiêu đó.
g) Chỉ tiêu an toàn
h) Thành phần nguyên liệu
i) Hướng dẫn sử dụng
k) Hạn sử dụng
Không bắt buộc phải ghi cụ thể hạn sử dụng của sản phẩm trong tiêu chuẩn công bố áp dụng khi công bố thông tin sản phẩm trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhưng bắt buộc phải ghi hạn sử dụng trong quá trình sản xuất, lưu thông sản phẩm.
l) Hướng dẫn bảo quản
m) Thời gian công bố tiêu chuẩn
n) Xác nhận của đơn vị công bố tiêu chuẩn
NỘI DUNG THỂ HIỆN TRÊN NHÃN SẢN PHẨM THỨC ĂN CHĂN NUÔI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 11 năm
2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc
TÊN CỦA SẢN PHẨM (Ví dụ: Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gà thịt từ 21 đến 42 ngày tuổi) TÊN THƯƠNG MẠI (nếu có) Định lượng: Số tiêu chuẩn công bố: Ngày sản xuất: Hạn sử dụng*: Hướng dẫn bảo quản: Tên, địa chỉ, số điện thoại của tổ chức, cá nhân đăng ký (Đảm bảo truy xuất được nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm). |
THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG HOẶC CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG Độ ẩm (%) max: Protein thô (%) min: ME (Kcal/kg) min: Xơ thô (%) max: Ca (%) min-max: P tổng số (%) min-max: Lysine tổng số (%) min: Methionine + Cystine tổng số (%) min **: Thông tin kháng sinh; hoạt chất phòng, trị bệnh*** (nếu sử dụng):[13] Những điều cần lưu ý (nếu có): NGUYÊN LIỆU (Ghi tên các loại nguyên liệu chính sử dụng để phối chế sản phẩm) HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG |
- Ngoài các nội dung bắt buộc nêu trên, cơ sở có thể ghi thêm các nội dung khác (ví dụ: Lô sản xuất, biểu tượng, mã số của sản phẩm, hình vẽ, quảng cáo…), nhưng không được trái với quy định về ghi nhãn hàng hóa.
- Đối với thức ăn chăn nuôi chỉ nhằm mục đích xuất khẩu, việc ghi nhãn được thực hiện theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
- Đối với thức ăn chăn nuôi nhập khẩu: nhãn gốc theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa, nhãn phụ theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa và Thông tư này.[14]
*Không bắt buộc phải ghi cụ thể hạn sử dụng trên mẫu nhãn khi công bố thông tin sản phẩm trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhưng bắt buộc phải ghi trong quá trình sản xuất, lưu thông sản phẩm.
** Bao gồm các chất thay thế Methionine.
*** Không bắt buộc phải ghi trên mẫu nhãn khi công bố thông tin sản phẩm trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhưng bắt buộc phải ghi theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư này trong quá trình sản xuất, lưu thông sản phẩm.
2. Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho động vật cảnh
TÊN CỦA SẢN PHẨM TÊN THƯƠNG MẠI (nếu có) Định lượng: Số tiêu chuẩn công bố: Ngày sản xuất: Hạn sử dụng*: Hướng dẫn bảo quản: Tên, địa chỉ, số điện thoại của tổ chức, cá nhân đăng ký (Đảm bảo truy xuất được nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm). |
THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG HOẶC CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG Độ ẩm (%) max: Protein thô (%) min: Béo thô (%) min: Xơ thô (%) max: Khoáng tổng số (%) max: Thông tin kháng sinh; hoạt chất phòng, trị bệnh[15]**(nếu sử dụng): Những điều cần lưu ý (nếu có): NGUYÊN LIỆU (Ghi tên các loại nguyên liệu chính sử dụng để phối chế sản phẩm) HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG |
- Ngoài các nội dung bắt buộc nêu trên, tổ chức, cá nhân có thể ghi thêm các nội dung khác (ví dụ: Lô sản xuất, biểu tượng, mã số của sản phẩm, hình vẽ, quảng cáo…), nhưng không được trái với quy định về ghi nhãn hàng hóa.
- Đối với thức ăn chăn nuôi chỉ nhằm mục đích xuất khẩu, việc ghi nhãn được thực hiện theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
- Đối với thức ăn chăn nuôi nhập khẩu: nhãn gốc theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa, nhãn phụ theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa và Thông tư này.[16]
*Không bắt buộc phải ghi cụ thể hạn sử dụng trên mẫu nhãn khi công bố thông tin sản phẩm trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhưng bắt buộc phải ghi trong quá trình sản xuất, lưu thông sản phẩm.
** Không bắt buộc phải ghi trên mẫu nhãn khi công bố thông tin sản phẩm trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhưng bắt buộc phải ghi theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư này trong quá trình sản xuất, lưu thông sản phẩm.
3. Thức ăn bổ sung, thức ăn truyền thống
TÊN CỦA SẢN PHẨM TÊN THƯƠNG MẠI (nếu có) Định lượng: Số tiêu chuẩn công bố: Ngày sản xuất: Hạn sử dụng*: Hướng dẫn bảo quản: Tên, địa chỉ, số điện thoại của tổ chức, cá nhân đăng ký (Đảm bảo truy xuất được nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm). |
THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG** HOẶC CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG 1. Chất chính … 2. Chất khác…..
Những điều cần lưu ý (nếu có)
NGUYÊN LIỆU (Ghi tên các loại nguyên liệu của sản phẩm) HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG |
- Ngoài các nội dung bắt buộc nêu trên, tổ chức, cá nhân có thể ghi thêm các nội dung khác (ví dụ: Công dụng, lô sản xuất, biểu tượng, mã số của sản phẩm, hình vẽ, quảng cáo…), nhưng không được trái với quy định về ghi nhãn hàng hóa.
- Đối với thức ăn chăn nuôi chỉ nhằm mục đích xuất khẩu, việc ghi nhãn được thực hiện theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
- Đối với thức ăn chăn nuôi nhập khẩu: nhãn gốc theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa, nhãn phụ theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa và Thông tư này.[17]
- Nguyên liệu thức ăn truyền thống, nguyên liệu đơn được sử dụng làm thực phẩm tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm nếu đã được ghi nhãn theo quy định của pháp luật về thực phẩm thì không bắt buộc phải ghi nhãn theo quy định của Thông tư này.
*Không bắt buộc phải ghi cụ thể hạn sử dụng trên mẫu nhãn khi công bố thông tin sản phẩm trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhưng bắt buộc phải ghi trong quá trình sản xuất, lưu thông sản phẩm.
**Chất chính, chất khác bắt buộc phải công bố hàm lượng theo tiêu chuẩn công bố áp dụng. Trường hợp không ghi rõ các chất chính thì các chỉ tiêu chất lượng công bố trên nhãn được coi là chất chính.
4. Trường hợp thức ăn chăn nuôi có chỉ tiêu chất lượng chưa có phương pháp thử được chỉ định hoặc thừa nhận
Thức ăn chăn nuôi sản xuất trong nước có chứa hoạt chất chưa có phòng thử nghiệm được chỉ định hoặc chưa có phòng thử nghiệm được thừa nhận thực hiện thử nghiệm thì không phải công bố hàm lượng hoạt chất đó trên nhãn hoặc tài liệu kèm theo nhưng phải ghi thành phần định lượng nguyên liệu chứa hoạt chất và tên hoạt chất.
NỘI DUNG THỂ HIỆN TRONG TÀI LIỆU KÈM THEO THỨC ĂN CHĂN
NUÔI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 11 năm
2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Tên cơ sở sản xuất
2. Địa chỉ sản xuất
3. Tên của sản phẩm, tên thương mại (nếu có)
4. Số tiêu chuẩn công bố áp dụng
5. Chỉ tiêu chất lượng
6. Thông tin kháng sinh; hoạt chất phòng, trị bệnh[18] (nếu sử dụng) theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư này
7. Thành phần nguyên liệu
8. Ngày sản xuất
9. Hạn sử dụng hoặc ngày hết hạn
10. Định lượng
11. Hướng dẫn sử dụng (nếu có)
12. Hướng dẫn bảo quản (nếu có)
PHỤ LỤC IV[19]
MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 31/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm
2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
(Tên đơn vị):........................ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ........................................ |
………………, ngày……..tháng ……. năm ……. |
Kính gửi: Cục Chăn nuôi/Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Tên đơn vị báo cáo:.......................................................................................
Địa chỉ trụ sở chính:……………………Địa chỉ sản xuất:………………..
Điện thoại: …………………Fax: …………………Email: ........................
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi số: ...........
Cơ quan cấp: .................................................................................................
Báo cáo kết quả sản xuất của tháng ………..như sau:
I. Sản lượng và giá thức ăn chăn nuôi
1. Đối với cơ sở sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn đậm đặc
a) Tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi (bao gồm thức ăn chăn nuôi có và không có kháng sinh)
