BỘ CÔNG
THƯƠNG |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/VBHN-BCT |
Hà Nội, ngày 29 tháng 02 năm 2024 |
Thông tư số 21/2016/TT-BCT ngày 20 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 10 năm 2016, được sửa đổi, bổ sung bởi:
1. Thông tư số 11/2018/TT-BCT ngày 29 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2016/TT-BCT ngày 20 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.
2. Thông tư số 01/2024/TT-BCT ngày 15 tháng 01 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2016/TT-BCT ngày 20 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2024.
Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 02 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa;
Thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế A - Âu, đã ký chính thức tại Ca-dắc-xtan ngày 29 tháng 5 năm 2015;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu,
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu.[1]
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu (sau đây gọi tắt là Hiệp định VN-EAEUFTA).
2. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia các hoạt động có liên quan đến xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định VN-EAEUFTA.
Điều 2. Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định VN-EAEUFTA
Ban hành kèm theo Thông tư này các Phụ lục để hướng dẫn thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định VN-EAEUFTA:
1. Quy tắc xuất xứ hàng hóa (Phụ lục I);
2. Quy tắc cụ thể mặt hàng (Phụ lục II)[2];
3. Danh sách các quốc đảo theo Điều 10 Phụ lục I (Phụ lục III);
4. Mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu EAV, Tờ khai bổ sung Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu EAV và hướng dẫn khai báo Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Phụ lục IV);
5. Danh sách các Tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa của Việt Nam (Phụ lục V).
Điều 3. Thủ tục cấp và kiểm tra Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu EAV[3]
Quy trình chứng nhận và kiểm tra Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) thực hiện theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 21/2016/TT-BCT ; Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 03 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa và các quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa.
Điều 4. Điều khoản thi hành[4]
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 10 năm 2016.
|
XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT KT. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.