BỘ CÔNG AN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/VBHN-BCA |
Hà Nội, ngày 24 tháng 6 năm 2016 |
QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ THANH TOÁN TIỀN NGHỈ PHÉP HÀNG NĂM TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN
Thông tư số 33/2012/TT-BCA ngày 11 tháng 6 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm trong Công an nhân dân, có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 7 năm 2012, được sửa đổi bởi:
Thông tư số 14/2016/TT-BCA ngày 15 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2012/TT-BCA ngày 11 tháng 6 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm trong Công an nhân dân, có hiệu lực kể từ ngày 29 tháng 4 năm 2016.
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Tài chính;
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định về chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hằng năm trong Công an nhân dân[1].
Thông tư này quy định về nguyên tắc, đối tượng, điều kiện, mức, thủ tục, thời hạn thanh toán tiền nghỉ phép hằng năm đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân, viên chức, lao động hợp đồng trong Công an nhân dân (sau đây viết gọn là cán bộ, chiến sĩ); trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ và thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương.
Thông tư này áp dụng đối với:
1. Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân.
2. Công an các đơn vị, địa phương.
Điều 3. Các khoản tiền được thanh toán theo chế độ nghỉ phép hằng năm
1. Tiền phương tiện đi lại; tiền phụ cấp đi đường khi đi nghỉ phép hằng năm.
2. Tiền lương hoặc tiền bồi dưỡng cho những ngày được nghỉ phép hằng năm nhưng chưa nghỉ hoặc nghỉ chưa hết số ngày được nghỉ phép hằng năm.
Điều 4. Nguyên tắc thực hiện chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hằng năm
1. Tuân thủ quy định tại Luật Ngân sách nhà nước, Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Bảo đảm đúng đối tượng, đúng tiêu chuẩn, đúng chế độ.
3. Nghiêm cấm việc lạm dụng và các vi phạm trong việc thực hiện chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hằng năm.
Điều 5. Trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ và thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương
1. Cán bộ, chiến sĩ có trách nhiệm:
a) Nghỉ phép đúng chế độ, tiêu chuẩn;
b) Tuân thủ quyết định của thủ trưởng đơn vị trưng dụng thời gian nghỉ phép.
2. Thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương có trách nhiệm:
a) Bố trí, sắp xếp công việc, thời gian cho cán bộ, chiến sĩ thuộc đơn vị mình nghỉ phép theo chế độ quy định. Trường hợp do yêu cầu công tác, chiến đấu cấp bách mà không thể bố trí cho cán bộ, chiến sĩ nghỉ phép hoặc bố trí không đủ số ngày nghỉ phép theo quy định thì sau đợt công tác, phải bố trí cho cán bộ, chiến sĩ đó nghỉ phép tiếp;
b) Chỉ quyết định trưng dụng thời gian nghỉ phép hằng năm của cán bộ, chiến sĩ trong trường hợp thực sự cần thiết phục vụ yêu cầu công tác, chiến đấu;
c) Kiểm tra, quản lý chặt chẽ số ngày nghỉ phép của cán bộ, chiến sĩ thuộc đơn vị mình;
d) Triển khai thực hiện chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hằng năm cho phù hợp tình hình thực tế tại đơn vị và dự toán chi ngân sách hằng năm được giao; quy định cụ thể chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hằng năm trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
1.[2] Cán bộ, chiến sĩ là người miền xuôi công tác tại vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo có hệ số phụ cấp khu vực từ mức 0,5 trở lên (theo quy định tại Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp khu vực) và người ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo có hệ số phụ cấp khu vực từ mức 0,5 trở lên làm việc ở miền xuôi có đủ điều kiện được nghỉ phép hàng năm theo quy định của pháp luật hiện hành, được thủ trưởng đơn vị cấp giấy nghỉ phép để thăm gia đình, cha mẹ, vợ hoặc chồng, con hoặc thăm quê quán.
2. Cán bộ, chiến sĩ công tác tại các vùng còn lại có đủ điều kiện được nghỉ phép hằng năm, được thủ trưởng đơn vị cấp giấy nghỉ phép để thăm vợ hoặc chồng, con, cha, mẹ (cả bên vợ hoặc bên chồng) bị ốm đau hoặc bị chết.
3. Hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân có đủ điều kiện nghỉ phép hằng năm theo quy định tại khoản 6.2 Mục 6 Thông tư số 21/2007/TT-BCA(X13) ngày 09-10-2007 của Bộ Công an hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 12/2007/NĐ-CP ngày 17-01-2007 quy định về công dân phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân (sau đây viết gọn là Thông tư số 21/2007/TT-BCA(X13)).