TT |
Nhóm thức ăn chăn nuôi |
Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (tấn) |
Thức ăn đậm đặc (tấn) |
||
Thương mại** |
Tiêu thụ nội bộ |
Thương mại** |
Tiêu thụ nội bộ |
||
I |
Thức ăn cho lợn |
|
|
|
|
1 |
Lợn con, lợn thịt |
|
|
|
|
2 |
Lợn hậu bị, lợn nái, lợn đực giống |
|
|
|
|
II |
Thức ăn cho gia cầm |
|
|
|
|
1 |
Gà |
|
|
|
|
1.1 |
Gà thịt |
|
|
|
|
1.2 |
Gà đẻ trứng |
|
|
|
|
1.3 |
Gà đẻ hậu bị* |
|
|
|
|
2 |
Ngan, vịt |
|
|
|
|
2.1 |
Ngan, vịt thịt |
|
|
|
|
2.2 |
Ngan, vịt đẻ trứng |
|
|
|
|
2.3 |
Ngan, vịt đẻ hậu bị* |
|
|
|
|
3 |
Chim cút |
|
|
|
|
4 |
Gia cầm khác (đà điểu, bồ câu,..) |
|
|
|
|
III |
Thức ăn cho trâu, bò |
|
|
|
|
1 |
Trâu, bò thịt |
|
|
|
|
2 |
Bò sữa |
|
|
|
|
IV |
Thức ăn cho động vật cảnh (chó, mèo,..) |
|
|
|
|
V |
Thức ăn cho vật nuôi khác (ngựa, dê, cừu, thỏ,…) |
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
|
*Gia cầm hậu bị được tính từ 1 ngày tuổi đến đẻ quả trứng đầu tiên
**Bao gồm thức ăn thương mại, đặt hàng, gia công.
b) Sản lượng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh
TT |
Nhóm thức ăn chăn nuôi |
Sản lượng (tấn) |
1 |
Thức ăn cho lợn |
|
2 |
Thức ăn cho gia cầm |
|
3 |
Thức ăn cho trâu, bò |
|
4 |
Thức ăn cho động vật cảnh |
|
5 |
Thức ăn cho vật nuôi khác |
|
c) Giá mua nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (giá bình quân tại nhà máy)
TT |
Tên nguyên liệu |
Giá (đồng/kg) |
1 |
Ngô hạt |
|
2 |
Khô dầu đậu tương |
|
3 |
Lúa mì |
|
4 |
Cám mì |
|
5 |
Cám gạo chiết ly |
|
6 |
Cám gạo nguyên dầu |
|
7 |
Sắn lát |
|
8 |
DDGS (bã ngô) |
|
9 |
Bột thịt xương |
|
10 |
Bột gia cầm |
|
11 |
Bột cá |
|
12 |
Mỡ cá |
|
13 |
Methionine |
|
14 |
Lysine HCl |
|
15 |
Tryptophan |
|
d) Giá bán thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (giá bình quân tại nhà máy)
TT |
Loại thức ăn chăn nuôi |
Giá (đồng/kg) |
1 |
Thức ăn cho lợn thịt giai đoạn xuất bán |
|
2 |
Thức ăn cho lợn nái nuôi con |
|
3 |
Thức ăn cho gà thịt giai đoạn xuất bán |
|
4 |
Thức ăn cho gà đẻ trứng |
|
5 |
Thức ăn cho gà đẻ hậu bị |
|
6 |
Thức ăn cho vịt, ngan thịt giai đoạn xuất bán |
|
7 |
Thức ăn cho vịt, ngan đẻ trứng |
|
8 |
Thức ăn cho vịt, ngan đẻ hậu bị |
|
9 |
Thức ăn cho chim cút |
|
10 |
Thức ăn cho bò thịt |
|
11 |
Thức ăn cho bò sữa |
|
2. Đối với cơ sở sản xuất thức ăn bổ sung
TT |
Loại thức ăn chăn nuôi |
Sản lượng (tấn) |
I |
Thức ăn bổ sung dạng hỗn hợp |
|
1 |
Premix |
|
2 |
Thức ăn bổ sung dạng hỗn hợp khác |
|
II |
Thức ăn bổ sung dạng đơn |
|
1 |
DCP (Di canxi phốt phát) |
|
2 |
MCP (Mono canxi phốt phát) |
|
3 |
Đồng sulfate hoặc nguyên liệu khoáng đơn khác |
|
4 |
Vi sinh vật (Probiotics) |
|
5 |
Loại khác |
|
3. Đối với cơ sở sản xuất thức ăn truyền thống
TT |
Loại thức ăn chăn nuôi |
Sản lượng (tấn) |
1 |
Cám gạo |
|
2 |
Tấm gạo |
|
3 |
Bột mì |
|
4 |
Cám mì |
|
5 |
Khô dầu đậu tương (lên men và không lên men) |
|
6 |
Vỏ đậu tương |
|
7 |
Bã sắn và sản phẩm từ sắn |
|
8 |
Bột cá |
|
9 |
Mỡ cá |
|
10 |
Dịch tôm (từ đầu, vỏ,.. tôm) |
|
11 |
Bột đá (CaCO3) |
|
12 |
Thức ăn truyền thống khác có nguồn gốc động vật |
|
13 |
Thức ăn truyền thống khác có nguồn gốc thực vật |
|
14 |
Thức ăn truyền thống khác |
|
II. Danh sách các đơn vị thuê gia công tại đơn vị
TT |
Tên đơn vị thuê gia công |
Địa chỉ |
Loại thức ăn chăn nuôi* |
Sản lượng (tấn) |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
*Chỉ cần liệt kê một trong những loại thức ăn: Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung, thức ăn truyền thống
|
Đại
diện công ty |
PHỤ LỤC IVA[20]
MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ THANH TRA, KIỂM TRA, GIÁM SÁT CHẤT
LƯỢNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 31/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
(Tên đơn vị):........................ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ........................................ |
………………, ngày……..tháng ……. năm ……. |
Kính gửi: Cục Chăn nuôi/Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Tên tên vị báo cáo: ........................................................................................
Địa chỉ: ..........................................................................................................
Điện thoại: …………………Fax: …………………Email: ........................
Kết quả thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát của Quý …….. như sau:
TT |
Nội dung |
Số lượng |
Số lượng phải xử lý vi phạm hành chính* |
Số tiền phạt (đồng) |
Liệt kê các lỗi vi phạm** |
I |
Số lượng cuộc thanh tra, kiểm tra, giám sát trong kỳ báo cáo |
|
|
|
|
II |
Số cơ sở thanh tra, kiểm tra, giám sát trong kỳ báo cáo |
|
|
|
|
1 |
Số cơ sở sản xuất |
|
|
|
|
2 |
Số cơ sở mua bán |
|
|
|
|
3 |
Số cơ sở nhập khẩu |
|
|
|
|
4 |
Số cơ sở chăn nuôi |
|
|
|
|
III |
Số lượng mẫu thanh tra, kiểm tra, giám sát trong kỳ báo cáo |
|
|
|
|
1 |
Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc |
|
|
|
|
2 |
Thức ăn bổ sung |
|
|
|
|
3 |
Thức ăn khác |
|
|
|
|
* Kèm theo bản sao các Quyết định xử phạt vi phạm hành chính
**Cục Chăn nuôi hướng dẫn báo cáo chi tiết các lỗi vi phạm (nếu cần)
DANH MỤC HÓA CHẤT, SẢN PHẨM SINH HỌC, VI SINH VẬT CẤM SỬ
DỤNG TRONG THỨC ĂN CHĂN NUÔI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 11 năm 2019
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TT |
Tên hóa chất |
1 |
Carbuterol |
2 |
Cimaterol |
3 |
Clenbuterol |
4 |
Chloramphenicol |
5 |
Diethylstilbestrol (DES) |
6 |
Dimetridazole |
7 |
Fenoterol |
8 |
Furazolidon và các dẫn xuất nhóm Nitrofuran |
9 |
Isoxuprin |
10 |
Methyl-testosterone |
11 |
Metronidazole |
12 |
19 Nor-testosterone |
13 |
Salbutamol |
14 |
Terbutaline |
15 |
Stilbenes |
16 |
Melamine (Với hàm lượng Melamine trong thức ăn chăn nuôi lớn hơn 2,5 mg/kg) |
17 |
Bacitracin Zn |
18 |
Carbadox |
19 |
Olaquindox |
20 |
Vat Yellow 1 (tên gọi khác: flavanthrone, flavanthrene, sandothrene); công thức phân tử: C28H12N2O2; danh pháp: benzo[h]benz[5,6]acridino[2,1,9,8-klmna]acridine-8,16- dione. |
21 |
Vat Yellow2 (tên gọi khác: Indanthrene); công thức phân tử: C28H14N2O2S2; danh pháp: 2,8-diphenylanthra[2,1-d:6,5-d']bisthiazole-6,12-dione. |
22 |
Vat Yellow3 (tên gọi khác: Mikethrene); công thức phân tử: C28H18N2O4; danh pháp: N,N'-1,5-Anthraquinonylenebisbenzamide. |
23 |
Vat Yellow 4 (tên gọi khác: Dibenzochrysenedione, Dibenzpyrenequinone); công thức phân tử: C24H12O2; danh pháp: 7,14- Dibenzpyrenequinone. |
24 |
Auramine (tên gọi khác: yellow pyoctanine; glauramine); công thức phân tử: C17H21N3; danh pháp: 4,4’-Carbonimidoylbis[N,N- dimethylbenzenamine] và các dẫn xuất của Auramine. |
25 |
Cysteamine |
DANH MỤC NGUYÊN LIỆU ĐƯỢC PHÉP SỬ DỤNG LÀM THỨC ĂN CHĂN
NUÔI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 11 năm 2019
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
I. Danh mục nguyên liệu thức ăn truyền thống*
TT |
Nguyên liệu |
1 |
Nguyên liệu có nguồn gốc động vật |
1.1 |
Nguyên liệu có nguồn gốc thủy sản: Cá, tôm, cua, động vật giáp xác, động vật nhuyễn thể, thủy sản khác; sản phẩm, phụ phẩm từ thủy sản |
1.2 |
Nguyên liệu có nguồn gốc động vật trên cạn: Bột xương, bột thịt, bột thịt xương, bột huyết, bột lông vũ thủy phân, bột gia cầm, trứng, côn trùng, động vật không xương sống, sữa và sản phẩm từ sữa; sản phẩm, phụ phẩm khác từ động vật trên cạn |
1.3 |
Nguyên liệu khác có nguồn gốc động vật |
2 |
Nguyên liệu có nguồn gốc thực vật |
2.1 |
Các loại hạt và sản phẩm từ hạt |
2.1.1 |
Hạt cốc: Ngô, thóc, lúa mì, lúa mạch, kê,hạt cốc khác; sản phẩm, phụ phẩm từ hạt cốc |
2.1.2 |
Hạt đậu: Đậu tương, đậu xanh, đậu lupin, đậu triều, hạt đậu khác; sản phẩm, phụ phẩm từ hạt đậu |
2.1.3 |
Hạt có dầu: Hạt lạc, hạt bông, hạt lanh, hạt vừng, hạt điều, hạt có dầu khác; sản phẩm, phụ phẩm từ hạt có dầu |
2.1.4 |
Hạt khác |
2.2 |
Khô dầu: Khô dầu đậu tương, khô dầu lạc, khô dầu cọ, khô dầu hạt cải, khô dầu vừng, khô dầu hướng dương, khô dầu lanh, khô dầu dừa, khô dầu bông, khô dầu đậu lupin, khô dầu khác |
2.3 |
Rễ, thân, củ, quả: Rễ, thân, củ, quả (ví dụ khoai, sắn, cà rốt, củ cải, dong, chuối, mía, rau…); sản phẩm, phụ phẩm từ rễ, thân, củ, quả. |
2.4 |
Gluten: Gluten ngô, gluten mì, gluten thức ăn chăn nuôi, gluten khác |
2.5 |
Sản phẩm, phụ phẩm từ sản xuất, chế biến thực phẩm |
2.5.1 |
Sản phẩm, phụ phẩm từ sản xuất, chế biến mía đường và bánh kẹo: Rỉ mật, vụn bánh, sản phẩm, phụ phẩm khác từ sản xuất, chế biến đường và bánh kẹo |
2.5.2 |
Phụ phẩm từ sản xuất, chế biến cồn, rượu, bia: Bã rượu, bỗng rượu, bã bia, men bia, men rượu, sản phẩm khô của sản xuất cồn từ hạt cốc (DDGS) và phụ phẩm khác từ sản xuất, chế biến cồn, rượu, bia |
2.5.3 |
Sản phẩm, phụ phẩm từ sản xuất, chế biến thực phẩm khác: Bã dứa, bã đậu, bã sắn, bã mía; sản phẩm, phụ phẩm khác từ sản xuất, chế biến thực phẩm |
2.5.4 |
Tinh bột: Tinh bột gạo, tinh bột ngô, tinh bột sắn, tinh bột mì và tinh bột khác |
2.6 |
Thức ăn thô |
2.6.1 |
Cây, cỏ trên cạn: Cỏ tự nhiên, cỏ trồng, cây họ hòa thảo, cây họ đậu, cây, cỏ trên cạn khác và sản phẩm từ cây cỏ trên cạn |
2.6.2 |
Cây thủy sinh: Rong, rêu, tảo, bèo, cây thủy sinh khác và sản phẩm từ cây thủy sinh |
2.6.3 |
Phụ phẩm cây trồng: Rơm, rạ, trấu, lõi ngô, bẹ ngô, lá, thân cây trồng, phụ phẩm khác từ cây trồng |
2.7 |
Nguyên liệu khác từ thực vật |
3 |
Dầu, mỡ có nguồn gốc thực vật, động vật trên cạn, thủy sản |
4 |
Đường: Glucose, lactose, mantose và đường khác |
5 |
Ure làm thức ăn cho gia súc nhai lại, muối ăn (NaCl), bột đá, đá hạt, đá mảnh, CaCO3[21] |
6 |
Nguyên liệu thức ăn truyền thống khác Nấm men bất hoạt: Nấm men chiếu xạ; nấm men thủy phân; nấm men khô Torula hoặc nấm men khô Candida; nấm men được nuôi cấy trên môi trường rỉ mật đường; nấm men sấy khô; phụ phẩm từ quá trình sản xuất axit amin làm thức ăn chăn nuôi; nguyên liệu thức ăn truyền thống khác.[22] |
* Ở dạng đơn tự nhiên hoặc đã qua chế biến, có bổ sung hoặc không bổ sung chất kỹ thuật.
