NGÂN HÀNG NHÀ
NƯỚC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/VBHN-NHNN |
Hà Nội, ngày 02 tháng 01 năm 2025 |
HƯỚNG DẪN VỀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI BIÊN GIỚI VIỆT NAM - TRUNG QUỐC
Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 10 năm 2018, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18 tháng 12 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2025.
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Pháp lệnh Ngoại hối ngày 13 tháng 12 năm 2005 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối ngày 18 tháng 3 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết hoạt động thương mại biên giới;
Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Thực hiện Hiệp định thương mại biên giới ký ngày 12 tháng 9 năm 2016 giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Hiệp định thanh toán và hợp tác kỳ ngày 26 tháng 5 năm 1993, sửa đổi ngày 16 tháng 10 năm 2003 giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc[1].
1. Thông tư này quy định các nội dung liên quan đến quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc, bao gồm:
a) Thanh toán trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ qua biên giới của thương nhân;
b) Thanh toán trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ của cư dân biên giới;
c) Thanh toán trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ tại chợ biên giới;
d) Các hoạt động ngoại hối khác quy định tại Chương IV Thông tư này.
2. Việc mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam (VND) tiền mặt và Nhân dân tệ (CNY) tiền mặt của cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh qua cửa khẩu biên giới Việt Nam - Trung Quốc thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam về mang ngoại tệ tiền mặt, VND tiền mặt khi xuất cảnh, nhập cảnh.
1. Thương nhân Việt Nam, thương nhân Trung Quốc có hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc.
2. Cư dân biên giới Việt Nam, cư dân biên giới Trung Quốc có hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc.
3. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ngoại hối tại Việt Nam (sau đây gọi là ngân hàng được phép).
4.[2] Chi nhánh của ngân hàng được phép đặt tại tỉnh biên giới Việt Nam - Trung Quốc (sau đây gọi là chi nhánh ngân hàng biên giới).
5. Tổ chức kinh doanh hàng miễn thuế, tổ chức cung ứng dịch vụ ở khu cách ly tại các cửa khẩu quốc tế, tổ chức kinh doanh kho ngoại quan tại vùng biên giới, khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam - Trung Quốc.
6. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động thanh toán trong thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc.
Đồng tiền thanh toán trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc của thương nhân là ngoại tệ tự do chuyển đổi, VND hoặc CNY.
Điều 4. Phương thức thanh toán
1. Thanh toán qua ngân hàng, bao gồm:
a) Thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi qua ngân hàng được phép theo quy định hiện hành về quản lý ngoại hối;
b) Thanh toán bằng CNY qua chi nhánh ngân hàng biên giới;
c) Thanh toán bằng VND qua chi nhánh ngân hàng biên giới.
2. Thanh toán bằng VND tiền mặt hoặc CNY tiền mặt.
3. Thanh toán phần chênh lệch trong giao dịch bù trừ hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu (phần chênh lệch thanh toán qua ngân hàng theo quy định tại khoản 1 Điều này).
Điều 5. Thanh toán bằng VND tiền mặt hoặc CNY tiền mặt
1. Thương nhân Việt Nam được thu VND tiền mặt hoặc CNY tiền mặt từ hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới theo quy định của pháp luật về hoạt động thương mại biên giới và nộp vào tài khoản thanh toán mở tại chi nhánh ngân hàng biên giới.
2. Nguyên tắc nộp tiền mặt vào tài khoản:
a) Nguồn thu tiền mặt từ mỗi hợp đồng xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới chỉ được nộp vào 01 (một) tài khoản thanh toán (bằng VND hoặc CNY) mở tại chi nhánh ngân hàng biên giới;
b) Thương nhân Việt Nam khi nộp tiền mặt vào tài khoản có trách nhiệm xuất trình chứng từ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các loại giấy tờ, chứng từ đã xuất trình cho chi nhánh ngân hàng biên giới, bao gồm:
(i) Bản chính hợp đồng xuất khẩu hàng hóa hoặc bảng kê bán hàng;
(ii) Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới đã được xác nhận trên hệ thống hàng đã qua khu vực giám sát hải quan in ra từ hệ thống thông quan tự động. Trường hợp hàng hóa của thương nhân Việt Nam được xuất khẩu thông qua cư dân biên giới thì nộp tờ khai xuất khẩu hàng hóa cư dân biên giới đã được Chi cục hải quan cửa khẩu xác nhận;
(iii) Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số CNY tiền mặt mang vào Việt Nam trong thời hạn 7 (bảy) ngày kể từ ngày nhập cảnh ghi trên tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh (đối với trường hợp nộp CNY tiền mặt).