4. Cán bộ, chiến sĩ theo quy định tại các điểm c, d và điểm đ khoản 4 phần A Mục I Thông tư số 07/2004/TT-BCA(X13) ngày 10-6-2004 của Bộ Công an hướng dẫn thực hiện chế độ nghỉ hàng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương, nghỉ phép, nghỉ ngày lễ, nghỉ ngày tết và ngày thành lập Công an nhân dân (sau đây viết gọn là Thông tư số 07/2004/TT-BCA(X13)).
Điều 7. Thanh toán tiền phương tiện đi lại, tiền phụ cấp đi đường khi nghỉ phép hằng năm
1. Thanh toán tiền phương tiện đi lại
a) Nội dung thanh toán: Thanh toán tiền phương tiện đi từ nhà đến bến tàu, bến xe và chiều ngược lại; từ bến tàu, bến xe đến đơn vị và chiều ngược lại; thanh toán vé vận chuyển bằng phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt hoặc đường thủy đến nơi nghỉ phép và chiều ngược lại.
b) Mức thanh toán
Thanh toán theo giá ghi trên vé, hoá đơn mua vé; giá vé không bao gồm các chi phí dịch vụ khác (tham quan du lịch, các dịch vụ đặc biệt theo yêu cầu). Trường hợp cán bộ, chiến sĩ đi nghỉ phép sử dụng phương tiện là máy bay thì được thanh toán tối đa theo giá cước vận tải hành khách công cộng bằng phương tiện đường bộ, đường sắt hoặc đường thủy phù hợp với tuyến đường đi nghỉ phép.
Đối với những đoạn đường mà không có phương tiện vận tải của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách theo quy định của pháp luật mà người đi nghỉ phép phải thuê phương tiện vận tải khác thì thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương xem xét, quyết định cho thanh toán tiền thuê phương tiện khác đó trên cơ sở hợp đồng thuê phương tiện hoặc giấy biên nhận thanh toán với chủ phương tiện theo số ki-lô-mét thực đi và đơn giá khoán được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của Công an các đơn vị, địa phương.
Trường hợp cán bộ, chiến sĩ đi nghỉ phép hằng năm tự túc bằng phương tiện cá nhân của mình thì được thanh toán tiền khoán tự túc phương tiện theo số ki-lô-mét thực đi, tương ứng với mức giá vận tải phổ biến của loại phương tiện công cộng tại địa phương nhưng không vượt quá mức khoán tiền tự túc phương tiện khi đi công tác và phải được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của Công an các đơn vị, địa phương.
Đối với trường hợp cán bộ, chiến sĩ đi nghỉ phép hằng năm kết hợp giữa đi công tác và nghỉ phép thăm người thân thì không được thanh toán tiền phương tiện đi lại do đã được thanh toán trong công tác phí.
2. Thanh toán tiền phụ cấp đi đường
a) Nội dung thanh toán: Thanh toán tiền phụ cấp cho những ngày đi đường từ nhà đến nơi nghỉ phép và từ nơi nghỉ phép về nhà;
b) Mức thanh toán: Tương đương với mức phụ cấp lưu trú theo chế độ công tác phí hiện hành.
3. Thủ tục thanh toán bao gồm:
a) Giấy nghỉ phép hằng năm do thủ trưởng đơn vị cấp;
b) Các chứng từ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Trường hợp thanh toán tiền phương tiện đi lại, tiền phụ cấp đi đường theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này thì phải có đơn và được chính quyền địa phương nơi thân nhân cư trú hoặc cơ sở y tế xác nhận là có người thân bị ốm đau đi điều trị ở cơ sở y tế, điều trị dài hạn tại nhà hoặc bị chết.
Điều 8. Đối tượng được hưởng chế độ thanh toán tiền lương hoặc tiền bồi dưỡng
1.[3] Đối tượng được thanh toán tiền lương
a) Sĩ quan nghỉ chờ hưu; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghỉ bệnh binh, xuất ngũ về địa phương, chết hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm;
b) Công nhân Công an, lao động hợp đồng được thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ hằng năm theo quy định tại Điều 114 Bộ luật Lao động năm 2012.
2. Đối tượng được thanh toán tiền bồi dưỡng
Cán bộ, chiến sĩ được hưởng tiêu chuẩn nghỉ phép hằng năm theo quy định tại Thông tư số 07/2004/TT-BCA(X13) nhưng do yêu cầu công tác, đơn vị không thể bố trí được thời gian cho cán bộ, chiến sĩ đó nghỉ phép hoặc bố trí không đủ số ngày nghỉ phép.
Điều 9. Điều kiện được thanh toán tiền bồi dưỡng
1. Tỷ lệ cán bộ, chiến sĩ được thanh toán tiền bồi dưỡng cho những ngày được nghỉ phép hằng năm nhưng chưa nghỉ hoặc nghỉ chưa hết số ngày được nghỉ hằng năm tối đa không quá 30% quân số của đơn vị được hưởng chế độ nghỉ phép hằng năm.