1. Chất dinh dưỡng cho vật nuôi
TT |
Tên hoạt chất |
1 |
Nhóm Vitamin, pro-vitamin, các chất có tác dụng tương tự vitamin: Vitamin A (Vitamin A, Retinyl acetate, Retinyl palmitate, Retinyl propionate, beta carotene) Vitamin B1 (Thiamine, Thiamine hydrochloride, Thiamine mononitrate) Vitamin B2 (Riboflavin, Riboflavin-5'-phosphate ester monosodium salt, Riboflavin sodium phosphate) Vitamin B3 (Niacin, Niacinamide, Acid nicotinic, Nicotinamide). Vitamin B5 (Pantothenic acid, Calcium-D-pantothenate, Calcium-DL- pantothenate, Calcium-L-pantothenate) Vitamin B6 (Vitamin B6, Pyridoxamine, Pyridoxal, Pyridoxine hydrochloride) Vitamin B12 (Cyanocobalamin) Vitamin C (Ascorbic acid, Sodium ascorbyl phosphate, Sodium calcium ascorbyl phosphate, Calcium L-ascorbate, 6-Palmitoyl-L-ascorbic acid, Ascorbyl monophosphate calcium sodium, Ascorbyl monophosphate sodium, Sodium ascorbate, Sodium-Calcium-L-ascorbic acid-2-phosphate ester, L-Ascorbate monophossphate, L-Ascorbic acid-2-phosphoestermagnesium) Vitamin D (25- hydroxycholecalciferol) Vitamin D2 (Ergocalciferol) Vitamin D3 (Vitamin D3, Cholecalciferol, 25-hydroxy cholecalciferol) Vitamin E (Vitamin E, all-rac-alpha-tocopheryl acetate, RRR-alpha- tocopheryl acetate, RRR alpha tocopherol) Vitamin K3 (Menadione sodium bisulphite, Menadione nicotinamide bisulphite, Acetomenaphthone menadione dimethylpyrimidinol bisulfite) Loại khác: Betaine anhydrous, Betaine hydrochloride, Glycine betaine, Biotin, Choline chloride, Carnitine, L- Carnitine hydrochloride, D- panthenol, Folate, Folic acid, Inositol, L-carnitine, L-carnitine L-tartrate, Omega-3 Essential Unsaturated Fatty acids, Omega-6 Essential Unsaturated Fatty acids (as octadecadienoic acid), Para-amino benzoic acid (PABA), Taurine, Orotic acid |
2 |
Nhóm khoáng |
2.1 |
Nhóm khoáng vi lượng: Cobalt (Co): Cobalt(II) acetate tetrahydrate, Cobalt(II) carbonate hydroxide (2:3) monohydrate, Cobalt(II) carbonate, Cobalt(II) sulphate heptahydrate, Cobalt chloride, Cobalt chloride citrate complex, Cobalt glucoheptonate, Cobalt gluconate, Cobalt oxide, Cobalt proteinate, Cobalt chelate Đồng (Cu): Basic copper carbonate monohydrate, Copper acetate monohydrate, Copper chelate of amino acids hydrate, Copper chelate of glycine hydrate, Copper chloride dehydrate, Copper methionate, Copper oxide, Copper sulphate pentahydrate, Copper(II) diacetate monohydrate, Coppe(II) carbonate dihydroxy monohydrate, Copper(II) chloride dehydrate, Copper(II) chelate of protein hydrolysates, Copper chloride dehydrate, Copper chelate of glycine hydrate, Dicopper chloride trihydroxide, Copper chelate of hydroxy analogue of methionine, Copper bilysinate, Copper oxychloride, Copper hydrogen phosphate, Copper proteinate, Tribasic Copper Chloride Crôm (Cr): Chromium chloride, Chromium picolinate, Chromium tripicolinate, Chromium methionine Complex, Cr-Amino acid chelate, Chromium propionate, Chromium glycine chelate, Chromium yeast inactivated Iốt (I): Calcium iodate anhydrous, Potassium iodide, Calcium iodate monohydrate, Ethylenediamine dihydroiodide (EDDI), Iodine amino acid chelate Kẽm (Zn):Zinc carbonate, Zinc chloride monohydrate, Zinc lactate trihydrate, Zinc acetate dehydrate, Zinc chloride anhydrous, Zinc oxide, Zinc sulphate heptahydrate, Zinc sulphate monohydrate, Zinc chelate of amino acids hydrate, Zinc chelate of glycine hydrate, Zinc chloride hydroxide monohydrate, Zinc chelate of hydroxy analogue of methionine, Zinc chelate of methionine, Zinc chelate of protein hydrolysates, Zinc bislysinate, Zinc proteinate, Zinc hydroxychloride, Basic Zinc Chloride Mangan (Mn):Manganese chelate of amino acids hydrate, Manganese chelate of glycine hydrate, Maganese chloride tetrahydrate, Manganese oxide, Manganomanganic oxide,Maganese hydrogen phosphate trihydrate, Manganese sulphate monohydrate, Manganese chelate of protein hydrolysates, Dimanganese chloride trihydroxide, Manganese chelate of hydroxy analogue of methionine, Manganese sulphate tetrahydrate, Manganeseproteinate, Manganese chloride, Manganese gluconate dehydrate, Manganese chloride tetrahydrate, Manganese amino acid complex, Manganese carbonate, Manganese polysaccharide complex, Manganese sulphate Molypden (Mo):Ammonium molybdate, Sodium molybdate, Disulfua molypden Sắt (Fe):Iron(II) carbonate, Iron(III) chloride hexahydrate, Iron(II) sulphate monohydrate, Iron(II) fumarate, Iron(II) chelate of amino acids hydrate, Iron(II) chelate of protein hydrolysates, Iron(II) chelate of glycine hydrate, Iron dextran, Iron oxide, Iron chelate of amino acids, Iron chelate of glycine, Iron(II) chloride tetrahydrate,Iron(III) citrate hexahydrate, Ferrous fumarate, Ferrous lactate trihydrate, Ferrous sulphate heptahydrate, Iron Proteinate Selen (Se):Sodium selenite, Selenised yeast inactivated, Hydroxy analogue of selenomethionine, L-selenomethionine, Zinc-L- selenomethionine Nhôm (Al): Aluminum hydroxide, Aluminum oxide. Cobalt acetate; Cobalt sulfate; Copper carbonate; Copper chelate; Copper chloride hydroxide; Copper polysaccharide; Chromium nicotinate; Chromium chelate; Sodium iodide; Potassium iodate; Potassium iodine; Calcium periodate; Iodine chelate; Zinc chelate; Zinc gluconate; Zinc polysaccharide; Manganese chelate; Magnesium acetate; Magnesium polysaccharide; Iron chelate; Iron polysaccharide; Selenium chelate; Selenium polysaccharide; Potassium chelate.[23] |
2.2 |
Nhóm khoáng đa lượng: [24] (được bãi bỏ), Attapulgite, Bone ash, Calcium and magnesium carbonate, Calcium carbonate-mag- nesium oxide, Calcium chloride, Calcium dihydrogen diphosphate, Calcium gluconate, Calcium hydroxide, Calcium oxide, Calcium pidolate, Calcium L-Pidolate, Calcium polyphosphate, Calcium salts of organic acids, Calcium sodium phosphate, Calcium sodium polyphosphate, Calcium sulphate anhydrous, Calcium sulphate dihydrate, Calcium sulphate hemi-hydrate, Calcium sulphate/carbonate, Calcium-magnesium, Cristobalite, Defluorinated phosphate, Degelatinised bone meal, Diammonium phos- phate (Diammonium hydrogen orthophosphate), Dicalcium phosphate (calcium hydrogen orthophosphate), Dicalcium pyrophosphate (Dicalcium diphosphate), Dipotassium phosphate (Di-potassium hydrogen orthophosphate), Disodium dihydrogen diphosphate, Disodium phosphate (Disodium hydrogen orthophosphate), Lithothamn, Hydrated Sodium Calcium Aluminosilicates, Feldspar, Klino, Mica, Calcium Montmorillonite Clay, Lanthanide, Maerl, Magnesium acid pyrophosphate, Magnesium carbonate, Magnesium chloride, Magnesium gluconate, Magnesium hydroxide, Magnesium hypophos-phite, Magnesium oxide, Magnesium phosphate, Magnesium pidolate, Magnesium potassium sulphate, Magnesium propionate, Magnesium salts of organic acids, Magnesium sulphate anhydrous, Magnesium sulphate heptahydrate, Magnesium sulphate monohydrate, Monoammonium phosphate (Ammonium dihydrogen orthophosphate), Monocalcium phosphate (calcium tetrahy- drogen diorthophosphate) Monodicalcium phosphate, Monopotassium phosphate (Potassium dihydrogen orthophosphate), Monosodium phosphate (Sodium dihydrogen orthophosphate) Pentapotassium triphosphate, Potassium bicarbonate (potassium hydrogen carbonate), Potassium carbonate, Potassium chloride, Potassium pidolate, Potassium polyphosphate, Potassium salts of organic acids, Potassium sulphate, Sodium bicarbonate (sodium hydrogencarbonate), Sodium carbonate, Sodium chloride, Sodium magnesium phosphate, Sodium polyphosphate (Sodium hexametaphos- phate), Sodium pyrophosphate (Tetrasodium diphosphate), Sodium salts of organic acids, Sodium sesquicarbonate (trisodium hydrogendi- carbonate), Sodium sulphate; Sodium tripolyphosphate (Penta sodium triphosphate), Sodium/ammonium (bi) carbonate (sodium/ammonium (hydrogen) carbonate), Sodium-calcium-magnesium phosphate, Tetrapotassium di- phosphate, Tricalcium phosphate (tricalcium orthophosphate), Tripotassium phosphate, Trisodium diphosphate, Trisodium Phosphate (Trisodium orthophosphate), Magnesium chelate, Magnesium amino acid chelate, Magnesium stearate, Magnesium chloride hexahydrate. Ammonium sulfate; Calcium chelate; Calcium Diphosphate; Calcium bentonite; Calcium hydrogen phosphorus; Bentonite Calcium Montmorillonite; Hydrous aluminium phyllosilicates; Clay mica; Saponite; Sodium aluminum bentonite; Zeolite; Sodium lignosulfonate; Kaolin; Kaolinite; Quartz; Plagioclase; Rutile; Silica; Biotite; Calcium magnesium carbonate.[25] |
