BỘ
XÂY DỰNG |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/VBHN-BXD |
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2024 |
HƯỚNG DẪN XÁC ĐỊNH VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ DỊCH VỤ CÔNG ÍCH ĐÔ THỊ
Thông tư số 14/2017/TT-BXD ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí dịch vụ công ích đô thị, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2018, được được bãi bỏ một phần bởi:
Thông tư số 07/2024/TT-BXD ngày 29 tháng 8 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành hoặc liên tịch ban hành.
Căn cứ Nghị định số 81/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;
Căn cứ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2021 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;
Căn cứ Nghị định số 79/2009/NĐ-CP ngày 28/9/2009 của Chính phủ về quản lý chiếu sáng đô thị;
Căn cứ Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kinh tế xây dựng, Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật và Viện trưởng Viện Kinh tế xây dựng[1];
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư hướng dẫn xác định và quản lý chi phí dịch vụ công ích đô thị.
1. Thông tư này hướng dẫn xác định và quản lý chi phí các dịch vụ công ích đô thị sau:
- [2] (được bãi bỏ)
- Duy trì hệ thống chiếu sáng đô thị;
- Duy trì, phát triển hệ thống cây xanh đô thị;
2. Một số dịch vụ công ích đô thị khác như: quản lý công viên, vườn thú và một số công tác dịch vụ công ích đô thị khác thì Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ nội dung hướng dẫn của Thông tư này áp dụng cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương.
Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xác định và quản lý chi phí các dịch vụ công ích đô thị nêu tại Điều 1 của Thông tư này.
Điều 3. Nguyên tắc xác định và quản lý chi phí dịch vụ công ích đô thị
1. Chi phí các dịch vụ công ích đô thị phải được tính đúng, tính đủ, phù hợp với quy trình kỹ thuật, điều kiện thực hiện, phù hợp với mặt bằng giá thị trường và khả năng cân đối ngân sách của địa phương.
2. Chi phí các dịch vụ công ích đô thị được xác định theo hướng dẫn tại Thông tư này là cơ sở để xác định dự toán chi phí; xem xét, quyết định giá dịch vụ công ích thực hiện theo phương thức đấu thầu, đặt hàng cho các tổ chức, cá nhân thực hiện việc cung ứng các dịch vụ công ích đô thị và là căn cứ để thương thảo, ký kết hợp đồng, thanh toán và quyết toán hợp đồng thực hiện các dịch vụ này.
3. Việc quản lý chi phí dịch vụ công ích đô thị phải tuân thủ các quy định có liên quan đến sản xuất và cung ứng các sản phẩm dịch vụ công ích đô thị.
4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ quy định của Thông tư này để hướng dẫn xác định và quản lý chi phí thực hiện các dịch vụ công ích đô thị khác cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.
XÁC ĐỊNH CHI PHÍ DỊCH VỤ CÔNG ÍCH ĐÔ THỊ
Điều 4. Nội dung dự toán chi phí dịch vụ công ích đô thị
Dự toán chi phí dịch vụ công ích đô thị bao gồm các khoản: chi phí trực tiếp (chi phí vật liệu; chi phí nhân công; chi phí sử dụng xe, máy, thiết bị thi công), chi phí quản lý chung, lợi nhuận định mức và thuế giá trị gia tăng (nếu có). Tổng hợp dự toán chi phí dịch vụ công ích đô thị theo hướng dẫn tại Phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này.
Điều 5. Xác định các thành phần chi phí trong dự toán chi phí dịch vụ công ích đô thị
1. Chi phí trực tiếp (CPTT) gồm: chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí sử dụng xe, máy, thiết bị thi công. Xác định chi phí trực tiếp theo hướng dẫn tại Phụ lục số 2 kèm theo Thông tư này.
2. Chi phí quản lý chung (C) bao gồm các chi phí có tính chất chung chi cho bộ máy quản lý, điều hành doanh nghiệp, các chi phí gián tiếp phục vụ cho công tác quản lý, chi phí phục vụ công nhân (bao gồm cả chi phí bảo hộ lao động, chi phí công cụ lao động), chi trả lãi vay vốn ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, các khoản chi phí xã hội mà người sử dụng lao động phải nộp cho nhà nước (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp), các khoản phí, lệ phí, chi phí thuê tài sản, thuê mặt bằng nhà xưởng (nếu có); chi phí khấu hao, sửa chữa tài sản cố định phục vụ cho bộ máy quản lý điều hành doanh nghiệp, chi phí thuê kiểm toán của doanh nghiệp và các khoản chi khác có liên quan đến hoạt động chung của doanh nghiệp khi thực hiện cung ứng dịch vụ công ích đô thị.