3. Trên cơ sở kiểm tra các chứng từ quy định tại điểm b khoản 2 Điều này, chi nhánh ngân hàng biên giới đóng dấu xác nhận số tiền thương nhân Việt Nam đã nộp vào tài khoản trên bản chính hợp đồng xuất khẩu hàng hóa hoặc bảng kê bán hàng.
Thương nhân Việt Nam có hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc được sử dụng tài khoản thanh toán bằng đồng CNY tại chi nhánh ngân hàng biên giới để thực hiện các giao dịch thu, chi sau:
1. Thu:
a) Thu CNY chuyển khoản từ việc bán hàng hóa, dịch vụ qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc;
b) Thu nộp CNY tiền mặt từ hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới Việt Nam - Trung Quốc theo quy định tại Điều 5 Thông tư này;
c) Thu CNY chuyển khoản từ phần chênh lệch trong giao dịch bù trừ hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu;
d) Thu CNY chuyển khoản từ tài khoản thanh toán bằng đồng CNY của thương nhân đó mở tại chi nhánh ngân hàng biên giới khác;
đ) Nộp lại số CNY tiền mặt của thương nhân rút ra cho nhân viên đi công tác tại Trung Quốc nhưng chi tiêu không hết tại chi nhánh ngân hàng biên giới đã rút tiền. Khi nộp CNY tiền mặt vào tài khoản, thương nhân xuất trình cho chi nhánh ngân hàng biên giới chứng từ liên quan đến việc rút tiền từ tài khoản và Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số CNY tiền mặt mang vào. Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu chỉ có giá trị cho thương nhân gửi CNY tiền mặt vào tài khoản trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày nhập cảnh ghi trên Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh;
e) Thu từ việc mua CNY chuyển khoản tại chi nhánh ngân hàng biên giới.
2. Chi:
a) Chi CNY chuyển khoản để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc;
b) Chi CNY chuyển khoản để thanh toán phần chênh lệch trong giao dịch bù trừ hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu;
c) Chi CNY chuyển khoản sang tài khoản thanh toán bằng đồng CNY của thương nhân đó mở tại chi nhánh ngân hàng biên giới khác;
d) Chi rút CNY tiền mặt cho cá nhân làm việc cho thương nhân Việt Nam khi được cử đi công tác tại Trung Quốc;
đ) Chi bán CNY cho chi nhánh ngân hàng biên giới.
Thương nhân Trung Quốc có hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc được sử dụng tài khoản thanh toán bằng VND tại chi nhánh ngân hàng biên giới để thực hiện các giao dịch thu, chi sau:
1. Thu:
a) Thu VND chuyển khoản từ việc bán hàng hóa, dịch vụ qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc;
b) Thu VND chuyển khoản từ phần chênh lệch trong giao dịch bù trừ hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu;
c) Thu từ việc mua VND chuyển khoản tại chi nhánh ngân hàng biên giới;
d) Thu VND chuyển khoản từ tài khoản thanh toán bằng VND của thương nhân đó mở tại ngân hàng được phép khác.
2. Chi:
a) Chi VND chuyển khoản để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc;
b) Chi VND chuyển khoản để thanh toán phần chênh lệch trong giao dịch bù trừ hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu;
c) Chi VND chuyển khoản để thanh toán cho các mục đích hợp pháp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam;
d) Chi rút VND tiền mặt để chi tiêu tại Việt Nam;
đ) Chi VND chuyển khoản sang tài khoản thanh toán bằng VND của thương nhân đó mở tại chi nhánh ngân hàng biên giới khác;
e) Chi VND chuyển khoản để mua CNY hoặc ngoại tệ khác tại chi nhánh ngân hàng biên giới để chuyển về nước.
Đồng tiền thanh toán trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ của cư dân biên giới và tại chợ biên giới là VND hoặc CNY.
Điều 9. Phương thức thanh toán
1. Thanh toán qua ngân hàng, bao gồm:
a) Thanh toán bằng CNY qua chi nhánh ngân hàng biên giới;
b) Thanh toán bằng VND qua chi nhánh ngân hàng biên giới.
