BỘ NGOẠI GIAO-BỘ VĂN HOÁ-THÔNG TIN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 97/1997/TTLT-VHTT-BNG | Hà Nội , ngày 17 tháng 12 năm 1997 |
CỦA BỘ VĂN HOÁ - THÔNG TIN - NGOẠI GIAO SỐ 97/1997/TTLB-VHTT-BNG NGÀY 17 THÁNG 12 NĂM 1997 HƯỚNG DẪN THI HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BÁO CHÍ VIỆT NAM LIÊN QUAN ĐẾN NƯỚC NGOÀI
Căn cứ Nghị định 98/CP ngày 13/9/1997 của Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động của báo chí Việt Nam liên quan đến nước ngoài, Liên bộ Văn hoá - Thông tin và Ngoại giao ra Thông tư hướng dẫn thi hành một số điểm cụ thể như sau:
1. Khoản 2 - Điều 1 chương 1 Quy chế "Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài" ghi trong quy chế được hiểu là các cơ quan đại diện ngoại giao (Đại sứ quán, Công sứ quán, Đại biện quán hoặc cơ quan có tên gọi khác theo thoả thuận giữa Việt Nam và nước tiếp nhận): Cơ quan lãnh sự (Tổng lãnh sự quán, lãnh sự quán); Các phái đoàn đại diện thường trực của nước CHXHCN Việt Nam tại các tổ chức quốc tế liên Chính phủ (Theo Pháp lệnh về CGĐD nước CHXHCN Việt Nam ở nước ngoài ban hành ngày 2/12/1993); Các cơ quan đại diện của các tổ chức kinh tế, văn hoá, thương mại, du lịch.
2. Khoản 3 - Điều 2chương 1 quy chế: Nhà báo là những người hoạt động nghiệp vụ báo chí được Bộ Văn hoá - Thông tin cấp "Thẻ nhà báo".
3. Khoản 4 - Điều 2chương 1 quy chế: Phóng viên, biên tập viên được hiểu là các nhà báo, những người trong biên chế chính thức hoặc hợp đồng dài hạn đang đảm nhận nhiệm vụ phóng viên, biên tập viên của một cơ quan báo chí.
4. Khoản 1 - Điều 5Chương 2 quy chế: Phát hành báo chí, phát sóng chương trình phát thanh, chương trình truyền hình ra nước ngoài.
A. Phát hành báo chí in:
Cơ quan báo chí Việt Nam muốn tự phát hành hoặc uỷ thác cho tổ chức cá nhân phát hành báo chí, chuyển báo chí vào đĩa CD-ROM, đĩa mềm vi tính, băng hình để phát hành ra nước ngoài phải xin phép Bộ Văn hoá - Thông tin.
Hồ sơ xin phép Bộ Văn hoá - Thông tin (Vụ Báo chí):
- Đơn xin phép phát hành báo chí ra nước ngoài kèm theo văn bản đề nghị của cơ quan chủ quản.
- Đề án triển khai hoạt động phát hành báo chí ở nước ngoài.
Tổ chức, cá nhân được uỷ thác phát hành báo chí ra nước ngoài phải đăng ký làm đại lý phát hành báo chí với cơ quan báo chí hoặc với ngành bưu điện, công ty Phát hành báo chí.
B. Phát sóng chương trình phát thanh, chương trình truyền hình Việt Nam ra nước ngoài.
Hộ sơ xin phép Bộ Văn hoá - Thông tin (Vụ Báo chí)
Đơn xin phép cấp giấy phép phát sóng chương trình phát thanh, truyền hình ra nước ngoài. Kèm theo văn bản đề nghị của cơ quan chủ quản. Nội dung đơn nêu rõ:
- Nội dung chương trình.
- Ngôn ngữ thể hiện.
- Thời gian và thời lượng phát sóng.
- Tần số hoặc kênh tần số.
- Phát qua vệ tinh.
- Địa điểm phát sóng.
- Phạm vi phủ sóng (vùng hoặc nước).
Đối với Đài tỉnh, thành phố có văn bản ý kiến của Sở VHTT.
- Giấy phép của Tổng cục Bưu điện về sử dụng tần số, kênh tần số.