2. Được thủ trưởng đơn vị trưng dụng thời gian nghỉ phép hằng năm, việc trưng dụng của thủ trưởng phải được quyết định bằng văn bản.
3. Nếu cán bộ, chiến sĩ đã được đơn vị bố trí sắp xếp thời gian cho đi nghỉ phép nhưng không có nhu cầu nghỉ phép hoặc tự nguyện không nghỉ phép thì không được chi trả tiền bồi dưỡng đối với những ngày chưa nghỉ phép hằng năm.
Điều 10. Mức thanh toán tiền lương, tiền bồi dưỡng cho những ngày không nghỉ phép hằng năm
1. Mức thanh toán tiền lương cho những ngày không nghỉ phép hằng năm thực hiện theo quy định sau:
a) Thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương quyết định chi trả tiền lương đối với những ngày chưa nghỉ phép hằng năm, theo mức lương cấp bậc hàm, ngạch bậc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp khu vực, phụ cấp độc hại (nếu có) hiện hưởng của từng đối tượng theo công thức tính như sau:
Tiền lương trả cho những ngày không nghỉ phép hằng năm |
|
Mức lương cấp bậc hàm, ngạch bậc |
+ |
Các khoản phụ cấp theo lương |
|
Số ngày không nghỉ hằng năm |
22 ngày |
b) Đối với hạ sĩ quan, chiến sĩ hết thời hạn phục vụ trong Công an nhân dân được xuất ngũ mà trong năm đó không bố trí nghỉ phép thì được thanh toán tiền bồi dưỡng theo quy định tại điểm b khoản 6.2 Mục 6 Thông tư số 21/2007/TT-BCA(X13).
2. Mức thanh toán tiền bồi dưỡng cho những ngày không nghỉ phép hằng năm thực hiện theo quy định sau:
a) Hằng năm, căn cứ khả năng nguồn kinh phí, căn cứ tổng số ngày chưa nghỉ phép của cán bộ, chiến sĩ, thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương quyết định hỗ trợ tiền bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sĩ chưa nghỉ phép hoặc chưa nghỉ đủ số ngày được nghỉ phép hằng năm;
b) Mức chi hỗ trợ được quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ của Công an các đơn vị, địa phương nhưng tối đa không quá mức chi tiền lương trả cho những ngày không nghỉ hằng năm (theo công thức tính tại khoản 1 Điều này);
c) Hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân được chi hỗ trợ tiền bồi dưỡng theo mức tiền ăn hiện hưởng của những ngày không nghỉ phép theo quy định.
Điều 11. Thủ tục thanh toán tiền lương, tiền bồi dưỡng cho những ngày không nghỉ phép hằng năm
1.[4] Thủ tục thanh toán tiền lương cho những ngày không nghỉ phép hằng năm bao gồm:
a) Quyết định nghỉ chờ hưu;
b) Quyết định nghỉ bệnh binh;
c) Quyết định xuất ngũ về địa phương;
d) Giấy báo tử;
đ) Quyết định tuyển dụng;
e) Hợp đồng lao động;
g) Xác nhận của cơ quan, đơn vị về việc công nhân Công an, lao động hợp đồng thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác.
2. Thủ tục thanh toán tiền bồi dưỡng cho những ngày không nghỉ phép hằng năm bao gồm:
a) Đơn xin nghỉ phép được thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý xác nhận do yêu cầu công tác, chiến đấu nên không bố trí được thời gian cho cán bộ, chiến sĩ nghỉ phép hoặc không bố trí đủ số ngày được nghỉ phép năm;
b) Quyết định bằng văn bản của thủ trưởng đơn vị về việc trưng dụng cán bộ, chiến sĩ trong thời gian nghỉ phép.
Điều 12. Thời hạn thanh toán tiền nghỉ phép hằng năm
1. Tiền nghỉ phép hằng năm được thanh toán mỗi năm một lần và được quyết toán vào niên độ ngân sách hằng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
2. Cán bộ, chiến sĩ nghỉ phép năm nào thì chỉ được thanh toán trong năm đó. Trường hợp vì công việc mà cán bộ, chiến sĩ được thủ trưởng đơn vị cho lùi thời gian nghỉ phép sang năm sau thì cũng được thanh toán tiền nghỉ phép hằng năm, nhưng chỉ được thanh toán đến hết quý I năm sau.
3.[5] Cán bộ, chiến sĩ nếu có nhu cầu và được thủ trưởng đơn vị đồng ý thì có thể nghỉ gộp tối đa ba năm một lần và chỉ được thanh toán một lần tiền nghỉ phép năm theo quy định tại Điều 7 Thông tư này. Thời điểm nghỉ gộp được bố trí vào năm cuối trong các năm gộp.
4. Đối với trường hợp thanh toán tiền lương thì việc thanh toán được thực hiện chậm nhất 01 tháng kể từ khi cán bộ, chiến sĩ đó nghỉ việc.
