BỘ NGOẠI THƯƠNG-TỔNG CỤC HẢI QUAN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 62-TTLB/NgT-TCHQ | Hà Nội , ngày 22 tháng 6 năm 1985 |
CỦA BỘ NGOẠI THƯƠNG - TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 62-TTLB/NGT-TCHQ NGÀY 22-6-1985 VỀ VIỆC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ GIẤY PHÉP XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ
Căn cứ Nghị định số 128-HĐBT ngày 30-4-1985 của Hội đồng Bộ trưởng quy định về việc quản lý Nhà nước của Bộ Ngoại thương đối với hoạt động xuất nhập khẩu và tổ chức xuất nhập khẩu;
Căn cứ Nghị định số 139-HĐBT ngày 20-10-1984 của Hội đồng Bộ trưởng quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức Tổng cục Hải quan;
Căn cứ Điều lệ Hải quan do Hội đồng Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số 3-CP ngày 27-2-1960;
Để phân rõ trách nhiệm và quyền hạn giữa Bộ Ngoại thương và Tổng cục Hải quan trong việc thực hiện chế độ giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, Bộ Ngoại thương và Tổng cục Hải quan ra Thông tư liên bộ để các tổ chức xuất nhập khẩu trực thuộc các Bộ, Tổng cục, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương, các tổ chức và tư nhân có liên quan thực hiện.
1- Phạm vi trách nhiệm:
1.1- Bộ Ngoại thương quy định việc cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu đối với:
- Các loại hàng hoá và dịch vụ quy định trong Điều 2 và Điều 3 bản quy định ban hành kèm theo Nghị định số 128-HĐBT ngày 30-4-1985 của Hội đồng Bộ trưởng, trong phạm vi được phép kinh doanh của các tổ chức xuất nhập khẩu trên cơ sở hợp đồng mua bán ngoại thương, phù hợp với kế hoạch Nhà nước cấp Trung ương, địa phương, ngành hoặc các tổ chức đã được phép trực tiếp xuất nhập khẩu, kể cả các loại hàng hoá xuất khẩu có liên quan đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các tổ chức nói trên như: hàng mẫu, hàng tham dự hội chợ, hàng triển lãm, hàng quảng cáo;
- Các loại hàng nhập khẩu bằng nguồn ngoại tệ vay nợ, viện trợ;
- Hàng quá cảnh.
1.2- Tổng cục Hải quan quy định việc cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu đối với:
- Các loại hàng hoá và vật phẩm (kể cả văn hoá phẩm) xuất khẩu, nhập khẩu không ghi trong kế hoạch Nhà nước cấp Trung ương, địa phương, các ngành và các tổ chức được phép trực tiếp xuất nhập khẩu, của các cơ quan, đoàn thể hoặc thuộc sở hữu tư nhân trong nước và nước ngoài, xuất khẩu hay nhập khẩu dưới các hình thức như: hành lý, quà biếu, tài sản di chuyển, hàng tiếp tế; các loại hàng mẫu, vật phẩm quảng cáo, hàng triển lãm của nước ngoài gửi vào Việt Nam; hàng trao đổi của nhân dân trong khu vực biên giới giữa Việt Nam và nước ngoài, hàng của các cơ quan đại diện ngoại giao và các tổ chức quốc tế ở Việt Nam (trước đây thường gọi là hàng phi mậu dịch);
- Hàng tạm xuất khẩu, tạm nhập khẩu và hàng mượn đường đi qua Việt Nam.
2- Quyền hạn:
2.1- Bộ Ngoại thương ban hành thủ tục xin và cấp giấy phép, phát hành và quản lý các đơn xin phép xuất khẩu, nhập khẩu; tổ chức thực hiện việc cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu đối với các loại hàng hoá ghi ở điểm I (1.1).
2.2- Tổng cục Hải quan ban hành thủ tục xin và cấp giấy phép, phát hành và quản lý các đơn xin phép xuất khẩu, nhập khẩu, tổ chức thực hiện việc cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu đối với các loại hàng hoá, vật phẩm ghi ở điểm I (1.2), và quy định cụ thể về thủ tục kiểm tra và quản lý đối với các loại hàng hoá xuất nhập khẩu.
1- Các loại hàng hoá khi xuất và nhập qua các cửa khẩu đều chịu sự kiểm tra và quản lý của Hải quan. Hải quan cửa khẩu chỉ cho làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu những hàng hoá đã ghi trong giấy phép của Bộ Ngoại thương hoặc của Tổng cục Hải quan.
Trong trường hợp hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không có giấy phép hoặc giấy phép cấp không đúng thẩm quyền; hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không phù hợp với giấy phép hoặc giấy phép đã hết hiệu lực thực hiện thì hải quan cửa khẩu không cho xuất hay nhập mà phải lập biên bản để xử lý, đồng thời báo cáo ngay về Tổng cục Hải quan bằng phương tiện nhanh nhất.
2- Đối với một giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện làm nhiều chuyến, sau mỗi chuyến hàng, hải quan cửa khẩu xác nhận đồng thời vào cả 3 bản của chủ hàng. Khi giấy phép đã hết hiệu lực thực hiện, hải quan cửa khẩu xác nhận vào cả 3 bản giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu và được sử dụng như sau:
- 1 bản hải quan cửa khẩu gửi về Tổng cục Hải quan;
- 1 bản chủ hàng gửi về Bộ Ngoại thương (nơi cấp giấy phép);
- 1 bản lưu chủ hàng.
3- Trong trường hợp Bộ Ngoại thương thấy cần phải đình chỉ ngay việc thực hiện giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu nào đã được Bộ Ngoại thương cấp. Bộ Ngoại thương chỉ thị cho tổ chức xuất nhập khẩu có liên quan, đồng thời thông báo cho Tổng cục Hải quan biết để chỉ thị cho hải quan cửa khẩu thi hành.
III- XỬ LÝ CÁC TRƯỜNG HỢP VI PHẠM
1- Mọi việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá không có giấy phép và mọi hành vi vi phạm chế độ giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu đều bị xử lý theo luật lệ hải quan và pháp luật hiện hành.
2- Việc xử lý các hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá không có giấy phép và vi phạm chế độ giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuộc thẩm quyền của Tổng cục Hải quan.
3- Hàng tháng Tổng cục Hải quan thông báo cho Bộ Ngoại thương biết các trường hợp xuất hoặc nhập khẩu hàng hoá không có giấy phép và các trường hợp vi phạm chế độ giấy phép của các tổ chức xuất nhập khẩu Trung ương, địa phương và ngành cũng như các hình thức xử lý đối với các trường hợp này để Bộ Ngoại thương có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.
1- Những quy định trước đây của Bộ Ngoại thương và Tổng cục Hải quan về việc thực hiện chế độ giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
2- Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Lê Khắc (Đã ký) | Nguyễn Tài (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.