3 |
Nhóm axit amin, muối axit amin và các chất đồng phân: Guanidinoacetic acid, L-arginine, L-arginine monohydrochloride, L- cystine, Cystine HCL, L-histidine, L-histidine monohydrochloride monohydrate, L-leucine, L- isoleucine, L-threonine, L-tryptophan, DL- tryptophan, L-tyrosine, L-valine, Lysine và hợp chất muối Lysine (Concentrated liquid L-lysine, L-lysine monohydrochloride, L- Lysine sulphate, Concentrated liquid L-lysine monohydrochloride), Methionine, hợp chất muối Methionine và đồng phân Methionine (DL-methionine, Sodium DL- methionine, L-methionine, DL-methionyl- DL-methionine, Hydroxy analogue of methionine, Calcium salt of hydroxy analogue of methionine, Isopropyl ester of the hydroxylated analogue of methionine), L-Glutamic axit, Monosodium glutamate, Glycine, hợp chất muối Glycine các đồng phân Glycine, Taurine, L-Arginine, DL- Arginine, Arginine Hydrochloride, 2-Hydroxy-4-(Methylthio) butanoic acid -isopropyl ester (HMBI), Carnitine, Glutamate (Mono sodium L-glutamate), Glutamine, Serine, Phenylalamin, Proline |
2. Chất hỗ trợ vật nuôi
TT |
Tên hoạt chất, vi sinh vật |
1 |
Chất hỗ trợ tiêu hóa: Endo-1,4-beta-mannanase, 3-phytase, 6-phytase, alpha-amylase, Maltogenic alpha-amylase, beta-amylase, cellulase, beta-glucosidase, glucoamylase, hemicellulase, lactase, alpha-galactosidase, endo-1,3(4)- beta-glucanase, endo-1,4-beta-glucanase, endo-1,4-beta- mannanase, endo-1,4-beta-xylanase, polygalacturonase, serine protease, subtilisin, pectinase, pullulanase, xylanase, lipase, bromelain, ficin, keratinase, papain, pepsin, protease (trypsine), catalase, glucose oxidase, Lysozyme, Neutral Protease, Isomaltooligosaccharide, Mannan Oligosaccharide, Endopentosanase, Fungal protease, Arabinase, Cellulobiase, Esterase, Hydrolase, Isomerase, Ligninase, Maltase, Oxidoreductase, Alkaline Protease, Proteinase, Urease, Invertase, 1,3-1,6 Beta glucan, Hemicellulose |
2 |
Hỗ trợ hệ vi sinh vật đường ruột: Bacillus amyloliquefaciens, Bacillus licheniformis, Bacillus subtilis, Bifidobacterium animalis ssp. animalis, Carnobacterium divergens, Clostridium butyricum, Enterococcus faecium, Lactobacillus acidophilus, Lactobacillus delbrueckii ssp. bulgaricus, Lactobacillus delbrueckii ssp. lactis, Lactobacillus helveticus, Lactobacillus plantarum, Lactobacillus rhamnosus, Lactobacillus salivarius ssp. salivarius, Pediococcus acidilactici, Pediococcus pentosaceus,Saccharomyces cerevisiae, Streptococcus thermophiles. Aspergillus aculeatus; Aspergillus niger; Aspergillus oryzae; Bacillus cereus var toyoi; Bacillus coagulans; Bacillus megaterium; Bacillus mesentericus; Bacillus polymyxa; Bacillus pumilus; Bifidobacterium bifidum; Bifidobacterium longum; Bifidobacterium lactis; Bifidobacterium thermophilum; Bacillus clausii; Coriobacteriaceae; Candida utilis; Cyberlindnera jadinii; Fumonisin esterase; Haematococcus pluvialis; Lactobacillus bulgaricus; Lactobacillus lactis; Lactobacillus reuteri; Lactobacillus sporogenes; Lactococcus lactis; Lactobacillus buchneri; Lactobacillus hilgardii; Pseudomonas fluorescens; Torulopsis bovina; Torulopsis glabrata; Pichia farinosa; Streptococcus faecalis; Streptococcus faecium; Streptococcus thermophilus; Saccharomyces cerevisiae boulardii; Trichosporon mycotoxinivorans; Trichoderma longibrachiatum; Trichoderma reesei; Nitrosomonas; Salmonella gallinarum bacteriophage; Salmonella typhimurium bacteriophage; Salmonella enteritidis bacteriophage; Clostridium perfringens bacteriophage; Escherichia coli bacteriophage.[26] |
3 |
Các chất hỗ trợ khác: - Vi sinh vật: Lactobacillus farciminis, Pediococcus acidilactici, Saccharomyces cerevisiae boulardii - Sản phẩm thảo dược, hoạt chất từ thảo dược - Các chất khác: Ammonium chloride, Benzoic acid, Calcium formate, Canthaxanthin, Cinnamaldehyde, Dimethylglycine sodium salt, Fumaric acid, Kidney bean lectins, Lanthanum carbonate octahydrate, Potassium diformate, Sodium benzoate, Mono- and Diglycerides of Butyric acid, Diglyrecides of Lauric acid, Monoglycerides of propionic acid, Mono- di- triglycerides of butyric acid, Mono- di- triglycerides of propionic acid, Mono-di-triglycerides of caprylic, Mono-di-triglycerides of capric acid, Glucosamine sulphate, Chondroitin sulphate, Octanoic acid, Decanoic acid, Palmitic acid, High- palmitic triglycerides, TMaz 80, Caprylic acid, Capric acid, Lauric acid, 10t-12c- Octadecadienoic acid methyl ester, 9c-11c-Octadecadienoic acid methyl ester, 10t-12c- Octadecadienoic acid, 9c-11-Octadecadienoic acid, Isomer t10-c12, Isomert11-c9, Lactic acid, Calcium lactate, Potassium lactate, Ammonium lactate, Sodium lactate và các muối khác của Lactic acid,Acetic acid, Calcium acetate, Potassium acetate, Ammoniumacetate, Sodium acetate và các muối khác của Acetic acid, Propionic acid, Calcium propionate, Potassium propionate, Ammoniumpropionate, Sodium propionate và các muối khác của Propionic acid, Butyric acid, Calcium butyrate, Potassium butyrate, Ammoniumbutyrate, Sodium butyrate và các muối khác của Butyric acid, - Vi sinh vật có lợi dạng bất hoạt (không bao gồm nấm men bất hoạt); Alcohol ethylic; Alcohols; Alcool benzylique; Aldehyde C18; Ammonium hydroxide; Amonium formate; Amorphous; Amyl acetate; Aspartame; Inulin; thành tế bào nấm men.[27] |
3. Chất kỹ thuật (duy trì hoặc cải thiện đặc tính của thức ăn chăn nuôi)
TT |
Tên hoạt chất, vi sinh vật |
1 |
Chất bảo quản: Acetic acid, Ammonium formate, Ammonium propionate, Calcium acetate, Calcium citrates, Calcium formate, Calcium lactate, Calcium propionate, Calcium sorbate, Citric acid, DL-Malic acid, Ethyl 4- hydroxybenzoate, Formic acid, Fumaric acid, Hydrochloric acid, Lactic acid, L-Tartaric acid, Methyl 4-hydroxybenzoate, Methylpropionic acid, Orthophosphoric acid, Potassium acetate, Potassium citrates, Potassium diformate, Potassium lactate, Potassium L-tartrates, Potassium propionate, Potassium sodium L-tartrate, Potassium sorbate, Propionic acid, Propyl 4- hydroxybenzoate, Sodium benzoate, Sodium bisulphate, Sodium bisulphite, Sodium citrates, Sodium diacetate, Sodium ethyl 4- hydroxybenzoate, Sodium formate, Sodium lactate, Sodium L-tartrates, Sodium metabisulphite, Sodium methyl 4- hydroxybenzoate, Sodium nitrite, Sodium propyl 4-hydroxybenzoate, Sodium sorbate, Sodium propionate, Sorbic acid, Sulphuric acid, Sodium methylparaben, Sodium propyl paraben, Sodium acetate dehydro, Sodium Erythorbate |
2 |
Chất chống oxy hóa: Alpha-tocopherol, Ascorbic acid, Ascorbyl palmitate, Butylated hydroxyanisole (BHA), Butylated hydroxytoluene (BHT), Calcium ascorbate, Dodecyl gallate, Ethoxyquin, Octyl gallate, Propyl gallate, Sodium ascorbate, Synthetic delta tocopherol, Synthetic gamma tocopherol, Tocopherol extracts from vegetable oils, Tocopherol- rich extracts from vegetable oils (delta rich), Polyphenol, Quercetin, Sodium metabisulfite, Tertiary butylhydroquinone, Ethoxyquin monomer, Ethoxyquin polymer |
3 |
Chất nhũ hóa: Lecithins, Lecithins liquid, Hydrolysed lecithins, Lecithins de-oiled, Glycerine fatty acid ester, Ethoxylated castor oil, Modified lecithin, Glyceryl monostearate, Glycerol polyethylene glycol ricinoleate, Sucrose fatty acid ester, Polyxyethylene sorbitan fatty acid ester |
4 |
Chất ổn định: Sodium alginate, Potassium alginate |
5 |
Chất làm đặc: Sodium alginate, Potassium alginate, Gelatin |
6 |
Chất tạo gel: Sodium alginate, Potassium alginate |
7 |
Chất kết dính: Clinoptilolite of sedimentary origin, Illite-montmorillonite-kaolinite, Montmorillonite-Illite, Sodium alginate, Potassium alginate, Gelatin, Sodium lignosulphonate, Polymethylolcarbamine, Calcium Lignosulphonate |
8 |
Các chất kiểm soát nhiễm phóng xạ: Ferric(III) ammonium hexacyanoferrate (II), Bentonite |
9 |