2. Thanh toán bằng VND tiền mặt.
3. Thanh toán phần chênh lệch trong giao dịch bù trừ hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ của cư dân biên giới (phần chênh lệch thanh toán qua ngân hàng theo quy định tại khoản 1 Điều này).
1. Thương nhân Việt Nam có hoạt động kinh doanh tại chợ biên giới được sử dụng tài khoản thanh toán bằng đồng CNY tại chi nhánh ngân hàng biên giới để thực hiện các giao dịch thu, chi sau:
a) Thu:
(i) Thu CNY chuyển khoản từ việc bán hàng hóa, dịch vụ tại chợ biên giới;
(ii) Thu CNY chuyển khoản từ tài khoản thanh toán bằng đồng CNY của thương nhân đó mở tại chi nhánh ngân hàng biên giới khác;
(iii) Nộp lại số CNY tiền mặt của thương nhân rút ra cho nhân viên đi công tác tại Trung Quốc nhưng chi tiêu không hết tại chi nhánh ngân hàng biên giới đã rút tiền. Khi nộp CNY tiền mặt vào tài khoản, thương nhân xuất trình cho chi nhánh ngân hàng biên giới chứng từ liên quan đến việc rút tiền từ tài khoản và Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số CNY tiền mặt mang vào. Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu chỉ có giá trị cho thương nhân gửi CNY tiền mặt vào tài khoản trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày nhập cảnh ghi trên Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh;
(iv) Thu từ việc mua CNY chuyển khoản tại chi nhánh ngân hàng biên giới.
b) Chi:
(i) Chi CNY chuyển khoản để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ tại chợ biên giới;
(li) Chi CNY chuyển khoản sang tài khoản thanh toán bằng đồng CNY của thương nhân đó mở tại chi nhánh ngân hàng biên giới khác;
(iii) Chi rút CNY tiền mặt cho cá nhân làm việc cho thương nhân Việt Nam khi được cử đi công tác tại Trung Quốc;
(iv) Chi bán CNY cho chi nhánh ngân hàng biên giới.
2. Thương nhân Việt Nam kinh doanh tại chợ biên giới có hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc được sử dụng tài khoản thanh toán bằng đồng CNY quy định tại Điều 6 Thông tư này để thực hiện các giao dịch thu, chi quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Cư dân biên giới Việt Nam có hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ với cư dân biên giới Trung Quốc và kinh doanh tại chợ biên giới được sử dụng tài khoản thanh toán bằng đồng CNY tại chi nhánh ngân hàng biên giới để thực hiện các giao dịch thu, chi sau:
a) Thu:
(i) Thu CNY chuyển khoản từ việc bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ với cư dân biên giới Trung Quốc và từ việc bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ với thương nhân Trung Quốc tại chợ biên giới;
(ii) Thu CNY chuyển khoản từ phần chênh lệch trong giao dịch bù trừ hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từ việc bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ của cư dân biên giới;
(iii) Thu CNY chuyển khoản từ tài khoản thanh toán bằng đồng CNY của cư dân biên giới đó mở tại chi nhánh ngân hàng biên giới khác;
(iv) Thu từ việc mua CNY chuyển khoản tại chi nhánh ngân hàng biên giới.
b) Chi:
(i) Chi CNY chuyển khoản để thanh toán mua, trao đổi hàng hóa, dịch vụ với cư dân biên giới Trung Quốc và mua, trao đổi hàng hóa, dịch vụ với thương nhân Trung Quốc tại chợ biên giới;
(ii) Chi CNY chuyển khoản từ phần chênh lệch trong giao dịch bù trừ hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từ việc mua, trao đổi hàng hóa, dịch vụ của cư dân biên giới;
(iii) Chi CNY chuyển khoản sang tài khoản thanh toán bằng đồng CNY của cư dân biên giới đó mở tại chi nhánh ngân hàng biên giới khác;
(iv) Chi bán CNY cho chi nhánh ngân hàng biên giới.
