NGÂN HÀNG NHÀ
NƯỚC |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/VBHN-NHNN |
Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2013 |
VỀ VIỆC KHUYẾN KHÍCH NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI CHUYỂN TIỀN VỀ NƯỚC
Quyết định số 170/1999/QĐ-TTg ngày 19 tháng 8 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài chuyển tiền về nước, có hiệu lực kể từ ngày 03 tháng 9 năm 1999, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Quyết định số 78/2002/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 170/1999/QĐ-TTg ngày 19 tháng 8 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài chuyển tiền về nước, có hiệu lực kể từ ngày 02 tháng 7 năm 2002.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Nghị định số 63/1998/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối;
Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam1,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Chính phủ khuyến khích và tạo điều kiện để Người Việt Nam ở nước ngoài được chuyển ngoại tệ về nước phù hợp với pháp luật Việt Nam và pháp luật của các nước mà người Việt Nam sinh sống và có nhu cầu gửi tiền về nước.
Người nước ngoài chuyển tiền từ nước ngoài vào Việt Nam với mục đích giúp đỡ gia đình, thân nhân, hay vì mục đích từ thiện khác cũng được khuyến khích và thực hiện như đối với Người Việt Nam ở nước ngoài theo quy định tại Quyết định này.
Trong Quyết định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Ngoại tệ quy định tại Quyết định này là các ngoại tệ tự do chuyển đổi.
2. Người thụ hưởng là người trong nước được hưởng số ngoại tệ do Người Việt Nam ở nước ngoài, hoặc người nước ngoài chuyển từ nước ngoài vào Việt Nam.
3. Tổ chức tín dụng được phép là tổ chức tín dụng ở Việt Nam được Ngân hàng Nhà nước cho phép hoạt động ngoại hối.
4. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính bưu chính quốc tế là các doanh nghiệp được Tổng cục Bưu điện cấp giấy phép làm các dịch vụ tài chính bưu chính quốc tế.
5. Dịch vụ tài chính bưu chính quốc tế là các hình thức chuyển tiền quốc tế và séc bưu chính quốc tế.
Điều 3. Áp dụng điều ước quốc tế
Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định các điều khoản liên quan đến việc chuyển ngoại tệ từ nước ngoài vào Việt Nam khác với quy định của Quyết định này, thì việc chuyển ngoại tệ áp dụng theo các quy định của điều ước quốc tế.
Điều 4. Các hình thức chuyển ngoại tệ từ nước ngoài vào Việt Nam
Người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài được chuyển ngoại tệ từ nước ngoài vào Việt Nam dưới các hình thức sau:
1. Chuyển ngoại tệ thông qua các tổ chức tín dụng được phép;
2. Chuyển ngoại tệ thông qua các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính bưu chính quốc tế;
3. Cá nhân mang theo người vào Việt Nam.
Cá nhân ở nước ngoài khi nhập cảnh vào Việt Nam có mang theo ngoại tệ hộ cho Người Việt Nam ở nước ngoài phải kê khai với hải quan cửa khẩu số ngoại tệ mang hộ từ nước ngoài gửi về cho Người thụ hưởng ở trong nước.
Điều 5. Các đối tượng được phép nhận ngoại tệ do người Việt Nam ở nước ngoài chuyển vào và chi trả cho Người thụ hưởng ở trong nước2
1. Tổ chức tín dụng được phép.
2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính bưu chính quốc tế.
3. Các tổ chức kinh tế được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép làm dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ hoặc tổ chức kinh tế làm đại lý cho tổ chức tín dụng thực hiện việc chi trả ngoại tệ ở trong nước.
4. Các tổ chức tín dụng (bao gồm tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối và tổ chức tín dụng không được phép hoạt động ngoại hối) làm đại lý cho các tổ chức kinh tế được phép làm dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ ở trong nước.
5. Các tổ chức tín dụng (bao gồm tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối và tổ chức tín dụng không được phép hoạt động ngoại hối) làm đại lý cho các tổ chức tín dụng được phép.
Điều 6. Quyền của Người thụ hưởng
1. Nhận bằng ngoại tệ hoặc Đồng Việt Nam theo yêu cầu.
2. Trong trường hợp nhận bằng ngoại tệ, người thụ hưởng có thể bán cho các tổ chức tín dụng được phép, chuyển khoản vào tài khoản tiền gửi ngoại tệ cá nhân và được sử dụng theo các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối, gửi tiết kiệm ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng được phép hoặc sử dụng vào các mục đích khác theo các quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Không phải đóng thuế thu nhập đối với các khoản ngoại tệ từ nước ngoài chuyển về.
Điều 7. Trách nhiệm và quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước
1. Phối hợp với các Bộ, ngành tổ chức tuyên truyền rộng rãi chủ trương khuyến khích chuyển ngoại tệ về nước.
2. Quy định các điều kiện và thủ tục cấp giấy phép làm dịch vụ thu nhận và chi trả ngoại tệ; quy định mức thu lệ phí chuyển tiền; chỉ đạo các tổ chức được phép làm dịch vụ nhận, chi trả ngoại tệ cải tiến thủ tục tạo thuận lợi cho Người thụ hưởng.
3. Cấp giấy phép cho các tổ chức kinh tế có đủ điều kiện làm dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ và thu hồi giấy phép hoặc có quyết định đình chỉ có thời hạn đối với các tổ chức tín dụng được phép, tổ chức kinh tế có hành vi vi phạm các quy định trong Quyết định này.
Điều 8. Trách nhiệm của các Bộ, ngành liên quan
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc quản lý nhà nước về dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ.
2. Tổng cục Hải quan, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam có trách nhiệm báo cáo tình hình chuyển ngoại tệ vào Việt Nam cho Ngân hàng Nhà nước để Ngân hàng Nhà nước tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Báo cáo số liệu và tình hình chuyển ngoại tệ vào Việt Nam thực hiện theo quý và theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm về hoạt động nhận và chi trả ngoại tệ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
2. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Quyết định này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT KT.
THỐNG ĐỐC |
1 Quyết định số 78/2002/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2002 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 170/1999/QĐ-TTg ngày 19 tháng 8 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài chuyển tiền về nước có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 63/1998/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 1998 của Chính phủ về Quản lý ngoại hối;
Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước,”
2 Điều này được sửa đổi theo quy định tại Điều 1 của Quyết định số 78/2002/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2002 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 170/1999/QĐ-TTg ngày 19 tháng 8 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài chuyển tiền về nước, có hiệu lực kể từ ngày 02 tháng 7 năm 2002.
3 Điều 2 của Quyết định số 78/2002/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2002 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 170/1999/QĐ-TTg ngày 19 tháng 8 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài chuyển tiền về nước, có hiệu lực kể từ ngày 02 tháng 7 năm 2002 quy định như sau:
“Điều 2. Điều khoản thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
2. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Quyết định này
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này."
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.