Chất chống vón: Bentonite, Clinoptilolite of sedimentary origin, Dolomite-Magnesite, Illite- montmorillonite-kaolinite, Iron sodium tartrates, Montmorillonite- Illite, Aluminum Calcium silicate, Magnesium silicate, Hydrated Sodium calcium aluminosilicate; Tricalcium Silicate, Silica, Bentonite montmorillonite, Diatomaceous Earth, Colloidal silica, Clipnotilolite, diamol, Microcrystalline cellulose |
10 |
Chất điều chỉnh độ axit: DL- Malic acid , L-Malic acid, Sodium bisulphate, Ammonium carbonate, Ammonium dihydrogen orthophosphate, Ammonium hydrogen carbonate, Benzoic acid, Calcium hydroxide, Calcium oxide, Diammonium hydrogen orthophosphate, Dipotassium hydrogen orthophosphate, Disodium dihydrogen diphosphate, Enterococcis faecium, Hydrochloric acid, Pentapotassium triphosphate, Potassium dihydrogen orthophosphate, Potassium hydrogen carbonate, Potassium hydroxide, Salt of DL- or L- Malic Acid, Sodium bisulphate, Sodium hydroxide, Sodium malate, Sodium sesquicarbonate, Sulphuric acid, Tetrapotassium diphosphate, Tripotassium orthophosphate, Pyrophosphate |
11 |
Chất hỗ trợ ủ chua: - Enzymes: Alpha-amylase, Beta-glucanase, Cellulase, Xylanase - Vi sinh vật và môi trường lên men của chúng: Enterococcus faecium, Lactobacillus buchneri, Lactobacillus brevis, Lactobacillus casei, Lactobacillus diolivorans, Lactobacillus fermentum, Lactobacillus kefiri, Lactobacillus hilgardii, Lactococcus lactis, Lactobacillus paracasei, Lactobacillus plantarum, Lactobacillus rhamnosus, Pediococcus acidilactici, Pediococcus parvulus, Pediococcus pentosaceus, Propionibacterium acidipropionici - Hóa chất: Ammonium propionate, Formaldehyde, Formic acid, Hexamethylene tetramine, Propionic acid, Potassium sorbate, Sodium bisulphate, Sodium formate, Sodium propionate, Sodium nitrite, Sodium Humate, Gluconate calcium |
12 |
Chất có nhiều công dụng: Chất nhũ hóa và ổn định, chất làm đặc và tạo gel: Acacia (Gum arabic), Agar, Alginic acid, Ammonium alginate, Calcium alginate, Calcium stearoyl 2-lactylate, Carboxymethylcellulose (Sodium salt of carboxymethyl ether of cellulose), Carrageenan, Cassia gum, Cellulose powder, Dextrans, Ether of polyglycerol and of alcohols obtained by the reduction of oleic and palmitic acids, Ethylcellulose, Ethylmethylcellulose, Gellan gum, Glyceryl polyethyleneglycol ricinoleate, Guar gum, Hydroxypropylcellulose, Hydroxypropylmethylcellulose, Lecithins, Locust bean gum (Carob gum), Mannitol, Methylcellulose, Microcrystalline cellulose, Mono-esters of propane-1,2-diol (propyleneglycol), Partial polyglycerol esters of polycondensed fatty acids of castor oil, Polyethyleneglycol, Polyethyleneglycol ester of fatty acids, Polyglycerol esters of non- polymerised edible fatty acids, Polyoxyethylated glyceride of tallow fatty acids, Polyoxyethylene (20)-sorbitan monolaurate, Polyoxypropylene- polyoxyethylene polymers, Potassium alginate, Propane-1,2-diol alginate (Propyleneglycol alginate), Sodium stearoyl 2-lactylate, Sorbitan monolaurate, Sorbitan monooleate, Sorbitan monopalmitate, Sorbitan monostearate, Sorbitan tristearate, Sorbitol, Stearoyl 2-lactylic acid, Stearyl tartrate, Sucroglycerides (mixture of esters of saccharose and mono- and di-glycerides of edible fatty acids), Sucrose esters of fatty acids (esters of saccharose and edible fatty acids),Tamarind seed flour, Tragacanth, Xanthan gum, Monopropylene glycol, Glycerin (glycerol), Ethylenediaminetetraacetic acid (EDTA), EDTA disodium salt, Polysorbate 80, Polyoxyethylene sorbitan monooleate, Sodium stearoyl lactylate, Tween 80 Chất kết dính, chống vón cục, chất làm đông: Bentonite- montmorillonite, Calcium aluminates, Calcium silicate, Citric acid, Clinoptilolite of volcanic origin, Colloidal silica, Kaolinitic clays, Kieselgur, Lignosulphonates, Natrolite-phonolite, Natural mixtures of steatites and chlorite, Perlite, Potassium ferrocyanide, Sepiolite, Silicic acid, Sodium aluminosilicate, Sodium ferrocyanide, Vermiculite, Propylene glycol, Mono and di-glycerides, Polyoxyethylene sorbitan fatty acids ester, Clipnotilolite Calcium stearate; Carrageenan kappa; Carrageenans; Chitosan oligosaccharide; Choline bitartrate; Coenzyme Q10; Cyclamate; Di- triglycerides butyrate; Diglyrecides of Lauric acid; Diglyrecides of propionic acid; Docosahexaenoic acid (DHA); Dimethyl succinate; Dextrin; D-xylose; Eicosapentaenoic acid (EPA); Ethyl caprylate; Ethyl cellulose; Fructo oligosaccharide; Glucomannoprotein; Glucono delta lactone; Glycerin monostearate; Glycerol fatty acid ester; Glycerol tributyrate; Glyceryl polyethylene glycol ricinoleate; Gummi Arabicum; Isomer t10,c12; Isomer t11,c9; Isovalerate; Isovaleric acid; Leonardite; L- Glutathionone; Lignosulfonate; Locust bean gum; Lysolecithin; Sodium salts of lactylates of lauric and myristic acids; Lysophosphatidic acid (LPA); Sodium metabisulfite; Lysophospholipids; Lysophosphatidylcholine; Lysophosphatidylinositol; Sodium salts of lactylates of fatty acids; Methional; Methyl donors; Methyl p- hydroxybenzoate; Methylsulfonylmethane; Mineral oil; Monoglycerides of butyric acid; Monoglycerides of Lauric acid; Monoglycerides of propionic acid; N,N-Dimethylglycine HCl; Phytic acid; Polydimethylsiloxane; Polyethylene wax; Polysaccharide; Polyvinyl alcohol; Propyl Benzoate; Propyl p-Hydroxybenzoate; Sodium carboxymethyl cellulose; Sodium lauryl sulphate; Sodium saccharin dehydrate; Stearic acid; Tri, di, và mono phosphosphate ester of ascorbic acid; Tricholine citrate; Triglycerides of Lauric acid; Trisodium citrate; Polyglutamic acid; 2-hydroxy propanoic acid; Sodium hexametaphosphate; Mono, di and tri glycerides of fatty acid; Triglyceride of fatty acid; Triglycerides; Khoáng dầu (Mineral oil); Sodium saccharin dehydrate; Sodium saccharin anhydrous; Poly (2-vinylpyridine-co- styrene); Fatty acids esterified with glycerol; Sepiolite clay; Dolomite; Amorphous silica; Magnesium aluminum silicate; Polyvinylpyrrolidone; Lysophosphatidylethanolamine.[28] |
4. Chất tạo màu
TT |
Tên hoạt chất |
1 |
Nhóm Carotenoids và Xanthophylls: Astaxanthin, Beta-apo-8'- carotenal, Canthaxanthin, Capsanthin, Citranaxanthin, Cryptoxanthin, Ethyl ester of beta-apo-8'- carotenoic acid, Lutein, Zeaxanthin Nhóm tạo màu khác: Acid brilliant green BS (Lissamine green), Allura Red, Azorubine hoặc carmoisine (Disodium 4- hydroxy-3- (4-sulfonato-1 - naphthylazo) naphthalene-1-sulfonate), Bixin, Brilliant Blue FCF, Caramel colours, Carbon black, Carmine, Chlorophyll copper complex, Chlorophyllin Copper Complex, Erythrosine, Indigotine, Iron Oxide (Red, Black, Yellow), Patent blue V, Ponceau 4 R, Quinoline Yellow, Sunset yellow FCF, Tartrazine, Titanium dioxide, Apocarotenoic Ester, Titanum dioxide, Egg yellow 990, Caramel N, Brown HT, Carmoisine, Edical carmoisine, Brillant blue, FD&C Blue#1, Amaranth, Carmoisine red E122 Blue aluminum lake; Lucantin pink; Dioxide titanium; Edical carmoisine; Green pigment; Indigo carmine; Iron oxide brown; Iron oxide orange; Iron oxide Red; Lake carmoisine; Lake sunset yellow; Lake Tartrazine; Natracol Titanium dioxide; Radish red pigment.[29] |
5. Chất tạo mùi, vị
TT |
Tên hoạt chất |
TT |
Tên hoạt chất |
1 |
(-)-3,7-Dimethyl-6-octen-1-ol |
328 |
Ethyl lactate |
2 |
(1R)-1,7,7- T rimethylbicyclo[2.2.1]heptan-2- one |
329 |
Ethyl nonanoate |
3 |
(d-, l-) Isoleucine |
330 |
Ethyl octanoate |
4 |
(DL-) Valine |
331 |
Ethyl oleate |
5 |
(L-) Histidine |
332 |
Ethyl phenylacetate |
6 |
1,1-Diethoxyethane |
333 |
Ethyl propionate |
7 |
1,1-Dimethoxy-2-phenylethane |
334 |
Ethyl salicylate |
8 |
1,2-Dimethoxy-4- (prop-1- enyl)benzene |
335 |
Ethyl tetradecanoate |
9 |
1,3-Dimethoxybenzene |
336 |
Ethyl trans-2-butenoate |
10 |
1,4(8), 12- Bisabolatriene |
337 |
Ethyl undecanoate |
11 |
1,4-Dimethoxybenzene |
338 |
Ethyl valerate |
12 |
1,5,5,9-Tetramethyl- 13-oxatricyclo [8.3.0.0.(4.9)]tridecane |
339 |
Ethyldeca- 2(cis),4(trans)- dienoate |
13 |
1,8-Cineole |
340 |
Eugenol |
14 |
12- Methyltridecanal |
341 |
Eugenyl acetate |
15 |
1-Ethoxy-1-(3-hexenyloxy)ethane |
342 |
Fenchyl acetate |
16 |
1-Isopropenyl-4- methylbenzene |
343 |
Fenchyl alcohol |
17 |
1-Isopropyl- 4-methylbenzene |
344 |
Formic acid |
18 |
1-Isopropyl-2- methoxy-4- methylbenzene |
345 |
Fumaric acid |
19 |
1-Methoxy-4- (prop-1(trans)- enyl)benzene |
346 |
Furfural |
20 |
1-Phenethyl acetate |
347 |
Furfuryl acetate |