5. Khoản 2 - Điều 5 chương 2 quy chế: Đưa thông tin lên mạng Internet.
Các đối tượng quy định tại điểm 1 Thông tư này muốn đưa thông tin lên mạng Internet phải thực hiện quy chế ban hành kèm theo Nghị định số 21/CP ngày 5/3/1997 của Chính phủ và quy định ban hành kèm theo Quyết định 1110/BC ngày 21/5/1997 của Bộ Văn hoá - Thông tin.
6. Điều 8 Chương 3 quy chế: Thành lập cơ quan báo chí, xuất bản báo chí Việt Nam ở nước ngoài:
A. Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (quy định trong điểm I Thông tư này) muốn thành lập cơ quan báo chí; xuất bản báo chí ở nước ngoài phải xin phép Bộ Văn hoá - Thông tin.
Hồ sơ xin phép Bộ Văn hoá - Thông tin (Vụ Báo chí):
- Đơn xin cấp giấy phép hoạt động báo chí do cơ quan chủ quản đứng tên xin phép. Nội dung đơn phải ghi rõ:
- Tên cơ quan chủ quản xin phép xuất bản báo chí.
- Tên báo, tạp chí, bản tin.
- Tôn chỉ mục đích, đối tượng phục vụ, phạm vi phát hành.
- Ngôn ngữ.
- Thể thức xuất bản (kỳ hạn xuất bản, khuôn khổ, số trang in mỗi số, số lượng bản in mỗi kỳ).
- Tổ chức bộ máy của Toà soạn.
- Những người chịu trách nhiệm chính (Tổng biên tập, Phó Tổng biên tập).
- Trụ sở toà soạn, điện thoại, Fax.
+ Văn bản ý kiến của Bộ Ngoại giao.
Bộ Văn hoá - Thông tin uỷ quyền cho Bộ Ngoại giao cấp phép ra thông cáo báo chí cho cơ quan đại diện ngoại giao (quy định trong điểm 1 Thông tư này). Định kỳ 6 tháng, Bộ Ngoại giao (Vụ Thông tin báo chí) có trách nhiệm thông báo cho Bộ Văn hoá - Thông tin (Vụ Báo chí) về việc cấp phép này.
B. In và phát hành báo chí Việt Nam ở nước ngoài:
Để báo chí phát hành nhanh đến bạn đọc ở nước ngài và giảm chi phí vận chuyển, cơ quan báo chí đã được Bộ Văn hoá - Thông tin cấp phép hoạt động có thể trực tiếp hoặc Uỷ thác cho một số tổ chức, cá nhân ở nước ngoài in lại và phát thanh ở nước ngoài. Nội dung hình thức trình bày bản in ở nước ngoài phải đúng như bản chính phát hành trong nước.
Hồ sơ xin phép Bộ Văn hoá - Thông tin (Vụ báo chí):
- Đơn xin in và phát hành báo chí ở nước ngoài (kèm theo văn bản đề nghị của cơ quan chủ quản).
- Đề án triển khai hoạt động in và phát hành báo chí ở nước ngoài.
C. Phát sóng chương trình phát thanh, truyền hình ở nước ngoài:
Các đài phát thanh, truyền hình của Việt Nam đã được cấp phép hoạt động báo chí có thể trực tiếp hoặc uỷ thác cho một số tổ chức, cá nhân nước ngoài tiếp sóng chương trình để phát lại theo đúng về nội dung, thời lượng, hình thức thể hiện và ngôn ngữ thể hiện.
Hồ sơ xin phép gửi Bộ Văn hoá - Thông tin (Vụ báo chí):
- Đơn xin cấp giấy phép phát lại sóng chương trình phát thanh, truyền hình Việt Nam ở nước ngoài. Trong đơn ghi rõ:
- Tên tổ chức, cá nhân.
- Địa điểm đặt trạm tiếp sóng.
- Các chương trình xin tiếp sóng.
- Đề án tổ chức, hoạt động của trạm tiếp sóng
- Văn bản chấp thuận của Đài phát thanh, Đài truyền hình Việt Nam.
