BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO-BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 31/TTLT | Hà Nội, ngày 09 tháng 5 năm 1991 |
CỦA BỘ GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO - TÀI CHÍNH SỐ 31/TTLT NGÀY 9 THÁNG 5 NĂM 1991 HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ KINH PHÍ CHI CHO CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU CỦANGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO
Thi hành Quyết định số 270-CT ngày 30-7-1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý trực tiếp phần ngân sách dành cho các chương trình trọng điểm của ngành: chống mù chữ và phổ cập 1, chống xuống cấp một số trường trọng điểm, tăng cường cho giáo dục miền núi và các vùng dân tộc; liên Bộ Giáo dục và Đào tạo - Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:
1. Hàng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự toán ngân sách chi cho các chương trình mục tiêu của ngành gửi Bộ Tài chính tổng hợp vào kế hoạch ngân sách giáo dục và đào tạo để trình Hội đồng Bộ trưởng xem xét trình Quốc hội phê chuẩn.
2. Căn cứ vào dự toán ngân sách nhà nước đầu tư cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo được Quốc hội phê chuẩn hàng năm; Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và đào tạo thống nhất số kinh phí chi cho các chương trình mục tiêu của ngành giáo dục và được tập trung vào ngân sách Trung ương quản lý và cấp phát. Bộ Tài chính sẽ cấp kinh phí cho Bộ Giáo dục và đào tạo để cấp lại cho các Sở Giáo dục và Đào tạo các địa phương theo tiến độ thực hiện chương trình mục tiêu của các Sở.
3. Các Sở giáo dục và đào tạo địa phương lập dự toán, báo cáo quyết toán chi cho các chương trình mục tiêu hàng quí, năm gửi Bộ Giáo dục và đào tạo để kiểm tra, xét duyệt và tổng hợp gửi Bộ Tài chính theo quy định hiện hành.
1. Hàng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn các nội dung chủ yếu chi của từng chương trình mục tiêu để các Sở Giáo dục và Đào tạo có căn cứ lập đề án, dự toán, bao gồm:
a) Mục tiêu chống mù chữ và phổ cập cấp 1:
- Chi cho việc tổ chức lớp, cấp sách và dụng cụ học tập tối thiểu cần thiết cho đối tượng xoá mù chữ từ 15 - 35 tuổi chưa biết chữ. Trả bồi dưỡng cho giáo viên chống mù chữ và giành một tỷ lệ nhỏ cho công tác tuyên truyền, khen thưởng các đơn vị, cá nhân có thành tích chống mù chữ.
- Chi cho việc tổ chức các lớp cấp 1 đặc biệt cho trẻ quá tuổi chưa được ra lớp, hoặc bỏ học giữa cấp 1 do hoàn cảnh gia đình rất khó khăn.
- Đầu tư trang thiết bị cho 1, 2 cơ sở giáo dục trẻ tật học.
b) Mục tiêu chống xuống cấp các trường trọng điểm:
Tập trung chủ yếu cho các trường phổ thông cơ sở, phổ thông trung học quá khó khăn chưa bảo đảm các điều kiện giảng dạy, học tập, hỗ trợ để mua sắm bàn, ghế, bảng, chống dột v.v..
c) Chi tăng cường giáo dục miền núi và vùng dân tộc:
Tập trung chủ yếu cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trước hết là trường tỉnh quản lý; phát sách giáo khoa, đồ dùng dạy học cho học sinh vùng núi cao, dân tộc ít người v.v...
2. Căn cứ nội dung chi các chương trình mục tiêu chủ yếu đã hướng dẫn ở trên, các Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở tài chính xây dựng các đề án và lập dự toán chi cho từng chương trình mục tiêu, có thuyết minh theo các địa chỉ cụ thể gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Tài chính xây dựng các đề án và lập dự toán chi cho từng chương trình mục tiêu, có thuyết minh theo các địa chỉ cụ thể gửi Bộ Giáo dục và đào tạo để xem xét, tổng hợp gửi Bộ tài chính.
3. Trên cơ sở các đề án, dự toán chi cho các chướng trình mục tiêu của từng địa phương và mức dự toán các chương trình mục tiêu được thông báo, Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo thống nhất phần bổ và thông báo dự toán cả năm cho từng địa phương (gửi UBND tỉnh, đồng thời thông báo cho Sở Giáo dục - Đào tạo, Sở Tài chính để cùng phối hợp triển khai, theo dõi và giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện). Hàng quý, các Sở Giáo dục và đào tạo phải lập dự toán gửi Bộ giáo dục và đào tạo để có căn cứ thống nhất với bộ Tài Chính cấp phát kinh phí hàng quý.
Bộ giáo dục và Đào tạo, sau khi nhận được hạn mức kinh phí do bộ Tài chính cấp phát, tiến hành phân bổ cấp kinh phí cho Sở Giáo dục - Đào tạo địa phương bằng hình thức thông báo hạn mức kinh phí qua hệ thống kho bạc Nhà nước (loại 11, khoản 02).
- Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm theo dõi, quản lý chặt chẽ các đề án, dự toán đã duyệt đối với các đơn vị cơ sở theo đúng các chương trình mục tiêu của ngành.
4. Các trường học, đơn vị cơ sở được cấp phát kinh phí triển khai các chương trình mục tiêu có trách nhiệm quyết toán hàng quý, năm gửi Sở Giáo dục và Đào tạo. Sở giáo dục và đào tạo có trách nhiệm xét duyệt quyết toán khoản kinh phí trung ương hỗ trợ chi cho các chương trình mục tiêu với Giáo dục và đào tạo; Bộ Giáo dục và đào tạo xem xét, kiểm tra tổng hợp quyết toán để gửi Bộ Tài chính.
Các báo cáo quyết toán phải thực hiện theo đúng chế độ kế toán hiện hành của đơn vị hành chính, sự nghiệp.
5. Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Tài chính địa phương thường xuyên kiểm tra việc sử dụng kinh puối chi cho các chương trình mục tiêu ở các trường, các đơn vị cơ sở trong việc chấp hành các chính sách, chế độ quản lý tài chính của Nhà nước, đảm bảo chi đúng mục đích, nội dung của từng chương trình mục tiêu và chấp hành đúng chế độ kế toán hiện hành.
Bộ giáo dục và Đào tạo và Bộ Tài chính phối hợp kiểm tra các địa phương trong quá trình quản lý, phân phối, sử dụng kinh phí các chương trình mục tiêu và việc chấp hành chế độ kế toán và kỷ luật tài chính mà Nhà nước đã quy định.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày ký. Quá trình triền khai, đơn vị, địa phương nào vi phạm các quy định trên đây phải chịu trách nhiệm trước hai Bộ. Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, đề nghị các địa phương phản ánh về Liên Bộ để nghiên cứu giải quyết kịp thời.
Lý Tài Luận (Đã ký) | Trần Chí Đáo (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.