21 |
1-Phenylethan-1-ol |
348 |
Furfuryl alcohol |
22 |
1-Propane-1-thiol |
349 |
Gallic acid |
23 |
2- Methoxynaphthalene |
350 |
Gamma-Terpinene |
24 |
2- Propionylthiazole |
351 |
Geraniol |
25 |
2-(2-Methylprop-1-enyl)-4- |
352 |
Geranyl acetate |
26 |
2-(4-Methylphenyl)propan-2-ol |
353 |
Geranyl butyrate |
27 |
2-(sec-Butyl)-3-methoxypyrazine |
354 |
Geranyl formate |
28 |
2,3- Dimethylpyrazine |
355 |
Geranyl isobutyrate |
29 |
2,3,5- Trimethylpyrazine |
356 |
Geranyl propionate |
30 |
2,3,5,6- Tetramethylpyrazine |
357 |
Glyceryl tributyrate |
31 |
2,3-Diethyl-5-methylpyrazine |
358 |
Glycine |
32 |
2,3-Diethylpyrazine |
359 |
Glycyrrhizic acid ammoniated |
33 |
2,4,5-Trimethylthiazole |
360 |
Hept-2(trans)- enal |
34 |
2,4-Decadienal |
361 |
Hept-4-enal |
35 |
2,4-Dithiapentane |
362 |
Heptan-1-ol |
36 |
2,4-heptadienal, Hepta-2,4-dienal |
363 |
Heptan-2-one |
37 |
2,5- Dimethylpyrazine |
364 |
Heptanal |
38 |
2,5 or 6-methoxy-3-methylpyrazine |
365 |
Heptano-1,4-lactone |
39 |
2,5-Dimethylphenol |
366 |
Heptanoic acid |
40 |
2,6- Dimethylpyridine |
367 |
Heptyl acetate |
41 |
2,6,6-Trimethylcyclohex-2-en-1,4- dione |
368 |
Hex-2(trans)-enal |
42 |
2,6-Dimethoxyphenol |
369 |
Hex-2(trans)-enyl acetate |
43 |
2,6-Dimethylhept-5-enal |
370 |
Hex-2-en-1-ol |
44 |
2,6-Dimethylphenol |
371 |
Hex-2-enyl butyrate |
45 |
2-Acetyl-3- methylpyrazine |
372 |
Hex-3(cis)-en-1-ol |
46 |
2-Acetyl-3-ethylpyrazine |
373 |
Hex-3(cis)-enal |
47 |
2-Acetyl-5- methylfuran |
374 |
Hex-3(cis)-enyl acetate |
48 |
2-Acetylfuran |
375 |
Hex-3(cis)-enyl formate |
49 |
2-Acetylpyridine |
376 |
Hex-3(cis)-enyl isobutyrate |
50 |
2-Acetylpyrrole |
377 |
Hex-3-enyl butyrate |
51 |
2-Acetylthiazole |
378 |
Hex-3-enyl hexanoate |
52 |
2-Dodecenal |
379 |
Hex-3-enyl isovalerate |
53 |
2-Ethyl 4-methylthiazole |
380 |
Hex-3-enyl lactate |
54 |
2-Ethyl-3- methylpyrazine |
381 |
Hexa- 2(trans),4(trans)-dienal |
55 |
2-ethyl-3,(5or6)di methylpyrazine |
382 |
Hexadecanoic acid |
56 |
2-Ethyl-3,5- dimethylpyrazine |
383 |
Hexan-1-ol |
57 |
2-Ethyl-3-methoxypyrazine |
384 |
Hexan-3,4-dione |
58 |
2-Ethyl-4- hydroxy-5-methyl-3(2H)- furanone |
385 |
Hexanal |
59 |
2-Ethylbutyric acid |
386 |
Hexano-1,4-lactone |
60 |
2-Ethylhexan-1-ol |
387 |
Hexanoic acid |
61 |
2-Ethylpyrazine |
388 |
Hexyl 2-methylbutyrate |
62 |
2-Furanmethanethiol |
389 |
Hexyl acetate |
63 |
2-Hexenal; hex-2- enal |
390 |
Hexyl butyrate |
64 |
2-Isobutyl-3- methoxypyrazine |
391 |
Hexyl hexanoate |
65 |
2-Isobutylthiazole |
392 |
Hexyl isobutyrate |
66 |
2-Isopropyl-4- methylthiazole |
393 |
Hexyl isovalerate |
67 |
2-Isopropylphenol |
394 |
Hexyl lactate |
68 |
2-Methoxy-3- methylpyrazine |
395 |
Hexyl phenylacetate |
69 |
2-Methoxy-4- methylphenol |
396 |
Hexyl salicylate |
70 |
2-Methoxy-4- vinylphenol |
397 |
Indole |
71 |
2-Methoxybenzaldehyde |
398 |
Isoborneol |
72 |
2-Methoxyethyl benzene |
399 |
Isobornyl acetate |
73 |
2-Methoxyphenol |
400 |
Isobutyl acetate |
74 |
2-Methyl-1- phenylpropan-2-ol |
401 |
Isobutyl benzoate |
75 |
2-Methyl-2- pentenoic acid |
402 |
Isobutyl butyrate |
76 |
2-Methyl-2-(methyldithio) propanal |
403 |
Isobutyl isobutyrate |
77 |
2-Methyl-4-propyl-1,3-oxathiane |
404 |
Isobutyl isovalerate |
78 |
2-Methylbenzene-1-thiol |
405 |
Isobutyl phenylacetate |
79 |
2-Methylbutyl acetate |
406 |
Isobutyl salicylate |
80 |
2-Methylbutyl butyrate |
407 |
Isoeugenol |
81 |
2-Methylbutyl isovalerate |
408 |
Isopentanol |
82 |
2-Methylbutyraldehyde |
409 |
Isopentyl 2-methylbutyrate |
83 |
2-Methylbutyric acid |
410 |
Isopentyl acetate |
84 |
2-Methylcrotonic acid |
411 |
Isopentyl benzoate |
85 |
2-Methylfuran |
412 |
Isopentyl cinnamate |
86 |
2-Methylfuran-3-thiol |
413 |
Isopentyl isobutyrate |
87 |
2-Methylheptanoic acid |
414 |
Isopentyl salicylate |
88 |
2-Methylphenol |
415 |
Isopropanol |
89 |
2-Methylpropan-1-ol |
416 |
Isopropyl tetradecanoate |
90 |
2-Methylpropanal |
417 |
Isopulegol |
91 |
2-Methylpropane-1-thiol |
418 |
Isopulegone |
92 |
2-Methylpropionic acid |
419 |
Lactic acid |
93 |
2-Methylpyrazine |
420 |
L-Alanine |
94 |
2-Methylundecanal |
421 |
L-Arginine |
95 |
2-Methylvaleric acid |
422 |
L-arginine produced by Escherichia coli NITE BP-02186) |
96 |
2-Oxopropanal |
423 |
L-Aspartic acid |
97 |
2-Pentylfuran |
424 |
L-Carvone |
98 |
2-Phenylethan-1-ol |
425 |
L-Cysteine |
99 |
2-Phenylpropanal |
426 |
L-Cysteine hydrochloride monohydrate |
100 |
3- (Methylthio)butanal |
427 |
L-glutamic acid |
101 |
3- Butylidenephthalide |
428 |
L-Histidine |
102 |
3- Ethylcyclopentan-1,2-dione |
429 |
Linalool |
103 |
3- Propylidenephthalide |
430 |
Linalool oxide |
104 |
3-(Methylthio)hexan-1-ol |
431 |
Linalyl acetate |
105 |
3-(Methylthio)propan-1-ol |
432 |
Linalyl butyrate |
106 |
3-(Methylthio)propionaldehyde |
433 |
Linalyl formate |
107 |
3-(p-Cumenyl)-2- methylpropionaldehyde |
434 |
Linalyl isobutyrate |
108 |
3,4- Dimethylcyclopentan-1,2-dione |
435 |
Linalyl propionate |
109 |
3,4-Dihydrocoumarin |
436 |
L-Leucine |
110 |
3,4-Dimethylphenol |
437 |
l-Limonene |
111 |
3,5,5- Trimethylcyclohex-2-en-1-one |
438 |
L-Menthol |
112 |
3,5-Dimethyl-1,2,4-trithiolane |
439 |
L-Methionine |
113 |
3,5-Dimethylcyclopentan-1,2-dione |
440 |
L-Phenylalanine |
114 |
3,5-Octadiene-2- one |
441 |
L-Proline |
115 |
3,7,11- T rimethyldodeca-2,6,10- trien-1 -ol |
442 |
L-Thyrosine |
116 |
3,7-Dimethyloctan-1-ol |
443 |
L-Valine |
117 |
3-Ethylpyridine |
444 |
Maltol |
118 |
3-Hydroxy-4,5- dimethylfuran-2(5H)-one |
445 |
Menthol |
119 |
3-Hydroxybutan-2-one |
446 |
Menthyl acetate |
120 |
3-Mercaptobutan-2- one |
447 |
Methanethiol |
121 |
3-Methyl-1,2,4- trithiane |
448 |
Methyl 2-furoate |
122 |
3-Methyl-2- cyclopenten-1-one |
449 |
Methyl 2-methyl-3-furyl disulfide |
123 |
3-Methyl-2- pentylcyclopent-2-en-1-one |
450 |
Methyl 2-methylbutyrate |
124 |
3-Methyl-2(pent-2- enyl)cyclopent-2-en-1-one |
451 |
Methyl 2-methylvalerate |
125 |
3-Methyl-2(pent-2(cis)-enyl)cyclopent-2- en-1- one |
452 |
Methyl 3- (methylthio)propionate |
126 |
3-Methylbutanal |
453 |
Methyl 3-oxo-2- pentyl-1- cyclopentylacetate |
127 |
3-Methylbutane-1- thiol |
454 |
Methyl acetate |
128 |
3-Methylbutyl 3- methylbutyrate |
455 |
Methyl anthranilate |
129 |
3-Methylbutyl butyrate |
456 |
Methyl benzoate |
130 |
3-Methylbutyl dodecanoate |
457 |
Methyl butyrate |
131 |
3-Methylbutyl formate |
458 |
Methyl cinnamate |
132 |
3-Methylbutyl hexanoate |
459 |
Methyl decanoate |
133 |
3-Methylbutyl octanoate |
460 |
Methyl furfuryl disulfide |
134 |
3-Methylbutyl phenylacetate |
461 |
Methyl furfuryl Sulfide |
135 |
3-Methylbutyl propionate |
462 |
Methyl hexanoate |
136 |
3-Methylbutylamine |
463 |
Methyl isovalerate |
137 |
3-Methylbutyric acid |
464 |
Methyl N-methylanthranilate |
138 |
3-Methylcyclopentan-1,2-dione |
465 |
Methyl phenylacetate |
139 |
3-Methylindole |
466 |
Methyl propionate |
140 |
3-Methylnona-2,4-dione |
468 |
Methyl propyl disulfide |
141 |
3-Methylphenol |
467 |
Methyl salicylate |
142 |
3-Phenylpropan-1- ol |
469 |
Methylsulfinyl methane |
143 |
3-Phenylpropanal |
470 |
methyltetrahydropyran |
144 |
3-Phenylpropyl isobutyrate |
471 |
Monosodium glutamate |
145 |
4- Methoxyacetophenone |
472 |
Myrcene |
146 |
4- Methoxybenzaldehyde |
473 |
Naringin / (2S)-4H-1-Benzopyran-4- one,7-((2-O- (6- deoxy-alpha-L- mann opyranosyl )-beta- D- glucopyranosyl) oxy)-2,3- dihydro-5- hydroxy-2-(4- hydroxyphenyl) |
147 |
4- Methylacetophenone |
474 |
Nerol |
148 |
4-(2,5,6,6- Tetramethyl-2-cyclohexenyl)-3- buten-2- one |
475 |
Nerolidol |
149 |
4-(2-Furyl)but-3-en- 2-one |
476 |
Neryl acetate |
150 |
4-(4-Methoxyphenyl)butan-2-one |
477 |
Neryl formate |
151 |
4-(p- Hydroxyphenyl)butan-2-one |
478 |
Neryl isobutyrate |
152 |
4,5- Dihydrothiophen-3(2H)-one |
479 |
Neryl propionate |
153 |
4,5-Dihydro-2- methylfuran-3(2H)-one |
480 |
Non-2(cis)-en-1- ol |
154 |
4-Acetoxy-2,5- dimethylfuran-3(2H)-one |
481 |
Non-2-enal |
155 |
4-Allyl-2,6-dimethoxyphenol |
482 |
Non-6(cis)-enal |
156 |
4-Ethylguaiacol |
483 |
Non-6-en-1-ol |
157 |
4-Ethylphenol |
484 |
Nona- 2(trans),6(cis)-dienal |
158 |
