BỘ Y TẾ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/VBHN-BYT |
Hà Nội, ngày 06 tháng 6 năm 2022 |
Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2019, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư số 26/2021/TT-BYT ngày 15 tháng 12 năm 2021 sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều của Thông tư số 41/2018/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2022.
Căn cứ Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch; Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch;
Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế;
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.[1]
Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.
Điều 2. Quy định về kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt
1. Kết quả thử nghiệm các thông số chất lượng nước sạch quy định tại Khoản 2 và 3 Điều 5 của Quy chuẩn ban hành kèm theo Thông tư này phải được đơn vị cấp nước công khai trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày có kết quả trên trang thông tin điện tử của đơn vị cấp nước (trường hợp không có trang thông tin điện tử, đơn vị cấp nước phải dán thông báo trước cổng trụ sở) các nội dung sau:
a) Tổng số mẫu nước thử nghiệm và các vị trí lấy mẫu.
b) Các thông số và kết quả thử nghiệm cụ thể của từng mẫu nước.
c) Biện pháp và thời gian khắc phục các thông số không đạt Quy chuẩn.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải kiểm tra (ngoại kiểm) việc thực hiện các quy định về đảm bảo chất lượng nước sạch của đơn vị cấp nước như sau:
a) Kiểm tra việc thực hiện thử nghiệm các thông số chất lượng nước sạch của đơn vị cấp nước quy định tại Khoản 2 và 3 Điều 5 của Quy chuẩn ban hành kèm theo Thông tư này; hồ sơ theo dõi, quản lý chất lượng nước sạch; công khai thông tin chất lượng nước sạch quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư này.
b) Lấy mẫu và thử nghiệm các thông số chất lượng nước sạch quy định tại Khoản 2 và 3 Điều 5 của Quy chuẩn ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày có kết quả ngoại kiểm chất lượng nước sạch, cơ quan thực hiện ngoại kiểm thông báo bằng văn bản cho đơn vị cấp nước được ngoại kiểm; công khai trên trang thông tin điện tử của cơ quan thực hiện ngoại kiểm; thông báo cho đơn vị có thẩm quyền lựa chọn đơn vị cấp nước và cơ quan chủ quản đơn vị cấp nước đã được ngoại kiểm (nếu có) về kết quả ngoại kiểm gồm các thông tin sau đây:
- Tên đơn vị được kiểm tra.
- Kết quả kiểm tra các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Thông tư này.
3. Tần suất thực hiện ngoại kiểm chất lượng nước sạch
a) Mỗi đơn vị cấp nước phải được ngoại kiểm định kỳ 01 lần/01 năm.
b) Ngoại kiểm đột xuất được thực hiện trong các trường hợp sau:
- Khi có nghi ngờ về chất lượng nước thành phẩm qua theo dõi báo cáo tình hình chất lượng nước định kỳ, đột xuất của đơn vị cấp nước.
- Khi xảy ra sự cố môi trường có thể ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước.
- Khi kết quả kiểm tra chất lượng nước hoặc điều tra dịch tễ cho thấy nguồn nước có nguy cơ bị ô nhiễm.
- Khi có các phản ánh của cơ quan, tổ chức, cá nhân về chất lượng nước.
- Khi có các yêu cầu đặc biệt khác của cơ quan có thẩm quyền.
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/6/2019.
2. Thông tư số 50/2015/TT-BYT ngày 11/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc kiểm tra vệ sinh, chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
3.[3] (được bãi bỏ).
1. Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này trên phạm vi toàn quốc.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
a) Tổ chức và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này tại địa phương.
b)[5] Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.
c) Bố trí ngân sách và chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch đột xuất hoặc định kỳ hằng năm; đầu tư nâng cấp trang thiết bị phòng thử nghiệm cho Trung tâm Y tế dự phòng/Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh) để có đủ khả năng thực hiện thử nghiệm các thông số chất lượng nước sạch theo quy định của Thông tư này.