Điều 13. Nguồn kinh phí thanh toán chế độ nghỉ phép hằng năm
1. Nguồn kinh phí thanh toán tiền nghỉ phép hằng năm được bố trí trong phạm vi dự toán chi ngân sách hằng năm được cấp có thẩm quyền giao và nguồn thu hợp pháp khác của Công an các đơn vị, địa phương (nếu có) được để lại theo chế độ quy định.
2. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập có thu hoạt động theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập thì kinh phí thanh toán chế độ nghỉ phép hằng năm được tính vào khoản chi phí hoạt động, chi phí hợp lý để xác định phần chênh lệch thu, chi của đơn vị.
3. Các đơn vị không sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp được vận dụng quy định tại Thông tư này để thực hiện và phải được ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể. Khoản thanh toán tiền nghỉ phép hằng năm được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh của đơn vị.
Điều 14. Kiểm tra và xử lý vi phạm
1. Định kỳ hằng năm, Công an các đơn vị, địa phương tổ chức kiểm tra việc thực hiện chế độ nghỉ phép hằng năm đối với cán bộ, chiến sĩ thuộc quyền quản lý, chủ động phát hiện, xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật.
2. Thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương và cán bộ, chiến sĩ vi phạm quy định về chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hằng năm thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật và phải hoàn trả số tiền đã được thanh toán.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 27 tháng 7 năm 2012; chế độ thanh toán tiền tàu, xe quy định tại khoản 4 Phần A và khoản 1 Phần C Mục I Thông tư số 07/2004/TT-BCA(X13) được thực hiện theo Thông tư này. Các quy định trước đây về thanh toán tiền nghỉ phép hằng năm trong Công an nhân dân trái với quy định tại Thông tư này đều bãi bỏ.
2. Chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hằng năm quy định tại Thông tư này được áp dụng đối với những ngày được nghỉ phép từ năm 2012 trở đi.
3.[7] Trong quá trình thực hiện, nếu các văn bản được dẫn chiếu áp dụng trong Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hay thay thế bằng các văn bản mới thì được dẫn chiếu áp dụng theo các văn bản mới đó.
1. Cục Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Thông tư này.
2. Các đồng chí Tổng cục trưởng, thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Công an; Giám đốc Học viện, Hiệu trưởng các trường Công an nhân dân; Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm triển khai thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc nảy sinh, Công an các đơn vị, địa phương báo cáo về Bộ Công an (qua Cục Tài chính) để có hướng dẫn kịp thời.
Nơi nhận: |
XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT BỘ TRƯỞNG |
[1] Thông tư số 14/2016/TT-BCA ngày 15 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2012/TT-BCA ngày 11 tháng 6 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm trong Công an nhân dân, có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 106/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Tài chính;
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2012/TT-BCA ngày 11 tháng 6 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm trong Công an nhân dân (Thông tư số 33/2012/TT-BCA).”
[2] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư số 14/2016/TT-BCA ngày 15 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2012/TT-BCA ngày 11 tháng 6 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm trong Công an nhân dân, có hiệu lực kể từ ngày 29 tháng 4 năm 2016.
[3] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 14/2016/TT-BCA ngày 15 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2012/TT-BCA ngày 11 tháng 6 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm trong Công an nhân dân, có hiệu lực kể từ ngày 29 tháng 4 năm 2016.
[4] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 3 Điều 1 Thông tư số 14/2016/TT-BCA ngày 15 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2012/TT-BCA ngày 11 tháng 6 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm trong Công an nhân dân, có hiệu lực kể từ ngày 29 tháng 4 năm 2016.
[5] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 Thông tư số 14/2016/TT-BCA ngày 15 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2012/TT-BCA ngày 11 tháng 6 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm trong Công an nhân dân, có hiệu lực kể từ ngày 29 tháng 4 năm 2016.
[6] Điều 2 và Điều 3 Thông tư số 14/2016/TT-BCA ngày 15 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2012/TT-BCA ngày 11 tháng 6 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm trong Công an nhân dân, có hiệu lực kể từ ngày 29 tháng 4 năm 2016, có quy định như sau:
“Điều 2. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29 tháng 4 năm 2016.
Điều 3. Trách nhiệm thi hành
1. Cục trưởng Cục Tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp các đơn vị có liên quan đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
2. Các Tổng cục trưởng, Tư lệnh, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ; Giám đốc Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương báo cáo về Bộ Công an (qua Cục Tài chính) để kịp thời hướng dẫn.”
[7] Khoản này được bổ sung theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Thông tư số 14/2016/TT-BCA ngày 15 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2012/TT-BCA ngày 11 tháng 6 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm trong Công an nhân dân, có hiệu lực kể từ ngày 29 tháng 4 năm 2016.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.