4H-1,3,5- Dithiazine, Dihydro-2,4,6- tris(2- methylpropyl)-; 5,6-Dihydro-2,4,6- trans(2- methylpropyl)4H-1,3,5-dithiazine |
485 |
Nona- 2(trans),6(trans)-dienal |
159 |
4-Hydroxy-2,5- dimethylfuran- 3(2H)-one |
486 |
Nona-2,4-dienal |
160 |
4-Isopropylbenzaldehyde |
487 |
Nona-2,6-dien-1-ol |
161 |
4-Isopropylbenzyl alcohol |
488 |
Nonan- 3- one |
162 |
4-Methyl-5- vinylthiazole |
489 |
Nonan-1-ol |
163 |
4-Methylnonanoic acid |
490 |
Nonan-2-one |
164 |
4-Methyloctanoic acid |
491 |
Nonanal |
165 |
4-Methylphenol |
492 |
Nonano-1,4-lactone |
166 |
4-Oxovaleric acid |
493 |
Nonano-1,5-lactone |
167 |
4-Phenylbut-3-en-2- one |
494 |
Nonanoic acid |
168 |
4-Terpinenol |
495 |
Nonyl acetate |
169 |
5- Methylquinoxaline |
496 |
Nootkatone |
170 |
5-(2-Hydroxyethyl)-4-methylthiazole |
497 |
Oct-1-en-3-ol |
171 |
5,6,7,8-Tetrahydroquinoxaline |
498 |
Oct-1-en-3-one |
172 |
5,6-Dihydro-2,4,6,tris(2-methylpropyl)4H- 1,3,5-dithiazine |
499 |
Oct-1-en-3-yl acetate |
173 |
5-Ethyl-3-hydroxy- 4-methylfuran-2(5H)-one |
500 |
Oct-2-enal |
174 |
5H-5-methyl-6,7- dihydrocyclopenta (b)pyrazine |
501 |
Oct-3-en-1-ol |
175 |
5-Methyl-2- phenylhex-2-enal |
502 |
Octan-1-ol |
176 |
5-Methylfurfural |
503 |
Octan-2-ol |
177 |
5-Methylhept-2- en-4-one |
504 |
Octan-2-one |
178 |
5-Methylquinoxaline |
505 |
Octan-3-ol |
179 |
6,10-Dimethyl-5,9- undecadien-2-one |
506 |
Octan-3-one |
180 |
6-Methyl- hepta- 3,5-dien- 2-one |
507 |
Octanal |
181 |
6-Methylhept-5-en- 2-one |
508 |
Octano-1,4-lactone |
182 |
8-Mercapto-p-menthan-3-one |
509 |
Octano-1,5-lactone |
183 |
Acetaldehyde |
510 |
Octanoic acid |
184 |
Acetic acid |
511 |
Octyl acetate |
185 |
Acetophenone |
512 |
Octyl butyrate |
186 |
Acetylpyrazine |
513 |
Oleic acid |
187 |
Allyl heptanoate |
514 |
p-Anisyl acetate |
188 |
Allyl hexanoate |
515 |
p-Anisyl alcohol |
189 |
Allyl isothiocyanate |
516 |
Pent-1-en-3-ol |
190 |
Allyl methyl disulfide |
517 |
Pent-2-en-1-ol |
191 |
Allylthiol |
518 |
Pentadecano-1,15- lactone |
192 |
alpha- Damascone |
519 |
Pentan-1-ol |
193 |
alpha- Hexylcinnamaldehyde |
520 |
Pentan-2,3-dione |
194 |
alpha- Methylcinnamaldehyde |
521 |
Pentan-2-ol |
195 |
alpha- Pentylcinnamaldehyde |
522 |
Pentan-2-one |
196 |
alpha-Ionone |
523 |
Pentanal |
197 |
alpha-Phellandrene |
524 |
Pentano-1,4-lactone |
198 |
alpha-Terpinene |
525 |
Pentyl butyrate |
199 |
alpha-Terpineol |
526 |
Pentyl hexanoate |
200 |
Aspartic acid |
527 |
Pentyl isovalerate |
201 |
Benzaldehyde |
528 |
Pentyl salicylate |
202 |
Benzene-1,3-diol |
529 |
Phenethyl 2-methyl-butyrate |
203 |
Benzoic acid |
530 |
Phenethyl acetate |
204 |
Benzophenone |
531 |
Phenethyl benzoate |
205 |
Benzothiazole |
532 |
Phenethyl butyrate |
206 |
Benzyl acetate |
533 |
Phenethyl formate |
207 |
Benzyl alcohol |
534 |
Phenethyl isobutyrate |
208 |
Benzyl benzoate |
535 |
Phenethyl isovalerate |
209 |
Benzyl butyrate |
536 |
Phenethyl octanoate |
210 |
Benzyl cinnamate |
537 |
Phenethyl phenylacetate |
211 |
Benzyl formate |
538 |
Phenethyl propionate |
212 |
Benzyl hexanoate |
539 |
Phenol |
213 |
Benzyl isobutyrate |
540 |
Phenylacetaldehyde |
214 |
Benzyl isovalerate |
541 |
Phenylacetic acid |
215 |
Benzyl methyl sulfide |
542 |
Phenylmethanethiol |
216 |
Benzyl phenylacetate |
543 |
picoline beta (3- methylpyridine) |
217 |
Benzyl propionate |
544 |
Pin-2(10)- ene |
218 |
Benzyl salicylate |
545 |
Pin-2(3)- ene |
219 |
beta- Damascenone |
546 |
Piperine |
220 |
beta-Alanine |
547 |
Piperonal |
221 |
beta-caryophyllene |
548 |
p-Menth-1-ene-8- thiol |
222 |
beta-Damascone |
549 |
p-methylanisole, 1-Methoxy-4- methylbenzene |
223 |
beta-Ionone |
550 |
Prenyl acetate |
224 |
beta-Ocimene |
551 |
Propanal |
225 |
Bis-(2-Methyl-3-furyl) disulfide |
552 |
Propane-2-thiol |
226 |
Borneo |
553 |
Propionic acid |
227 |
Bornyl acetate |
554 |
Propyl acetate |
228 |
Butan-1-ol |
555 |
Propyl hexanoate |
229 |
Butan-2-one |
556 |
p-Tolualdehyde |
230 |
Butanal |
557 |
Pyrrolidine |
231 |
Butyl 2- methylbutyrate |
558 |
Salicylaldehyde |
232 |
Butyl acetate |
559 |
sec- Pentylthiophene |
233 |
Butyl butyrate |
560 |
sec-Butan-3-onyl acetate |
234 |
Butyl isovalerate |
561 |
Serine |
235 |
Butyl lactate |
562 |
S-Furfuryl acetothioate |
236 |
Butyl valerate |
563 |
S-Methyl butanethioate |
237 |
Butylamine |
564 |
Smoke flavouring extract |
238 |
Butyl-O-butyryllactate |
565 |
Sodium bisulphate |
239 |
Butyric acid |
566 |
Succinic acid |
240 |
Butyro-1,4-lactone |
567 |
Tannic acid |
241 |
Camphene |
568 |
Taurine |
242 |
Carvacrol |
569 |
Terpineol |
243 |
Carvyl acetate |
570 |
Terpineol acetate |
244 |
Cinnamaldehyde |
571 |
Terpinolene |
245 |
Cinnamic acid |
572 |
Tetradecano-1,5- lactone |
246 |
Cinnamyl acetate |
573 |
Tetradecanoic acid |
247 |
Cinnamyl alcohol |
574 |
Thaumatin / Einecs |
248 |
Cinnamyl butyrate |
575 |
Theaspirane |
249 |
Cinnamyl isobutyrate |
576 |
Thiamine hydrochloride |
250 |
Cinnamyl isovalerate |
577 |
Thymol |
251 |
Citral |
578 |
tr-1-(2,6,6- Trimethyl-1- cyclohexen- 1-yl)but-2-en-1-one |
252 |
Citronellal |
579 |
tr-2, cis-6- Nonadien-1-ol |
253 |
Citronellic acid |
580 |
tr-2, tr-4- Nonadienal |
254 |
Citronellol |
581 |
tr-2, tr-4- Undecadienal |
255 |
Citronellyl acetate |
582 |
trans-2-Decenal |
256 |
Citronellyl butyrate |
583 |
trans-2-Nonenal |
257 |
Citronellyl formate |
584 |
trans-2-Octenal |
258 |
Citronellyl propionate |
585 |
trans-Menthone |
259 |
Cyclohexyl acetate |
586 |
Tridec-2-enal |
260 |
D,L-Isoleucine |
587 |
Tridecan-2-one |
261 |
d,l-Isomenthone |
588 |
Triethyl citrate |
262 |
D,L-Serine |
589 |
Trimethylamine |
263 |
d-Carvone |
590 |
Trimethylamine hydrochloride |
264 |
Dec-2-enal |
591 |
Trimethyloxazole |
265 |
Dec-2-enoic acid |
592 |
Undec-10-enal |
266 |
Deca- 2(trans),4(trans)-dienal |
593 |
Undec-2(trans)- enal |
267 |
Decan- 2 -one |
594 |
Undecan-2-one |
268 |
Decan-1-ol |
595 |
Undecanal |
269 |
Decanal |
596 |
Undecano-1,4- lactone |
270 |
Decano-1,4-lactone |
597 |
Undecano-1,5-lactone |
271 |
Decano-1,5-lactone |
598 |
Valencene |
272 |
Decanoic acid |
599 |
Valeric acid |
273 |
Decyl acetate |
600 |
Vanillin |
274 |
delta-3- Carene |
601 |
Vanillyl acetone |
275 |
d-Fenchone |
602 |
Veratraldehyde |
276 |
Diacetyl |
603 |
Erythritol |
277 |
Diallyl disulfide |
604 |
Ethyl maltol |
278 |
Diallyl sulfide |
605 |
Ethyl vanillin |
279 |
Diallyl trisulfide |
606 |
Isovaleric |
280 |
Dibutyl sulfide |
607 |
Isoamyl acetate |
281 |
Diethyl malonate |
608 |
Sodium Saccharin |
282 |
Diethyl succinate |
609 |
Neohesperidin dihydrochalcone |
283 |
Diethyl-5- methylpyrazine |
610 |
Tributyrin |
284 |
Difurfuryl ether |
611 |
Phenylethyl alcohol |
285 |
Difurfuryl Sulfide |
612 |
Isoamyl phenylacetate |
286 |
Dihydrocarvyl acetate |
613 |
Gama Nonalactone |
287 |
Dimethyl disulfide |
614 |
Isoamyl butyrate |
288 |
Dimethyl sulfide |
615 |
Erythorsin |
289 |
Dimethyl tetrasulfide |
616 |
Disodium 5’-Inosinate |
290 |
Dimethyl trisulfide |
617 |
Neotame |
291 |
Diphenyl ether |
618 |
Guanosine 5’-monophosphate GMP) |
292 |
Dipropyl disulfide |
619 |
Inosine-5-mono-phosphate (IMP) |
293 |
Dipropyl trisulfide |
620 |
Acetylmethyl Carbinol |
294 |
Disodium 5-guanylate |
621 |
Cinnamic Aldehyde |
295 |
Disodium 5'-inosinate |
622 |
Disodium 5’-guanylate |
296 |
Disodium 5'-ribonucleotide |
623 |
Iso amyl iso Valerate |
297 |
Disodium guanosine 5'- monophosphate |
624 |
Butyl butyryl lactate |
298 |
Disodium Inosine- 5-Mono- phosphate (IMP) |
625 |
Heptanone |
299 |
d-Limonene |
626 |
Acetyl propionyl |
300 |
DL-Menthol (racemic) |
627 |
Anisaldehyde |
301 |
Dodec-2(trans)- enal |
628 |
Isom amyl acetate |
302 |
Dodecan-1-ol |
629 |
Gamma Undecalactone |
303 |
Dodecanal |
630 |
Undecanone mono propylene glycol |
304 |
Dodecano-1,4- lactone |
631 |
Iso Amyl Salicylate |
305 |
Dodecano-1,5- lactone |
632 |
Bourbonal |
306 |
Dodecanoic acid |
633 |
Furaneol |
307 |
Dodecyl acetate |
634 |
Corylone |
308 |
Ethanol |
635 |
Furfural mercaptain |
309 |
Ethyl 2- methylbutyrate |
636 |
Isoamyl acetate |
310 |
Ethyl 4-oxovalerate |
637 |
Raspberry ketone |
311 |
Ethyl acetate |
638 |
Sanguinarine |
312 |
Ethyl acetoacetate |
639 |
Glucosum anhydricum |
313 |
Ethyl acrylate |