1. Thương nhân Trung Quốc có hoạt động kinh doanh tại chợ biên giới được sử dụng tài khoản thanh toán bằng VND tại chi nhánh ngân hàng biên giới để thực hiện các giao dịch thu, chi sau:
a) Thu:
(i) Thu VND chuyển khoản từ việc bán hàng hóa, dịch vụ tại chợ biên giới;
(ii) Thu nộp VND tiền mặt từ việc bán hàng hóa, dịch vụ tại chợ biên giới;
(iii) Thu từ việc mua VND chuyển khoản tại chi nhánh ngân hàng biên giới;
(iv) Thu VND chuyển khoản từ tài khoản thanh toán bằng VND của thương nhân đó mở tại ngân hàng được phép khác.
b) Chi:
(i) Chi VND chuyển khoản để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ tại chợ biên giới;
(ii) Chi VND chuyển khoản để thanh toán cho các mục đích hợp pháp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam;
(iii) Chi rút VND tiền mặt để chi tiêu tại Việt Nam;
(iv) Chi VND chuyển khoản sang tài khoản thanh toán bằng VND của thương nhân đó mở tại chi nhánh ngân hàng biên giới khác;
(v) Chi VND chuyển khoản để mua CNY hoặc ngoại tệ khác tại chi nhánh ngân hàng biên giới để chuyển về nước.
2. Thương nhân Trung Quốc kinh doanh tại chợ biên giới có hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc được sử dụng tài khoản thanh toán bằng đồng VND quy định tại Điều 7 Thông tư này để thực hiện các giao dịch thu, chi quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Cư dân biên giới Trung Quốc có hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ với cư dân biên giới Việt Nam và kinh doanh tại chợ biên giới được sử dụng tài khoản thanh toán bằng VND tại chi nhánh ngân hàng biên giới để thực hiện các giao dịch thu, chi sau:
a) Thu:
(i) Thu VND chuyển khoản từ việc bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ với cư dân biên giới Việt Nam và từ việc bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ tại chợ biên giới;
(ii) Thu VND chuyển khoản từ phần chênh lệch trong giao dịch bù trừ hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từ việc bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ của cư dân biên giới;
(iii) Thu VND chuyển khoản từ việc bán CNY hoặc ngoại tệ khác tại chi nhánh ngân hàng biên giới;
(iv) Thu nộp VND tiền mặt từ việc bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ qua biên giới và tại chợ biên giới;
(v) Thu VND chuyển khoản từ tài khoản thanh toán bằng VND của cư dân biên giới đó mở tại ngân hàng được phép khác.
b) Chi:
(i) Chi VND chuyển khoản để thanh toán tiền mua, trao đổi hàng hóa, dịch vụ với cư dân biên giới Việt Nam và mua, trao đổi hàng hóa, dịch vụ tại chợ biên giới;
(ii) Chi VND chuyển khoản để thanh toán phần chênh lệch trong giao dịch bù trừ hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từ việc mua, trao đổi hàng hóa, dịch vụ của cư dân biên giới;
(iii) Chi VND chuyển khoản sang tài khoản thanh toán bằng VND của cư dân biên giới đó mở tại chi nhánh ngân hàng biên giới khác;
(iv) Chi VND chuyển khoản để thanh toán cho các mục đích hợp pháp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam;
(v) Chi rút VND tiền mặt để chi tiêu tại Việt Nam;
(vi) Chi mua CNY chuyển khoản hoặc ngoại tệ khác tại chi nhánh ngân hàng biên giới để chuyển về nước.
Điều 12. Hoạt động ủy thác thanh toán bằng đồng CNY
1. Hoạt động ủy thác thanh toán bằng đồng CNY là việc ngân hàng được phép (Bên ủy thác) ủy thác cho ngân hàng được phép có chi nhánh ngân hàng biên giới (Bên nhận ủy thác) thực hiện việc thanh toán bằng đồng CNY qua chi nhánh ngân hàng biên giới trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ qua biên giới của thương nhân theo quy định tại Thông tư này.
2. Nguyên tắc ủy thác thanh toán bằng đồng CNY:
a) Đối với trường hợp ủy thác thanh toán nhập khẩu bằng đồng CNY, Bên ủy thác thanh toán bằng VND cho Bên nhận ủy thác. Đối với trường hợp ủy thác thanh toán xuất khẩu bằng đồng CNY, Bên ủy thác nhận thanh toán bằng VND từ Bên nhận ủy thác;
b) Hoạt động ủy thác thanh toán bằng đồng CNY được lập thành hợp đồng bằng văn bản giữa Bên ủy thác và Bên nhận ủy thác, trong đó tối thiểu bao gồm các nội dung: tên, địa chỉ của Bên ủy thác và Bên nhận ủy thác; phạm vi, nội dung ủy thác; mục đích ủy thác; đối tượng thụ hưởng của ủy thác; thời hạn ủy thác; quyền, nghĩa vụ của Bên ủy thác và Bên nhận ủy thác; các nội dung khác do các bên thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật;
c) Bên nhận ủy thác không được ủy thác lại cho Bên thứ ba.