Chi phí quản lý chung trong dự toán chi phí dịch vụ công ích đô thị được xác định bằng tỷ lệ phần trăm (%) so với chi phí nhân công trực tiếp, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định định mức tỷ lệ chi phí quản lý chung để xác định dự toán chi phí dịch vụ công ích đô thị nhưng không vượt quá định mức tỷ lệ dưới đây:
Đơn vị tính: %
TT |
Loại dịch vụ công ích |
Loại đô thị |
|||
Đặc biệt |
I |
II |
III ÷ V |
||
|
[3] (được bãi bỏ) |
|
|
|
|
2 |
Duy trì hệ thống chiếu sáng đô thị |
52 |
50 |
48 |
45 |
3 |
Duy trì, phát triển hệ thống cây xanh đô thị |
50 |
48 |
47 |
45 |
Đối với công tác dịch vụ công ích đô thị có chi phí sử dụng xe, máy, thiết bị thi công > 60% chi phí trực tiếp thì chi phí quản lý chung được xác định theo định mức tỷ lệ không vượt quá 5% chi phí xe, máy, thiết bị thi công.
Định mức chi phí quản lý chung do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định phải phù hợp với hệ thống định mức, điều kiện thực tế thực hiện cung ứng dịch vụ và khả năng cân đối ngân sách của địa phương.
3. Lợi nhuận định mức (LN) được tính với tỷ lệ không vượt quá 5% trên chi phí trực tiếp và chi phí quản lý chung trong dự toán chi phí thực hiện dịch vụ công ích đô thị.
4. Thuế giá trị gia tăng (T) (nếu có): Thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính. Đối với một số dịch vụ công ích đô thị không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, được tính bổ sung thuế giá trị gia tăng của chi phí đầu vào.
QUẢN LÝ CHI PHÍ DỊCH VỤ CÔNG ÍCH ĐÔ THỊ
Điều 5. Quản lý định mức dự toán dịch vụ công ích đô thị
1. Định mức dự toán dịch vụ công ích đô thị do Bộ Xây dựng công bố là cơ sở để Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vận dụng, áp dụng trong quá trình xác định và quản lý chi phí dịch vụ công ích đô thị.
2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức việc điều chỉnh định mức dự toán nếu điều kiện thực tế thực hiện của địa phương có sự khác biệt so với điều kiện quy định trong hệ thống định mức dự toán do Bộ Xây dựng công bố; tổ chức xây dựng định mức đối với các công tác dịch vụ công ích đô thị của địa phương chưa có trong hệ thống định mức dự toán do Bộ Xây dựng công bố và thống nhất với Bộ Xây dựng trước khi quyết định áp dụng.
3. Định kỳ hàng năm, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm gửi những định mức đã điều chỉnh hoặc xây dựng mới về Bộ Xây dựng để theo dõi, quản lý.
Điều 6. Quản lý chi phí dịch vụ công ích đô thị
1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tổ chức xây dựng đơn giá, xác định dự toán chi phí dịch vụ công ích đô thị, dự toán các chi phí giám sát, chi phí quản lý dịch vụ công ích đô thị; tổ chức thẩm định, phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt đơn giá và dự toán các chi phí trên.
2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các doanh nghiệp trực thuộc thực hiện các dịch vụ công ích đô thị có trách nhiệm sắp xếp lại tổ chức, tinh giản bộ máy quản lý; xây dựng lộ trình đầu tư công nghệ, thiết bị cơ giới nhằm nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí.
3. Cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm để thực hiện việc xây dựng hoặc thẩm tra định mức, đơn giá và dự toán chi phí phục vụ công tác quản lý chi phí dịch vụ công ích đô thị.
4. Bộ Xây dựng định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc xác định và quản lý chi phí dịch vụ công ích đô thị tại các địa phương.
1. Đối với các dự toán chi phí dịch vụ công ích đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành nhưng chưa ký kết hợp đồng thì Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo cơ quan chuyên môn xem xét để điều chỉnh dự toán chi phí theo quy định tại Thông tư này.
2. Đối với các hợp đồng đã được ký kết trước thời điểm có hiệu lực của Thông tư này thì thực hiện theo nội dung đã được thỏa thuận trong hợp đồng.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2018 và thay thế Thông tư số 06/2008/TT-BXD ngày 20/3/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn quản lý chi phí dịch vụ công ích đô thị.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Xây dựng để xem xét, giải quyết./.
|
XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT KT. BỘ TRƯỞNG |
[1] Thông tư số 07/2024/TT-BXD ngày 29 tháng 8 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành hoặc liên tịch ban hành (sau đây gọi tắt là Thông tư số 07/2024/TT-BXD), có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2024, có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18/6/2020;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 59/2024/NĐ-CP ngày 25/5/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 52/2022/NĐ-CP ngày 08/8/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ;”
[2] Nội dung “Thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đô thị” được bãi bỏ theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 07/2024/TT-BXD ngày 29 tháng 8 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành hoặc liên tịch ban hành, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2024.
[3] Nội dung “Thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đô thị và dòng số liệu” tại Bảng này được bãi bỏ theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 07/2024/TT-BXD ngày 29 tháng 8 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành hoặc liên tịch ban hành, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2024.
[4] Điều 3 của Thông tư số 07/2014/TT-BXD , có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2024 quy định như sau:
“Điều 3. Điều khoản thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2024”.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.