3. Các Viện chuyên ngành thuộc Bộ Y tế có trách nhiệm:
a) Tổng hợp, phân tích và báo cáo tình hình chất lượng nước sạch của các tỉnh trong địa bàn phụ trách và có kế hoạch đào tạo tập huấn, hỗ trợ về chuyên môn, kỹ thuật cho các địa phương trong việc thực hiện Quy chuẩn.
b) Thực hiện ngoại kiểm chất lượng nước sạch khi có yêu cầu của Bộ Y tế; báo cáo kết quả ngoại kiểm theo Mẫu số 01 của phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Hỗ trợ kỹ thuật cho các tỉnh, thành phố trong địa bàn phụ trách xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch.
d) Báo cáo bằng văn bản định kỳ 6 tháng, hằng năm cho Cục Quản lý môi trường y tế trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày cuối cùng của tháng 6 và tháng 12; báo cáo theo Mẫu số 02 của phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai việc thực hiện Thông tư này trên địa bàn phụ trách.
b) Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện việc phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt theo Thông tư này trên địa bàn phụ trách.
c) Tiếp nhận bản công bố hợp quy của đơn vị cấp nước trên địa bàn phụ trách.
d) Xây dựng kế hoạch, bảo đảm nhân lực, trang thiết bị và bố trí kinh phí (trong ngân sách hằng năm) cho việc thực hiện kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn tỉnh, thành phố; kiểm tra, giám sát chất lượng nước do hộ gia đình tự khai thác ở vùng có nguy cơ ô nhiễm nguồn nước để có biện pháp đảm bảo sức khỏe người dân.
5. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh có trách nhiệm:
a) Thực hiện ngoại kiểm định kỳ, đột xuất chất lượng nước sạch của tất cả các đơn vị cấp nước có quy mô từ 500 hộ gia đình trở lên (hoặc công suất thiết kế từ 1.000m3/ngày đêm trở lên trong trường hợp không xác định được số hộ gia đình); báo cáo kết quả ngoại kiểm theo Mẫu số 01 của phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Phối hợp với các Trung tâm Y tế huyện thực hiện ngoại kiểm định kỳ, đột xuất chất lượng nước của các đơn vị cấp nước có quy mô dưới 500 hộ gia đình (hoặc công suất thiết kế dưới 1.000m3/ngày đêm trong trường hợp không xác định được số hộ gia đình);
c) Xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí hằng năm cho việc tổ chức thực hiện hoạt động kiểm tra chất lượng nước sạch.
d) Báo cáo bằng văn bản định kỳ 6 tháng, hằng năm cho Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Viện chuyên ngành thuộc Bộ Y tế và Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày cuối cùng của tháng 6 và tháng 12; báo cáo theo Mẫu số 03 của phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Trung tâm Y tế huyện có trách nhiệm:
a) Thực hiện ngoại kiểm định kỳ, đột xuất chất lượng nước sạch của tất cả các đơn vị cấp nước có quy mô dưới 500 hộ gia đình (hoặc công suất thiết kế dưới 1.000m3/ngày đêm trong trường hợp không xác định được số hộ gia đình). Báo cáo kết quả ngoại kiểm theo Mẫu số 01 của phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí hằng năm cho việc tổ chức thực hiện các hoạt động kiểm tra chất lượng nước sạch trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
c) Báo cáo bằng văn bản định kỳ hằng quý, 6 tháng và hằng năm cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày cuối cùng của tháng 3, tháng 6, tháng 9 và tháng 12. Nội dung báo cáo theo Mẫu số 04 của phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
7. Đơn vị cấp nước có trách nhiệm:
a) Thực hiện các quy định của Thông tư này.
b) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng nước sạch do đơn vị cung cấp.
c) Lưu trữ và quản lý hồ sơ theo dõi về chất lượng nước sạch:
- Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành.
- Các kết quả thử nghiệm chất lượng nước nguyên liệu định kỳ, đột xuất.
- Các kết quả thử nghiệm thông số chất lượng nước sạch định kỳ, đột xuất.
- Các hồ sơ về hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất nước sạch.
- Sổ theo dõi việc lưu mẫu nước (mỗi lần lấy mẫu ghi cụ thể số lượng mẫu lưu; vị trí lấy mẫu; thể tích mẫu; phương pháp bảo quản mẫu; thời gian lấy và lưu mẫu; người lấy mẫu lưu).
- Báo cáo biện pháp khắc phục các sự cố liên quan đến chất lượng nước sạch.
- Công khai thông tin về chất lượng nước sạch.