Hoạt động thanh toán bằng đồng CNY trong hệ thống ngân hàng được phép đối với hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ qua biên giới của thương nhân được thực hiện thông qua chi nhánh ngân hàng biên giới theo quy định nội bộ của ngân hàng được phép.
Ngân hàng được phép có chi nhánh ngân hàng biên giới được thỏa thuận bằng văn bản với ngân hàng thương mại ở vùng biên giới của Trung Quốc về việc mở tài khoản CNY hoặc tài khoản VND, phương thức thanh toán, phương thức quản lý tài khoản và các nội dung khác phù hợp với quy định của pháp luật mỗi nước.
Điều 15. Xuất khẩu, nhập khẩu CNY tiền mặt và VND tiền mặt
1. Ngân hàng được phép có chi nhánh ngân hàng biên giới được thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu CNY tiền mặt và VND tiền mặt để điều hòa lượng tiền mặt phục vụ hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng biên giới.
2. Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu CNY tiền mặt và VND tiền mặt được thực hiện qua cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu chính tại khu vực biên giới, khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam - Trung Quốc.
3. Ngân hàng được phép có chi nhánh ngân hàng biên giới khi xuất khẩu, nhập khẩu CNY tiền mặt và VND tiền mặt có trách nhiệm:
a) Khai báo Hải quan cửa khẩu theo quy định của pháp luật;
b) Có biện pháp quản lý, giám sát, bảo đảm an toàn trong việc giao nhận, bảo quản và vận chuyển CNY tiền mặt và VND tiền mặt;
c) Tự chịu rủi ro liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu tiền mặt.
Tổ chức quy định tại khoản 5 Điều 2 Thông tư này được sử dụng tài khoản thanh toán bằng đồng CNY tại chi nhánh ngân hàng biên giới để thực hiện các giao dịch thu, chi sau:
1. Thu:
a) Thu CNY chuyển khoản từ hoạt động cung ứng hàng hóa, dịch vụ phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan;
b) Thu nộp CNY tiền mặt từ hoạt động cung ứng hàng hóa, dịch vụ phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan;
c) Nộp lại số CNY tiền mặt của tổ chức rút ra cho nhân viên đi công tác tại Trung Quốc nhưng chi tiêu không hết tại chi nhánh ngân hàng biên giới đã rút tiền. Khi nộp CNY tiền mặt vào tài khoản, tổ chức xuất trình cho chi nhánh ngân hàng biên giới chứng từ liên quan đến việc rút tiền từ tài khoản và Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số CNY tiền mặt mang vào. Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu chỉ có giá trị cho tổ chức gửi CNY tiền mặt vào tài khoản trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày nhập cảnh ghi trên Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh.
2. Chi:
a) Chi CNY chuyển khoản để thanh toán tiền nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc;
b) Chi rút CNY tiền mặt cho cá nhân làm việc cho tổ chức khi được cử đi công tác tại Trung Quốc;
c) Chi bán CNY chuyển khoản cho chi nhánh ngân hàng biên giới.
Điều 17. Mua CNY tiền mặt để mang về nước của thương nhân, cư dân biên giới Trung Quốc
1. Thương nhân Trung Quốc có nguồn thu VND tiền mặt từ hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới được mua CNY tiền mặt tại chi nhánh ngân hàng biên giới để mang về nước.
2. Cư dân biên giới Trung Quốc có nguồn thu VND tiền mặt tại Việt Nam từ hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam, từ lương, thưởng, phụ cấp được mua CNY tiền mặt tại chi nhánh ngân hàng biên giới để mang về nước.
3. Khi mua CNY tiền mặt để mang về nước, thương nhân, cư dân biên giới Trung Quốc phải xuất trình các loại giấy tờ, chứng từ theo quy định của ngân hàng được phép và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các loại giấy tờ, chứng từ đó.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
Điều 18. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh biên giới
1. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có liên quan chấp hành đầy đủ quy định tại Thông tư này.
2. Thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động thanh toán trong thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc theo quy định tại Thông tư này. Trường hợp phát hiện các hành vi vi phạm quy định tại Thông tư này, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh biên giới trên địa bàn xử lý theo thẩm quyền phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện quản lý hoạt động thanh toán trong hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Điều 19. Trách nhiệm của ngân hàng được phép
1. Ngân hàng được phép có trách nhiệm:
a) Chấp hành đầy đủ và hướng dẫn khách hàng thực hiện nghiêm túc quy định tại Thông tư này;
b) Xem xét, kiểm tra, lưu giữ các giấy tờ, chứng từ phù hợp với các giao dịch thực tế để đảm bảo việc cung ứng các dịch vụ ngoại hối được thực hiện đúng mục đích và phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Ngân hàng được phép có chi nhánh ngân hàng biên giới ngoài các trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này còn có trách nhiệm:
a) Niêm yết, công bố tỷ giá mua, tỷ giá bán CNY/VND tại chi nhánh ngân hàng biên giới theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
b) Ban hành văn bản nội bộ về hoạt động ủy thác thanh toán bằng đồng CNY và hoạt động thanh toán bằng đồng CNY trong hệ thống ngân hàng được phép phù hợp với quy định tại Thông tư này và pháp luật có liên quan;
c) Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên khi thỏa thuận hợp tác thanh toán với ngân hàng của Trung Quốc.
Điều 20. Trách nhiệm của cá nhân, thương nhân và tổ chức khác
1. Xuất trình các giấy tờ, chứng từ theo quy định của ngân hàng được phép khi thực hiện các giao dịch ngoại hối và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các loại giấy tờ, chứng từ đã xuất trình tại ngân hàng được phép.
2. Thực hiện nghiêm túc quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
1. Ngân hàng được phép có hoạt động thanh toán trong thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (không bao gồm số liệu ủy thác thanh toán bằng đồng CNY).
2. Hàng quý, trước ngày 20 (hai mươi) tháng đầu quý sau, ngân hàng được phép có chi nhánh ngân hàng biên giới thực hiện báo cáo theo mẫu tại Phụ lục số 01, Phụ lục số 02, Phụ lục số 03 và Phụ lục số 04 đính kèm Thông tư này gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối) và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh biên giới nơi có chi nhánh ngân hàng biên giới.
1. Thông tư- này có hiệu lực thi hành từ ngày 12 tháng 10 năm 2018.
2. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, Quyết định số 689/2004/QĐ-NHNN ngày 07/6/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành Quy chế thanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ tại khu vực biên giới và khu kinh tế cửa khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc hết hiệu lực thi hành.
3. Thông tư này sửa đổi, bổ sung Điều 1 Thông tư số 33/2013/TT-NHNN ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thủ tục chấp thuận hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt của các ngân hàng được phép như sau:
“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định thủ tục chấp thuận hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt (không bao gồm tiền của nước có chung biên giới) của các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ngoại hối (sau đây gọi là ngân hàng được phép).
2. Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt là tiền của nước có chung biên giới thực hiện theo quy định riêng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”.
4. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này./.
Ngân hàng được
phép |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ............... |
........., ngày ... tháng ... năm ..…... |
(Quý ...... năm 20......)
Kính gửi: |
|
|
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Vụ Quản lý ngoại hối - Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh... |
Ngân hàng .................... xin báo cáo tình hình thanh toán bằng tiền mặt trong hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc trong quý...năm 20... như sau:
Tỉnh |
Số lượng hợp đồng xuất khẩu |
Doanh số nộp tiền mặt (*) |
Tổng doanh số nộp tiền mặt (quy nghìn USD) |
|
VND (tỷ VND) |
CNY (triệu CNY) |
|||
Cao Bằng |
|
|
|
|
Điện Biên |
|
|
|
|
Lai Châu |
|
|
|
|
Lạng Sơn |
|
|
|
|
Lào Cai |
|
|
|
|
Hà Giang |
|
|
|
|
Quảng Ninh |
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
LẬP BIỂU
|
KIỂM SOÁT |
ĐẠI DIỆN HỢP
PHÁP |
Ghi chú: (*) là nguồn thu tiền mặt từ hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới được thương nhân Việt Nam nộp vào tài khoản.
Ngân hàng được
phép |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ............... |
........., ngày ... tháng ... năm ..…... |
BÁO CÁO TÌNH HÌNH NHẬN ỦY THÁC THANH TOÁN TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI BIÊN GIỚI VIỆT NAM - TRUNG QUỐC
(Quý ....... năm 20......)