7. Điều 10 - chương 4 quy chế: Cử nhà báo, phóng viên ra nước ngoài.
Hồ sơ gửi Bộ Văn hoá - Thông tin (Vụ Báo chí) cử nhà báo, phóng viên ra nước ngoài gồm có:
- Danh sách nhà báo, phóng viên được cử ra nước ngoài (có ý kiến đồng ý của cơ quan chủ quản).
- Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của cơ quan quản lý nhân sự).
- Nội dung thời gian hoạt động ở nước ngoài.
- Nếu nhà báo, phóng viên được phía nước ngoài mời thì gửi bản sao giấy mời của phía nước ngoài.
Đối với nhà báo, phóng viên, biên tập viên được cử đi theo các đoàn đại biểu của Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam thì được coi như thành viên của đoàn Cơ quan báo chí chỉ cần thông báo cho Bộ Văn hoá - Thông tin biết.
8. Điều 12- Chương 5 quy chế: Lập Văn phòng đại diện của cơ quan báo chí Việt Nam ở nước ngoài.
+ Điều kiện để cơ quan báo chí được cấp giấy phép lập Văn phòng đại diện báo chí thường trú ở nước ngoài:
- Cơ quan báo chí đã được Bộ Văn hoá - Thông tin cấp giấy phép hoạt động.
- Văn bản ý kiến của Bộ Ngoại giao.
- Văn bản đề nghị của cơ quan chủ quản.
+ Hồ sơ xin phép Bộ Văn hoá - Thông tin (Vụ Báo chí):
- Đơn xin cấp giấy phép lập Văn phòng đại diện báo chí thường trú ở nước ngoài của cơ quan báo chí và ý kiến của cơ quan chủ quản.
- Đề án hoạt động của Văn phòng đại diện báo chí.
- Lý lịch của trưởng đại diện và các thành viên (Có xác nhận của cơ quan quản lý nhân sự).
Cơ quan báo chí có Văn phòng đại diện báo chí ở nước ngoài khi có nhu cầu thay đổi:
- Trụ sở chính, trụ sở chi nhánh, địa chỉ liên lạc phải thông báo cho Bộ Văn hoá - Thông tin trước 10 ngày khi có sự thay đổi.
- Thay đổi trưởng đại diện và các thành viên phải làm lại hồ sơ về nhân sự gửi Bộ Văn hoá - Thông tin và chỉ được thực hiện khi đã được Bộ Văn hoá - Thông tin chấp thuận bằng văn bản.
Trước 30 ngày hết hạn hoạt động ghi trong giấy phép, nếu văn phòng có nhu cầu tiếp tục hoạt động phải làm đơn xin phép Bộ Văn hoá - Thông tin gia hạn.
Hoạt động của Văn phòng đại diện báo chí ở nước ngoài phải chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
- Hết thời hạn hoạt động ghi trong giấy phép
- Theo đề nghị của Chính phủ sở tại và có ý kiến của Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam.
- Quyết định của Bộ Văn hoá - Thông tin thu hồi giấy phép hoạt động.
Điều 16- Chương 7 quy chế: hoạt động hợp tác của báo chí Việt Nam với nước ngoài.
Hồ sơ gửi Bộ Văn hoá - Thông tin (Vụ Báo chí):
- Danh sách chuyên gia, cộng tác viên nước ngoài.
- Sơ yếu lý lịch.
- Nội dung công việc và phương thức thuê.
- Văn bản ý kiến của cơ quan chủ quản.
- Văn bản ý kiến của Bộ Nội vụ.
11. Các đối tượng liên quan (Điều 2 quy chế) có trách nhiệm thực hiện đúng nội dung hướng dẫn trong Thông tư này. Nếu có sai phạm, tuỳ theo mức độ, sẽ bị xử phạt theo các quy định hiện hành của Luật pháp Việt Nam.
Những điều quy định trong quy chế mà Thông tư này không hướng dẫn, trong quá trình thực hiện có vướng mắc các đối tượng liên quan cần có văn bản xin sự hướng dẫn cụ thể của Bộ Văn hoá - Thông tin (Vụ Báo chí).
Phan Khắc Hải (Đã ký) | Vũ Khoan (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.