- Các tài liệu chứng minh việc thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn theo quy định.
d) Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
đ) Đề xuất các thông số chất lượng nước sạch để xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.
e) Báo cáo kết quả thử nghiệm chất lượng nước sạch hằng quý cho Trung tâm y tế huyện, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh theo Mẫu số 05, Mẫu số 06 của phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
8. Các ông bà Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, các Vụ, Cục có liên quan, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Y tế để xem xét, giải quyết./.
|
XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT KT. BỘ
TRƯỞNG |
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG
NƯỚC SẠCH SỬ DỤNG CHO MỤC ĐÍCH SINH HOẠT
National technical regulation on
Domestic Water Quality
Lời nói đầu
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt QCVN 01-1:2018/BYT do Cục Quản lý môi trường y tế biên soạn, Vụ Pháp chế trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ Y tế ban hành kèm theo Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14 tháng 12 năm 2018.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-1:2018/BYT thay thế Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống QCVN 01:2009/BYT và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt QCVN 02:2009/BYT được ban hành lần lượt theo Thông tư số 04/2009/TT-BYT và Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG
NƯỚC SẠCH SỬ DỤNG CHO MỤC ĐÍCH SINH HOẠT
TT |
Tên thông số |
Đơn vị tính |
Ngưỡng giới hạn cho phép |
Các thông số nhóm A |
|||
|
Thông số vi sinh vật |
|
|
1. |
Coliform |
CFU/100 mL |
<3 |
2. |
E.Coli hoặc Coliform chịu nhiệt |
CFU/100 mL |
<1 |
|
Thông số cảm quan và vô cơ |
||
3. |
Arsenic (As)(*) |
mg/L |
0,01 |
4. |
Clo dư tự do(**) |
mg/L |
Trong khoảng 0,2 - 1,0 |
5. |
Độ đục |
NTU |
2 |
6. |
Màu sắc |
TCU |
15 |
7. |
Mùi, vị |
- |
Không có mùi, vị lạ |
8. |
pH |
- |
Trong khoảng 6,0-8,5 |
Các thông số nhóm B |
|||
|
Thông số vi sinh vật |
||
9. |
Tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) |
CFU/ 100mL |
< 1 |
10. |
Trực khuẩn mủ xanh (Ps. Aeruginosa) |
CFU/ 100mL |
< 1 |
|
Thông số vô cơ |
||
11. |
Amoni (NH3 và NH4+ tính theo N) |
mg/L |
0,3 |
12. |
Antimon (Sb) |
mg/L |
0,02 |
13. |
Bari (Bs) |
mg/L |
0,7 |
14. |
Bor tính chung cho cả Borat và axit Boric (B) |
mg/L |
0,3 |
15. |
Cadmi (Cd) |
mg/L |
0,003 |
16. |
Chì (Plumbum) (Pb) |
mg/L |
0,01 |
17. |
Chỉ số pecmanganat |
mg/L |
2 |
18. |
Chloride (Cl-)(***) |
mg/L |
250 (hoặc 300) |
19. |
Chromi (Cr) |
mg/L |
0,05 |
20. |
Đồng (Cuprum) (Cu) |
mg/L |
1 |
21. |
Độ cứng, tính theo CaCO3 |
mg/L |
300 |
22. |
Fluor (F) |
mg/L |
1,5 |
23. |
Kẽm (Zincum) (Zn) |
mg/L |
2 |
24. |
Mangan (Mn) |
mg/L |
0,1 |
25. |
Natri (Na) |
mg/L |
200 |
26. |
Nhôm (Aluminium) (Al) |
mg/L |
0,2 |
27. |
Nickel (Ni) |
mg/L |
0,07 |
28. |
Nitrat (NO3- tính theo N) |
mg/L |
2 |
29. |
Nitrit (NO2- tính theo N) |
mg/L |
0,05 |
30. |
Sắt (Ferrum) (Fe) |
mg/L |
0,3 |
31. |
Seleni (Se) |
mg/L |
0,01 |
32. |
Sunphat |
mg/L |
250 |
33. |
Sunfua |
mg/L |
0,05 |
34. |
Thủy ngân (Hydrargyrum) (Hg) |
mg/L |
0,001 |