Kính gửi: |
|
|
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Vụ Quản lý ngoại hối - Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh... |
Ngân hàng ................. xin báo cáo số liệu nhận ủy thác thanh toán trong quý...năm... như sau:
Đơn vị: nghìn CNY
Tỉnh |
Số lượng hợp đồng nhận ủy thác |
Doanh số nhận ủy thác thanh toán xuất khẩu |
Doanh số nhận ủy thác thanh toán nhập khẩu |
Tổng doanh số nhận ủy thác thanh toán XNK |
Cao Bằng |
|
|
|
|
Điện Biên |
|
|
|
|
Lai Châu |
|
|
|
|
Lạng Sơn |
|
|
|
|
Lào Cai |
|
|
|
|
Hà Giang |
|
|
|
|
Quảng Ninh |
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
LẬP BIỂU
|
KIỂM SOÁT |
ĐẠI DIỆN HỢP
PHÁP |
Ngân hàng được
phép |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ............... |
........., ngày ... tháng ... năm ..…... |
(Quý ...... năm 20......)
Kính gửi: |
|
|
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Vụ Quản lý ngoại hối - Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh... |
Ngân hàng xin báo cáo số liệu thanh toán bằng đồng CNY trong hệ thống trong quý.. .năm... như sau:
Đơn vị: nghìn CNY
Tỉnh |
Số lượng hợp đồng |
Doanh số thanh toán xuất khẩu |
Doanh số thanh toán nhập khẩu |
Tổng doanh số thanh toán XNK |
Cao Bằng |
|
|
|
|
Điện Biên |
|
|
|
|
Lai Châu |
|
|
|
|
Lạng Sơn |
|
|
|
|
Lào Cai |
|
|
|
|
Hà Giang |
|
|
|
|
Quảng Ninh |
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
LẬP BIỂU
|
KIỂM SOÁT |
ĐẠI DIỆN HỢP
PHÁP |
Ngân hàng được
phép |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ............... |
........., ngày ... tháng ... năm ..…... |
BÁO CÁO TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU VND VÀ CNY TIỀN MẶT
(Quý ..... năm 20......)
Kính gửi: |
|
|
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Vụ Quản lý ngoại hối - Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh |
Ngân hàng xin báo cáo số liệu xuất nhập khẩu VND và CNY tiền mặt trong quý... năm 20... như sau:
Đơn vị: triệu VND, nghìn CNY
Tỉnh |
Doanh số xuất khẩu |
Doanh số nhập khẩu |
Tổng doanh số (quy nghìn USD) |
||||
VND |
CNY |
VND |
CNY |
Xuất khẩu |
Nhập khẩu |
XNK |
|
Cao Bằng |
|
|
|
|
|
|
|
Điện Biên |
|
|
|
|
|
|
|
Lai Châu |
|
|
|
|
|
|
|
Lạng Sơn |
|
|
|
|
|
|
|
Lào Cai |
|
|
|
|
|
|
|
Hà Giang |
|
|
|
|
|
|
|
Quảng Ninh |
|
|
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
|
|
|
LẬP BIỂU
|
KIỂM SOÁT |
ĐẠI DIỆN HỢP
PHÁP |
|
XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT |
|
KT. THỐNG ĐỐC |
[1] Thông tư số 55/2024/TT-NHNN sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT- NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 18 tháng 01 năm 2024;
Căn cứ Pháp lệnh Ngoại hối ngày 13 tháng 12 năm 2005; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối ngày 18 tháng 3 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới; Nghị định số 122/2024/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới;
Căn cứ Nghị định số 102/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Nghị định số 146/2024/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 102/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 43/2019/NĐ-CP ngày 17 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ;
Thực hiện Hiệp định thương mại biên giới ký ngày 12 tháng 9 năm 2016 giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Hiệp định thanh toán và hợp tác ký ngày 26 tháng 5 năm 1993, sửa đổi ngày 16 tháng 10 năm 2003 giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc.”
[2] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại Điều 1 của Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18 tháng 12 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc, có hiệu lực kể từ ngày 01/02/2025.
[3] Điều 2 và Điều 3 của Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18 tháng 12 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2025 quy định như sau:
“Điều 2. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ngoại hối tại Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Điều 3. Điều khoản thi hành
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 02 năm 2025./.”
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.