640 |
Aspartme |
314 |
Ethyl benzoate |
641 |
Ammonium Glycyrrhizinate |
315 |
Ethyl butyrate |
642 |
3-Methy cyclopenten-1,2- dione |
316 |
Ethyl cinnamate |
643 |
Beta-Sinensal[30] |
317 |
Ethyl dec-2- enoate |
644 |
Phenethyl alcohol |
318 |
Ethyl dec-4- enoate |
645 |
Delta-Decalactone |
319 |
Ethyl decanoate |
646 |
Trans-Anethole |
320 |
Ethyl dodecanoate |
647 |
D-decalactone |
321 |
Ethyl formate |
648 |
2-Undecanone |
322 |
Ethyl heptanoate |
649 |
Isoamyl acetate |
323 |
Ethyl hex-3-enoate |
650 |
3-methylthio propanol |
324 |
Ethyl hexadecanoate |
651 |
Isoamyl isovelerate |
325 |
Ethyl hexanoate |
652 |
3-Phenyl-2-propenal |
326 |
Ethyl isobutyrate |
653 |
Natural Terpenes |
327 |
Ethyl isovalerate |
654 |
4-methyl-5-thiazoleethanol |
6. Nguyên liệu đơn khác được sử dụng làm thực phẩm tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.
[1] Thông tư số 31/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Nghị định số 105/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19 tháng 11 năm 2018;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Chăn nuôi;
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi.
[2] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 31/2022/TT- BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 02 năm 2023.
[3] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 31/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 02 năm 2023.
[4] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Thông tư số 31/2022/TT- BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 02 năm 2023.
[5] Điều 3, Điều 4 Thông tư số 31/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 02 năm 2023 quy định như sau:
“Điều 3. Quy định chuyển tiếp
1. Nhãn sản phẩm thức ăn chăn nuôi chứa thuốc thú y đã in trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành chưa đáp ứng quy định về ghi nhãn tại Thông tư này được phép sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024.
2. Sản phẩm thức ăn chăn nuôi có nhãn theo quy định tại khoản 1 Điều này sản xuất trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành tiếp tục được lưu hành đến khi hết hạn sử dụng của sản phẩm.
3. Sản phẩm thức ăn chăn nuôi có nhãn theo quy định tại khoản 1 Điều này sản xuất sau ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, khi lưu thông trên thị trường phải có tài liệu kèm theo ghi thông tin về kháng sinh, hoạt chất phòng, trị bệnh theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này.
4. Trường hợp thay đổi về địa chỉ trụ sở, địa chỉ sản xuất do thay đổi về địa giới hành chính, cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi được tiếp tục sử dụng hết số lượng nhãn đã in thông tin địa chỉ trụ sở, địa chỉ sản xuất trước khi thay đổi.
Điều 4. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 02 năm 2023.
2. Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc hoặc cần sửa đổi, bổ sung, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Chăn nuôi) để xem xét, giải quyết./.”
[6] Cụm từ “Côn trùng sống” được bãi bỏ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Thông tư số 31/2022/TT- BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 02 năm 2023.
[7] Đoạn “* Bao gồm các chất thay thế Methionine.” được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của Thông tư số 31/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 02 năm 2023.
[8] Cụm từ “Chỉ tiêu chất lượng quyết định bản chất và công dụng sản phẩm” được thay thế theo quy định tại khoản 4 Điều 2 của Thông tư số 31/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 02 năm 2023.
[9] Đoạn “* Tuỳ theo sản phẩm để lựa chọn chỉ tiêu, hình thức công bố phù hợp (Ví dụ: Hình thức công bố là không nhỏ hơn đối với chỉ tiêu vitamin, axit amin).
** Không áp dụng với sản phẩm dạng lỏng” được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 2 của Thông tư số 31/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 02 năm 2023.
[10] Cụm từ “Chỉ tiêu chất lượng quyết định bản chất và công dụng sản phẩm” được thay thế theo quy định tại khoản 4 Điều 2 của Thông tư số 31/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 02 năm 2023.
[11] Đoạn “* Tuỳ theo sản phẩm để lựa chọn chỉ tiêu, hình thức công bố phù hợp (Ví dụ: Hình thức công bố là không nhỏ hơn đối với chỉ tiêu vitamin, axit amin)
** Không áp dụng với sản phẩm dạng lỏng” được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khỏa 5 Điều 2 của Thông tư số 31/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 02 năm 2023.
[12] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 2 của Thông tư số 31/2022/TT- BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 02 năm 2023.
[13] Cụm từ “Thông tin kháng sinh” được thay thế theo quy định tại khoản 7 Điều 2 của Thông tư số 31/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 02 năm 2023.
[14] Cụm từ “Đối với thức ăn chăn nuôi nhập khẩu, việc ghi nhãn phụ phải thực hiện theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa và quy định tại Thông tư này.” được thay thế theo quy định tại khoản 8 Điều 2 của Thông tư số 31/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 02 năm 2023.
[15] Cụm từ “Thông tư kháng sinh” được thay thế theo quy định tại khoản 7 Điều 2 của Thông tư số 31/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 02 năm 2023.
[16] Cụm từ “Đối với thức ăn chăn nuôi nhập khẩu, việc ghi nhãn phụ phải thực hiện theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa và quy định tại Thông tư này.” được thay thế theo quy định tại khoản 8 Điều 2 của Thông tư số 31/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 02 năm 2023.
[17] Cụm từ “Đối với thức ăn chăn nuôi nhập khẩu, việc ghi nhãn phụ phải thực hiện theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa và quy định tại Thông tư này.” được thay thế theo quy định tại khoản 8 Điều 2 của Thông tư số 31/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 02 năm 2023.
[18] Cụm từ “Thông tư kháng sinh” được thay thế theo quy định tại khoản 7 Điều 2 của Thông tư số 31/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 02 năm 2023.
[19] Phụ lục này được thay thế theo quy định tại khoản 9 Điều 2 của Thông tư số 31/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 02 năm 2023.
[20] Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại khoản 10 Điều 2 của Thông tư số 31/2022/TT- BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 02 năm 2023.
[21] Cụm từ “CaCO3” được bổ sung theo quy định tại khoản điểm a khoản 11 Điều 2 của Thông tư số 31/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 02 năm 2023.
[22] Đoạn này được bổ sung theo quy định tại khoản điểm b khoản 11 Điều 2 của Thông tư số 31/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 02 năm 2023.
[23] Đoạn này được bổ sung theo quy định tại khoản điểm c khoản 11 Điều 2 của Thông tư số 31/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 02 năm 2023.
[24] Cụm từ “Calcium carbonate (limestone), Calcareous marine shells, (Gizzard) Redstone” được bãi bỏ theo quy định tại khoản điểm d khoản 11 Điều 2 của Thông tư số 31/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 02 năm 2023.
[25] Đoạn này được bổ sung theo quy định tại khoản điểm đ khoản 11 Điều 2 của Thông tư số 31/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 02 năm 2023.
[26] Đoạn này được bổ sung theo quy định tại khoản điểm e khoản 11 Điều 2 của Thông tư số 31/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 02 năm 2023.
[27] Đoạn này được bổ sung theo quy định tại khoản điểm g khoản 11 Điều 2 của Thông tư số 31/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 02 năm 2023.
[28] Đoạn này được bổ sung theo quy định tại khoản điểm h khoản 11 Điều 2 của Thông tư số 31/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 02 năm 2023.
[29] Đoạn này được bổ sung theo quy định tại khoản điểm i khoản 11 Điều 2 của Thông tư số 31/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 02 năm 2023.
[30] Đoạn này (từ số thứ tự số 643 đến 654) được bổ sung theo quy định tại khoản điểm k khoản 11 Điều 2 của Thông tư số 31/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 02 năm 2023.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.