35. |
Tổng chất rắn hòa tan (TDS) |
mg/L |
1000 |
36. |
Xyanua (CN-) |
mg/L |
0,05 |
|
Thông số hữu cơ |
||
|
a. Nhóm Alkan clo hóa |
||
37. |
1,1,1 - Tricloroetan |
mg/L |
2000 |
38. |
1,2 - Dicloroetan |
mg/L |
30 |
39. |
1,2 - Dicloroeten |
mg/L |
50 |
40. |
Cacbontetraclorua |
mg/L |
2 |
41. |
Diclorometan |
mg/L |
20 |
42. |
Tetracloroeten |
mg/L |
40 |
43. |
Tricloroeten |
mg/L |
20 |
44. |
Vinyl clorua |
mg/L |
0,3 |
|
b. Hydrocacbua thơm |
||
45. |
Benzen |
mg/L |
10 |
46. |
Etylbenzen |
mg/L |
300 |
47. |
Phenol và dẫn xuất của Phenol |
mg/L |
1 |
48. |
Styren |
mg/L |
20 |
49. |
Toluen |
mg/L |
700 |
50. |
Xylen |
mg/L |
500 |
|
c. Nhóm Benzen Clo hóa |
||
51. |
1,2 - Diclorobenzen |
mg/L |
1000 |
52. |
Monoclorobenzen |
mg/L |
300 |
53. |
Triclorobenzen |
mg/L |
20 |
|
d. Nhóm chất hữu cơ phức tạp |
||
54. |
Acrylamide |
mg/L |
0,5 |
55. |
Epiclohydrin |
mg/L |
0,4 |
56. |
Hexacloro butadien |
mg/L |
0,6 |
|
Thông số hóa chất bảo vệ thực vật |
||
57. |
1,2 - Dibromo - 3 Cloropropan |
mg/L |
1 |
58. |
1,2 - Dicloropropan |
mg/L |
40 |
59. |
1,3 - Dichloropropen |
mg/L |
20 |
60. |
2,4 - D |
mg/L |
30 |
61. |
2,4 - DB |
mg/L |
90 |
62. |
Alachlor |
mg/L |
20 |
63. |
Aldicarb |
mg/L |
10 |
64. |
Atrazine và các dẫn xuất chloro-s-triazine |
mg/L |
100 |
65. |
Carbofuran |
mg/L |
5 |
66. |
Chlorpyrifos |
mg/L |
30 |
67. |
Clodane |
mg/L |
0,2 |
68. |
Clorotoluron |
mg/L |
30 |
69. |
Cyanazine |
mg/L |
0,6 |
70. |
DDT và các dẫn xuất |
mg/L |
1 |
71. |
Dichloprop |
mg/L |
100 |
72. |
Fenoprop |
mg/L |
9 |
73. |
Hydroxyatrazine |
mg/L |
200 |
74. |
Isoproturon |
mg/L |
9 |
75. |
MCPA |
mg/L |
2 |
76. |
Mecoprop |
mg/L |
10 |
77. |
Methoxychlor |
mg/L |
20 |
78. |
Molinate |
mg/L |
6 |
79. |
Pendimetalin |
mg/L |
20 |
80. |
Permethrin |
mg/L |
20 |
81. |
Propanil |
mg/L |
20 |
82. |
Simazine |
mg/L |
2 |
83. |
Trifuralin |
mg/L |
20 |
|
Thông số hóa chất khử trùng và sản phẩm phụ |
||
84. |
2,4,6 - Triclorophenol |
mg/L |
200 |
85. |
Bromat |
mg/L |
10 |
86. |
Bromodichloromethane |
mg/L |
60 |
87. |
Bromoform |
mg/L |
100 |
88. |
Chloroform |
mg/L |
300 |
89. |
Dibromoacetonitrile |
mg/L |
70 |
90. |
Dibromochloromethane |
mg/L |
100 |
91. |
Dichloroacetonitrile |
mg/L |
20 |
92. |
Dichloroacetic acid |
mg/L |
50 |
93. |
Formaldehyde |
mg/L |
900 |
94. |
Monochloramine |
mg/L |
3,0 |
95. |
Monochloroacetic acid |
mg/L |
20 |
96. |
Trichloroacetic acid |
mg/L |
200 |
97. |
Trichloroaxetonitril |
mg/L |
1 |
|
Thông số nhiễm xạ |
||
98. |
Tổng hoạt độ phóng xạ a |
Bq/L |
0,1 |
99. |
Tổng hoạt độ phóng xạ b |
Bq/L |
1,0 |
Chú thích:
- Dấu (*) chỉ áp dụng cho đơn vị cấp nước khai thác nước ngầm.
- Dấu (** ) chỉ áp dụng cho các đơn vị cấp nước sử dụng Clo làm phương pháp khử trùng.
- Dấu (***) chỉ áp dụng cho vùng ven biển và hải đảo.
- Dấu (-) là không có đơn vị tính.
- Hai chất Nitrit và Nitrat đều có khả năng tạo methemoglobin. Do vậy, trong trường hợp hai chất này đồng thời có mặt trong nước sinh hoạt thì tổng tỷ lệ nồng độ (C) của mỗi chất so với giới hạn tối đa (GHTĐ) của chúng không được lớn hơn 1 và được tính theo công thức sau:
Cnitrat/GHTĐnitrat + Cnitrit/GHTĐnitrit ≤ 1.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.